Cayman Islands

Một phần của tài liệu tiểu luận môn ngân hàng quốc tế hoạt động rửa tiền và phòng chống rửa tiền (Trang 38)

II. Một số thiên đường thuế trên thế giới hiện nay

4. Cayman Islands

Cayman Islands là một quần đảo nhỏ nhưng cũng có thể được xem là một trung tâm tài chính lớn trên thế giới có tổng diện tích 264 km2 với số doanh nghiệp nhiều hơn số dân. Cayman nổi tiếng vì mức độ bảo mật thông tin cao và thuế suất thấp. Vina Capital, IndochinaCapital, Mekong Capital, Quỹ đầu tư Manulife, Saigon Asset Management Corporation đều là những công ty quản lý quỹ hoạt động mạnh tại Việt Nam đến từ Cayman.Quần đảo Cayman là điểm đến hấp dẫn của những người giàu có. Một phần vì nơi này không có thuế thu nhập cá nhân, thuế thặng dư vốn hay những khoản đóng góp bắt buộc cho an sinh xã hội.

Người dân Cayman có mức sống cao nhất tại vùng biển Caribe với thu nhập bình quân 571316 USD. Theo số liệu của CIA World Factbook, GDP bình quân đầu người của Quần đảo Cayman cao thứ 14 trên thế giới (năm 2011).Người dân và các doanh nghiệp tại quần đảo này không phải nộp thuế nên không có các loại thuế như thuế thu thập cá nhân, thuế thặng dư vốn và thuế thu nhập doanh nghiệp. Phần lớn nguồn thu của Chính phủ đến từ việc đánh thuế gián tiếp. Các hàng hóa nhập khẩu vào Cayman bị đánh mức thuế từ 5%-22% (riêng các loại xe ô tô bị đánh thuế tới 29.5%-100%).

Quần đảo Cayman là một trung tâm tài chính quốc tế lớn với các lĩnh vực chủ chốt là ngân hàng, thành lập quỹ đầu cơ và đầu tư, sản phẩm chứng khoán hóa, bảo hiểm nội bộ và các hoạt động doanh nghiệp nói chung. Việc ban hành các quy định và giám sát lĩnh vực dịch vụ tài chính thuộc trách nhiệm của Cơ quan Tiền tệ Quần đảo Cayman (CIMA). Ngoài ra, Cayman là trung tâm ngân hàng lớn thứ 5 trên thế giới với tổng vốn huy động lên đến 1.5 ngàn tỷ USD. Quần đảo này gồm 279 ngân hàng (số liệu từ tháng 6/2008), trong đó đến 260 ngân hàng được cấp phép chỉ để hoạt động trên thị trường quốc tế còn hoạt động trong nước rất giới hạn. Lĩnh vực dịch vụ tài chính đóng góp 1.46 tỷ USD vào GDP năm 2007 (chiếm 55% tổng quy mô nền kinh tế), tạo ra 36% công ăn việc làm và mang lại 40% nguồn thu cho Chính phủ.

Năm 2010, Cayman đứng thứ 5 trên thế giới xét về giá trị nguồn vốn huy động tại quần đảo này và đứng thứ 6 toàn cầu xét về tài sản. 40 trong số 50 ngân hàng lớn nhất thế giới đã thành lập chi nhánh tại Cayman, trong đó cóHSBC, Deutsche Bank, UBS và Goldman Sachs. Ngoài ra còn có một số nhà cung

cấp dịch vụ khác, bao gồm các công ty kiểm toán hàng đầu thế giới; các công ty luật như Maples & Calder và các công ty quản lý tài sản như tập đoàn tư vấn tài chính và ngân hàng tư nhân Rothschilds. Kể từ khi ban hành bộ luật về quỹ tương hỗ vào năm 1993 được nhiều nước trên thế giới áp dụng theo, Quần đảo Cayman đã xây dựng được các quy định về quỹ đầu cơ nước ngoài hàng đầu thế giới. Tháng 6/2008, quần đảo này đã chấp thuận 10,000 đơn đăng ký của các quỹ đầu cơ và trong năm kết thúc tháng 6/2008, CIMA báo cáo tốc độ tăng trưởng ròng của các quỹ đầu cơ là 12%.

Một phần của tài liệu tiểu luận môn ngân hàng quốc tế hoạt động rửa tiền và phòng chống rửa tiền (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w