Trên phương diện phân loại nghiệp vụ ngân hàng quốc tế là một dạng hoạt độngkinh doanh quốc tế thì nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của ngân hàng thương mại có thể được coi là việc thực hiện
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
-** -BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM 1
NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG QUỐC TẾ
TẠI VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn : TS Đinh Xuân Cường
Hà Nội, 11/2015
Trang 3“NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM”
MỞ ĐẦU
Hiện nay, cùng xu hướng chung của toàn thế giới, nền kinh tế nước ta đang trongquá trình hội nhập, phát triển cả chiều rộng và chiều sâu Đặc biệt là với bối cảnh rào cảngia nhập thị trường tài chính Việt Nam ngày càng được nới lỏng, gỡ bỏ trong lộ trình camkết song phương và đa phương với các nước trong khu vực và trên thế giới thì tính cạnhtranh giữa các nền kinh tế càng trở nên gay gắt hơn Hệ thống ngân hàng thông quanghiệp vụ ngân hàng quốc tế, đã góp phần hỗ trợ cho sự phát triển của hoạt động ngoạithương và thu hút đầu tư quốc tế, thúc đẩy thành công của quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế Nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế của hệ thống ngân hàng góp phần thúc đẩy mạnh mẽhoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia, đồng thời là nhân tố tích cực kích thích sự luânchuyển các luồng vốn đầu tư quốc tế vào quốc gia đó Việc phát triển nghiệp vụ ngânhàng quốc tế sẽ gián tiếp giúp ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ hộinhập hiện nay
Từ các lý do trên, Nhóm quyết định lựa chọn chủ đề: “NGÂN HÀNG QUỐC TẾ
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM”.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ
NGÂN HÀNG QUỐC TẾ
Trang 4Trong thực tiễn thương mại quốc tế hiện nay, các ngân hàng không thể bó hẹp hoạtđộng trong phạm vi biên giới một quốc gia Để tận dụng cơ hội mà sự phát triển thươngmại quốc tế mang lại thì hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế ở mỗi ngânhàng là yêu cầu cấp thiết đối với bất kỳ một ngân hàng thương mại nào
1.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ
1.1.1 Khái niệm về nghiệp vụ ngân hàng quốc tế
Trong những năm gần đây, các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các ngân hàngthương mại trên thế giới phát triển mạnh mẽ cả về chất lượng và số lượng Để hiểu rõkhái niệm nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, chúng ta hãy xem xét tiêu thức chủ yếu phân biệtcác nghiệp vụ ngân hàng quốc tế và nghiệp vụ ngân hàng trong nước của các ngân hàngthương mại:
Căn cứ phân biệt nghiệp vụ ngân hàng quốc tế và nghiệp vụ ngân hàng trong nước làloại hoạt động kinh doanh mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng của họ có tính quốc tếhay không
Thứ nhất, nghiệp vụ ngân hàng quốc tế là loại hoạt động trợ giúp cho hoạt động xuấtnhập khẩu của khách hàng thông qua hoạt động tài trợ thương mại quốc tế
Thứ hai, nghiệp vụ ngân hàng quốc tế là loại hoạt động đáp ứng nhu cầu trao đổingoại tệ của khách hàng nhằm thực hiện các giao dịch thương mại và đầu tư qua biên giớiquốc gia
Thứ ba, vì các ngân hàng hoạt động kinh doanh quốc tế có điều kiện thuận lợi kinhdoanh ngoại tệ, họ cũng thường kinh doanh ngoại tệ cho chính số tiền của họ
Một căn cứ nữa để phân biệt nghiệp vụ ngân hàng quốc tế và nghiệp vụ ngân hàngtrong nước của ngân hàng thương mại là nghiệp vụ ngân hàng quốc tế diễn ra giữa haihay nhiều quốc gia; còn nghiệp vụ ngân hàng trong nước chỉ diễn ra trong nội bộ quốcgia và đối tượng khách hàng là pháp nhân, thể nhân của quốc gia đó.Như vậy, nếu dựa
vào nghiệp vụ ngân hàng thì ta có định nghĩa sau: Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế là các
giao dịch ngân hàng liên quan tới một hoặc nhiều bên đối tác ở ngoài biên giới nước
có trụ sở chính của ngân hàng cung cấp dịch vụ
Trang 5Trên phương diện phân loại nghiệp vụ ngân hàng quốc tế là một dạng hoạt động
kinh doanh quốc tế thì nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của ngân hàng thương mại có thể
được coi là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình hoạt động đầu tư và cung ứng dịch vụ tiền tệ và tài chính quốc tế trên thị trường trong nước và quốc tế nhằm mục đích sinh lời.
Để thực hiện nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, các ngân hàng thương mại tổ chức bằnghai phương thức sau:
- Tiến hành các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại nước ngoài bằng cách thiết lập cácchi nhánh, công ty con, văn phòng đại diện v.v ở nước ngoài
- Tổ chức một bộ phận kinh doanh quốc tế được chuyên môn hoá tại trụ sở để thựchiện các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế
1.1.2 Đặc điểm nghiệp vụ ngân hàng quốc tế
Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của ngân hàng thương mại ở các nước phát triển đadạng về hình thức cũng như nội dung và có một số điểm khác biệt tuy nhiên giữa chúngvẫn có những đặc điểm chung sau:
Xu thế gia tăng nhanh hơn mức tăng tiềm lực sản xuất: Xu thế này thể hiện xu thế
quốc tế hoá hoạt động ngân hàng đang diễn ra mạnh mẽ Ngày nay, trình độ toàn cầu hoácủa thị trường tài chính trong đó có ngân hàng đạt ở mức cao hơn nhiều so với thị trườnghàng hoá Hàng ngày, lượng tiền tệ lưu chuyển trên thị trường tài chính thế giới cao gấp
30 lần khối lượng hàng hoá lưu chuyển trên phạm vi toàn cầu Đối với các nước đangphát triển, chỉ trong 8 năm (1990-1997), dòng vốn đầu tư tư nhân đổ vào tăng hơn 5 lần.Trong khi mậu dịch quốc tế của giai đoạn này chỉ tăng 5%/năm thì dòng vốn tư nhân lưuchuyển tăng 30%/ năm
Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế đề cao nhân tố con người: Ngày nay, nhiều nhà ngân
hàng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế phải có hiểu biết sâu sắc về hoạt độngkinh doanh, cả kinh doanh trong nước lẫn kinh doanh đối ngoại, có kiến thức rộng vàthường xuyên cập nhật về thị trường trong nước và quốc tế, có trình độ ngoại ngữ, có khảnăng quyết đoán và nhạy cảm với thị trường tài chính quốc tế Trong nền kinh tế toàn cầuhiện nay, lợi thế phát triển không còn là lao động rẻ với nguồn tài nguyên thiên nhiên
Trang 6phong phú nữa mà là trí tuệ và hàm lượng công nghệ cao Điều này đặt cho các nướcđang phát triển nhiều thách thức cũng như nhiều cơ hội Một trong những nguyên nhângây ra cuộc khủng hoảng Đông Nam Á là sự phát triển yếu kém của nguồn nhân lực củacác nước đó
Nghiêp vụ ngân hàng quốc tế sử dụng thành tựu của khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến: Hiện nay, hầu hết các ngân hàng kinh doanh quốc tế đều sử dụng mạng toàn cầu
Swift, mạng giao dịch kinh doanh toàn cầu Reuter và ngày càng có nhiều ngân hàng thựchiện giao dịch quốc tế qua mạng Internet Ngày càng có nhiều sản phẩm ngân hàng là sựkết hợp chặt chẽ giữa công nghệ máy tính, truyền thông và tài chính ngân hàng Quyềnlực của thông tin tuyên truyền ngày càng gia tăng sức mạnh mà không một loại quyền lựcnào có thể so sánh được Ngân hàng nào làm chủ được quyền lực thông tin, ngân hàng đó
có cơ may chiến thắng trong cuộc đua toàn cầu
Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế có tính biến động cao: Do sự phức tạp của kinh doanh
quốc tế nên thường xảy ra việc tăng, giảm đột ngột về khối lượng ngoại tệ, lãi suất nhanhchóng đảo ngược, trục trặc trong thanh toán quốc tế, biến động chính trị… Vì vậy nghiệp
vụ ngân hàng quốc tế có mức độ rủi ro cao hơn nghiệp vụ ngân hàng ở trong nước Tuynhiên, cũng giống như bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, rủi ro càng cao lợi nhuận cànglớn Bởi vậy, thời đại ngày nay chỉ ngân hàng nào phát triển hoạt động kinh doanh quốc
tế mới có cơ hội và tiềm năng phát triển lâu dài
Dịch vụ ngân hàng quốc tế chịu ảnh hưởng nhiều bởi luật pháp quốc tế và thông lệ quốc tế: Đặc điểm này do tính quốc tế của nghiệp vụ ngân hàngquốc tế quyết định Do sự
phức tạp trong môi trường hoạt động kinh doanh quốc tế, do sự không thống nhất về luậtpháp giữa các quốc gia, do trình độ phát triển không đồng đều mà đòi hỏi phải có luậtpháp quốc tế, thông lệ quốc tế tạo điều kiện thuận lợi và an toàn cho các ngân hàng thựchiện nghiệp vụ ngân hàng quốc tế Bởi vậy, sự chi phối luật pháp trong nước đối với hoạtđộng kinh doanh quốc tế của ngân hàng được giới hạn ở mức độ nhất định
1.1.3 Cơ sở pháp lý của nghiệp vụ ngân hàng quốc tế
Trang 7Khi xảy ra tranh chấp trong quan hệ kinh tế, các cơ quan tài phán thường quy chiếu
về một hệ thống luật pháp nhất định để xử lý, căn cứ vào quy phạm pháp luật có hiệu lựctại thời điểm phát sinh tranh tụng Đây có thể là một hệ thống pháp luật tại quốc gia củanguyên đơn, bị đơn hay tại một nước thứ ba mà các bên thống nhất dẫn chiếu Nghiệp vụngân hàng quốc tế liên quan đến nhiều quốc gia và đồng tiền pháp định của các quốc gia
đó cho nên không thể tuỳ tiện làm theo chủ quan của bất kỳ ai để nhằm đảm bảo sự ổnđịnh và trật tự trong kinh doanh.Hơn nữa trong thanh toán quốc tế hiện nay, chưa có mộtđồng tiền nào làm tốt chức năng tiền thế giới như tiền vàng, do đó đối tượng gốc của kinhdoanh ngân hàng là đồng tiền pháp định, đồng tiền có giá trị lưu hành cưỡng chế từ luậtpháp Nhà nước Đối chiếu đồng tiền các nước với nhau nảy sinh quan hệ tỷ lệ về giá trịtrao đổi thường được gọi là tỷ giá hối đoái giữa các đơn vị tiền tệ Ngày nay, hầu hết cácnước đều duy trì tỷ giá hối đoái thả nổi với mức độ khác nhau
Cũng như bất kỳ hoạt động kinh tế nào, nghiệp vụ ngân hàng quốc tế đòi hỏi mộtchính sách pháp lý vững chắc làm nền tảng đó là hệ thống luật pháp quốc gia hoàn chỉnh
và luật pháp quốc tế cùng thông lệ quốc tế đã được thể chế hoá
Luật pháp quốc gia là một công cụ hữu hiệu bảo vệ chủ quyền đất nước và quyền lợicủa thể nhân nước đó; điều hành tốt các hoạt động xã hội diễn ra,trong đó hoạt động ngânhàng không phải là ngoại lệ Khi mở cửa với thế giới bên ngoài, chúng ta tiếp xúc với cácnền văn minh khác nhau nên rất cần giữ vững bản sắc dân tộc hợp pháp Các giao dịchngoại thương nhanh chóng phát triển cả về khối lượng và tính chất phức tạp, không tránhkhỏi tranh chấp Lúc đó, các bên chỉ trông cậy vào sự hữu hiệu của luật pháp để bảo vệquyền lợi chính đáng của mình Khi toà án xử lý tranh tụng phát sinh, người ta thườngxác định vụ việc xảy ra vào lúc nào, tại đâu để dẫn chiếu hệ thống pháp luật hiện hành và
Trang 8Thông lệ và tập quán quốc tế được thể chế hoá như UCP 500, URC 525, ISP 1998 bản chất chỉ là thói quen của giao dịch quốc tế, dần dần được chấp nhận một cách rộngrãi nên được Phòng thương mại quốc tế (ICC) thể chế hoá cho thống nhất
Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tự bản thân nó thấy phức tạp và hàm chứa nhiều rủi ro phảiđược thể chế hoá Các mặt nghiệp vụ được định danh và kèm theo các hệ thống luật phảiđược thực hiện Ngân hàng Nhà nước, cơ quan quản lý và quan sát các nghiệp vụ ngânhàng phải soạn thảo dự luật trình Quốc hội biểu quyết thông qua
1.2 Các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế
1.2.1 Thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện chi trả bằng tiền, liên quan đến các dịch vụ muabán hàng hoá hay cung ứng dịch vụ không mang tính chất hàng hoá giữa tổ chức hoặc cánhân của nước này với tổ chức hay cá nhân của nước khác; hay giữa một hoặc nhiều quốcgia với một hoặc nhiều tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của cácnước liên quan Do vậy, hoàn toàn khác với thanh toán trong nước, thanh toán quốc tếliên quan đến việc trao đổi tiền quốc gia nước này lấy tiền quốc gia nước khác
Nghiệp vụ thanh toán quốc tế là sự vận dụng tổng hợp các điều kiện thanh toán quốc
tế trong đó phương thức thanh toán là điều kiện quan trọng bậc nhất Thanh toán quốc tếqua ngân hàng có ba phương thức thanh toán chủ yếu là chuyển tiền, nhờ thu và thanhtoán tín dụng chứng từ, trong đó thanh toán qua tín dụng chứng từ là phổ biến nhất
+ Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary payment)
Trong buôn bán quốc tế, khoảng cách giữa người mua và người bán ở xa nhau, cókhi rất xa; vì vậy, không phải lúc nào hai bên cũng hoàn toàn hiểu biết, tin tưởng nhau
Do đó, khi gửi hàng, người xuất khẩu không được tự cho phép mình chỉ được trông chờđơn thuần người mua ở cách xa họ luôn sẵn sàng trả tiền Khi xuất hàng với một hànhtrình xa như vậy, rõ ràng đồng vốn của người xuất khẩu bị ứ đọng, đó là điều họ không
hề mong muốn Nhưng người xuất khẩu cũng không thể đòi hỏi người mua trả tiền trướccho đến khi người mua được cam kết rằng hàng hoá họ đã ký hợp đồng để mua đã đếnnơi giao hàng và đạt chất lượng như đã thoả thuận Tất cả những vấn đề này được ngânhàng giải quyết kịp thời qua việc sử dụng một phương thức thanh toán quốc tế - phương
Trang 9thức tín dụng chứng từ, mà kỹ thuật của phương thức này hoàn toàn có thể đáp ứng đượcyêu cầu của hai bên mua và bán.
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó ngânhàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng(người yêu cầu mở thư tíndụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi thư tín dụng)hoặc chấp nhận thư hối phiếu do người này ký hoặc uỷ quyền cho một ngân hàng khácthanh toán hoặc chấp nhận hối phiếu trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trìnhcho một ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trongthư tín dụng
Phương thức tín dụng chứng từ được tiến hành trên cơ sở văn bản pháp lý thôngdụng "Các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, bản sửa đổi năm 1993,Phòng thương mại quốc tế, xuất bản số 500", Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốctế Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán phổ biến và thông dụng nhất hiện nay
và được coi là phương thức thanh toán sử dụng trong hầu hết các hợp đồng buôn bánthương mại quốc tế bởi các đặc tính thuận lợi và hiệu quả của nó mang lại, giúp cho việcbuôn bán của các công ty ở các nước khác nhau dễ dàng hơn, góp phần vào việc mở rộngbuôn bán quốc tế Phương thức này được coi là phương thức thanh toán quốc tế đặc biệt
và phức tạp, tuy nhiên, nó thể hiện được khả năng thanh toán, khả năng đảm bảo mộtcách chắc chắn quyền lợi và nghĩa vụ không chỉ của người bán, người mua mà còn củangân hàng trong vai trò của một ngân hàng quốc tế qua các đặc tính ưu việt và tính chặtchẽ của nó Phương thức này, ngân hàng không chỉ tham giavới tư cách là trung gian màcòn tham gia với tư cách là “người hưởng lợi quốc tế" hay “người thanh toán quốc tế”
+ Phương thức chuyển tiền (Remittance)
Chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó một khách hàng của ngân hàng yêucầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho người khác ở một địa điểmnhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.Đây là phương thứcthanh toán đơn giản nhất và xuất hiện sớm nhất trong lịch sử các phương thức thanh toán.Thanh toán chuyển tiền là phương thức thanh toán trực tiếp giữa người chuyển tiền vàngười nhận tiền Ngân hàng khi thực hiện việc chuyển tiền và trả tiền chỉ đóng vai trò
Trang 10trung gian thanh toán theo sự ủy nhiệm của khách hàng mà không bị ràng buộc gì đối với
cả hai bên, có hưởng phí dịch vụ, do đó ít chịu rủi ro trừ khi có sự cấp tín dụng cho người
có hợp đồng thanh toán Các ngân hàng có thể tham gia vào nghiệp vụ chuyển tiền vớihai vai trò: vai trò trung gian và thu phí dịch vụ hoặc ngân hàng là chủ thể chuyển tiềnhoặc nhận tiền để phục vụ cho nhu cầu chuyển tiền của bản thân mình.Để tiến hành đượcchuyển tiền quốc tế cũng như thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế khác, việc thiếtlập mối quan hệ với các ngân hàng thanh toán ở nước ngoài là rất cần thiết Trong nghiệp
vụ chuyển tiền, phải có ít nhất hai ngân hàng tham gia vào quy trình của nghiệp vụchuyển tiền là ngân hàng đại diện cho người chuyển tiền (gọi là ngân hàng chuyển tiền)
và ngân hàng đại diện cho người hưởng lợi (gọi là ngân hàng đại lý)
Có bao nhiêu ngân hàng tham gia vào quy trình chuyển tiền phụ thuộc vào mạnglưới ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền và sự lựa chọn ngân hàng đại lý trả tiềncủa thanh toán viên Nếu tại nước người hưởng lợi có ngân hàng đại lý tài khoản củangân hàng chuyển tiền thì chỉ cần hai ngân hàng tham gia vào quy trình nghiệp vụ chuyểntiền là ngân hàng chuyển tiền và ngân hàng đại lý tài khoản của nó tại nước người hưởnglợi Nếu tại nước người hưởng lợi không có ngân hàng đại lý tài khoản của ngân hàngchuyển tiền thì phải có ít nhất là ba ngân hàng tham gia vào quy trình chuyển tiền là ngânhàng chuyển tiền, ngân hàng đại lý tài khoản của nó và ngân hàng đại lý giao dịch của nótại nước người hưởng lợi
Phương thức chuyển tiền quốc tế là một phương thức thanh toán đơn giản, khá phổbiến cho những giao dịch thương mại quốc tế kim ngạch nhỏ Nó chính là phương thức
hỗ trợ cho các phương thức thanh toán quốc tế tiên tiến khác Tuy nhiên, nó cũng mangnhiều nhược điểm do không có cơ sở pháp lý nào đảm bảo chắc chắn là người nhập khẩu
sẽ trả sớm và trả đầy đủ cho người xuất khẩu Việc trả tiền cho người xuất khẩu hoàntoàn phụ thuộc vào thiện chí của người nhập khẩu Như vậy, việc thanh toán bằngphương thức này khó bảo đảm quyền lợi cho người bán do dễ nảy sinh việc chiếm dụngvốn Ngoài ra, việc chuyển tiền này còn bị ảnh hưởng nhiều bởi sự quản lý của Nhà nước
về dòng lưu chuyển ngoại tệ Cũng chính vì những nhược điểm này, nên trong quan hệ
Trang 11buôn bán thương mại quốc tế, hình thức chuyểntiền này chỉ thường được áp dụng trongcác trường hợp sau:
* Thanh toán các khoản chi tiêu phi thương mại và các chi phí liên quan đến xuấtnhập khẩu hàng hoá, trị giá hợp đồng nhỏ, đối tác quen biết, tín nhiệm
* Chuyển vốn ra bên ngoài để đầu tư
* Chuyển kiều hối
* Thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu (khi hai bên mua bán có quan hệ lâu đời vàtín nhiệm lẫn nhau hoặc khi trị giá hợp đồng không lớn)
+ Phương thức nhờ thu (Collection of payment)
Theo URC 522, nhờ thu là phương thức thanh toán quốc tế trong đó các ngân hàng
xử lý các chứng từ phù hợp với chỉ dẫn đã nhận để thực hiện thanh toán và hoặc chấpnhận thanh toán, hoặc cung cấp các chứng từ dựa trên số tiền chi trả và/hoặc dựa trên sốtiền chấp nhận, hoặc cung cấp các chứng từ dựa trên các nghĩa vụ hoặc điều kiện khác.Các chứng từ trong nhờ thu có thể là các chứng từ tài chính (hối phiếu, giấy hứa trả tiền,séc ) hoặc các chứng từ thương mại (hoá đơn, vận đơn, chứng từ sở hữu ) Theophương thức thanh toán này, người xuất khẩu sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hànghoặc cung ứng một dịch vụ cho người nhập khẩu mới được uỷ thác cho ngân hàng củamình thu hộ số tiền từ nhà nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu họ lập ra
Phương thức nhờ thu được tiến hành trên cơ sở văn bản pháp lý quốc tế thông dụngcủa nhờ thu đó là “Quy tắc thống nhất về nhờ thu” số 522 của Phòng thương mại quốc tế,bản sửa đổi 1955 (URC 522) có hiệu lực từ 1/1/1996 Trong phương thức thanh toán nhờthu, ngân hàng tham gia với tư cách là trung gian và hưởng hoa hồng Trên cơ sở giấy uỷthác và bộ chứng từ hàng hoá của người xuất khẩu, ngân hàng tiến hành thu hộ tiền hàng.Ngân hàng không chịu trách nhiệm kiểm tra chứng từ và cũng không liên quan gì đếnviệc nhờ thu đó có được người nhập khẩu chấp nhận hoặc trả tiền không Tuy nhiên,trong nhiều trường hợp, trách nhiệm của ngân hàng không chỉ dừng lại ở việc thu hộ tiềnhay tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc giao hàng và việc trả tiền giữa người xuấtkhẩu và người nhập khẩu mà ngân hàng còn có trách nhiệm tư vấn cho khách hàng nhữngthông tin cần thiết liên quan đến các vấn đề như lập chỉ thị nhờ thu, thiết lập bộ chứng từ
Trang 12hoàn hảo để người xuất khẩu có thể nhận tiền, còn người nhập khẩu có thể nhận hàng ,tránh những điều khoản bất lợi khi kí kết hợp đồng hay quy định trong chỉ thị nhờ thu chokhách hàng, đảm bảo lợi ích cho các bên để quá trình thanh toán diễn ra thuận lợi.Phương thức thanh toán quốc tế qua nhờ thu, nhất là nhờ thu hối phiếu trơn thường gặprất nhiều rủi ro trong thanh toán Người ta thường sử dụng phương thức nhờ thu trong cáctrường hợp sau:
* Người bán và người mua tin cậy lẫn nhau hoặc là có quan hệ liên doanh với nhaugiữa công ty mẹ và công ty con hoặc chi nhánh với nhau
* Thanh toán các dịch vụ có liên quan tới xuất khẩu hàng hoá vì việc thanh toán nàykhông cần thiết kèm theo chứng từ như cước phí vận tải phí bảo hiểm, phạt bồi thường
+ Bao thanh toán tương đối ( Factoring)
Hợp đồng Bao thanh toán tương đối tương đối (Factoring contract) là hợp đồng giữađơn vị bán và đơn vị bao thanh toán (factors), theo đó người bán có thể hoặc sẽ chuyểnnhượng cho các đơn vị bao thanh toán các khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng mua bánhàng hóa hoặc dịch vụ giữa người bán và người mua hàng
Bao thanh toán tương đối là công cụ tài chính cung cấp cho người bán hàng hoặcmột thực thể kinh doanh bốn yếu tố dịch vụ rất quan trọng, đó là: tài trợ vốn lưu động,thu hộ tiền thanh toán từ người mua hàng, quản lý sổ bán hàng và đảm bảo rủi ro
Bao thanh toán tương đối quốc tế (international factoring): là Bao thanh toán tươngđối liên quan tới ít nhất hai quốc gia khác nhau, dựa trên hợp đồng xuất nhập khẩu Điểmkhác biệt của bao thanh toán quốc tế so với bao thanh toán nội địa là khả năng có sự thamgia của hai đơn vị bao thanh toán ở hai nước đứng ra làm đại lý cho nhau để cũng cấpdịch vụ cho người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu
+ Bao thanh toán tuyệt đối ( Forfaiting)
Trang 13So với Bao thanh toán tương đối (Factoring), thì Bao thanh toán tuyệt đối(Forfaiting) ít được áp dụng hơn Bao thanh toán tuyệt đối là thuật ngữ dùng chỉ việc mualại các khoản nợ phải trả trong tương lai, phát sinh từ việc giao hàng hóa hoặc dịch vụ,chủ yếu là từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa với điều kiện miễn truy đòi lại nhà xuất khẩu.Bao thanh toán tuyệt đối là một cơ chế tài chính nhằm chuyển hoạt động bán hàngtheo hình thức tín dụng của nhà xuất khẩu sang giao dịch tiền mặt.
+ Cho thuê (Leasing)
Cho thuê là hình thức tài trợ mà trong đó Người chủ tài sản (người cho thuê) chophép một người khác (người đi thuê) được sử dụng tài sản của mình trong một thời giannhất định (thời gian thuê) theo những quy định mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồngcho thuê, đồng thời bên đi thuê phải trả cho bên cho thuê một khoản tiền nhất định, gọi làtiền thuê
Cho thuê tài chính quốc tế là một thỏa thuận hợp đồng cho phép một bên (bên đithuê) được sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu của công ty cho thuê (bên cho thuê) vàthực hiện các khoản chi trả định kỳ được quy định cụ thể Bên đi thuê có thể thuê từ nhàxuất khẩu nước ngoài, hoặc có thể thuê trực tiếp từ công ty cho thuê nước ngoài Thựcchất hoạt động cho thuê tài chính quốc tế là hoạt động tài trợ trung, dài hạn cho ngườinhập khẩu thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị và các động sản khác
1.2.3 Kinh doanh ngoại hối
Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế quốc tế, các ngân hàng đang hoàn thiện môhình tổ chức quản lý và đa dạng hoá các nghiệp vụ theo hướng tài chính hoá Trong bốicảnh đó, kinh doanh ngoại tệ đang dần khẳng định vị thế của mình: góp phần tạo cơ sở vàđiều kiện phát triển, bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động ngoại thương, thanh toán quốc tế diễn
ra suôn sẻ; trở thành một hoạt động không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanhtổng thể của ngân hàng hiện đại, góp phần nâng cao uy tín và vị trí của ngân hàng trongtoàn ngành
Kinh doanh ngoại tệ theo nghĩa rộng bao gồm việc mua bán ngoại tệ, đảm bảo ổnđịnh số dư tài khoản kinh doanh ngoại tệ tại nước ngoài và tìm cách thu lời thông quachênh lệ tỷ giá và lãi suất giữa các đồng tiền khác nhau Theo nghĩa hẹp, kinh doanh
Trang 14ngoại tệ chỉ đơn giản là việc mua bán số dư trên tài khoản bằng ngoại tệ Các ngân hàngthương mại thường tiến hành một số dịch vụ kinh doanh doanh ngoại tệ sau:
Giao dịch giao ngay (Spot): Kinh doanh ngoại hối giao ngay là giao dịch mua bán
một số lượng ngoại tệ giữa hai bên theo tỷ giá thời điểm giao dịch và kết thúc việc thanhtoán trong 2 ngày làm việc tiếp theo kể từ thời điểm giao dịch đã được thoả thuận giữahai bên Giao dịch giao ngay là loại hình giao dịch quan trọng và phổ biến trên thị trườngngoại hối, 58% trong tổng số các giao dịch mua bán ngoại tệ trên thế giới và làm cơ sởcho các giao dịch khác Còn ở Việt Nam hiện nay, giao dịch này chiếm trên 90% khốilượng giao dịch hối đoái
Nghiệp vụ Arbitrage: Nghiệp vụ Arbitrate là một dạng biến tướng của nghiệp vụ
kinh doanh ngoại tệ giao ngay Theo ý nghĩa nguyên thủy, nghiệp vụ Arbitrage là việc lợidụng chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường ngoại hối khác nhau để thu lời thông qua hoạtđộng mua bán Nội dung của nghiệp vụ này bao gồm việc mua một lượng ngoại tệ nhấtđịnh tại một thị trường hối đoái rẻ nhất hoặc bán một lượng ngoại tệ ở thị trường đắt nhấtvào một thời điểm nhất định Việc mua với tỷ giá thấp và bán với tỷ giá cao gọi làArbitrage chênh lệch hay Arbitrate không gian Mục đích của việc kinh doanh ngoại tệchênh lệch là để bảo toàn vốn và kiếm lời nhờ chênh lệch giá tại các thị trường khácnhau
Giao dịch có kỳ hạn (Forward exchange trading): Giao dịch ngoại hối kỳ hạn là
nghiệp vụ kinh doanh, trong đó, các yếu tố của giao dịch (tỷ giá, số tiền, ngày giao dịch)được xác định ở thời điểm hiện tại, còn việc thực hiện chúng thì ở một thời điểm trongtương lai Hay nói cách khác, đó là việc mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận sẽ tiến hànhsau một thời gian nhất định, theo một tỷ giá thoả thuận lúc ký kết hợp đồng Khác vớinghiệp vụ mua bán giao ngay là kinh doanh chênh lệch giá để kiếm lời, nghiệp vụ muabán kỳ hạn chủ yếu là để phòng ngừa rủi ro do biến động của tỷ giá tại thời điểm chuyểnđổi quyền sở hữu về tài sản hữu hình của các chủ thể trong nước và nước ngoài với tỷ giátại thời điểm thanh toán giao dịch trong tương lai
Nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ (SWAP): Nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ là một nghiệp vụ đặc
biệt kết hợp giữa việc mua trao ngay và bán theo thể thức các kỹ thuật cổ truyền khi kết
Trang 15thúc các giao dịch có kỳ hạn nhằm bảo toàn vốn, lợi dụng những thay đổi hiện tại và dựđoán chênh lệch lãi suất để tránh rủi ro và kiếm lời Đây là hình thức, cùng một lúc, ngânhàng đồng thời thực hiện hai nghiệp vụ: một giao dịch giao ngay theo tỷ giá giao ngay vàmột giao dịch kỳ hạn theo hướng ngược lại được thực hiện cùng với một tài khoản đốiứng với cùng một bạn hàng Phí tổn của giao dịch phụ thuộc vào chênh lệch lãi suất củahai đồng tiền tính theo số ngày trên cơ sở tỷ giá giao ngay.
Nghiệp vụ quyền lựa chọn tiền tệ (Currency options): Hợp đồng quyền chọn tiền tệ
cho phép người mua hợp đồng có quyền (không phải nghĩa vụ) mua hoặc bán tiền tệ tạimột mức tỷ giá đã thoả thuận trước (gọi là tỷ giá quyền chọn) trong tương lai Do quyềnchọn là một tài sản chính nên nó có giá trị, vì thế trong hợp đồng này, người mua phải trảcho người bán một khoản đảm bảo, thông qua đó, người mua được quyền mua hay bánmột loại ngoại tệ nào đó Mặt khác họ có thể chối bỏ quyền lựa chọn của mình nếu thấybất lợi Nếu huỷ hợp đồng, họ sẽ mất tiền đặt cọc đảm bảo thực hiện hợp đồng nhưng sốtiền mất này nhỏ hơn nhiều so với việc thực hiện giá trị hợp đồng Ngược lại, đối vớingười bán hợp đồng quyền chọn không có bất kỳ sự lựa chọn nào ngoài việc sẵn sànggiao dịch khi người mua muốn, họ phải chịu rủi ro không hạn mức khi tỷ giá biến đổikhông thuận lợi cho anh ta
Hợp đồng tương lai (Futures): Hợp đồng tương lai là một thoả thuận về việc bán
một tài sản trong tương lai tại một mức giá cố định Giá cả được thoả thuận hôm naynhưng việc giao nhận tài sản và thanh toán xảy ra sau này Các hợp đồng tương lai được
sử dụng để phòng ngừa rủi ro và đầu cơ Đây là loại hợp đồng đã được tiêu chuẩn hoá vàđược thực hiện trên sàn giao dịch của Sở giao dịch tiền tệ tương lai
1.2.4 Bảo lãnh quốc tế
Bảo lãnh ngân hàng là một hợp đồng giữa hai bên, một bên là ngân hàng phát hànhbảo lãnh (guarantor) và một bên là người thụ hưởng bảo lãnh (benefiary), trong đó bênbảo lãnh cam kết sẽ hoàn trả một khoản tiền nhất định cho người thụ hưởng trong trườnghợp người được bảo lãnh (account party) không thực hiện một nghĩa vụ nào đó được quyđịnh trong bảo lãnh
Trang 16Bảo lãnh ngân hàng mang tính độc lập và tách biệt trong quan hệ vay nợ hoặc hợpđồng mua bán Trong đó, bảo lãnh quốc tế là loại bảo lãnh mà người yêu cầu bảo lãnh,người được bảo lãnh và ngân hàng đứng ra bảo lãnh ngoài phạm vi một quốc gia Mụcđích của bảo lãnh là nhằm ngăn chặn những rủi ro có thể phát sinh trong các dịch vụ muabán không thường xuyên đồng thời bù đắp những thiệt hại về mặt tài chính cho người thụhưởng một cách nhanh chóng và chắc chắn vì thế có mục đích thực hiện ngay.
Bảo lãnh ngân hàng có chức năng sau:
* Bảo lãnh ngân hàng mang chức năng pháp lý vì nhà xuất khẩu thông qua thư bảolãnh do ngân hàng của mình mở thừa nhận nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của mình
* Bảo lãnh ngân hàng mang chức năng thúc đẩy: Việc thanh toán bảo lãnh dựa trên
sự vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh Người thụ hưởng luôn có quyền yêu cầungân hàng phát hành thanh toán bảo lãnh nếu người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng.Người được bảo lãnh thì luôn chịu áp lực của việc bồi hoàn bảo lãnh Như vậy bảo lãnh
có vai trò đốc thúc người được bảo lãnh thực hiện hợp đồng
* Bảo lãnh ngân hàng còn mang chức năng đền bù vì trong trường hợp hợp đồngkhông được thực hiện, người nhập khẩu được nhận tiền bồi thường phát sinh
Bảo lãnh ngân hàng có những đặc điểm cơ bản sau:
* Tính độc lập là một đặc điểm quan trọng của dịch vụ bảo lãnh ngân hàng Điều đó
có nghĩa là bảo lãnh ngân hàng tồn tại độc lập với hợp đồng cơ sở phát sinh nhu cầu bảolãnh Mặc dù mục đích của việc bảo lãnh là bồi hoàn cho người thụ hưởng những thiệthại từ việc không thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng của người được bảo lãnh nhưngviệc thanh toán một bảo lãnh chỉ hoàn toàn căn cứ vào hợp đồng bảo lãnh mà không đượcviện dẫn đến những tranh chấp trong hợp đồng cơ sở
* Trách nhiệm của ngân hàng chỉ là trách nhiệm tài chính: Ngân hàng không cótrách nhiệm cung cấp hàng hoá hay thực hiện một hành động cụ thể nào thay cho nghĩa
vụ không được thực hiện Ngân hàng chỉ có trách nhiệm trả cho người nhận bảo lãnhtrong trường hợp người uỷ nhiệmvi phạm hợp đồng
Hoạt động bảo lãnh thường được tiến hành trên cơ sở văn bản pháp lý quốc tế thôngdụng của bảo lãnh là "Các quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu của Phòng thương
Trang 17mại quốc tế số 458, ban hành vào tháng 04/1992" (URDG 458) Bảo lãnh quốc tế cónhiều loại, căn cứ vào mục đích của bảo lãnh có: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiệnhợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh tiền ứng trước, bảo lãnh nhận hàng; theo phươngthức phát hành bảo lãnh : bảo lãnh trực tiếp, bảo lãnh đối ứng, bảo lãnh xác nhận
1.2.5 Tài trợ xuất nhập khẩu
* Tín dụng tài trợ cho người xuất khẩu: Ngân hàng thương mại cho các thương nhânxuất khẩu vay dưới hình thức như chiết khấu hối phiếu, cầm cố hàng hoá, cho vay trongquá trình sản xuất Người xuất khẩu có thể vay ngân hàng bằng cách chiết khấu các hốiphiếu chưa đến hạn trả tiền Đây là loại tín dụng rất phổ biến ở các nước Số tiền vaybằng cách chiết khấu hối phiếu thường nhỏ hơn số tiền ghi trên hối phiếu Số tiền chênhlệch là lợi tức chiết khấu Ngân hàng còn cho người xuất khẩu vay căn cứ vào quá trìnhchuẩn bị và thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hoá và cung ứng dịch vụ Tín dụng ngânhàng cấp cho người xuất khẩu là loại tín dụng có hàng hoá làm vật đảm bảo Vì vậy, hạnmức được vay có khi đạt tới 80% giá trị hàng hoá và thời hạn vay là ngắn hạn
* Tín dụng tài trợ cho người nhập khẩu: Các ngân hàng thương mại cấp tín dụng chongười nhập khẩu dưới hình thức cho vay thấu chi, mở thư tín dụng thương mại, chấpnhận hối phiếu Trong các hình thức đó, chấp nhận hối phiếu và vay thấu chi là hìnhthức phổ biến hơn cả Việc chấp nhận trả tiền hối phiếu cho người nhập khẩu rõ ràng làkhông được tín nhiệm bằng sự chấp nhận trả tiền bằng hối phiếu của ngân hàng Vì vậy,người xuất khẩu thường yêu cầu người nhập khẩu phải dùng ngân hàng thương mại làngười chấp nhận những hối phiếu mà họ ký phát và chuyển thẳng hối phiếu cho ngânhàng người nhập khẩu Ngân hàng phải sử dụng vốn của mình phải chịu rủi ro và tổn thấtxảy ra đối với hối phiếu do vậy ngân hàng phải thu thủ tục phí chấp nhận cao Ngân hàngtheo yêu cầu người nhập khẩu có thể chấp nhận từng chuyến giao hàng riêng biệt và cũng
có thể chấp nhận bao, tức là chấp nhận một hạn ngạch nhất định Một hình thức chấpnhận không kém phần phổ biến trong ngoại thương là tái chấp nhận Tái chấp nhận là mộthình thức phổ biến trong đó người xuất khẩu không chuyển hối phiếu đến ngân hàngphục vụ người nhập khẩu yêu cầu chấp nhận trả tiền, mà chuyển đến một ngân hàng hạngnhất mà hai bên đã thoả thuận yêu cầu chấp nhận