Giải pháp phát triển các làng nghề

Một phần của tài liệu Tiềm năng phát triển du lịch huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương (Trang 56 - 57)

– Đẩy mạnh công tác bảo tồn làng nghề

Các làng nghề truyền thống của huyện Bình Giang đã tồn tại hàng trăm năm, đã trải qua nhiều bước phát triển dưới nhiều triều đại khác nhau. Ngày nay trong xu thế mở cửa thì nghề thủ công truyền thống lại có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của đất nước. Công tác khôi phục, bảo tồn cần được thực hiện :

+ bảo tồn, bảo quản các làng nghề

+ xây dựng bảo tàng làng nghê với quy mô vừa phải, vừa trưng bày các sản phẩm lang nghề của các xã trong huyện vừa bán các sản phẩm đó .

+ xây dựng các điểm du lịch, tham quan nơi có các làng nghề thủ công truyền thống .

+ khôi phục lại các lễ hội làng nghề truyền thống, để giới thiêu với khách về làng nghề.

–Tập trung đầu tư xây dựng phát triển làng nghề và du lịch làng nghề Để làng nghề phát triển đi vào sản xuất có lề nếp thì không chỉ đòi hỏi có các dự án quy hoạch phát triển mà còn cần có nguồn vốn đầu tư để phát triển .

Nguồn vốn này được sử dụng vào việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc sản xuất ở các nghề, để tạo ra các sản phẩm độc đáo, đặc sắc của vùng .

Bên cạnh đó cần xây dựng các tour du lịch làng nghề, nối kết các làng nghề trong huyện với các làng nghề khác trong tỉnh và ngoài tỉnh.

–Tăng cường quảng bá cho làng nghề

Hiện nay hoạt động quảng bá cho các sản phẩm làng nghề chưa phát triển, để có thể thúc đẩy các làng nghề phát triển thì cần có một chiến lược quảng bá rộng rãi, trước hết cần khảng định thương hiệu của làng nghề, xây dựng các web của làng nghề .

Các làng nghề phải chủ động tham gia vào các liên hoan du lịch lang nghề, các hội chợ giớ thiệu sản phẩm thủ công truyền thống, các cuộc thi về làng nghề tổ chức hàng năm.

Một phần của tài liệu Tiềm năng phát triển du lịch huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương (Trang 56 - 57)