1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn ngân hàng quốc tế tài trợ thương mại quốc tế

22 902 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 322,5 KB

Nội dung

Nếu xét về hình thức tài trợ thương mại quốc tế được thực hiện dưới hai hình thức là: - Tài trợ thương mại quốc tế trực tiếp: là tập hợp các biện pháp hoặc hình thức hỗ trợ về tài chính

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trang 2

6 14057036 Nguyễn Anh Dũng 02/05/1989

Trang 3

TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

MỞ ĐẦU

Việt Nam là một nước đang phát triển và đang trên con đường Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá để đạt tới một nước công nghiệp ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới Với những mục tiêu đặt ra, việc chuyển hướng kinh doanh của các ngân hàng thương mại, đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ để phát huy tối đa nội lực và tận dụng tối đa nguồn vốn từ bên ngoài đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Trong những năm gần đây, khi đất nước ta ngày càng hội nhập sâu và rộng với thế giới thì hoạt động thương mại quốc tế giữa Việt Nam và các nước khác càng diễn ra sôi động Khi hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối phó với rất nhiều khó khăn, một mặt thì thiếu vốn mặt khác lại chưa có uy tín lớn do thời gian tham gia chưa lâu Chính vì vậy mà việc các hoạt động tài trợ thương mại trong thời gian gần đây phát triển rất mạnh cũng là một điều tất yếu Tài trợ thương mại quốc tế được coi là bà đỡ cho hoạt động thương mại quốc tế, nó có thể giải quyết hầu hết các khó khăn, vướng mắc của các bên trong giao dịch thương mại quốc tế

Trang 4

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

1 Khái niệm về hoạt động tài trợ TMQT của NHTM

1.1 Khái niệm tài trợ thương mại quốc tế

Tài trợ thương mại quốc tế là tập hợp các biện pháp và hình thức hỗ trợ về tài chính trực tiếp hay gián tiếp cho các doanh nghiệp và các đơn vị kinh tế tham gia trong lĩnh vực thương mại quốc tế, trong các công đoạn của quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ

Nếu xét về hình thức tài trợ thương mại quốc tế được thực hiện dưới hai hình thức là:

- Tài trợ thương mại quốc tế trực tiếp: là tập hợp các biện pháp hoặc hình thức hỗ trợ về tài chính trực tiếp tác động đến hoạt động kinh doanh TMQT của doanh nghiệp thường xuyên được thực hiện thông qua việc tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng, thay đổi dây chuyền công nghệ, máy móc, thiết bị…

- Tài trợ thương mại quốc tế gián tiếp: là tập hợp các biện pháp hoặc hình thức hữu hiệu nhằm tạo ra môi trường kinh doanh TMQT thuận lợi cho các doanh nghiệp như: Chính sách thuế xuất nhập khẩu; chính sách tỷ giá hối đoái; môi trường pháp lý ổn định phù hợp với thực tiễn thương mại quốc tế; các hiệp định tài trợ thương mại song phương

và đa phương; chính sách lãi suất…

1.2 Vai trò của hoạt động tài trợ thương mại quốc tế

Tài trợ thương mại như là một chất xúc tác cho sự phát triển.

Các quốc gia ngày nay đang phải đối đầu với hai xu hướng phát triển: Một là, toàn cầu hoá kinh tế thế giới; Hai là, khi khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thì vấn đề tăng trưởng bền vững, tốc độ cao và độ nhạy cảm thích ứng nhanh trong dịch chuyển cơ cấu kinh tế và xã hội trở thành quy luật phát triển cho mọi nền kinh tế hiện đại Chính phủ các nước thường xem lĩnh vực thương mại là một trong những mũi nhọn kinh tế then chốt trong chiến lược phát triển quốc gia Nguồn thu nhập to lớn từ nước ngoài thông qua hoạt động xuất khẩu, việc làm và thu nhập quốc dân tăng nhanh, công nghệ hiện đại phục vụ phát triển kinh tế đất nước…

Tài trợ thương mại quốc tế tạo điều kiện cho hàng hóa xuất nhập khẩu được lưu thông trôi chảy Hàng hóa xuất nhập khẩu được thực hiện thường xuyên, liên tục, thuận lợi và dễ dàng hơn, góp phần tăng tính năng động của nền kinh tế, ổn định thị trường

Trang 5

Tài trợ thương mại quốc tế góp phần phân phối lại vốn đầu tư, do đó góp phần thúc đẩy sự bình quân hóa lợi nhuận xã hội Trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa và dịch vụ, lợi nhuận đã tạo điều kiện thúc đẩy vốn ở những ngành kinh doanh mà lợi nhuận tương đối thấp sang những ngành kinh doanh lợi nhuận thu được cao hơn Do vậy mà TTTM đã góp phần phân phối lại vốn, lợi nhuận bình quân trong các ngành.

Tài trợ thương mại quốc tế là đòn bẩy mạnh mẽ để phát triển sản xuất và tiêu thụ.

Thương mại là khâu cuối cùng và là một bộ phận của quy trình tái sản xuất xã hội

Có thể nói, hệ quả của tài trợ thương mại đôi khi lại có tính quyết định đến hệ quả của ngành sản xuất Một mặt khác, tài trợ thương mại còn góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển hoá giá trị thặng dư thành vốn kinh doanh, gia tăng tốc độ tích tụ và tập trung vốn sản xuất, một thành tố rất quan trọng để tái sản xuất mở rộng với tốc độ cao

Vốn đầu tư vào các ngành thường gắn với hình thái tự nhiên đã định sẵn ở nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, đất đai vvv cho nên rất khó chuyển hướng đầu tư sang các ngành khác có lợi nhuận cao hơn Nhờ vào tài trợ mà các doanh nghiệp

có thể chuyển hướng đầu tư một cách dễ dàng mà không cần phải thông qua thị trường hàng hoá để bán nhà xưởng, máy móc thiết bị vv Rõ ràng là với hình thức huy động

vốn thông qua tài trợ, một mặt doanh nghiệp huy động thêm được “vốn tức thì” cho kinh

doanh, một mặt khác có thể chuyển vốn đầu tư mau lẹ, nhờ đó mà khả năng dành lấy cơ hội kiếm lợi nhuận có tính hiện thực hơn

Tài trợ thương mại quốc tế góp phần gắn kết thị trường quốc gia với thị trường quốc tế.

Các thị trường quốc gia thông thương được với nhau là bằng xuất khẩu và nhập khẩu Khác biệt rõ nét nhất của thương mại quốc tế so với thương mại quốc gia là ở quy

mô trao đổi Quy mô trao đổi trong thương mại quốc tế thường lớn hơn trong thương mại quốc gia Nguyên do là bởi tính hiệu quả trong trao đổi thương mại quốc tế tăng dần theo quy mô trao đổi

Sự tăng quy mô trao đổi trong thương mại quốc tế lại mâu thuẫn với giới hạn chật hẹp về lượng và về thời gian sử dụng vốn của từng giới thương nhân riêng lẻ Nhờ vào tài trợ thương mại quốc tế mà các giới thương nhân có thể tăng quy mô cũng như kéo dài thời hạn sử dụng vốn đầu tư vào hoạt động thương mại quốc tế, qua đó gắn kết được thị trường quốc gia với thị trường quốc tế

Trang 6

Thương mại quốc tế hình thành và phát triển phần lớn phụ thuộc vào sự khác biệt

về năng suất lao động giữa các nước, trong đó sự khác biệt về khoa học và công nghệ sản xuất giữ vai trò quyết định

Tài trợ thương mại quốc tế hỗ trợ vốn tài chính cho các doanh nghiệp thực hiện chuyên môn hoá sản xuất hiệu quả hơn, nhanh hơn nếu so với khả năng vốn của từng doanh nghiệp riêng lẻ Sản xuất càng được chuyên môn hoá ở cấp quốc gia bao nhiêu thì nhu cầu hoạt động thương mại quốc tế càng lớn bấy nhiêu, hay nói một cách khác, tài trợ thương mại quốc tế như một chất keo gắn kết thị trường thương mại quốc gia với thị trường thương mại quốc tế

1.3 Khái niệm về tài trợ thương mại quốc tế của NHTM

- Tài trợ thương mại quốc tế của tổ chức tín dụng: Là tập hợp các biện pháp hoặc hình thức hỗ trợ tài chính của tổ chức tín dụng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh

thương mại quốc tế của doanh nghiệp như cho doanh nghiệp vay vốn để đầu tư, thanh toán, bảo lãnh thanh toán nợ cho doanh nghiệp

- Các tổ chức tín dụng thường gồm có : Ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng phát triển, các Công ty Factoring, Công ty Forfaiting, các Ngân hàng chấp nhận ( accepting houses), các Công ty cho thuê tài chính, Ngân hàng nhà, Hợp tác xã tín dụng Các tổ chức trung gian tài chính khác thường gồm có: Công ty tài chính, Công ty bảo hiểm, Công ty chứng khoán, Nhà cầm đồ, Quỹ đầu tư Tổ chức tín dụng chiếm đa

số tuyệt đối trong các trung gian tài chính của một quốc gia Tại các nước kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật, Anh, Đức , các ngân hàng thương mại chiến tỷ trọng tới gần 70% các tổ chức trung gian tài chính, còn ở Việt Nam tỷ trọng này có thể lên tới 90% Điều đó chứng tỏ rằng, ngân hàng thương mại sẽ là người tài trợ chủ yếu cho hoạt động thương mại quốc tế

- Đặc trưng của tài trợ thương mại quốc tế của các tổ chức tín dụng là tài trợ trực tiếp từ người tài trợ đến người nhận tài trợ, không phải thông qua các tổ chức trung gian Nhờ vào đặc trưng này mà hình thức tài trợ này có những khác biệt so với hình thức tài trợ gián tiếp

Khác biệt thứ nhất dễ nhận thấy là nhu cầu tài trợ hình thành thực sự từ yêu cầu duy trì, phát triển và mở rộng các hoạt động thương mại quốc tế Nhu cầu này khó có thể

bị các tầng lớp trung gian thổi phồng hay bóp méo

Trang 7

Khác biệt thứ hai là chi phí xin và nhận tài trợ rẻ hơn nhiều nếu so với tài trợ phải thông qua trung gian

Khác biệt thứ ba là các thủ tục hành chính có liên quan đến khoản tài trợ thường ít hơn, đơn giản hơn nếu xin tài trợ thông qua các tổ chức trung gian vv v

- Các hình thức tài trợ thương mại quốc tế của các tổ chức trung gian tài chính chủ yếu là tín dụng (Credit), bảo lãnh (Guarantee), chiết khấu chứng từ (Documentary Discount), bao thanh toán (Factoring/Forfaiting), thuê mua (Leasing), tín dụng chứng từ (Documentary Credit), tín dụng dự phòng (Standby Credit), nhờ thu (Collection), biên lai tín thác (Trust Receipt), chấp nhận hoặc tái chấp nhận hối phiếu (Bill’s Acceptence/ Re-Acceptence)

2 Các hình thức tài trợ thương mại quốc tế của NHTM

2.1 Tín dụng chứng từ trong thanh toán hàng xuất nhập khẩu

2.1.1 Khái niệm về tín dụng chứng từ:

Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán mà trong đó theo yêu cầu của khách hàng, một ngân hàng gọi là ngân hàng phát hành sẽ phát hành một bức thư, bức thư này được gọi là L/C (Letter of credit – L/C), cam kết trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền cho bên thứ ba (người hưởng lợi) khi người này xuất trình cho ngân hàng phát hành các chứng từ phù hợp với những điều kiện và điều khoản được quy định trong L/C

Như vậy, L/C thực chất là một cam kết bằng văn bản của một ngân hàng (ngân hàng phát hành), được phát hành theo chỉ thị của người mua (người yêu cầu mở L/C) cho người bán hưởng (người hưởng lợi L/C) và có thể được thanh toán theo phương thức trả ngay (at sight) hoặc theo phương thức trả chậm (usance payment)

- Theo tính chất có các loại:

* Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C): Là loại L/C mà sau khi nó được phát hành thì mọi việc liên quan đến sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ trong thời hạn

Trang 8

hiệu lực L/C chỉ có thể tiến hành trên cơ sở thỏa thuận và được chấp nhận của các bên có liên quan Đây là một cam kết tài trợ ổn định, chắc chắn và không thể hủy bỏ Việc đơn phương tuyên bố hủy bỏ hay sửa đổi L/C là không có giá trị pháp lý Loại L/C này thể hiện sự ràng buộc trách nhiệm pháp lý của NHPH với cam kết thanh toán có điều kiện với người hưởng lợi Do quyền lợi của người xuất khẩu theo loại L/C này được đảm bảo hơn nên loại L/C này được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong thanh toán quốc tê.

* Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C): là loại thư tín dụng không thể hủy ngang, được xác nhận bởi một ngân hàng thứ ba thông thường là ngân hàng quốc tế có uy tín bảo đảm tối đa khả năng thanh toán thư tín dụng Loại thư tín dụng này có hai ngân hàng (ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận) cùng cam kết tài trợ (đồng tài trợ) cho người hưởng lợi

* Thư tín dụng không hủy ngang miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C): là loại thư tín dụng không thể hủy ngang mà sau khi người xuất khẩu đã được trả tiền thì ngân hàng mở L/C không có quyền đòi lại tiền người xuất khẩu trong bất kỳ trường hợp nào Khi sử dụng loại L/C này, người xuất khẩu phải ghi trên hối phiếu “miễn truy đòi người ký phỏt”

* Thư tín dụng không thể hủy ngang có giá trị trực tiếp (Irrevocable Straight L/C) còn có nghĩa là không được chuyển nhượng, hoặc L/C đích danh: Là loại thư tín dụng không hủy ngang, trong đó duy nhất chỉ có NHPH có nghĩa vụ thanh toán hối phiếu hoặc chứng từ được ký phát bởi người hưởng lợi NHPH cũng không thực hiện bất cứ một cam kết hay nghĩa vụ nào của mình đối với bất kỳ ai ngoài người hưởng lợi

- Theo thời hạn thanh toán

* Thư tín dụng trả ngay (At sight L/C): là loại L/C, trong đó người xuất khẩu sẽ được thanh toán ngay khi xuất trình các chứng từ phù hợp với điều khoản trong L/C tại Ngân hàng được chỉ định thanh toán

* Thư tín dụng trả chậm (Deferred Payment L/C): là loại L/C quy định việc thanh toán sẽ được tiến hành vào một thời điểm xác định trong tương lai Nếu L/C chỉ định một ngân hàng thanh toán chậm trả nghĩa là NHPH cho phép ngân hàng đó thực hiện thanh toán cho bộ chứng từ được xuất trình phù hợp với quy định trong L/C vào một thời điểm xác định trong tương lai và NHPH cũng cam kết thanh toán bồi hoàn cho ngân hàng thanh toán đúng thời hạn

Ngoài ra, còn một số loại thư tín dụng đặc biệt:

- Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C)

Trang 9

- Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C)

- Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C)

- Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C)

số tiền từ người nhập khẩu ở nước ngoài, trên cơ sở ký phát hối phiếu đòi tiền người mua

- Căn cứ vào nội dung nghiệp vụ thì có hai loại nhờ thu:

* Nhờ thu phiếu trơn: là phương thức mà người bán giao hàng và gửi chứng từ hàng hóa cho người mua, sau đó lập hối phiếu nhờ ngân hàng thu hộ số tiền trên hối phiếu ở người mua nhưng không kèm theo điều kiện nào khác Việc đòi tiền theo phương thức này là hoàn toàn phụ thuộc vào luật hối phiếu, hơn nữa việc nhận hàng hóa của người mua tách rời khỏi khâu thanh toán, do đó người mua có thể nhận hàng mà không thanh toán tiền Vì thế phương thức này không được áp dụng nhiều trong thanh toán mậu dịch vỡ ớt đảm bảo quyền lợi cho người bán

* Nhờ thu kèm chứng từ: Là phương thức mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa

vụ giao hàng, lập bộ chứng từ thanh toán nhờ thu, nhờ ngân hàng thu hộ tiền, với điều kiện là người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ gửi hàng cho người mua để họ đi nhận hàng

- Căn cứ vào thời gian trả tiền thì nhờ thu có hai loại: Nhờ thu trả tiền đổi chứng

từ (D/P) và nhờ thu chấp nhận trả tiền trao chứng từ (D/A).

Đối với nhờ thu xuất khẩu, người xuất khẩu ủy thác cho các ngân hàng thu hộ tiền Ngân hàng nhận ủy thác thu tức là ngân hàng đã cung ứng một dịch vụ cho người xuất khẩu mà không thu phí nhờ thu ngay, phí nhờ thu này sẽ được trừ vào số tiền thu được Như vậy, ngân hàng đã tài trợ cho người xuất khẩu (điều 21 – URC 522) Khi tiến hành nghiệp vụ nhờ thu, ngân hàng có thể ứng trước tiền cho khách hàng (chiết khấu, cầm cố) Do đó, phương thức nhờ thu có đặc điểm là tài trợ kép mà các hình thức khác không có

2.3 Bảo lãnh ngân hàng

Trang 10

Bảo lãnh ngân hàng là trách nhiệm trả tiền không hủy ngang của một ngân hàng trong trường hợp người thứ ba không thực hiện đầy đủ một dịch vụ nào đó Bảo lãnh ngân hàng mang tính độc lập và tách biệt trong quan hệ vay nợ hoặc hợp đồng mua bán.

- Mục đích của bảo lãnh ngân hàng:

Để bảo đảm quyền lợi cho các bên tham gia TMQT, tránh được các rủi ro có thể phát sinh trong các dịch vụ mua bán không thường xuyên, đòi hỏi phải có sự đảm bảo của bên thứ ba cam kết bồi thường cho bên bị thiệt hại do bên đối tác gây ra Người thứ

ba thông thường là người phải có uy tín, có khả năng tài chính và có đủ điều kiện thực hiện ngay việc bồi thường Thực tế, người có khả năng đứng ra với vai trò là người thứ

ba thì thường là ngân hàng Chính vì vậy mà trong các hợp đồng kinh tế, khi nói đến bảo lãnh người ta thường hay nghĩ đến Bảo lãnh ngân hàng Cam kết bồi thường của ngân hàng bằng văn bản và thường được gọi là “Thư bảo lãnh ngân hàng – Bank Guarantee”

- Các loại bảo lãnh ngân hàng:

+/ Bảo lãnh dự thầu: Trong TMQT, đấu thầu thường được sử dụng để tìm được nguồn cung cấp tối ưu nhất Thông thường, đó là những hợp đồng lớn, đặc biệt là những hợp đồng xây dựng, thiết kế hay cung cấp thiết bị Mục đích của loại bảo lãnh này là nhằm bù đắp những thiệt hại về thời gian và chi phí cho chủ thầu do những vi phạm của người dự thầu gây ra như: rút đơn thầu, trúng thầu nhưng bỏ không ký tiếp hợp đồng cung ứng,… Bảo lãnh dự thầu có tác dụng để cho bên chủ thầu thấy đơn dự thầu là một cam kết nghiêm túc và bên dự thầu sẽ ký hợp đồng dự thầu nếu trúng thầu

Bảo lãnh dự thầu là một hình thức tài trợ của ngân hàng vì việc ngân hàng cấp bảo lãnh dự thầu hàm ý năng lực tài chính của người dự thầu là lành mạnh; ngoài ra, nếu trúng thầu ngân hàng sẽ xét cấp tiếp các bảo lãnh như bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đặt cọc Thời hạn bảo lãnh dự thầu kết thúc trong trường hợp: người dự thầu trúng thầu và đã ký được bảo lãnh thực hiện hợp đồng; hoặc khi người dự thầu không trúng thầu

+/ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Đây là loại bảo lãnh được sử dụng rộng rãi và thường có hiệu lực ngay sau khi chấm dứt hiệu lực của bảo lãnh dự thầu Mục đích của bảo lãnh thực hiện hợp đồng là tạo nghĩa vụ cho nhà xuất khẩu phải thực hiện đúng những điều đã ký kết trong hợp đồng; và bồi thường cho nhà nhập khẩu trong trường hợp nhà xuất khẩu vi phạm hợp đồng như không giao hàng, giao hàng chậm, không đúng chất lương và số lượng,… Mức bảo lãnh thực hiện hợp đồng thường là 5% - 10% giá trị của hợp đồng Hiệu lực của bảo lãnh thực hiện hợp đồng chấm dứt khi người được bảo lãnh

Trang 11

hoàn thành nghĩa vụ cung ứng hàng hóa Đõy chớnh là một hình thức tài trợ của ngân hàng vì ngân hàng đã lấy uy tín của mình để cam kết với nhà nhập khẩu là sẽ bồi thường cho họ nếu nhà xuất khẩu vi phạm hợp đồng đã ký.

+/ Bảo lãnh thanh toán tiền ứng trước: Khi ký kết những hợp đồng có giá trị lớn, thông thường người bán yêu cầu người mua đặt cọc một phần tiền nhằm tài trợ cho người bán thực hiện hợp đồng; đồng thời người mua cũng yêu cầu người bán đề nghị ngân hàng phát hành bảo lãnh khoản tiền đặt cọc đó Mục đích của bảo lãnh tiền đặt cọc nhằm đảm bảo cho nhà nhập khẩu được được nhận lại số tiền đã đặt cọc trong trường hợp nhà xuất khẩu không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng, nghĩa là không giao hàng đúng như hợp đồng quy định Bảo lãnh tiền đặt cọc có hiệu lực khi người bán sử dụng khoản tiền vay này và hết hiệu lực khi người bán giao hàng lần cuối cộng với một số ngày để người thụ hưởng làm thủ tục đòi tiền

+/ Bảo lãnh thanh toán: Thường được dùng trong các hợp đồng mua bán thiết bị hàng hóa trả chậm Quan hệ giữa người xuất khẩu và nhập khẩu thực chất là quan hệ tín dụng thương mại Để bảo vệ mình trước rủi ro không thanh toán đầy đủ và đúng hạn của người mua, người bán có thể yêu cầu một bảo lãnh thanh toán của ngân hàng Do vậy, bảo lãnh thanh toán chính là một hình thức tài trợ của ngân hàng cho người mua Hiện nay, đây là loại bảo lãnh phổ biến ở các nước đang phát triển và có thể được sử dụng để thay thế cho phương thức tín dụng chứng từ

+/ Bảo lãnh nhận hàng: Thông thường người mua luôn muốn nhận được vận đơn

để nhận hàng khi phương tiện vận tải chuyển hàng hóa đến cảng đích Tuy nhiên, trên thực tế, nếu hàng về trước khi ngân hàng nhận được bộ chứng từ và khách hàng cũng chưa nhận được B/L thì để trỏnh cỏc rủi ro như phí lưu kho bãi, chi phí cơ hội, tổn thất,

… người mua sẽ yêu cầu ngân hàng của mình phát hành một cam kết (thay thế cho B/L) với hãng vận tải để nhận hàng Cam kết này là một bảo lãnh nhân hàng của ngân hàng Bằng việc ký trên bảo lãnh nhận hàng, ngân hàng đã cam kết thực hiện chuyển giao vận đơn cho công ty vận tải Do vậy, bảo lãnh nhận hàng chính là một trong những hình thức tài trợ của ngân hàng cho người mua vì ngân hàng đó dựng chữ tín của mình để cam kết cho với hãng vận tải sẽ chịu trách nhiệm đối với lô hàng, và người mua chưa phải trả tiền

lô hàng cho người xuất khẩu đã nhận được hàng hóa

2.4 Chấp nhận hối phiếu

Chấp nhận hối phiếu của ngân hàng là khoản tín dụng mà ngân hàng ký chấp nhận hối phiếu Người vay khoản tín dụng này chính là nhà nhập khẩu và khoản vay chỉ là một

Ngày đăng: 29/01/2016, 00:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w