II. Một số thiên đường thuế trên thế giới hiện nay
5. Thụy Sỹ Thiên đường của các ngân hàng
5.1 Ngân hàng Thụy Sỹ - nơi gửi tiền đáng tin cậy a. Đảm bảo bí mật khách hàng
Thụy Sĩ, quốc danh hiện tại làLiên bang Thụy Sỹ,là một quốc giaTây Âunghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên. Song, Thụy Sỹ lại có mức phát triền vững mạnh đáng kể trên toàn cầu, tuy là nước nhỏ về diện tích, dân số, tài nguyên thiên nhiên nghèo nhưng Thụy Sỹ có vị trí quan trọng về kinh tế-tài chính và hệ thống Ngân hàng uy tín đặc biệt nổi tiếng nhất trên toàn cầu. Hệ thống ngân hàng Thụy Sỹ đã nổi danh về vấn đề bảo mật cho khách hàng từ cách đây khoảng 300 năm. Với tôn chỉ hoạt động: "Giữ bí mật tuyệt đối", cơ chế này được chính phủ bảo trợ triệt để thông qua luật pháp nghiêm ngặt.
Năm 1934, Quốc hội Thụy Sỹ đã thông qua Bộ luật ngân hàng đầu tiên ở phương Tây – trong đó hệ thống hóa các quy định về tính bảo mật và xử lý vi phạm. Luật này quy định: Các ngân hàng Thụy Sỹ đều phải thực hiện chế độ mật mã để bảo đảm giữ bí mật tuyệt đối cho khách hàng. Bất cứ người nước ngoài hoặc chính phủ nước ngoài nào, thậm chí cả Nguyên thủ quốc gia, Thủ tướng, Chính phủ và Toà án của Thụy Sỹ, đều không có quyền can thiệp, điều tra và xử lý tiền gửi tại ngân hàng Thụy Sỹ của bất cứ người nào, dù họ là người không có quốc tịch Thụy Sỹ, trừ phi có đủ chứng cứ để chứng minh người gửi tiền có hành vi phạm tội. Các cơ quan thuế vụ nước ngoài cũng không thể thu thuế khi tài sản của công dân nước họ đang được cất giữ tại đây. Ngay cả ngành thuế vụ Thụy Sỹ, cũng không thể thâm nhập được. Ngân hàng Thụy Sỹ không hồi đáp bất cứ yêu cầu nào về thông tin khách hàng của các cơ quan thuế nước ngoài. Luật pháp Thụy Sỹ cũng cho phép bắt giữ những người vào ngân hàng động tới vấn đề tiền bạc mà nói sai số tài khoản bí mật.
Theo luật Thụy Sỹ, ngân hàng phải biết bạn là ai trước khi chấp thuận mở tài khoản.Ngân hàng Thụy Sỹ cung cấp rất nhiều loại tài khoản cho khách hàng, nhưng nổi tiếng nhất là tài khoản ẩn danh hay còn gọi là tài khoản số (anonymous/secret numbered account). Thay vì mang tên khách hàng, tài khoản lại mang số nào đó. Ngân hàng Thụy Sỹ dành riêng mật mã khác với mật mã của người dân Thụy Sỹ cho những người ngoại quốc gửi tiền tại Ngân hàng. Những danh sách về tính khách hàng được bảo vệ vô cùng cẩn thận tại những tủ sắt khóa rất kỹ. Danh tính của khách hàng gửi tiền thậm chí còn không xuất
hiện trên hệ thống máy tính chung của ngân hàng. Nhân viên ngân hàng chỉ có thể biết mật mã và báo cho khách hàng số dư biến động tại ngân hàng, khi được chính thân chủ cung cấp bí số sau khi kiểm soát qua nhiều lần số mật mã.
Đảm bảo bí mật khách hàng và những giao dịch của họ là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thành công và uy tín của các ngân hàng Thụy Sỹ từ hàng trăm năm nay. Mọi sự can thiệp đến tài khoản khách hàng, nếu có, phải theo đúng luật, còn bình thường thông tin về tài khoản chỉ chủ nhân, những người thụ hưởng và ngân hàng có quyền được biết.
“Tuy nhiên, đảm bảo bí mật ở đây không phải là tuyệt đối”.
Tại Thụy Sỹ có luật chống rửa tiền, các ngân hàng không được tham gia chuyển ngân lậu hay có liên quan đến tội phạm.Luật pháp nước này quy định chi tiết trường hợp nào thì bí mật ngân hàng phải được hé mở một phần. Cụ thể là nếu công dân Thụy Sỹ bị nghi phạm tội hình sự thì các cơ quan điều tra có thể trình cho ngân hàng quyết định của tòa án để lấy những thông tin cần thiết. Điều khoản này cũng áp dụng đối với công dân nước ngoài, song mức độ đến đâu thì còn do hiệp định ký với từng nước quy định.
Theo thống kê của Hiệp hội Ngân hàng Thụy Sỹ, đất nước này có 338 ngân hàng các loại thì có 148 là của nước ngoài. Thụy Sỹ và các ngân hàng nước này từ lâu đã được hưởng lợi từ luật bảo vệ bí mật. Người ta coi ngân hàng Thụy Sỹ là nơi cất giữ tài sản an toàn nhất và gửi rất nhiều tiền vào Thụy Sỹ. Hiện nay số tiền gửi tại Thụy Sỹ của khách hàng trên khắp thế giới có thể lên tới vài ngàn tỷ USD, đem lại cho nền kinh tế Thuỵ Sỹ những nguồn lợi lớn. Các dòng tiền nước ngoài đổ vào nhằm tìm kiếm một nơi trú ẩn an toàn đã tạo nên một mức lãi suất thấp, tạo điều kiện cho các công ty trong nước tiếp cận nguồn vốn vay với giá cực rẻ trong nhiều thập kỷ.
Việc các ngân hàng của Thụy Sỹ giữ bí mật tuyệt đối, không cung cấp thông tin của khách hàng cho bất cứ tổ chức hay cá nhân nào, kể cả tòa án, đã làm cho nhiều ngân hàng của Thụy Sỹ trở thành nơi gửi gắm tài sản cho nhiều đại gia và yếu nhân trên thế giới.
Những tin đồn về tài khoản bí mật của các nhà độc tài thế giới, của một số tổng thống bị truất quyền, về những hoạt động rửa tiền và cả tội phạm chiến tranh ở một vài ngân hàng Thụy Sỹ vẫn thỉnh thoảng được nhắc đến, điều này ít nhiều tạo sức ép lên Thụy Sỹ. Tuy nhiên, đa số người dân Thụy Sỹ vẫn ủng hộ việc đảm bảo bí mật cho khách hàng. Ông James Nason – phụ trách đối ngoại Hiệp hội Ngân Hàng nhận xét rằng việc giữ nguyên tắc bí mật khách hàng như chìa khóa làm ăn đã trở thành truyền thống trong hoạt động của các ngân hàng tại Thụy Sỹ.
Nếu đảm bảo bí mật khách hàng là chìa khóa thứ nhất, thì hiệu quả là chìa khóa thứ hai mang lại danh tiếng cho các ngân hàng Thụy Sỹ. Hiệu quả kinh doanh được xác định bởi hai yếu tố: nguồn vốn rẻ, ổn định và con người.
Mặt khác, thuế thu nhập của Thụy Sỹ thấp hơn nhiều nước châu Âu khác. Tỷ lệ tiết kiệm cao của dân cư và chính sách thuế hấp dẫn đã giúp Thụy Sỹ thu hút dòng vốn nước ngoài. Nhờ vậy các ngân hàng Thụy Sỹ có thể tài trợ cho khách hàng với lãi suất thấp.
Tuy nhiên, giống như những quốc gia phát triển, những khoản lãi từ tiền gửi ngân hàng ở Thụy Sỹ phải đóng thuế 35%. Người nước ngoài khi gửi tiền ở ngân hàng Thụy Sỹ, vì thế, thường yêu cầu được hoàn thuế ở đất nước họ nếu những nước này có ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Thụy Sỹ.
Bên cạnh đó, Các ngân hàng nhận tiền gửi của khách hàng để tái đầu tư vào các dự án, lãi thu được họ chia lợi nhuận rất hậu hĩnh cho khách hàng.
5.2 Thụy Sỹ trước ức ép của cộng đồng quốc tế
Ngân hàng Thụy Sỹ được mệnh danh là những thiên đường về thuế, cung cấp phương tiện bảo vệ tài sản, giảm thuế, gia tăng uy tín, tài sản, thuận lợi cho các giao dịch quốc tế,… Chính sức hấp dẫn đó đã kéo theo sự tham gia của hàng triệu cá nhân, các tập đoàn lớn nhỏ ở khắp nơi trên thế giới, và tiêu cực là vấn đề không thể tránh khỏi.
a. Ngân hàng Thụy Sỹ và các cáo buộc
Trong một thời gian dài, tôn chỉ hoạt động "Giữ bí mật tuyệt đối" cùng quan điểm thông thoáng đối với tiền bẩn đã biến Thụy Sỹ thành nơi gửi tiền lý tưởng của các nhà độc tài tham nhũng cũng như đối với những nhà tài phiệt chuyên làm ăn bất chính. Ngay từ chiến tranh Thế Giới II, các tên trùm phát xít sau khi cướp tài sản của dân Do Thái và nhiều nước khác đã gửi vào ngân hàng Thụy Sỹ nên sau khi chiến tranh kết thúc rất nhiều khổ chủ không thể lấy lại được tài sản đã bị cướp. Cùng với đó, có rất nhiều khoản tiền bí mật do các nhà lãnh đạo tham nhũng trên đất nước họ đã được chuyển qua Thụy Sỹ mà không bị phát hiện.
b. Ngân hàng UBS
Ngày 1/7/2008, tòa án Florida (Mỹ) đã tiến hành điều tra trên phạm vi rộng với một danh sách các công dân Mỹ có tài khoản ở ngân hàng UBS Thụy Sỹ. Mỹ cáo buộc UBS giúp 52.000 khách hàng Mỹ che giấu khoảng 20 tỷ USD, giúp họ trốn một khoản thuế 300 triệu USD mỗi năm trong thời gian từ 2002 - 2007. Một quan chức điều hành UBS, ông Mark Branson xác nhận rằng tính đến ngày 30/9/2008, số tài
khoản bí mật của người dân Mỹ tại đây đã tăng lên khoảng 47.000, lớn hơn nhiều so với con số 19.000 khách hàng.
Năm 2009, UBS chấp nhận nộp phạt 780 triệu USD, công bố thông tin và số tiền gửi của một số khách hàng Mỹ sau khi giúp họ gửi tiền và tránh khai báo thuế ở Mỹ, đồng thời cũng ngừng cung cấp dịch vụ cho khách hàng có tài khoản không rõ ràng. Đây là một đòn giáng mạnh vào hệ thống ngân hàng Thụy Sỹ, từ lâu có tiếng là “pháo đài bí mật”.
Theo UBS, một số nhà quản lý mảng dịch vụ ngân hàng giúp các khách hàng Mỹ thành lập những tài khoản bí mật ở đây. Chương trình này bao gồm việc làm giả hoặc né tránh một số chứng từ thuế bắt buộc. UBS đã khuyến khích nhiều khách hàng Mỹ hủy các loại chứng từ và cất giấu các tài sản quý như trang sức, các tác phẩm nghệ thuật được thanh toán bằng những tài khoản nhạy cảm vào những địa chỉ gửi đồ tin cậy tại Thụy Sỹ. Ngân hàng này còn khuyến khích sử dụng thẻ tín dụng của Thụy Sỹ để cơ quan thuế của Mỹ không thể theo dõi việc mua sắm của họ. Đáng chú ý, UBS buộc phải chấp nhận yêu cầu của Bộ Tư pháp Mỹ về việc công bố danh tính nhiều khách hàng của ngân hàng này, nếu không, lãnh đạo của UBS sẽ phải hầu tòa. Trước đó, UBS đã không chịu tuân thủ yêu cầu công khai danh tính của khách hàng, vì luật pháp của Thụy Sỹ phân biệt rõ các hành vi tránh thuế, trốn thuế và gian lận thuế. Không giống ở Mỹ, trốn thuế không phải là tội hình sự ở Thụy Sỹ.
c. Ngân hàng Credit Suisse
Tháng 02/2010, Peter B, Giám đốc Cơ quan Thuế quận Barmen của thành phố Wuppertallở Đức mua chiếc đĩa CD có chứa những thông tin về việc gửi tiền tại Ngân hàng Credit Suisse của các khách hàng Đức với tổng số tiền 2,5 triệu euro. Kết quả của vụ mua bán này là cơ quan thuế có trong tay danh sách hơn 100 người trốn thuế. Tin tức về chiếc đĩa này còn liên quan đến hơn 6.000 người tình nguyện khai báo về các khoản thu không nộp thuế trước đó nhằm tránh trách nhiệm hình sự có thể xảy ra khi cơ quan thuế chứng minh được. Nhờ đó, ngân sách Đức đã thu về được hàng trăm triệu euro.Tuy nhiên, phía Thụy Sỹ cũng phản ứng bằng cách đưa ra lệnh bắt 3 người Đức vì cáo buộc họ làm gián điệp trong vụ mất cắp dữ liệu tại Ngân hàng Credit Suisse.Lệnh bắt giữ này khiến căng thẳng lâu nay giữa Đức và Thụy Sỹ về một thỏa thuận chống trốn thuế thêm trầm trọng.
d. Ngân hàng Wegelin
Năm 2011, 11 ngân hàng của Thụy Sỹ đã bị Mỹ đưa vào danh sách điều tra. Ngày 2/2/2012, Bộ Tư pháp Mỹ ra thông cáo buộc tội Wegelin - ngân hàng tư nhân lâu đời nhất Thụy Sỹ, giúp cho nhiều công dân giàu có của Mỹ trốn thuế đối với ít nhất 1,2 tỷ USD giấu trong các tài khoản bí mật. Đây là lần đầu
tiên một ngân hàng nước ngoài bị Mỹ buộc tội che giấu hành vi trốn thuế của công dân Mỹ. Chính phủ Mỹ cũng đã phong tỏa hơn 16 triệu USD tại ngân hàng ủy quyền của Wegelin ở Mỹ.
Gần đây nhất, Pháp và Đức đã phát động một loạt cuộc khám xét văn phòng và nhà ở của các nhân viên ngân hàng cùng những khách hàng giàu có trong cuộc điều tra nhằm phanh phui những kẻ trốn thuế. Ngày 10/7/2012, cảnh sát Đức khám nhà một số khách hàng của ngân hàng Credit Suisse bị nghi ngờ trốn thuế. Ngày 11/7/2012, cảnh sát Pháp đã tiến hành khám xét chi nhánh Ngân hàng UBS tại Bordeaux vì tình nghi rửa tiền và trốn thuế hàng tỷ euro. Các nhà chức trách Pháp nghi ngờ chi nhánh ngân hàng này làm giả sổ sách kế toán, che giấu hoạt động luân chuyển vốn của các khách hàng từ Pháp sang Thụy Sỹ để trốn thuế.
e. Động thái của cộng đồng quốc tế và ngân hàng Thụy Sỹ
Năm 1945, khi Đại chiến II chấm dứt, lực lượng đồng minh đã đòi kiểm kê và tịch thu tài sản của Đức cất tại Thụy Sỹ. Tuy nhiên, Thụy Sỹ không thỏa mãn yêu cầu ấy vì nó đi ngược lại tôn chỉ hoạt động của họ. Lực lượng đồng minh gia tăng áp lực bằng cách phong tỏa mọi tài sản của người Thụy Sỹ tại London và New York, đình chỉ mọi tuyến đường sắt dẫn đến Thụy Sỹ. Thử thách này đối với người Thụy Sỹ quả là hết sức nghiêm trọng. Họ bị kiệt quệ về thực phẩm, chất đốt, nguyên liệu nên phải đầu hàng, nhưng theo cách của họ. Đó là: không có một cuộc khám xét trực tiếp nào; một cơ quan phụ trách công tác bù trừ được thành lập. Cơ quan này yêu cầu mỗi ngân hàng chuyển cho họ số liệu những tài sản của Đức họ đang quản lý. Nghĩa là, người ta chỉ biết được tổng số tiền người Đức gửi ở Thụy Sỹ và không biết thêm điều gì cụ thể hơn. Dĩ nhiên, sự kiên quyết, cứng rắn với những định chế đặc biệt đã khiến cho đất nước này phải hứng chịu lắm nỗi gian truân cũng như nhiều lời chỉ trích.
f. Động thái của cộng đồng quốc tế:
Giới chức các nước đã chú ý đến UBS kể từ năm 2009, khi Mỹ và Thụy Sỹ đạt thỏa thuận cung cấp danh tính của những người Mỹ bị nghi ngờ trốn thuế bằng cách gửi tài sản vào ngân hàng khổng lồ ở Thụy Sỹ. Tại Đức, các nhân viên thuế điều tra khoảng 5.000 khách hàng của Credit Suisse về một loại bảo hiểm nhân thọ được một số khách hàng sử dụng nhằm mục đích trốn thuế.
Bộ Tư pháp Mỹ hiện đang tiến hành điều tra 10 ngân hàng khác của Thụy Sỹ, đồng thời cảnh báo những ngân hàng này phải công khai thông tin liên quan đến 7.000 khách hàng Mỹ có tài khoản tại các ngân hàng này.
Cho đến đầu năm 2009, Thụy Sỹ vẫn bị OECD xếp vào danh sách những nước “Chưa có sự hợp tác tốt về thuế”. Để giảm bớt áp lực quốc tế, tháng 3/2009, Thụy Sỹ tuyên bố sẽ xem xét việc ký kết hiệp
ước hỗ trợ kiểm soát thuế với những nước có yêu cầu. Sau khi ký 12 hiệp ước, Thụy Sỹ đã được OECD xóa tên khỏi danh sách trên.
Đức và Thụy Sỹ cũng đã ký một thỏa thuận quan trọng liên quan tới việc đánh thuế các khoản tiền gửi. Đức cũng đề nghị mua dữ liệu ngân hàng của Thụy Sỹ để hỗ trợ các cơ quan thuế phát hiện những trường hợp gian lận ở Đức. Ước tính người Đức có khoảng 150 triệu franc Thụy Sỹ đang gửi trong hệ thống ngân hàng Thụy Sỹ. Các thỏa thuận trên sẽ ngăn chặn giới nhà giàu Đức giấu tài sản vào các tài khoản bí mật ở ngân hàng Thụy Sỹ. Thỏa thuận trên sẽ có hiệu lực từ năm 2013 và thời gian đó đủ để những người trốn thuế di chuyển tài sản của mình tới nơi khác an toàn hơn.
Năm 2011, chính phủ Pháp đã yêu cầu công dân nước mình làm việc trong tổ chức quản lý tài sản phải cung cấp thông tin cho chính phủ.
Liên Hợp Quốc và Ngân hàng Thế giới cũng đã gửi đi “Sáng kiến chung” cảnh báo đối với các nhà lãnh đạo tham nhũng ở mọi nơi trên thế giới: Họ sẽ không thoát được sự kiểm soát của luật pháp dù cất giữ tiền ở đâu đi nữa. Sáng kiến này tạo điều kiện dễ dàng hơn để các nước đang phát triển thu hồi những