Vấn đề bức xúc mà hầu hết các đô thị đều gặp phải, như: công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng, vệ sinh môi trường...; tình trạng coi thường kỷ cương, pháp luật, vi phạm t
Trang 1TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG HÀ NỘI
LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K2A.2015
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài: Xử lý vi phạm trong công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây
dựng và quản lý, sử dụng đất đai tại quận Hà Đông
Đơn vị công tác : Phòng Kỹ thuật An toàn Môi trường –
Trang 2
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường, Phòng Đào tạo, quý thầy cô giáo Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường, đồng thời hướng dẫn tận tình cho tôi hoàn thành tiểu luận tình huống này
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới quý Thầy,
Cô chủ nhiệm lớp; quý Thầy, Cô giáo trong nhà trường đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chuyển tải những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường
Do thời gian hạn chế và kinh nghiệm quản lý nhà nước chưa có, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, những hạn chế về cả nội dung và hình thức Tôi rất mong nhận được những góp ý của quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2015
Học viên
Phạm Quỳnh Hoa
Trang 3MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 03
I Mô tả tình huống 05
II Phân tích tình huống 07
1 Mục tiêu của việc phân tích tình huống 07
2 Cơ sở lý luận và pháp lý của việc giải quyết tình huống 08
3 Phân tích tình huống 09
4 Nguyên nhân xảy ra tình huống 10
5 Hậu quả của việc để xảy ra tình huống 11
III Xác định mục tiêu xử lý tình huống 12
IV Xây dựng, phân tích, lựa chọn phương án giải quyết 13
1 Xây dựng, phân tích phương án giải quyết 13
2 Lựa chọn phương án giải quyết 16
V Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án giải quyết 17
1 Các bước tiến hành 17
2 Kế hoạch, thời gian thực hiện 18
VI Kiến nghị 19
1 Kiến nghị để thực hiện phương án
19 2 Kiến nghị để phòng ngừa các tình huống tương tự 20
Kết luận 22
Tài liệu tham khảo 24
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Hà Đông là một quận mới, nằm ở cửa ngõ phía Tây nam của thủ đô Hà Nội, có diện tích tự nhiên 48,64km2, dân số 24,55 vạn người, bao gồm 17 đơn vị hành chính cấp phường Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương, bộ mặt đô thị Hà Đông có nhiều thay đổi; tốc độ đô thị hoá nhanh, mạnh; cảnh quan đô thị phát triển, nhiều công trình kiến trúc hiện đại được hình thành; nhiều dự án đã và đang được khởi công xây dựng trên tất cả các lĩnh vực: công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giáo dục, y tế, giao thông, nhà văn hoá, trung tâm thể dục - thể thao, vườn hoa, công viên cây xanh… Nhiều khu đô thị, khu dân cư mới được đầu tư với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, tạo nên bộ mặt đô thị ngày một hiện đại, khởi sắc
Tuy nhiên, trong quá trình đô thị hoá, đứng trước cơ hội phát triển, Hà Đông còn gặp nhiều khó khăn thách thức Vấn đề bức xúc mà hầu hết các đô thị đều gặp phải, như: công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng, vệ sinh môi trường ; tình trạng coi thường kỷ cương, pháp luật, vi phạm trật tự đô thị, chiếm dụng hè phố làm nơi kinh doanh buôn bán, đặc biệt trong công tác quản
lý đô thị còn xảy ra nhiều vi phạm mà điển hình như: xây dựng không phép, sai phép, lấn chiếm đất công, sử dụng đất không đúng mục đích… gây khó khăn trong việc xử lý các vi phạm, bức xúc trong nhân dân và tạo ra những dư luận xấu về công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị và quản lý, sử dụng đất đai của quận Mặc dù thời gian qua, công tác quản lý đô thị đã được UBND quận Hà Đông đặc biệt trú trọng quan tâm, thường xuyên tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm, song dễ dàng nhận thấy trong công tác quản lý trật tự xây dựng và quản lý, sử dụng đất đai của các cấp chính quyền quận đôi lúc còn buông lỏng; việc xử lý vi phạm chưa nghiêm, hiệu quả còn thấp; tình hình xây dựng không phép, sai phép, lấn chiếm đất công còn xảy ra, chưa được xử lý triệt để
Trang 5Tồn tại trên đây có nhiều nguyên nhân, song chủ yếu phải kể đến là do công tác quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện của một số cấp uỷ Đảng, chính quyền cơ sở còn thiếu cương quyết và chưa thường xuyên liên tục; cán bộ phụ trách quản lý trật tự xây dựng đô thị, đất đai còn thiếu tinh thần trách nhiệm, chưa bám sát địa bàn; việc phát hiện, xử lý vi phạm chưa mạnh và chưa kịp thời;
có nơi có lúc còn biểu hiện tiêu cực, tiếp tay, bao che cho các vi phạm làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý đô thị nói chung Trong khi đó, công tác tuyên tuyền giáo dục chưa thường xuyên, sâu rộng, nên ý thức tự giác chấp hành của mỗi người dân, mỗi cơ quan, đơn vị còn hạn chế Bên cạnh đó, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân chưa cao, thiếu hiểu biết hoặc cố tình vi phạm, tái phạm, không nghiêm chỉnh chấp hành các quyết định xử lý của cơ quan chức năng và người có thẩm quyền Một nguyên nhân nữa cũng phải kể đến là tổ chức bộ máy cán bộ chuyên trách quản lý đô thị
ở cơ sở còn yếu, chưa đáp ứng các yêu cầu chuyên môn và thực tiễn đặt ra
Trước tình hình trên, việc nghiên cứu về vi phạm trật tự quản lý đô thị nói chung, trật tự xây dựng và quản lý, sử dụng đất đai nói riêng trên địa bàn quận
Hà Đông, góp phần lập lại trật tự kỷ cương, ngăn ngừa, phòng chống các vi phạm Tăng cường quản lý Nhà nước về đô thị thực sự có ý nghĩa cấp bách cả
về lý luận cũng như thực tiễn đặt ra Vậy làm thế nào để hạn chế các vi phạm về trật tự xây dựng đô thị và quản lý, sử dụng đất đai, đảm bảo việc xử lý nghiêm minh các vi phạm là những yêu cầu bức xúc và cấp bách đặt ra đối với các cấp
uỷ đảng và chính quyền quận Hà Đông
Từ những kinh nghiệm từng làm việc trong cơ quan bảo vệ pháp luật, công tác quản lý Nhà nước về tư pháp, kết hợp với kiến thức đã được học qua lớp bồi dưỡng quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên tại Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức và xuất phát từ những yêu cầu bức xúc về thực tiễn nên tôi lựa
chọn đề tài “Xử lý vi phạm trong công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng và quản lý, sử dụng đất đai tại quận Hà Đông” để nghiên cứu và làm
Trang 6Tiểu luận cuối khoá, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đô thị trên địa bàn quận Hà Đông trong thời gian tới
Việc lựa chọn đề tài nói trên làm đề tài nghiên cứu với nhiệm vụ đặt ra là phân tích thực trạng xử lý vi phạm về trật tự xây dựng và quản lý, sử dụng đất đai, từ đó đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm phòng chống, ngăn ngừa các vi phạm tương tự xảy ra trên địa bàn quận Hà Đông
Tiểu luận được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác
- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quản lý đô thị, đặc biệt là xử lý vi phạm về trật tự xây dựng đô thị và quản lý, sử dụng đất đai
Thực hiện đề tài xử lý tình huống này, tôi muốn đề xuất các quan điểm và giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn của quận Hà Đông mang tính kiến nghị
để các nhà quản lý cũng như những người trực tiếp thi hành xử lý vi phạm về trật tự quản lý đô thị ở quận Hà Đông có thể nghiên cứu và vận dụng
I MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Thực hiện Chương trình 09-Ctr/QU ngày 12/4/2010 của quận uỷ Hà Đông
về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong quản lý, sử dụng đất đai và Chương trình 04-Ctr/QU ngày 28/12/2010 về tăng cường công tác quản lý đô thị, ngày 05/06/2012 UBND quận Hà Đông ban hành Kế hoạch số 05/KH -UBND triển khai việc kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai và trật tự xây dựng trên địa bàn phường Phú Lương; cùng ngày, UBND quận ban hành Quyết định số 45/QĐ-UBND thành lập Đoàn công tác triển khai các nhiệm
vụ đảm bảo an ninh trật tự, xử lý các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai và trật tự xây dựng trên địa bàn phường Phú Lương, với nhiệm vụ hướng dẫn, phối hợp UBND phường Phú Lương tiến hành rà soát, thống kê các trường hợp vi phạm và thiết lập hồ sơ xử lý theo thẩm quyền, báo cáo kết quả giải quyết về UBND quận trước ngày 01/11/2012
Trên cơ sở các Chương trình và Kế hoạch của quận, ngày 08/6/2012 Đảng
uỷ phường Phú Lương đã có Nghị quyết số 49-NQ/ĐU về việc triển khai xử lý
Trang 7vi phạm và Quyết định số 23-QĐ/ĐU về việc thành lập tổ tuyên truyền lập lại trật tự, tăng cường công tác quản lý đô thị, xử lý vi phạm trong lĩnh vực xây dựng và quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn phường với 30 thành viên gồm các đồng chí trong Thường trực HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ, Trưởng, Phó các ban, ngành, đoàn thể, Bí thư Chi bộ và Tổ trưởng các tổ dân phố
Căn cứ vào Kế hoạch của UBND quận và Nghị quyết, Quyết định của Đảng uỷ phường, ngày 10/6/2012 UBND phường Phú Lương đã thành lập hai tổ công tác do cán bộ địa chính, kiểm tra xây dựng và quản lý đô thị làm tổ trưởng, phối hợp với Đoàn công tác của quận, tiến hành rà soát, kiểm tra tình hình vi phạm xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, xây dựng không phép, lấn chiếm đất công, hành lang giao thông trên toàn phường Kết quả đến ngày 17/6/2012
đã phát hiện được 64 trường hợp và tiến hành thiết lập hồ sơ vi phạm theo quy định, đồng thời lập danh sách báo cáo về UBND quận
Ngày 18/6/2012, UBND phường Phú Lương đã ban hành Thông báo số 42/TB-UBND yêu cầu các hộ dừng ngay hành vi vi phạm, đồng thời tự giác tháo
dỡ công trình, bộ phận công trình vi phạm Ngay sau khi nhận được thông báo, toàn bộ 64 hộ đã có đơn kiến nghị, phản ánh gửi tới UBND phường và quận
Qua vận động, đến ngày 26/6/2012 có 28 hộ rút lại đơn kiến nghị và tự giác tháo dỡ công trình, bộ phận công trình vi phạm
Ngày 27/6/2012, UBND phường Phú Lương có văn bản số 39/UBND trả lời đơn của 36 hộ vi phạm còn lại theo chỉ đạo của UBND quận Hà Đông, yêu cầu các hộ vi phạm nghiêm chỉnh chấp hành tự giác tháo dỡ công trình, bộ phận công trình vi phạm Tuy nhiên các hộ vẫn không đồng ý với trả lời của UBND phường Phú Lương, đồng thời có đơn kêu cứu gửi tới các cơ quan đảng, nhà nước của quận Hà Đông và thành phố Hà Nội
Ngày 22/7/2012, UBND phường Phú Lương có Tờ trình số UBND đề nghị UBND quận Hà Đông ra quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với 36 hộ và tổ chức cưỡng chế tháo dỡ công trình, bộ phận công trình vi
Trang 812/TTr-phạm theo quy định của pháp luật nếu hộ nào không tự giác chấp hành quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Ngày 23/7/2012, UBND quận Hà Đông ban hành các quyết định từ số 796 đến 831/QĐ-UBND áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra trong trường hợp đã hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động xây dựng và quản lý, sử dụng đất đai đối với 36 hộ nêu trên; đồng thời giao cho các phòng, ban, ngành, đoàn thể của quận và phường tiếp tục tuyên truyền, vận động các hộ tự giác chấp hành tháo dỡ công trình, bộ phận công trình vi phạm
Đến ngày 30/9/2012 thì chỉ còn 06 hộ xây dựng nhà trái phép trên quỹ đất công do UBND phường Phú Lương quản lý, vẫn tiếp tục chống đối, không đồng
ý với cách giải quyết và trả lời của quận Hà Đông, nhất quyết không tự giác tháo
dỡ và di chuyển người, tài sản ra khỏi công trình vi phạm, mặt khác tiếp tục gửi đơn kêu cứu tới các cơ quan đảng, nhà nước ở Trung ương, với lý do các hộ đã xây dựng nhà và sinh sống ở đây từ năm 2008, hiện không còn chỗ ở nào khác; nếu phải tháo dỡ nhà thì biết ở đâu trong khi cả 06 hộ đều thuộc diện đối tượng chính sách? (một hộ có mẹ liệt sỹ, một hộ có đối tượng là thương binh, bốn hộ thuộc hộ nghèo) Cụ thể 06 hộ đó là:
1 Hộ bà Nguyễn Thị Lương (sinh năm 1937, mẹ liệt sỹ); tổng số có 05 người cùng sống trong hộ, gồm bà Lương, con trai, con dâu và 02 cháu nội
Trang 9bố trí quy hoạch xây dựng trung tâm văn hoá - thể thao của phường Phú Lương), mặt khác yêu cầu các ban, ngành, đoàn thể của quận và phường tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động các hộ vi phạm hiểu rõ chủ trương, chính sách của Nhà nước, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tháo dỡ nhà ở, di chuyển toàn bộ người và tài sản ra khỏi khu vực vi phạm, hoàn trả lại đất cho Nhà nước quản lý Tuy nhiên, vụ việc kéo dài, các cấp ngành của quận và phường đã vào cuộc nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết xong, 06 hộ vi phạm vẫn tiếp tục bám trụ tại nơi ở của mình Tình huống trên đặt ra cho các cơ quan Nhà nước và người có thẩm quyền phải giải quyết dứt điểm, kịp thời vụ việc nhằm thu hồi lại quỹ đất đã bị các hộ chiếm dụng để thực hiện các nhiệm vụ chính trị, văn hoá xã hội của địa phương, cũng như đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, kỷ cương của Nhà nước, tránh để lại tiền lệ xấu sau này trong công quản lý nhà nước ở cơ sở nói chung, trật tự quản lý đô thị, trong đó có trật tự xây dựng và quản lý, sử dụng đất đai nói riêng
II PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
1 Mục tiêu của việc phân tích tình huống
Công tác quản lý đô thị nói chung, quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng
và quản lý, sử dụng đất đai nói riêng hiện nay là một vấn đề hết sức nhạy cảm và
Trang 10phức tạp Tình huống được mô tả nói trên đặt ra cho các cấp, ngành quản lý nhà nước ở cơ sở cần phải suy nghĩ, xem xét để có hướng giải quyết đúng đắn, kịp thời những hành vi vi phạm, một mặt nhằm lập lại trật tự kỷ cương của nhà nước, nghiêm minh của pháp luật, mặt khác có sự quan tâm, chăm lo nhất định đối với các đối tượng chính sách, góp phần ổn định trật tự xã hội, đời sống của
nhân dân
Qua đó nâng cao trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, cán bộ cơ
sở và nhân dân trong công tác quản lý đô thị; cần tăng cường thường xuyên, liên tục công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, xây dựng ý thức văn minh đô thị cho mọi người dân Đối với những người có hành vi vi phạm thì thi hành các biện pháp xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật, đảm bảo phòng, chống và ngăn ngừa các hành vi vi phạm tương tự, tái phạm hay cản trở, chống người thi hành công vụ; cương quyết không để xảy ra tình trạng xây dựng trái phép, không phép, lấn chiếm đất công trên địa bàn
2 Cơ sở lý luận và pháp lý của việc giải quyết tình huống
Việc giải quyết tình huống được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quản lý đô thị cũng như xử lý vi phạm về trật
tự xây dựng và sử dụng đất đai
Về cơ sở pháp lý của việc giải quyết tình huống có một số văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu như:
- Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
- Luật Đất đai ngày 26/11/2003;
- Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02/7/2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02/4/2008;
- Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thị hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị;
Trang 11- Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ xề xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở;
- Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ xề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
- Thông tư số 24/2009/TT-BXD ngày 22/7/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Nghị định số 23/2009/NĐ-CP;
- Thông tư số 16/2010/TT-BTNMT ngày 26/8/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
Và một số văn bản khác có liên quan
3 Phân tích tình huống
Nội dung quản lý Nhà nước về đô thị nói chung, trong đó có quản lý về trật tự xây dựng và quản lý, sử dụng đất đai luôn là vấn đề hết sức bức xúc và nhạy cảm xảy ra ở bất cứ đô thị nào, đặc biệt tại các khu đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh Ngoài các nguyên nhân thuộc về ý thức chủ quan của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cố tình vi phạm vì động cơ, mục đích nhất định, thì phải kể đến một phần lỗi thuộc về phía cơ quan Nhà nước và cán bộ có thẩm quyền Vi phạm tại phường Phú Lương, quận Hà Đông cũng vậy
Công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng và sử dụng đất đai của các cấp chính quyền quận Hà Đông thời gian qua đôi lúc còn buông lỏng, chưa thường xuyên liên tục; thiếu sự vào cuộc mạnh mẽ của các ban ngành, đoàn thể, đặc biệt là cán bộ phụ trách quản lý đô thị, xây dựng, đất đai ở cơ sở thiếu tinh thần trách nhiệm, chưa bám sát địa bàn; khi phát hiện có vi phạm xảy ra thì chưa
có biện pháp mạnh, dứt điểm để xử lý nghiêm, triệt để, cho nên hiệu quả xử lý vi phạm thấp, tình trạng coi thường kỷ cương phép nước, pháp luật và pháp chế XHCN không được đảm bảo
Trang 12Bên cạnh đó, việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng và quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn phường Phú Lương được các cấp ngành, đoàn thể của cả quận
và phường đồng loạt ra quân quá vội vàng và khẩn trương; công tác tuyên truyền vận động còn hời hợt, chiếu lệ hình thức mà chưa tập trung vào chiều sâu, bằng nhiều hình thức đa dạng tới các khu dân cư, mọi tầng lớp nhân dân và các hộ vi phạm; chưa nghiên cứu, tìm hiểu rõ về nhân thân, hoàn cảnh gia đình các đối tượng vi phạm, đặc biệt là nguồn gốc, bản chất của vi phạm Chính vì vậy quá trình xử lý vi phạm đã gặp phải sự phản ứng quyết liệt của các đối tượng vi phạm, chống đối, bất hợp tác với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi xuống làm nhiệm vụ Trong khi đó, quá trình tiếp xúc, gặp gỡ và giải quyết các đề nghị, kiến nghị của các hộ dân, cả UBND phường Phú Lương, UBND quận Hà Đông và cán bộ chuyên môn có thẩm quyền đôi lúc còn cứng nhắc, máy móc, chưa quan tâm tìm hiểu đến hoàn cảnh gia đình và bản chất, nguồn gốc vi phạm của họ, bởi vì trong các vi phạm nói trên lỗi chính thuộc về các hộ cố tình vi phạm, nhưng không thể không tính đến yếu tố khách quan tác động (như: hoàn cảnh gia đình) và một phần lỗi từ phía chính quyền phường Phú Lương: buông lỏng quản lý trong một thời gian dài, không phát hiện và xử lý kịp thời, dứt điểm các vi phạm nên dẫn tới “thực trạng” như hiện nay
Tuy nhiên, bên cạnh một số tồn tại như đã nêu trên, ghi nhận các cấp ủy đảng, chính quyền quận Hà Đông và phường Phú Lương trong quá trình giải quyết vụ việc đã đạt được những kết quả nhất định Từ khi tổ chức đợt “ra quân” mạnh xử lý vi phạm về trật tự xây dựng và quản lý, sử dụng đất đai nên trên địa bàn phường Phú Lương không phát sinh trường hợp vi phạm mới nào; thông qua công tác tuyên truyền vận động mà nhiều người dân đã có những nhận thức nhất định về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, trong tổng số 64 trường hợp vi phạm trên địa bàn phường hiện chỉ còn 06 hộ chưa chấp hành việc tháo dỡ công trình vi phạm, song đều thuộc trường hợp là các hộ chính sách, gia đình khó khăn, không có chỗ ở nào khác
Trang 13Quá trình ra quân xử lý vi phạm, UBND quận Hà Đông và phường Phú Lương đều tổ chức thực hiện theo đúng kế hoạch và quy định của pháp luật; việc thiết lập hồ sơ xử lý các hộ vi phạm là đúng đối tượng, đúng pháp luật; việc tiếp nhận, giải quyết đơn thư kiến nghị, khiếu nại của công dân đảm bảo đúng quy định, tôn trọng quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
4 Nguyên nhân xảy ra tình huống
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc xảy ra tình trạng vi phạm trật tự xây dựng và quản lý, sử dụng đất đai trong thời gian qua trên toàn địa bàn quận Hà Đông nói chung, tại phường Phú Lương nói riêng, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, nổi lên một số nguyên nhân chính sau:
4.1 Nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất: Do nhu cầu về chỗ ở của người dân ngày một bức xúc và cấp
thiết (hầu hết các hộ vi phạm tại phường Phú Lương đều thuộc trường hợp không có chỗ ở nào khác, hoặc nếu có thì diện tích quá chật chội); thêm vào đó hoàn cảnh gia đình thuộc diện khó khăn nên không đủ điều kiện để mua một thửa đất làm nhà ở trong khi bối cảnh nền kinh tế trong nước đang lạm phát cao
và những cơn “sốt” đất ở Hà Nội bùng nổ như trong thời gian qua
Thứ hai: Tổ chức bộ máy cán bộ chuyên trách quản lý đô thị, địa chính và
kiểm tra xây dựng ở phường còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu chuyên môn và thực tiễn đặt ra
4.2 Nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất: Người dân chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và giá trị vật
chất lẫn giá trị tinh thần của cảnh quan đô thị, hệ thống kiến trúc đồng bộ, điện đường - trường - trạm, trung tâm văn hoá - thể thao, công viên cây xanh mà chỉ vì lợi ích nhỏ của cá nhân nhưng đã xâm hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của cả cộng đồng
-Thứ hai: Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận cán bộ, đảng viên
và người dân chưa cao, cố tình vi phạm, tái phạm; trong khi đó việc xử lý vi phạm của cơ quan chức năng lại thiếu cương quyết, thiếu trách nhiệm
Trang 14Thứ ba: Công tác quản lý Nhà nước về trật tự đô thị nói chung, trật tự xây
dựng và quản lý, sử dụng đất đai nói riêng trên địa bàn quận, đặc biệt tại phường Phú Lương đôi lúc còn chưa thực sự được quan tâm, buông lỏng quản lý; công tác quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện chưa cương quyết và thường xuyên, liên tục; cán bộ thực hiện quản lý đô thị, đất đai và kiểm tra xây dựng phường còn yếu về chuyên môn, thiếu tinh thần trách nhiệm, chưa bám sát địa bàn; việc
xử lý vi phạm chưa nghiêm, chưa kịp thời, có nơi có lúc còn biểu hiện tiêu cực, tiếp tay, bao che cho những hành vi vi phạm
Thứ tư: Công tác tuyên truyền pháp luật về trật tự xây dựng đô thị và
quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn phường chưa thực sự sâu, sát đến mọi người dân
5 Hậu quả của việc để xảy ra tình huống
Xuất phát từ thực tế tình huống diễn ra với các nguyên nhân chủ yếu đã được trình bày ở trên, việc xử lý 06 hộ vi phạm còn lại tại phường Phú Lương bị kéo dài đưa lại những hậu quả sau đây:
Một là: Thời gian để xử lý dứt điểm đối với 06 hộ vi phạm dài, không
đảm bảo đúng tiến độ như kế hoạch của quận và phường đã đề ra, mặt khác làm ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị, văn hóa - xã hội khác của các cấp ủy Đảng và chính quyền ở địa phương
Hai là: Các cấp ủy Đảng và chính quyền từ quận tới phường sẽ phải dành
nhiều thời gian, công sức và tiền của để tổ chức các cuộc họp, buổi làm việc giải quyết đơn thư, tuyên truyền vận động các hộ vi phạm chấp hành quyết định của
cơ quan Nhà nước và người có thẩm quyền, thậm chí phải tổ chức cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm theo quy định của pháp luật nếu các hộ cố tình không tự giác chấp hành
Ba là: Làm giảm lòng tin của nhân dân đối với công tác quản lý, điều
hành của cơ quan nhà nước; uy tín của các cấp chính quyền bị giảm sút; không tạo được tính kỷ cương trong xã hội, tính nghiêm minh của pháp luật, thậm chí tạo dư luận không tốt trong quần chúng nhân dân, dẫn đến thực hiện không