Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề trên tôi chọn đề tài: „Xử lý tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục để về việc làm sai lệch hồ sơ, bạ học của học sinh Trung học phổ
Trang 10
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG
-*** -
LÊ HỒNG CHUNG
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VỀ VIỆC LÀM SAI LỆCH HỒ SƠ, HỌC BẠ
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN
LỚP: K6A - 2015
HÀ NỘI – 2015
Trang 21
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
PHẦN MỞ ĐẦU 2
I NỘI DUNG TÌNH HUỐNG 4
1 Hoàn cảnh ra đời 4
2 Diễn biến tình huống 4
II PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 7
1 Cơ sở lý luận và pháp lý 7
2 Mục tiêu 14
3 Phân tích tình huống 15
4 Hậu quả 16
III XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 17
1 Mục tiêu xử lý tình huống 17
2 Xây dựng các phương án xử lý 17
3 So sánh các phương án 17
IV XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN 18
V KIẾN NGHỊ. 19
KẾT LUẬN 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
Trang 3an nhân dân Theo Thông tư trên thì việc tuyển sinh của các trường ĐH, học viện thuộc lực lượng công an nhân dân (CAND) thì tất cả thí sinh dự thi vào học viện, các trường ĐH của Bộ Công an đều phải qua sơ tuyển tại công an các tỉnh, thành phố nơi thí sinh đăng ký hộ khẩu thường trú Chỉ sơ tuyển sức khỏe và xác minh hồ sơ lý lịch, không yêu cầu sơ tuyển năng khiếu Thí sinh phải đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn sau mới đủ điều kiện dự thi vào các trường CAND Trong đó có quy định điều kiện, cụ thể:
Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, trong 3 năm học THPT có học lực từ loại trung bình, xếp loại hạnh kiểm khá, tốt Trong đó 3 môn thuộc khối dự thi đạt 6.00 điểm/1 môn trở lên; Đối với học sinh nữ về học lực 3 năm THPT đạt loại khá trở lên, điểm 3 môn thuộc khối dự thi đạt từ 7.00 điểm/1 môn trở lên Có hạnh kiểm 3 năm THPT đạt từ loại khá, tốt Riêng đối tượng là học sinh đang học lớp 12 chỉ tính hạnh kiểm và học lực học kỳ I của lớp 12
Bộ Công an chỉ tuyển vào ĐH và trung học CAND đối với những thí sinh đạt yêu cầu sơ tuyển và dự thi vào một trong các Học viện, ĐH CAND Thí sinh dự thi ĐH nếu không trúng tuyển sẽ được dự xét tuyển vào trung học Việc xét tuyển vào trung học được thực hiện theo nguyên tắc lấy điểm liền
kề từ cao trở xuống theo chỉ tiêu của công an các đơn vị, địa phương (chỉ tiêu xét tuyển vào trung học được thông báo theo đường nội bộ cho công an các đơn vị, địa phương)
Những thí sinh không trúng tuyển vào các trường công an thi theo đề chung của Bộ GD-ĐT được tham gia xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ theo qui định chung
Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, có rất nhiều trường đã có hiện tượng làm giả học bạ và các giấy tờ cho học sinh dự tuyển vào các trường Công an nhân dân
Trang 4Hà Nội đã tiếp nhận hồ sơ vụ việc và giải quyết dứt điểm các trường hợp được chuyển đến, bước đầu kết hợp với các đơn vị làm lành mạnh hoá công tác tuyển sinh trong giai đoạn hiện nay Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề trên tôi chọn đề tài: „Xử lý tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục để về việc làm sai lệch hồ sơ, bạ học của học sinh Trung học phổ thông” làm tiểu luận cho khoá bồi dưỡng ngạch chuyên viên tại trường Đào tạo cán bộ
Lê Hồng Phong
2 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
- Phân tích nguyên nhân, đưa ra giải pháp giải quyết tình huống công việc cụ thể
- Đúc rút từ kinh nghiệm quản lý, chỉ đạo thành những biện pháp xử lý tình huống, giải quyết công việc của cán bộ, công chức Sở, ngành thuộc lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT)
- Đề xuất, kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên
3 Phạm vi nghiên cứu
Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành giải quyết công việc trong phạm vi cấp Sở, ngành thuộc lĩnh vực GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
- Phương pháp nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp phân tích
Trang 54
I NỘI DUNG CỦA TÌNH HUỐNG
1 Hoàn cảnh ra đời
Ngày 12/5/2015 Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tiếp nhận công văn
số 10054/CAHSS-ĐT ngày 02/5/2015 về việc “Phối hợp xác minh hồ sơ học sinh có dấu hiệu làm giả” Nội dung công văn đề cập: Công an huyện Sóc Sơn
đã phát hiện có 03 học sinh trên địa bàn huyện Sóc Sơn, trong đó có 02 học sinh trường THPT A và 01 học sinh trường THPT B không trung thực trong việc làm hồ sơ sơ tuyển vào các trường Đại học Công an Nhân dân trong năm
2015
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, Văn phòng
Sở và phòng Thanh tra Sở GD&ĐT Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, xác minh nội dung vụ việc tại trường THPT A, trường THPT B
2 Diễn biến tình huống
Để tham gia nộp hồ sơ dự tuyển vào các trường Công an Nhân dân, với yêu cầu các thí sinh đã tốt nghiệp THPT, trong 3 năm học THPT có học lực từ loại trung bình, xếp loại hạnh kiểm khá, tốt Trong đó 3 môn thuộc khối dự thi đạt 6.00 điểm/1 môn trở lên; Đối với học sinh nữ về học lực 3 năm THPT đạt loại khá trở lên, điểm 3 môn thuộc khối dự thi đạt từ 7.00 điểm/1 môn trở lên
Có hạnh kiểm 3 năm THPT đạt từ loại khá, tốt Riêng đối tượng là học sinh đang học lớp 12 chỉ tính hạnh kiểm và học lực học kỳ I của lớp 12
Bộ Công an chỉ tuyển vào ĐH và trung học CAND đối với những thí sinh đạt yêu cầu sơ tuyển và dự thi vào một trong các Học viện, ĐH CAND Thí sinh dự thi ĐH nếu không trúng tuyển sẽ được dự xét tuyển vào trung học
Việc xét tuyển vào trung học được thực hiện theo nguyên tắc lấy điểm liền kề từ cao trở xuống theo chỉ tiêu của công an các đơn vị, địa phương (chỉ tiêu xét tuyển vào trung học được thông báo theo đường nội bộ cho công an các đơn vị, địa phương)
Những thí sinh không trúng tuyển vào các trường công an thi theo đề chung của Bộ GD-ĐT được tham gia xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ theo qui định chung
Do đó, một số học sinh tuy không đủ điều kiện dự tuyển nhưng có mong muốn được tham gia dự tuyển vào các trường Công an nên đã nhờ giáo viên nhà trường dựa vào mối quan hệ gia đình hoặc tâm lý muốn tạo điều kiện thuận lợi cho chính những học sinh của mình Sau khi 03 học sinh trên nộp hồ
sơ đăng ký dự tuyển cho công an huyện Sóc Sơn và đã bị Công an huyện Sóc
Trang 6Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, Tổ công tác gồm: Văn phòng Sở, phòng Thanh tra Sở và phòng Tổ chức cán bộ Sở GD&ĐT Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, xác minh nội dung vụ việc tại trường THPT A, trường THPT B
Ngày 15/5/2015, Tổ công tác của Sở GD&ĐT có buổi làm việc với ông Nguyễn Văn X, Hiệu trưởng trường THPT A, ông Bùi Xuân Y, Phó Hiệu trưởng trường THPT A, ông Nguyễn Tiến Z, Phó hiệu trưởng trường THPT B
để xác minh sự việc Sau khi xác minh được sự việc trên là đúng, tổ công tác của Sở đã yêu cầu Lãnh đạo nhà trường làm báo cáo tường trình sự việc, kiểm điểm để làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân trong lãnh đạo nhà trường Yêu cầu lãnh đạo nhà trường khẩn trương thu hồi ngay các học bạ giả và giữ nguyên học bạ thật cho các em, yêu cầu các giáo viên có liên quan kiểm điểm, nhận thức rõ trách nhiệm của từng cá nhân đối với từng vi phạm
Ngày 17/5/2015, Tổ công tác của Sở đã về làm việc tại các trường THPT A và trường THPT B
Tại trường THPT A, Tổ công tác đã làm việc với 02 CMHS Cụ thể:
1 Ông Lê Văn H, CMHS Lê Thị H lớp 12A10, năm học 2013-2014
2014-2015
Tại trường THPT B, Tổ công tác làm việc với 01 CMHS là bà Phùng Thị
C, CMHS Nguyễn Thị Q lớp 12A1 năm học 2014-2015
Sau khi làm việc với các CMHS, tổ công tác đã có kết luận :
- Hành vi làm giả học bạ là hành vi vi phạm quy định về quản lý hồ sơ người học (Điều 17, nghị định 49/CP ngày 11/4/2005 của Chính phủ) Yêu cầu thu hồi các học bạ giả, các bản photo; không được sử dụng các bản sao học bạ giả vào bất kỳ mục đích nào khác
Trang 76
- Những học sinh nêu trên không đủ điều kiện dự tuyển vào các trường Công an; kiểm điểm để nhận thức rõ các sai phạm, vẫn tiếp tục học tập để dự thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển vào các trường Đại học, Cao Đẳng nếu đủ điều kiện
- Các CMHS đều khẳng định việc các giáo viên làm lại học bạ cho các học sinh trên đều không vì lợi ích vật chất
Tại trường THPT A, Tổ công tác đã làm việc với 02 giáo viên có liên quan trực tiếp Cụ thể:
1 Cô Nguyễn Thu M, GVCN của học sinh Lê Thị H lớp 12A10, năm học 2013-2014
2014-2015
Tại trường THPT B, Tổ công tác làm việc với 01 giáo viên có liên quan trực tiếp Cụ thể: là Thầy Nguyễn Công T, GVCN của học sinh Nguyễn Thị Q
lớp 12A1 năm học 2014-2015
Sau khi làm việc với GV, tổ công tác Sở kết luận:
- Các giáo viên đã vi phạm quy định về quản lý hồ sơ người học (Điều
17, nghị định 49/CP ngày 11/4/2005 của Chính phủ) phải bị xử lý theo quy định; có trách nhiệm cam kết cùng học sinh và gia đình học sinh thu hồi các học bạ giả, không được sử dụng các bản sao học bạ giả vào bất kỳ mục đích nào khác
- Các giáo viên thực hiện hành vi vi phạm nêu trên đều do mối quan hệ tình cảm gia đình, tình cảm thầy trò chứ không vì lợi ích vật chất
- Tổ công tác của Sở yêu cầu kiểm điểm trung thực, làm rõ trách nhiệm
cá nhân, nhận thức hành vi vi phạm và hứa không tái phạm
Tại trường THPT A, tổ công tác đã làm việc với 02 lãnh đạo nhà trường
có liên quan trực tiếp là:
- Ông Bùi Xuân Y, Phó hiệu trưởng trường THPT A, đã ký xác nhận vào 01 cuốn học bạ
- Ông Hoàng Công T, nguyên Hiệu trưởng trường THPT A, đã ký xác nhận vào 01 cuốn học bạ
Tại trường THPT B, tổ công tác đã làm việc với 01 lãnh đạo nhà trường
có liên quan trực tiếp là: Ông Nguyễn Tiến Z, Phó hiệu trưởng trường THPT
B, đã ký xác nhận vào 01 cuốn học bạ
Trang 8- Yêu cầu kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm cá nhân, nhận thức hành vi vi phạm và hứa không tái phạm, rút kinh nghiệm trong công tác quản lý
Tại trường THPT A và trường THPT B, tổ công tác đã lập biên bản và
thu hồi 03 cuốn học bạ giả, biên bản xét kỷ luật các học sinh vi phạm nêu trên, bản tường trình và kiểm điểm của các giáo viên vi phạm
II PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
1 Cơ sở pháp lý
Để giải quyết tình huống trên, theo quy định trong nghị định số 9/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục Tổ công tác Sở GD&ĐT Hà Nội
đã căn cứ vào các quy định cụ thể sau:
Điều 1 Phạm vi điều chỉnh
1 Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục (lĩnh vực dạy nghề không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này), hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả
2 Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục là những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính
3 Những hành vi vi phạm hành chính về giáo dục được quy định tại các nghị định khác của Chính phủ (sau đây gọi là các nghị định có liên quan) thì áp dụng các quy định tại các nghị định đó
Trang 98
Điều 2 Đối tượng áp dụng
1 Cá nhân, tổ chức Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục đều bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định này và các nghị định
có liên quan
2 Cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam đều bị xử phạt như cá nhân, tổ chức Việt Nam theo các quy định tại Nghị định này và các nghị định có liên quan, trừ trường hợp các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác
3 Cá nhân là người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục thì bị xử lý theo các quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính
2 Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục khi có hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này và các nghị định khác của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính có liên quan
3 Một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính một lần
Một người, một tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm
Nhiều người, nhiều tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục thì mỗi người, mỗi tổ chức vi phạm đều bị xử phạt
4 Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp
5 Không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính của cá nhân mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác đã làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng tự điều khiển hành vi của mình
Trang 109
Điều 13 Vi phạm quy định về đánh giá kết quả học tập của người học trong các cơ sở giáo dục phổ thông, trung học chuyên nghiệp và giáo dục đại học
1 Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi không thực hiện đầy đủ các quy định của cơ quan có thẩm quyền về chấm bài, đánh giá, xếp loại kết quả học tập gây ảnh hưởng đến kết quả môn học, học kỳ, năm học của người học theo mức phạt sau đây:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi vi phạm ở giáo dục phổ thông;
b) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm ở giáo dục trung học chuyên nghiệp;
c) Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm ở giáo dục đại học
2 Biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm quy định tại Điều này :
Buộc khôi phục kết quả đánh giá, xếp loại học tập đúng thực tế của người học đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này
Điều 17 Vi phạm quy định về quản lý hồ sơ người học
1 Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi thiếu trách nhiệm trong quản lý
để xảy ra việc sửa chữa học bạ, phiếu điểm hoặc các tài liệu có liên quan đến việc đánh giá kết quả học tập của người học sai quy định, gây hậu quả với các mức phạt sau đây:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với vi phạm từ 1 đến 2 trường hợp người học;
b) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với vi phạm đối với từ 3 đến 5 trường hợp người học;
c) Từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với vi phạm từ 6 trường hợp trở lên
2 Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không lập hoặc lập không đầy đủ hồ sơ quản lý người học theo quy định của Điều lệ nhà trường
3 Biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm quy định tại Điều này:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này gây ra
Trang 1110
sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban
hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Cụ thể, đã vận dụng các điều sau:
Điều 28 Đánh giá kết quả học tập của học sinh
1 Học sinh được kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo Quy chế đánh giá và xếp loại học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo
2 Việc ra đề kiểm tra phải theo quy trình biên soạn đề và căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình môn học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định
3 Việc đánh giá học sinh phải bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh; sử dụng kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học Kết quả đánh giá và xếp loại học sinh phải được thông báo cho gia đình ít nhất là vào cuối học kỳ và cuối năm học
4 Học sinh tiểu học ở trường phổ thông có nhiều cấp học học hết chương trình tiểu học, có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Hiệu trưởng trường phổ thông có nhiều cấp học xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học
5 Học sinh học hết chương trình THCS, có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Trưởng phòng giáo dục và đào tạo cấp bằng tốt nghiệp THCS
6 Học sinh học hết chương trình THPT, có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi tốt nghiệp và nếu đạt yêu cầu thì được Giám đốc sở giáo dục và đào tạo cấp bằng tốt nghiệp THPT Điều 31 Nhiệm vụ của giáo viên trường trung học
1 Giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau đây:
a) Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục
do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;
b) Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;