Trong những năm qua, công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường luôn được chú trọng, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về môi trường trên địa bàn huyện, nhưng vẫn còn tình trạng cá
Trang 1MỞ ĐẦU
Huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long có diện tích tự nhiên 15.807,5 ha Trong đó: đất nông nghiệp là 12.662,9 ha, chiếm tỷ lệ 80,11%; đất chuyên dùng là 935,9 ha tỷ lệ 5,92%; đất ở là 517,6 ha chiếm tỷ lệ 3,27%; đất nuôi trồng thủy sản là 119,9 ha chiếm 0,76% Huyện có chiều dài cặp Sông Hậu trên 20km, đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển ngành thuỷ sản của huyện (nuôi cá da trơn) Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 241,88 ha với sản lượng 22.413,9 tấn cá các loại (niên giám thống kê 2016), góp phần đạt giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của huyện theo chỉ tiêu được giao
Nhằm để chuẩn hóa cán bộ, công chức theo chức danh và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hàng năm; Ủy ban nhân dân Thị
xã Bình Minh và huyện Bình Tân phối hợp với Trường Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính – Bộ Tài chính tổ chức lớp bồi dưỡng về quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên chính năm 2017 tại Trường Cao Đẳng Kinh tế Tài chính Vĩnh Long
Trong những năm qua, công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường luôn được chú trọng, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về môi trường trên địa bàn huyện, nhưng vẫn còn tình trạng các tổ chức, hộ dân nuôi trồng thủy sản chưa quan tâm đến bảo vệ môi trường, không chú ý thực hiện theo bản cam kết môi trường, nên số vụ việc vi phạm hành chính thì ngày càng nhiều với các hành vi vi phạm, đã được các cơ quan nhà nước tiến hành xử lý, xử phạt, buộc khắc phục hậu quả Từ tình hình thực tế, nên tôi chọn tình huống xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Do kiến thức quản lý hành chính còn hạn hẹp (bản thân làm công tác Đoàn) lại xử lí tình huống hành chính, chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót trong bài viết Rất mong được sự đóng góp của quý thầy, cô để tiểu luận được hoàn chỉnh và để vận dụng trong thực tiễn công tác sau này
Trang 2Phần I: MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Huyện Bình Tân mới được thành lập (2008), kết cấu hạ tầng kỹ thuật còn rất nhiều hạn chế, huyện được tỉnh quan tâm đầu tư phát triển, cùng lúc đó rất nhiều nhà đầu tư trong ngoài huyện, tỉnh quan tâm đầu tư sản xuất nhiều nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến liên tục mọc lên, góp phần đưa kinh tế của địa phương phát triển; tuy nhiên từ hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng với sinh hoạt của con người thải ra môi trường một lượng chất độc hại, khó phân huỷ, có mùi hôi thối làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, gây tác hại cho môi trường tự nhiên hết sức nghiêm trọng
Tình huống được chọn là hoạt động xảy ra ở cơ sở nuôi cá xả nước thải gây ô nhiễm môi trường Cụ thể tình huống như sau:
Trong thời gian gần đây việc hoạt động của cơ sở nuôi cá của ông Nguyễn Văn A (ngụ ấp An Thạnh, xã Tân An Thạnh, huyện Bình Tân) đã xả ra kênh rạch lượng nước thải khá lớn, lượng nước bẩn, tạo mùi khó chịu, làm ảnh hưởng đến những hộ sống xung quanh nơi cơ sở, những hộ dân có phản ảnh đến chính quyền địa phương giải quyết Cụ thể vào ngày 10/4/2017, tập thể những hộ dân sống cặp theo con rạch nơi cơ sở hoạt động, làm đơn khiếu nại gởi lên UBND huyện Bình Tân, yêu cầu kiểm tra cơ sở nuôi cá ông Nguyễn Văn A đang hoạt động, đồng thời tiến hành các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường, nhằm đảm bảo sức khoẻ của nhân dân Khi nhận được đơn yêu cầu của tập thể các hộ dân nói trên, UBND huyện chuyển đơn cho Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện làm tham mưu UBND huyện xem xét giải quyết đơn khiếu nại Đây là vụ khiếu nại khá phức tạp, nên Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện tham mưu UBND huyện thành lập đoàn kiểm tra về bảo vệ môi trường, thành phần đoàn gồm Tài nguyên và Môi trường giữ vai trò chính cùng một số ngành chức năng của huyện Đoàn có nhiệm vụ kiểm tra để xác định tính chất vi phạm của cơ sở từ đó tham mưu, đề xuất cho UBND huyện hướng
xử lý
Trang 3Sau khi đoàn kiểm tra được thành lập và đi vào thực hiện nhiệm vụ, vào ngày 15/4/2017 Đoàn kiểm tra kết hợp với chính quyền địa phương tiến hành kiểm tra cơ sở nuôi cá của ông Nguyễn Văn A đang hoạt động, kết quả phát hiện cơ sở nuôi cá đang thải xả nước trực tiếp ra kênh rạch không qua xử lý Đoàn tiến hành lập biên bản với sự chứng kiến của chủ cơ sở, đại diện hộ dân khiếu nại và tiến hành lấy mẫu nước thải để kiểm nghiệm Nội dung biên bản bao gồm lời khai của chủ cơ sở (thừa nhận hành vi vi phạm của cơ sở); ý kiến của đoàn kiểm tra (thực tế cơ sở đã thải ra môi trường lượng nước thải chưa qua xử lý, chưa có cam kết không xả thải trực tiếp ra môi trường, vi phạm theo quy định hiện hành của Nhà nước về bảo vệ môi trường); kiểm tra lượng nước
xả thải để có biện pháp xử lý và tạm giữ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
và những giấy tờ có liên quan của cơ sở; hẹn thời gian đến giải quyết theo nội dung biên bản kiểm tra
Sự việc trên cho thấy, các cơ sở sản xuất, kinh doanh hiện nay, đặc biệt
là những hoạt động của những ngành nghề (nuôi cá) có ảnh hưởng lớn đến môi trường; hàm lượng nước thải, chất thải nhiều, khó phân huỷ, độc hại thải ra môi trường không qua xử lý, mục đích của họ là không tốn kém chi phí xử lý chất thải, mang lại lợi nhuận nhiều cho cơ sở Từ đó chủ cơ sở dùng mọi thủ đoạn đưa chất thải ra ngoài một cách tuỳ tiện không qua xử lý, bất chấp quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
Phần II: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
1 Căn cứ pháp lý:
- Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam, ban hành ngày 26/03/2014
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính Phủ, ngày 14/2/2015 về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
- Kế hoạch số 05/KH-UBND, ngày 02/7/2009 của UBND huyện Bình Tân về việc Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước
Trang 4- Nghị định số: 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22/5/2005 của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban hành chương trình hành động của Chính Phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước;
- Kế hoạch số 05/KH-UBND, ngày 02/7/2009 của UBND huyện Bình Tân về việc Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước
- Các hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính về Bảo vệ môi trường của UBND huyện, được lưu trữ tại Văn phòng HĐND và UBND huyện Bình Tân
* Kết quả xét nghiệm và đánh giá tình trạng vi phạm:
- Cơ quan chuyên môn áp dụng quy chuẩn kỹ thuật và sử dụng thông số môi trường để xác định hành vi vi phạm hành chính, mức độ vi phạm hành chính để chọn thông số tương ứng với hành vi vi phạm có mức phạt tiền cao nhất của mẫu nước thải để xử phạt Cụ thể kiểm nghiệm nước thải tại cơ sở nuôi cá với các chất được xác định là PH, BOD, COD, chất rắn lơ lững có hàm lượng vượt mức cho phép dưới hai lần
- Xả nước thải trực tiếp ra kênh rạch, vượt quy chuẩn cho phép về chất thải dưới 2 lần, lượng nước thải của cơ sở là 35 m3/ngày (24 giờ)
- Không có bản cam kết môi trường được xác nhận theo quy định
2 Nguyên nhân xảy ra tình huống:
- Đảng đã có nhiều chủ trương; Nhà nước đã có Luật và ban hành nhiều văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường, nhưng dù ít dù nhiều còn nhiều kẻ hở
để cho các cơ sở lợi dụng né tránh
- Công tác vận động tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường của chính quyền, các ban ngành, đoàn thể của các địa phương, đơn vị còn nhiều hạn chế
Trang 5- Một số cơ sở sản xuất kinh doanh ham lợi, cố tình không xử lý chất thải theo nội dung cam kết và vi phạm
- Chính quyền địa phương chưa quan tâm quản lý tốt công tác bảo vệ môi trường, thậm chí có một số địa phương làm ngơ hoặc gián tiếp tạo điều kiện cho các cơ sở hoạt động
- Công tác xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường chưa nghiêm nên cơ sở sản xuất kinh doanh còn ỷ lại
3 Tác động - hậu quả:
- Nước thải được xả ra môi trường tự nhiên (vượt tiêu chuẩn cho phép) chưa được xử lý có chứa nhiều chất độc hại, mùi hôi làm cho môi trường ngày càng bị suy thoái, biến đổi; làm ảnh hưởng xấu cho đời sống con người, nhất là sức khoẻ của các hộ dân sống xung quanh cơ sở nuôi cá của ông Nguyễn Văn
A ở ấp An Thạnh
- Môi trường bị ô nhiễm, huỷ hoại sẽ làm mất sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư trên địa bàn; ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế xã hội của huyện
- Niềm tin của nhân dân vào chính quyền địa phương bị giảm sút, nhất là cấp ủy và chính quyền cơ sở nơi để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường
Phần III: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT
1 Mục đích giải quyết tình huống:
Những vấn đề đặt ra trong tình huống ta thấy rất rõ ràng những sai phạm của cơ sở nuôi cá của ông Nguyễn Văn A, lợi dụng những sơ hở của pháp luật,
sự quản lý lỏng lẽo của chính quyền địa phương, cũng như việc thiếu trách nhiệm trong việc quản lý bảo vệ môi trường của cán bộ chuyên trách về môi trường Cho nên trong hoạt động của cơ sở thải nước thải có hàm lượng chất độc hại rất lớn, mùi hôi thối làm ảnh hưởng đến đời sống con người và môi trường, thải vào môi trường tự nhiên
Trang 6Những hành vi sai phạm của cơ sở nuôi cá của ông Nguyễn Văn A là vi phạm luật bảo vệ môi trường Việt Nam, ban hành ngày 26/03/2014; sai phạm theo qui định của Nghị định 179/2013/NĐ-CP, ngày 14/11/2013 của Chính phủ qui định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Dựa vào những qui định của các văn bản pháp luật vừa nêu, đối chiếu những sai phạm trong tình huống để đưa ra cách xử lý chính xác, khả thi, hiệu quả, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, tránh những sai phạm tương tự sau này ở địa phương Do đó giải quyết tình huống này cần đạt được những mục đích sau:
- Giải quyết đơn thư khiếu nại của nhân dân ấp An Thạnh gần cơ sở kinh doanh nuôi cá của ông Nguyễn Văn A một cách thấu tình đạt lý; cụ thể là phải
áp dụng các quy định xử phạt trong Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị định
có liên quan
- Tăng cường quản lý Nhà nước đối với công tác bảo vệ môi trường nhất
là các hoạt động xả thải trực tiếp ra môi trường chưa qua xử lý
- Củng cố niềm tin của nhân dân vào công tác quản lý của chính quyền địa phương; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền để nhân dân và người kinh doanh hiểu và chấp hành pháp luật một cách tự nguyện
- Nâng cao năng lự quản lý của chính quyền cơ sở và cụ thể là công chức Nông nghiệp – Địa chính của xã về công tác tham mưu giúp Chủ tịch UBND
xã theo dõi, quản lý và xử lý các vụ việc xảy ra tại địa phương, đơn vị
2 Xây dựng phương án xử lý tình huống.
Căn cứ vào tình hình hoạt động của cơ sở nuôi cá của ông Nguyễn Văn
A, qua vụ việc kiểm tra của Đoàn kiểm tra bảo vệ môi trường huyện Bình Tân thì nước thải xả ra của cơ sở nuôi cá không đạt tiêu chuẩn cho phép, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và sinh vật xung quanh khu vực cơ sở Để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ sự phát triển ổn định bền vững và cũng đảm bảo sự cạnh tranh công bằng trong sản xuất kinh doanh đúng theo qui định
Trang 7pháp luật Đoàn kiểm tra bảo vệ môi trường huyện Bình Tân tiến hành xử lý hành vi vi phạm nói trên như sau:
2.1 Phương án 1:
Căn cứ vào Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Áp dụng tại mục d khoản 1 điều 12 và mục d khoản 1 điều 13, Đoàn kiểm tra bảo vệ môi trường huyện đã lập tờ trình, trình Ủy ban nhân dân huyện Bình Tân ra quyết định xử phạt hành chính đối với cơ sở sản xuất của ông Nguyễn Văn A, hình thức xử phạt:
- Phạt tiền: 40.000.000đ
- Hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Đình chỉ hoạt động của cơ sở 06 tháng,
+ Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường
do vi phạm hành chính gây ra, trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày nhận quyết định
* Ưu điểm:
- Đảm bảo tính nghiêm minh công bằng của pháp luật, không phân biệt bất kỳ tổ chức, cá nhân nào có hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý đúng theo qui định của pháp luật
- Các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động sản xuất trong bất kỳ ngành nghề nào mà có chất thải quá hạm lượng cho phép, ảnh hưởng đến đời sống con người, sinh vật và môi trường tự nhiên đều bị xử lý nghiêm khắc theo qui định của pháp luật, để ngăn chặn răn đe đồng thời nâng cao tính quy phạm pháp luật của luật bảo vệ môi trường Việt Nam, Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Bảo đảm môi trường sống trong sạch cho con người để thu hút các nhà đầu tư, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội của huyện
Trang 8- Bảo đảm thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường do các hoạt động của con người gây ra
- Nộp thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường
- Quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường
* Khuyết điểm:
Trong thực hiện phương án phải có sự phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ và
có kế hoạch kiểm tra thường xuyên Đặc biệt phải tiến hành lấy mẫu nước thải gởi đến cơ quan chuyên môn kiểm nghiệm sẽ mất rất nhiều thời gian, do cấp huyện không có phương tiện và kỹ thuật để kiểm nghiệm
Việc đình chỉ hoạt động cơ sở sẽ rất khó khăn khi mà cơ sở đang hoạt động số lượng cá nuôi lớn, biện pháp xử lý cần phải được tính toán thật cẩn thận, giải quyết hài hòa với chủ cơ sở sản xuất
2.2 Phương án 2:
Căn cứ vào Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Áp dụng theo tại mục d, khoản 1, điều 13 của Nghị định Nghị định 179/2013/NĐ-CP, xử lý như sau:
- Phạt tiền 35.000.000đ
- Biện pháp khắc phục hậu quả: khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường
do vi phạm hành chính gây ra, trong thời gian 30 ngày
*Ưu điểm:
- Đoàn kiểm tra bảo vệ môi trường huyện đã thực hiện ngăn chặn được một vụ gây ô nhiễm môi trường tự nhiên: đất, nước, mùi khó chịu, nếu không được kiểm tra phát hiện thì cơ sở sẽ tiếp tục phát thải các chất gây ô nhiễm môi trường tự nhiên
- Tạo được sự công bằng giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh
Trang 9- Buộc cơ sở phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp đầy đủ các quy định trong bản cam kết bảo vệ môi trường trong thời gian tới
- Tạo được môi trường trong sạch trong đời sống nhân dân và sinh vật trong khu vực
*Khuyết điểm:
Chỉ giải quyết, ngăn chặn được vụ việc nhưng không mang tính toàn diện, cơ bản, lâu dài Cơ sở luôn có tính đối phó thực hiện theo các nội dung cam kết bảo vệ môi trường để giảm chi phí trong đầu tư Quy định xử phạt tiền đối với hành vi vi phạm Luật Bảo vệ môi trường chưa mang tính răn đe
2.3 Phương án 3:
Căn cứ vào Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Áp dụng tại mục d khoản 1 điều 12, Đoàn kiểm tra bảo vệ môi trường huyện đã lập biên bản trình Ủy ban nhân dân huyện Bình Tân ra quyết định xử phạt hành chính đối với ông Nguyễn Văn A, hình thức xử phạt:
- Phạt tiền 3.000.000đ
- Hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Đình chỉ hoạt động của cơ sở 06 tháng,
+ Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường
do vi phạm hành chính gây ra, trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày nhận quyết định
* Ưu điểm:
- Đảm bảo tính nghiêm minh công bằng của pháp luật, không phân biệt bất kỳ tổ chức, cá nhân nào có hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý đúng theo qui định của pháp luật
- Các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động sản xuất trong bất kỳ ngành nghề nào mà có chất thải quá hạm lượng cho phép, ảnh hưởng đến đời sống con người, sinh vật và môi trường tự nhiên đều bị xử lý nghiêm khắc theo qui
Trang 10định của pháp luật, để ngăn chặn răn đe đồng thời nâng cao tính quy phạm pháp luật của luật bảo vệ môi trường Việt Nam, Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Bảo đảm môi trường sống trong sạch cho con người để thu hút các nhà đầu tư, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội của huyện
- Bảo đảm thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường do các hoạt động của con người gây ra
- Nộp thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường
- Quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường
* Khuyết điểm:
Có xử lý nhưng chưa nghiêm, mức xử phạt tiền còn quá thấp so với hành vi vi phạm của đối tượng
Chưa mang tính răn đe chung cho các cơ sở khác trên địa bàn huyện
2.4 So sánh và lựa chọn phương án để xử lý tình huống.
** Qua nhận xét, phân tích các mặt ưu, khuyết của ba phương án đã nêu cho ta thấy:
Phương án 1 là phương án có nhiều ưu điểm, toàn diện và đúng các quy định hiện hành của nhà nước, không chỉ xử lý nghiêm vi phạm của ông Nguyễn Văn A mà còn có tác động nâng cao nhận thức, giữ gìn môi trường sống, tạo điều kiện tốt để phát triển kinh tế xã hội cho huyện nhà hiện nay và cả sau này Với phương án này chúng ta sẽ tạo được sự chuyển biến trong nhận thức của người dân, các nhà sản xuất kinh doanh, giúp họ thấy được vai trò tầm quan trọng của môi trường là tài sản quí của quốc gia Mặt khác nó cũng khơi dậy, củng cố tăng cường lòng tin của nhân dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và
sự quản lý của nhà nước Tạo ra sự phát triển lành mạnh bền vững lâu dài và phù hợp với xu thế thời đại ngày nay