LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, công cuộc cải cách toàn diện và triệt để Hệ thống kế toán Việt Nam, trong đó kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp đó được tiến hành một cách khẩn trương v
Trang 1TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP LỚP BỒI DƯỠNG TIÊU CHUẨN NGẠCH CHUYÊN VIÊN
TÊN ĐỀ TÀI GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG VỀ XỬ LÝ VI PHẠM NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA ĐƠN
Trang 3MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG 4
I GIỚI THIỆU TÌNH HUỐNG 4
1 Hoàn cảnh ra đời 4
2 Diễn biến tình huống 3
II PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 8
1 Cơ sở lý luận và pháp lý 8
2 Phân tích tình huống 9
3 Nguyên nhân 7
4 Hậu quả 11
III XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 10
1 Mục tiêu 13
2 Đề xuất các phương án xử lý và chọn phương án tối ưu 13
IV XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN 14
V KIẾN NGHỊ 19
KẾT LUẬN 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm qua, công cuộc cải cách toàn diện và triệt để Hệ thống kế toán Việt Nam, trong đó kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp đó được tiến hành một cách khẩn trương và mang lại nhiều thành công to lớn, có thể đánh giá một cách tổng quát là kể từ khi có Luật ngân sách Nhà nước đó làm thay đổi căn bản
về bản chất trong quản lý tài chính công trong các đơn vị Xuất phát từ quan điểm đổi mới và hoàn thiện, tăng cường công tác quản lý tài chớnh đối với các đơn vị sử dụng ngân sách, Bộ Tài Chính đó ban hành quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp áp dụng cho tất cả các đơn vị hành chính sự nghiệp trong cả nước
Hạch toán kế toán với tư cách là bộ phận cấu thành của công cụ quản lý tài chính, Hạch toán kế toán đã góp phần tích cực vào sự thành công của công cuộc đổi mới kinh tế, với chức năng tổ chức và cung cấp thông tin kinh tế tài chính tin cậy cho các quyết định về kinh tế, kế toán cũng cần và thực sự đổi mới, cần được cải cách
Đã gần 20 năm tính từ ngày Pháp lệnh kế toán và thống kê có hiệu lực, hệ thống kế toán hình thành những nguyên tắc kế toán, kinh tế thị trường từng bước tạo dựng khuôn khổ pháp lý cho kế toán trong môi trường chung của thông lệ quốctế.Chuẩn mực kế toán và kiểm toán kế toán đã được nghiên cứu và vận dụng Hệ thống kế toán chuẩn mực, kế toán Quốc gia đã bắt đầu được thiết lập, tạo môi trường tin cậy cho đầu tư và thương mại.Kế toán không chỉ cung cấp thông tin, cung cấp thước đo hiệu quả đầu tư,hiệu quả hoạt động kinh doanh mà còn là công cụ hữu hiệu để kiểm kê, kiểm soát mọi nguồn lực Quốc gia của từng lĩnh vực kinh tế xã hội Đó là những hành trang quan trọng và quý giá của kế toán Việt Nam khi bước vào kinh tế trí thức của khoa học thông tin,của thời kỳ kinh tế mở hội nhập và củng cố vị thế Việt Nam trên trường Quốc tế
Trang 5Kế toán đơn vị sự nghiệp là một bộ phận của hệ thống kế toán nhà nước, có chức năng tổ chức hệ thống thông tin toàn diện liên tục và có hệ thống về tình hình tiếp nhận và sử dụng vốn,kinh phí, tài sản công ở các đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước và các đơn vị sự nghiệp nói chung
Pháp lệnh kế toán tài chính, các Quyết định, các Thông tư,các Nghị Quyết, Nghị định về vấn đề tài chính kế toán cũng đã được ủy ban Nhân dân tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác tài chính kế toán và đặc biệt được sự hướng dẫn trực tiếp của Sở Tài chính Hà Giang vấn đề tài chính kế toán trong các cơ quan, ban ngành, công sở trên địa bàn toàn tỉnh đã nắm bắt kịp thời các chủ trương của
Bộ Chính trị, của Chính Phủ đối với tài chính các cơ quan đơn vị
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, việc kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc còn bị gián đoạn không liên tục, đôi lúc còn không kịp thời còn có chỗ buông lỏng trong quản lý,dẫn tới trách nhiệm của một số cán bộ chưa cao,nên khi đi vào tổ chức thực hiện còn nhiều sai sót, trì trệ,dẫn đến thất thoát tiền của ngân sách nhà nước
Từ nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề trên, trong khóa học Quản lý Nhà nước ngạch Chuyên viên Khóa tại trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
tôi đã chọn đề tài tiểu luận cuối khóa, xử lý tình huống : Xử lý vi phạm nguyên
tắc quản lý tài chính của Quỹ khuyến nông cụ thể là trong việc sử dụng
nguồn vốn quỹ của đơn vị
Do kiến thức quản lý nhà nước thật rộng rãi và bao trùm nhiều lĩnh vực, và kinh nghiệm trải qua thực tế chưa nhiều, trình độ tiếp thu còn nhiều hạn chế nên bài viết tiểu luận này không thể tránh khỏi thiếu sót Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các Thầy cô giáo, để tôi có thêm kiến thức sâu rộng hơn về quản
lý hành chính nhà nước, những vấn đề về quản lý tài chính, về pháp luật, pháp chế của nhànước Đó là điều kiện cần thiết cho tôi trong công tác quản lý tài chính ở đơn vị
Trang 6Kính mong sự trao đổi, góp ý của thầy, cô giáo để tôi có thể rút kinh nghiệm và vận dụng vào thực tiễn công tác của mình, nhằm làm tốt chức năng tham mưu cho lãnh đạo cơ quan về công tác quản lý ngân sách nhà nước
Trang 7Điều 2 Tổ chức hoạt động
Quỹ có tài khoản riêng mở tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội Quỹ được sử dụng con dấu của Trung tâm Khuyến nông để giao dịch và sử dụng bộ máy kế toán của Trung tâm để quản lý tài chính Quỹ Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội là chủ tài khoản Quỹ
Điều 3 Nguyên tắc hoạt động
1) Quỹ cho vay theo nguyên tắc bảo toàn vốn và không vì mục đích lợi nhuận; cho vay đúng đối tượng, đúng quy định của Quy chế này và tuân thủ chế
độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước
Điều 4 Nguồn hình thành Quỹ
1) Nguồn vốn ngân sách Thành phố: Vốn ngân sách Thành phố cấp lần đầu để thành lập Quỹ Hàng năm, ngân sách Thành phố thực hiện cấp bổ sung vốn Quỹ theo Quyết định của UBND Thành phố;
3) Nguồn vốn kết dư của Quỹ năm trước chuyển sang
4) Nguồn trích từ phí quản lý Quỹ theo quy định
Điều 7 Quy trình và nội dung thẩm định dự án vay vốn
Trang 8Việc thẩm định dự án vay vốn Quỹ được thực hiện qua 2 bước: thẩm định cấp cơ sở và thẩm định cấp Thành phố
3 Đối với Dự án vay vốn có mức vay dưới 100 triệu đồng/dự án thì không qua bước thẩm định cấp Thành phố Hội đồng thẩm định cấp Thành phố ủy quyền cho Giám đốc Trung tâm Khuyến nông ký hợp đồng vay vốn theo quy định và theo mức vốn vay đã được Hội đồng các cấp thẩm định; Định kỳ 6 tháng
và 01 năm, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông báo cáo Hội đồng thẩm định cấp Thành phố
4 Thành phần Hội đồng thẩm định:
a) Hội đồng thẩm định cấp cơ sở gồm có các thành viên sau:
Giám đốc Trung tâm Khuyến nông (Chủ trì);
Trưởng các Phòng, ban có liên quan trong Trung tâm;
Trạm trưởng các Trạm Khuyến nông liên quan
Ngày 30/03/2012 liên Sở Tài chính – Nông nghiệp nông thôn tiến hành kiểm tra quyết toán năm 2011 Quỹ khuyến nông theo quy định Theo báo cáo quyết toán của đơn vị:
I.Nguồn vốn Quỹ:
1.1Kinh phí năm trước chuyển sang:
1.2Kinh phí thực nhận trong năm:
1.3Kinh phí được sử dụng trong năm:
1.4 Dư nguồn vốn Quỹ 31/12/2012:
- Nguồn cho vay:
- Quỹ dự phòng:
- Quỹ Khen thưởng:
2 Phí quản lý quỹ 2012 (0,5%):
Trang 9-Thu phí quản lý quỹ:
- Phân bổ cụ thể:
+ Chi hoạt động công tác quản lý quỹ(50%):
+ Trích dự phòng (25%):
+ Trích quỹ khen thưởng(5%):
+ Bổ sung nguồn vốn Quỹ(20%):
Tuy nhiên, qua rà soát sổ sách kế toán và kiểm kê quỹ tiền mặt dự phòng và khen thưởng phát hiện;
-Theo báo cáo quyết toán, nguồn vốn Quỹ cho vay đến 31/12/2012 là 99.184.072.662 đồng, dư nợ các hộ vay vốn đến 31/12/2012 là 99.858.700.000 đồng, chênh lệch 674.627.338 đồng Nguyên nhân đơn
vị sử dụng sử dụng quỹ dự phòng và khen thưởng nhàn rỗi chưa sử dụng
để cho các hộ vay vốn
Ngày 25/12/2008, UBND Thành phố Hà Nội có quyết định số 116/2008/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 2009 trên địa bàn Thành phố, theo đó:
Tổng thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Y là 699.566 triệu đồng Thu ngân sách huyện được hưởng sau điều tiết là 237.795 triệu đồng
Số bổ sung cân đối từ ngân sách thành phố: 343.260 triệu đồng
Tổng chi cân đối ngân sách huyện: 581.055 triệu đồng
Ngay từ những tháng đầu năm 2009, trên cơ sở kế hoạch được giao, dưới
sự chỉ đạo của UBND huyện Y, các cơ quan, ban ngành, các đơn vị đã tiến hành phối hợp triển khai công tác thu chi ngân sách Đồng thời, giao dự toán cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực, từng đơn vị, xã phường theo kế hoạch
Trang 10Tuy nhiên, nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2009 được triển khai trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thách thức lớn Kinh tế toàn cầu từ cuối năm 2008 đã xấu đi nhanh chóng và trở thành một trong những cuộc suy thoái kinh tế nặng nề nhất trong lịch sử, tác động lớn đến kinh tế
cả nước nói chung và đến huyện Y nói riêng
Đến tháng 9/2009 hoạt động thu chi ngân sách huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, giá cả nông sản biến động có phần bất lợi cho người sản xuất và các doanh nghiệp kinh doanh của địa phương, tiềm ẩn các yếu tố bất ổn; tình trạng một số doanh nghiệp tư nhân vỡ nợ gây nhiều bất lợi cho công tác thu ngân sách
Thực hiện chính sách chung của Nhà nước trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp tháo gỡ bớt khó khăn, địa phương đã nghiêm túc thực hiện chính sách miễn giảm, giãn thuế cho các doanh nghiệp và cá nhân gặp khó khăn, việc làm này đã tác động làm giảm thu phần nào ngân sách địa phương
Đồng thời, thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tiếp hai vụ đông xuân và vụ mùa làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, xảy ra tình trạng thiếu đói ở một số vùng, phải tập trung nhiều nguồn kinh phí để khắc phục và hỗ trợ
Đánh giá tổng quát hoạt động thu, chi NSNN 9 tháng đầu năm 2009 của huyện Y như sau
Với kết quả đánh giá thu như trên, theo phân cấp quản lý NSNN hiện hành, thu cân đối ngân sách huyện dự kiến sẽ hụt so với dự toán (khoảng 23.779 triệu đồng)
Trang 11Về thực hiện dự toán chi NSNN:
Chi ước thực hiện cả năm đạt 582.655 triệu đồng đạt 100,2% dự toán giao, đáp ứng đầy đủ các nhiệm vụ chi theo tiến độ và dự toán được duyệt
Số tăng chi ngoài dự toán chủ yếu là kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh
2 Diễn biến tình huống
Ngày 5/10/2009, UBND huyện Y, có tờ trình gửi UBND Thành phố và Sở Tài chính về việc xin bổ sung cân đối do dự đoán mất cân đối thu chi ngân sách năm 2009, cụ thể như sau:
Thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh ngân sách huyện được hưởng đến tháng 9/2009 ước chỉ đạt khoảng 60%
Trước tình hình thực tế trên địa bàn huyện, ước tính đến cuối năm sẽ hụt thu về thuế khoảng 23.779 triệu đồng
Về nhiệm vụ chi vẫn phải đảm bảo theo kế hoạch theo dự toán được giao
và có phần phải tăng chi do trợ cấp khắc phục dịch bệnh ở một số địa bàn ước tính khoảng 1.600 triệu đồng
Để đảm bảo thực hiện kế hoạch thu chi được UBND Thành phố giao, đề
nghị ngân sách Thành phố hỗ trợ, bổ sung cân đối cho ngân sách huyện 25.379
Trang 12- Luật Ngân sách Nhà nước 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002
- Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
- Nghị định số 73/2003/NĐ - CP ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ ban hành Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương;
- Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ tài chính về việc Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước
2 Phân tích tình huống
Làm việc cụ thể với Trưởng phòng Tài chính kế hoạch huyện Y, Chi cục trưởng chi cục thuế huyện Y, đại diện của UBND huyện Y, đồng thời qua nắm bắt tình hình thực tế tại địa bàn trước tình huống này, tôi thấy:
Về dự toán giao đầu năm của UBND Thành phố:
Số liệu giao dự toán thu chi ngân sách năm 2009 là đúng theo phân cấp quản lý ngân sách, đúng theo luật định và phù hợp với tình hình tại địa bàn huyện
Dự toán chi Ngân sách nhà nước tương đối sát, đồng thời việc chi hỗ trợ khắc phục thiên tai, dịch bệnh kéo dài ở một số vùng là thực sự cần thiết và cấp bách nhằm ổn định cuộc sống đồng bào, dân cư
Về tình hình thực hiện thu chi ngân sách:
Xét về góc độ tập trung thu tại địa bàn huyện Y tôi thấy nguồn thu thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh là nguồn thu chủ yếu, trọng tâm, do thực hiện chính sách chung của Nhà nước về miễn, giãn, giảm thuế cho
Trang 13doanh nghiệp khiến cho thu thuế của địa phương bị giảm, ước khoảng 13.613 triệu đồng
Mặt khác, công tác quản lý thu ngân sách còn một số tồn tại chủ yếu sau: việc xử lý nợ đọng thuế còn nhiều bất cập, chưa có giải pháp tích cực trong phối hợp quản lý giữa cơ quan thuế và các cấp chính quyền nhất là nợ thu tiền đấu giá quyền sử dụng đất, các khoản thu trong xử lý sắp xếp tài sản công là nhà đất; tình trạng buôn lậu, trốn thuế trong khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa được kiểm soát chặt chẽ; việc chống thất thu, trốn thuế, nợ đọng thuế… còn yếu, công tác nuôi dưỡng nguồn thu ổn định chưa được triển khai hiệu quả, dẫn đến hụt thu so với dự toán được giao ước là 10.166 triệu đồng Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất cân đối trong việc thực hiện nhiệm vụ thu chi
Trong thực hiện dự toán thu chi NSNN huyện Y đã có những biện pháp tiết kiệm chi, cắt giảm những khoản chi chưa thật cần thiết nhưng trên thực tế việc làm trên vẫn chưa đem lại nhiều hiệu quả
Về khía cạnh quản lý điều hành:
Nếu chính quyền địa phương, các cấp, các ngành không có những giải pháp tích cực và tối ưu nhất thì sẽ có nguy cơ hụt thu (thu không đạt kế hoạch giao) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dự toán thu - chi Ngân sách huyện, gây mất cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn và sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn
Nhưng nếu đề xuất giải quyết những khó khăn, thiếu hụt trên theo tờ trình của UBND huyện thì sẽ ảnh hưởng đến dự toán thu chi Ngân sách chung của cả thành phố Hơn nữa, dự toán và thực hiện dự toán thu chi NSNN năm là nhiệm
vụ, trách nhiệm của một cấp NSNN mà cụ thể ở đây là ngân sách huyện
Phân cấp quản lý ngân sách nhằm tạo thế chủ động và khuyến khích tính năng động của chính quyền địa phương, trong quá trình lập, chấp hành điều
Trang 14hành quản lý thu chi ngân sách, UBND huyện phải chủ động thực hiện các giải pháp quản lý điều hành NSNN theo quy định của pháp luật nhằm tạo nguồn thu, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi đảm bảo chi đúng, chi đủ, chi có hiệu quả, xử
lý tốt các khoản nợ đọng thuế, các khoản chi không đúng mục đích, không đúng chế độ quy định
Nếu giải quyết theo đề nghị của UBND huyện sẽ không đảm bảo đúng nguyên tắc "lượng thu mà chi" dẫn đến tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự trợ cấp của NSNN cấp trên và cũng là sự thiếu trách nhiệm trong điều hành thực hiện dự toán thu chi NSNN
Trước tình hình mất cân đối trong việc thực hiện thu chi như vậy, cấp ủy, chính quyền địa phương, các ban ngành có liên quan lại không cùng nhau phối hợp, bàn bạc, để tìm ra giải pháp tốt nhằm bù đắp những thiếu hụt trên mà trông chờ, ỷ lại vào ngân sách cấp trên là hoàn toàn không đúng với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác quản lý và điều hành NSNN
3 Nguyên nhân
a) Nguyên nhân khách quan
Kinh tế toàn cầu từ cuối năm 2008 đã xấu đi nhanh chóng, gây nên cuộc suy thoái kinh tế nặng nề nhất trong lịch sử, tác động lớn đến kinh tế cả nước nói chung và đến thành phố Hà Nội nói riêng Việc thu ngân sách khó khăn, dẫn đến việc ngân sách Thành phố cấp thêm vốn cho Quỹ khuyến nông không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người dân tham gia sản xuất nông nghiệp Trong khi quỹ dự phòng, quỹ thi đua khen thưởng nhàn rỗi tương đối lớn, tồn tại quỹ của đơn vị
b) Nguyên nhân chủ quan
Trong quá trình quản lý, điều hành dự toán thu ngân sách, huyện chưa tập trung chỉ đạo các cơ quan có liên quan chủ động phối hợp, triển khai, đánh giá
và dự báo tình hình thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn, Từ đó tìm ra giải