1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình huống giải quyết vi phạm trong công tác quản lý tài chính

22 371 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 138,5 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong sạch, có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt là một vấn đề rất cơ bản, quan trọng được Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm, vấn đề này cũng là một trong những nội dung được đề cập trong nhiều văn kiện của Đảng trong đó có văn kiện Đại hội IX. Sở dĩ vấn đề này được đề cập nhiều vì nó không chỉ xuất phát từ vai trò, vị trí hết sức quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong công tác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, đáp ứng yêu cầu của quá trình xây dựng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính Nhà nước, mà nó còn xuất phát từ những hạn chế, yếu kém về chất lượng của một bộ phận trong đội ngũ này ở không ít địa phương, ngành, cơ quan, đơn vị. Bên cạnh những mặt mạnh là cơ bản và chủ yếu thì một bộ phận đội ngũ cán bộ, công chức các cấp của Đảng và Nhà nước vẫn còn những hạn chế và thiếu sót nhất định. Về chính trị, tư tưởng, còn có cán bộ, công chức, viên chức còn dao động, suy giảm niềm tin đối với Đảng, với chế độ XHCN, với công cuộc đổi mới của nhân dân ta hiện nay. Về phẩm chất đạo đức và lối sống, còn có cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất, lợi dụng chức quyền để tham nhũng, buôn lậu, làm giàu phi pháp, quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu quần chúng, gây ảnh hưởng tới phẩm chất tốt đẹp của người cán bộ, đảng viên, từ đó làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta. Một trong những nguyên nhân cơ bản của những hạn chế, thiếu sót nói trên như Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) đã chỉ ra, chủ yếu là do: "Một mặt, khi đi vào cơ chế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, trước sự cám dỗ của tiền tài, vật chất, những đòn tiến công hiểm độc của các thế lực thù địch, nhiều cán bộ đã lơi lỏng tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu, né tránh tự phê bình và phê bình nên bị chủ nghĩa cá nhân lấn át. Mặt khác, công tác cán bộ của nhiều cấp ủy và tổ chức Đảng bị buông lỏng, yếu kém và có những sai phạm cả về quan điểm và phương pháp" và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX của Đảng ta cũng đã chỉ ra nguyên nhân của hạn chế này là: "Công tác tư tưởng, công tác lý luận, công tác tổ chức, cán bộ có những yếu kém, bất cập. Việc tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận không theo kịp yêu cầu. Tổ chức bộ máy cồng kềnh, chồng chéo, kém hiệu lực và hiệu quả. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức thoái hóa biến chất, thiếu năng lực". Kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức là một nội dung thuộc công tác quản lý hành chính Nhà nước. Khi xem xét kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức mắc sai lầm khuyết điểm phải đặc biệt chú ý kết hợp chặt chẽ, đa dạng các nguyên tắc quản lý khác nhau. Trên cơ sở những nguyên tắc đó, đòi hỏi mỗi cơ quan trong công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức phải thường xuyên quản lý cả về tiêu chuẩn, cả về tư tưởng đạo đức, tác phong làm việc, lấy giáo dục thuyết phục là chính để ngăn chặn khuyết điểm và tiêu cực. Song khi phát hiện cán bộ, công chức có khuyết điểm thì phải có biện pháp đấu tranh kiên quyết, không bao che; xem xét sự vật, hiện tượng một cách toàn diện, triệt để, kể cả mặt khách quan và chủ quan để xử lý một cách chính xác, đảm bảo giữ nghiêm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Bản thân tôi là một cán bộ quản lý trong ngành Tài chính ở cấp huyện; trong thời gian qua toàn ngành đang triển khai và thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Qua học lớp Bồi dưỡng chuyên viên khóa 1, tại Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong - Thành phố Hà Nội, được trang bị những kiến thức về quản lý Nhà nước, tôi chọn tình huống "Xử lý một Hiệu trưởng và kế toán vi phạm trong việc thu, chi tài chính tại trường THCS A, Huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội" làm đề tài tiểu luận cuối khoá học. Đây là một cơ hội tốt để bản thân vận dụng những kiến thức đã học, liên hệ với thực tế, trên cơ sở đó suy nghĩ, tìm tòi đưa ra những giải pháp thiết thực phù hợp giúp cho quá trình công tác của bản thân ngày càng tốt hơn. Với sự hiểu biết của bản thân còn hạn chế, thời gian nghiên cứu chưa được nhiều, kính mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo trong trường để những nội dung trình bày trong tiểu luận này được đầy đủ hơn, có giá trị lâu dài trong thực tiễn.

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong sạch, có năng lực,phẩm chất đạo đức tốt là một vấn đề rất cơ bản, quan trọng được Đảng và Nhànước ta thường xuyên quan tâm, vấn đề này cũng là một trong những nội dungđược đề cập trong nhiều văn kiện của Đảng trong đó có văn kiện Đại hội IX Sở

dĩ vấn đề này được đề cập nhiều vì nó không chỉ xuất phát từ vai trò, vị trí hếtsức quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong công tác xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, đáp ứng yêu cầu của quá trình xâydựng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính Nhà nước, mà nó cònxuất phát từ những hạn chế, yếu kém về chất lượng của một bộ phận trong độingũ này ở không ít địa phương, ngành, cơ quan, đơn vị

Bên cạnh những mặt mạnh là cơ bản và chủ yếu thì một bộ phận đội ngũcán bộ, công chức các cấp của Đảng và Nhà nước vẫn còn những hạn chế vàthiếu sót nhất định Về chính trị, tư tưởng, còn có cán bộ, công chức, viên chứccòn dao động, suy giảm niềm tin đối với Đảng, với chế độ XHCN, với công cuộcđổi mới của nhân dân ta hiện nay Về phẩm chất đạo đức và lối sống, còn có cán

bộ, công chức thoái hóa, biến chất, lợi dụng chức quyền để tham nhũng, buônlậu, làm giàu phi pháp, quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu quần chúng, gây ảnhhưởng tới phẩm chất tốt đẹp của người cán bộ, đảng viên, từ đó làm suy giảmniềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta

Một trong những nguyên nhân cơ bản của những hạn chế, thiếu sót nóitrên như Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) đã chỉ ra, chủ yếu là do: "Mộtmặt, khi đi vào cơ chế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, trước sự cám dỗ củatiền tài, vật chất, những đòn tiến công hiểm độc của các thế lực thù địch, nhiềucán bộ đã lơi lỏng tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu, né tránh tự phê bình và phêbình nên bị chủ nghĩa cá nhân lấn át Mặt khác, công tác cán bộ của nhiều cấp ủy

và tổ chức Đảng bị buông lỏng, yếu kém và có những sai phạm cả về quan điểm

và phương pháp" và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX của Đảng ta cũng đã

Trang 2

chỉ ra nguyên nhân của hạn chế này là: "Công tác tư tưởng, công tác lý luận,công tác tổ chức, cán bộ có những yếu kém, bất cập Việc tổng kết thực tiễn vànghiên cứu lý luận không theo kịp yêu cầu Tổ chức bộ máy cồng kềnh, chồngchéo, kém hiệu lực và hiệu quả Một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức thoáihóa biến chất, thiếu năng lực".

Kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức là một nội dung thuộc công tác quản

lý hành chính Nhà nước Khi xem xét kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức mắcsai lầm khuyết điểm phải đặc biệt chú ý kết hợp chặt chẽ, đa dạng các nguyên tắcquản lý khác nhau Trên cơ sở những nguyên tắc đó, đòi hỏi mỗi cơ quan trongcông tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức phải thường xuyên quản lý cả vềtiêu chuẩn, cả về tư tưởng đạo đức, tác phong làm việc, lấy giáo dục thuyết phục

là chính để ngăn chặn khuyết điểm và tiêu cực Song khi phát hiện cán bộ, côngchức có khuyết điểm thì phải có biện pháp đấu tranh kiên quyết, không bao che;xem xét sự vật, hiện tượng một cách toàn diện, triệt để, kể cả mặt khách quan vàchủ quan để xử lý một cách chính xác, đảm bảo giữ nghiêm kỷ luật của Đảng,pháp luật của Nhà nước

Bản thân tôi là một cán bộ quản lý trong ngành Tài chính ở cấp huyện;trong thời gian qua toàn ngành đang triển khai và thực hiện có hiệu quả các cuộc

vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" Qua học

lớp Bồi dưỡng chuyên viên khóa 1, tại Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong Thành phố Hà Nội, được trang bị những kiến thức về quản lý Nhà nước, tôi chọn

-tình huống "Xử lý một Hiệu trưởng và kế toán vi phạm trong việc thu, chi

tài chính tại trường THCS A, Huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội" làm đề

tài tiểu luận cuối khoá học Đây là một cơ hội tốt để bản thân vận dụng nhữngkiến thức đã học, liên hệ với thực tế, trên cơ sở đó suy nghĩ, tìm tòi đưa ra nhữnggiải pháp thiết thực phù hợp giúp cho quá trình công tác của bản thân ngày càngtốt hơn Với sự hiểu biết của bản thân còn hạn chế, thời gian nghiên cứu chưađược nhiều, kính mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy giáo, côgiáo trong trường để những nội dung trình bày trong tiểu luận này được đầy đủ

Trang 3

I- NỘI DUNG TÌNH HUỐNG

1.1 Hoàn cảnh ra đời của tình huống

Vào cuối tháng 12/2013, UBND huyện và Phòng GD&ĐT huyện ThanhOai nhận được đơn thư của cán bộ, giáo viên phản ánh về việc thu chi khôngminh bạch tại trường THCS A Trước tình hình đó Phòng GD&ĐT đã tham mưucho UBND huyện ra Quyết định số 25/QĐ-UBND ngày 05/01/2014 về việcthành lập đoàn thanh tra công tác quản lý tài chính tại THCS A Ủy ban nhân dânhuyện đã giao cho Phòng GD&ĐT chủ trì phối hợp với Phòng Tài chính - Kếhoạch huyện tiến hành thanh tra việc thu, chi các khoản tiền tại trường THCS A,mục đích là để nắm bắt thực trạng về thu, chi tài chính và xác minh thêm việcphản ánh của cán bộ, giáo viên có đúng sự thực không

Ngày 06/01/2014, đoàn thanh tra đã làm việc tại trường THCS A, qua quátrình thanh tra đoàn đã phát hiện một số vấn đề bất thường trong việc quản lýthu, chi tài chính của nhà trường Mà lỗi chủ yếu là do Hiệu trưởng và kế toánkhông minh bạch trong các chứng từ thu chi

1.2 Mô tả tình huống

Ông Nguyễn Văn T là Hiệu trưởng trường THCS A, thuộc xã B là xã nằmtrong các xã nghèo của huyện Thanh Oai Ông T sinh ra và lớn lên ở huyệnThanh Oai, khi học hết lớp 12 tại trường huyện, đến năm 1992 tốt nghiệp Đạihọc sư phạm Hà Nội chuyên ngành Toán, với tấm bằng loại khá Ra trường ôngđược phân công về công tác giảng dạy tại trường THCS P, sau 5 năm công tácông được đề bạt chức vụ Phó Hiệu trưởng tại trường THCS P Từ khi được nhậnnhiệm vụ mới ông T luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, đặc biệt là chất lượng giáodục mũi nhọn của trường THCS P luôn đứng trong tốp đầu của huyện Đến năm

2002, Hiệu trưởng của trường THCS Q nghỉ hưu và trường THCS Q là mộttrường rất khó khăn về CSVC, chất lượng giáo dục luôn đứng ở tốp sau củahuyện nên cần một Hiệu trưởng mới năng động, sáng tạo để đưa phong trào củatrường đi lên Ông T là người được Phòng GD&ĐT tham mưu cho UBNDHuyện Thanh Oai bổ nhiệm làm Hiệu trưởng tại trường THCS Q Quá trình làm

Trang 4

Hiệu trưởng tại trường THCS Q, ông T đã phần nào khắc phục được những khókhăn của trường nhưng do quản lý không thực sự dân chủ nên nội bộ của trườngkhông đoàn kết Theo quy định thời gian làm Hiệu trưởng sau 5 là phải bỏ phiếukín để xem xét bổ nhiệm lại; kết quả bỏ phiếu tín nhiệm ông T tại trường THCS

Q không được cao (chỉ đạt 40%) nên Phòng GD&ĐT đề nghị UBND huyện luânchuyển ông T sang làm Hiệu trưởng tại trường THCS A để ông T có điều kiệngần gia đình và chú tâm vào công việc Còn cô Nguyễn Thị L là kế toán củatrường THCS A từ năm 2004

Từ ngày được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng tại trường THCS A ông T lạicàng bận rộn hơn vì CSVC của trường đã xuống cấp nghiêm trọng, năng lựcchuyên môn của đội ngũ giáo viên không đồng đều nên chất lượng dạy học rấtthấp Đội ngũ giáo viên của trường đa số mới ra trường, kinh nghiệm giảng dạy

và quản lý còn hạn chế Do bận việc gia đình, cộng với công việc tham mưu chođịa phương để tìm nguồn để xây dựng CSVC trường học nên ông T ít khi đếntrường; việc quản lý chỉ đạo chuyên môn và một số công việc khác của nhàtrường ông phó mặc cho đồng chí Phó Hiệu trưởng điều hành toàn bộ Vì vậy,việc sinh hoạt chuyên môn của các tổ chuyên môn và Hội đồng sư phạm ởtrường A không tiến hành thường xuyên, những lúc có mặt ở trường ông Tthường bộc lộ tính bảo thủ và quan liêu, cửa quyền với anh em giáo viên

Về công tác quản lý tài chính trong nhà trường kể từ khi ông T về làmHiệu trưởng có nhiều bất cập đó là hơn hai năm rồi mà không kiểm kê, công khaiminh bạch; chế độ thi đua khen thưởng của giáo viên hàng năm thanh toán khôngđầy đủ Mặc dầu các giáo viên trong trường đã nhiều lần đề nghị ông T giảiquyết dứt điểm chế độ chính sách cho anh em và thực hiện nghiêm túc việc côngkhai tài chính của trường nhưng ông T không nghe Ông T lấy lý do: “Trườngđang tập trung xây dựng CSVC và mua sắm nhiều trang thiết bị nên phải dànhkinh phí tập trung cho việc mua sắm đó nên anh em thông cảm, cho nhà trườngnợ” Về mua sắm tài sản trong nhà trường thì chủ yếu là do Hiệu trưởng và kếtoán tự đi mua và về tự thanh quyết toán Về nguyên tắc của việc này là trước khi

Trang 5

ủy và lãnh đạo nhà trường rồi cử người đi mua và phải có Hội đồng nghiệm thu,công khai kinh phí mua sắm trước tập thể nhưng ông T không tuân thủ theonhững quy định của tài chính.

Sau khi nhận được đơn tố cáo của giáo viên, ngày 06/01/2014, đoàn thanhtra đã làm việc tại trường THCS A, thành phần của đoàn thanh tra theo Quyếtđịnh số 25/QĐ-UBND ngày 05/01/2014 của UBND huyện do đồng chí PhóTrưởng phòng GD&ĐT phụ trách chuyên môn THCS và các thành viên làchuyên viên của các Phòng GD&ĐT, Tài chính - Kế hoạch, Thanh tra huyện;qua quá trình thanh tra đoàn đã phát hiện ông T và cô L (kế toán) đã vi phạm mộtcách nghiêm trọng trong việc quản lý thu, chi tài chính đó là:

- Một số bộ hồ sơ chi tài chính bị kế toán sửa chữa, xây dựng mới khôngđảm bảo

- Kế toán để ngoài sổ sách 12 triệu đồng (số tiền này kế toán giải thích là

do bận nhiều việc cuối năm nên chưa kịp lập hồ sơ nhập quỹ);

- Trường nợ tiền khen thưởng giáo viên 6,7 triệu đồng

- Có 8 triệu đồng tiền làm sân trường cho Hội phụ huynh đã đưa cho ông T

để thanh toán cho nhà thầu nhưng ông T không thực hiện (khi hỏi đến lý do saokhông quyết toán số tiền này cho nhà thầu thì ông T bảo do gia đình đang gặpkhó khăn nên tạm mượn để giải quyết và sẽ chi trả cho họ trong thời gian gầnnhất)

- Vi phạm kỷ luật lao động, thường xuyên bỏ trường đi làm việc riêng; viphạm quy chế quản lý giáo dục không tổ chức sinh hoạt chuyên môn thườngxuyên

Sau khi đoàn thanh tra kết luận, ông T và cố L đã biết lỗi của mình, đã biết

ăn năn về những vi phạm của mình và xin nhận mọi hình thức kỷ luật của cấptrên

Trang 6

II- PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG

2.1.Mục tiêu phân tích tình huống

- Việc vi phạm kỷ luật của ông T và cô L cần phải được xử lý kịp thời vànghiêm minh theo Điều 79 và Điều 82 - Luật cán bộ, công chức 2008, có hiệulực kể từ ngày 01/01/2010; Điều 118 - Luật Giáo dục 2005, để nâng cao chấtlượng đội ngũ cán bộ quản lý trong ngành GD&ĐT, tăng cường pháp chế Xã hộichủ nghĩa

- Củng cố lại tổ chức của trường THCS A, chấn chỉnh việc thực hiện kỷluật lao động, nề nếp chuyên môn của nhà trường

- Chấn chỉnh việc thu chi tài chính sai quy định của trường; thu hồi số tiềnthất thoát để trả cho việc xây dựng CSVC; trả số tiền trường còn nợ cho giáoviên

2.2 Cơ sở lý luận

Việc quản lý cán bộ, công chức là nhiệm vụ hết sức quan trọng của các cơquan Nhà nước, của cấp ủy, chính quyền các cấp Khi một cán bộ, công chức,viên chức vi phạm pháp luật, thì cơ quan quản lý trực tiếp và cơ quan quản lýcấp trên có thẩm quyền có thể xử lý các hình thức kỷ luật theo các mức độ viphạm:

* Điều 118 - Luật giáo dục 2005, quy định cách xử lý vi phạm:

1 Người nào có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức

độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu tráchnhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật:

a) Thành lập cơ sở giáo dục hoặc tổ chức hoạt động giáo dục trái phép;b) Vi phạm các quy định về tổ chức, hoạt động của nhà trường, cơ sở giáodục khác;

c) Tự ý thêm, bớt số môn học, nội dung giảng dạy đã được quy định trongchương trình giáo dục;

d) Xuất bản, in, phát hành sách giáo khoa trái phép;

Trang 7

đ) Làm hồ sơ giả, vi phạm quy chế tuyển sinh, thi cử và cấp văn bằng,chứng chỉ;

e) Xâm phạm nhân phẩm, thân thể nhà giáo; ngược đãi, hành hạ ngườihọc;

g) Gây rối, làm mất an ninh, trật tự trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác;h) Làm thất thoát kinh phí giáo dục; lợi dụng hoạt động giáo dục để thutiền sai quy định;

i) Gây thiệt hại về cơ sở vật chất của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;k) Các hành vi khác vi phạm pháp luật về giáo dục

2 Chính phủ quy định cụ thể về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnhvực giáo dục

* Điều 79 - Luật cán bộ, công chức 2008, quy định các hình thức kỷ luật đối với công chức:

1 Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của

pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trongnhững hình thức kỷ luật sau đây:

e) Buộc thôi việc

2 Việc giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụlãnh đạo, quản lý

3 Công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thìđương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực phápluật; công chức lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định

đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm

Trang 8

4 Chính phủ quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục

và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức

* Đối với ngành GD&ĐT, ngày 15/6/2004 Ban Bí thư Trung ương Đảng (khó IX) đã ban hành Chỉ thị 40-CT/TW về việc “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý”

Chỉ thị đã nêu rõ về mục tiêu của Đảng ta về xây dựng, nâng cao chấtlượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý: Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhàgiáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về sốlượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩmchất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, pháttriển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượngđào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đảng ta xác định đây là nhiệm vụ vừađáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiệnthành công Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 và chấn hưng đất nước

2.3 Phân tích diễn biễn, nguyên nhân, hậu quả của tình huống

2.3.1 Nguyên nhân chủ quan

- Bản thân Hiệu trưởng và kế toán không ý thức được hậu quả việc mìnhđang làm nên gây hậu quả là làm cho nội bộ nhà trường mất đoàn kết, thiếu dânchủ, hiệu quả công tác không cao

- Chưa nắm chắc về chế độ chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

do cá nhân chưa nghiên cứu kỹ các văn bản quy định của Nhà nước về tài chính;chưa trung thực trong việc thực hiện quy chế của ngành, của các cấp, của Chínhphủ đã quy định

- Hiệu trưởng T và kế toán L của trường THCS A thiếu tinh thần, tráchnhiệm trong việc tổ chức, triển khai thực hiện các chế độ chính sách của Đảng vàPháp luật của Nhà nước Không chịu khó học hỏi, phong thái lãnh đạo còn mangnặng tính gia trưởng, thiếu nguyên tắc dân chủ

Trang 9

- Việc bàn giao giữa các thế hệ Hiệu trưởng được tiến hành một cách qualoa, Hiệu trưởng cũ không bàn giao hoặc bàn giao không đầy đủ các văn bảnquản lý trường học của cấp trên, Hiệu trưởng mới chưa năng động sáng tạo trongquá trình quản lý, không có khả năng tợp hợp, tập trung sức mạnh và trí tuệ ỗêvận dụng vào quá trình quản lý.

2.3.2 Nguyên nhân khách quan

- Việc quản lý, chỉ đạo của Phòng GD&ĐT huyện Thanh Oai về các mặtcông tác theo thẩm quyền đối với cơ sở chưa thường xuyên, liên tục, việc tuyêntruyền giáo dục về ý thức, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp cho CBGV cònxem nhẹ

- Tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình của Chi bộ, tập thể CBGVtrường THCS A còn yếu, chưa được phát huy

- Phòng GD&ĐT Huyện Thanh Oai chưa nắm rõ được trình độ, năng lực,phẩm chất của cán bộ, công chức quản lý ở cơ sở nên tham mưu cho HuyệnThanh Oai bổ nhiệm, sắp xếp cán bộ quản lý cho các trường còn hạn chế

- Việc bổ nhiệm cán bộ quản lý mới chỉ đủ về số lượng nhưng còn yếu vềmặt chất lượng, chưa quan tâm một cách thỏa đáng đến việc đào tạo, bồi dưỡngcán bộ quản lý Nhà nước để nâng cao trình độ và năng lực điều hành tại các nhàtrường Lẽ ra khi ông T làm Hiệu trưởng tại trường THCS Q đã có những biểuhiện mất dân chủ tại trường này các cấp có thẩm quyền phải giải quyết dứt điểmtrước khi chuyển ông T đi trường khác nhưng khi có hiện tượng đó thì lại bỏ quanên dẫn đến việc ông T lại vi phạm ở đơn vị mới một cách nghiêm trọng hơn

- Trình độ dân trí của nhân dân còn thấp dẫn đến sự hiểu biết về pháp luật

và các quy chế của ngành giáo dục còn hạn chế nên việc tổ chức xây dựngCSVC, bàn giao kinh phí không đúng nguyên tắc tài chính tạo kẻ hở để ngườikhác lợi dụng

- Việc kiểm soát chi tiêu tài chính tại các trường học của Phòng GD&ĐT

và Phòng KH - TC Huyện Thanh Oai chưa tốt dẫn đến việc ông T thu, chi tàichính không đúng nguyên tắc

Trang 10

2.3.3.Hậu quả

- Hậu quả về xã hội: Việc làm sai trái của ông T và cô L gây ảnh hưởngxấu về mặt xã hội, làm mất uy tín trong đồng nghiệp cũng như trong phụ huynh

và trong nhân dân Làm cho nhân dân không tin tưởng vào nhà trường, làm giảm

uy tín của người cán bộ, quản lý giáo dục nói riêng và ngành GD&ĐT nói chung.Làm mất lòng tin đối với Phòng GD&ĐT, UBND huyện và các ban ngành tronghuyện

- Quyền lợi chính đáng của giáo viên và phụ huynh học sinh bị xâm hại

- Vì buông lỏng quản lý nên ảnh hưởng xấu đến chất lượng giáo dục trongnhà trường; làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và phong trào chung của địaphương và cả huyện

- Nếu giải quyết sự việc không tốt có thể dễ bị gây bất bình trong nhân dânlàm ảnh hưởng đến công tác dân vận; công tác xã hội hóa giáo dục; làm cho nhândân nghi ngờ đến sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước

III- XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

3.1 Mục tiêu xử lý tình huống

Đảm bảo kỷ cương pháp luật, phù hợp với nguyên tắc cơ bản mà hiến pháp

đã nêu: đất đai thuộc sở hữu của toàn dân

Giảm tối đa các mức thiệt hại về kinh tế (nếu có), bảo vệ lợi ích của Nhànước, lợi ích chính đáng của công dân

Giải quyết hài hoà giữa các lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, cá lợi íchkinh tế - xã hội và tính pháp lý

Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

3.2 Đề xuất phương án xử lý tình huống

Phương án 1: Ra quyết định cảnh cáo ông T và cô L

Dự vào kết luận của đoàn thanh tra, Trưởng phòng GD&ĐT Huyện ThanhOai gọi ông T và cô L lên gặp trực tiếp, yêu cầu ông T phải trả ngay số tiền đang

Trang 11

nợ giáo viên và thanh quyết toán 8 triệu đồng cho nhà thầu xây dựng; làm hồ sơkết toán nhập 12 triệu đồng vào quỹ nhà trường; đồng thời yêu cầu ông T và cô Lviết giấy cam kết không tái phạm khuyết điểm Đề nghị UBND huyện ra quyếtđịnh kỷ luật hai người bằng hình thức cảnh cáo trước toàn ngành và kéo dài thờigian lên lương là một năm, ông T và cô L vẫn tiếp tục công tác bình thường tạitrường THCS A.

* Ưu điểm của phương án 1:

Giải quyết nhanh sự việc trước mắt, không gây xáo trộn công việc, tổ chứcnhân sự của trường THCS A, ông T vẫn giữ chức vụ Hiệu trưởng, được công tácgần nhà có điều kiện giúp đỡ gia đình và cô L vẫn làm kế toán tại trường THCS

A, công việc kế toán của trường vẫn ổn định

* Hạn chế của phương án 1:

Việc ông T vẫn tiếp tục làm Hiệu trưởng và cô L vẫn làm kế toán tạitrường THCS A sẽ gây sự bất bình cho tập thể giáo viên nhà trường Dư luận chorằng ông T gây ra khuyết điểm làm mất uy tín cá nhân và tập thể song vẫn đượccấp trên tín nhiệm Việc xử lý vi phạm như vậy không có tác dụng giáo dụcngười khác, từ đó dễ dẫn đến việc coi thường pháp luật

Bản thân ông T và cô L sẽ không thấy được hậu quả và trách nhiệm doviệc vi phạm khuyết điểm của mình gây ra, từ đó sẽ không có ý thức tự mìnhđiều chỉnh phong cách sống và làm việc

Phong trào hoạt động về mọi mặt của nhà trường được duy trì theo chế độsinh hoạt cũ, không được đẩy mạnh vì thế chất lượng dạy học không được nânglên; về công tác kế toán dễ dẫn đến hiện tượng “ngựa quen đường cũ” khôngthay đổi lề lối làm việc

Việc vi phạm chấp hành kỷ luật lao động của ông T là có hệ thống, khôngthể một sớm một chiều có thể thay đổi được, cho dù ông ta viết bản cam kết sẽkhông tái phạm khuyết điểm, mặt khác ông T vẫn ở cương vị lãnh đạo nên việcgóp ý phê bình ông sẽ không được cởi mở, với bản tính gia trưởng có thể trù dập,

Ngày đăng: 02/11/2018, 08:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Chỉ thị 40-CT/TW về việc “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhàgiáo và cán bộ quản lý
2. Luật cán bộ, công chức 2008 3. Luật ngân sách nhà nước 2002 Khác
4. Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính Phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước Khác
6. Nghị định số 34/2011/NĐ- CP ngày 17/05/2011 của Chính Phủ về xử lý, kỷ luật cán bộ, công chức Khác
7. Giáo trình quản lý hành chính nhà nước của Học viện hành chính Quốc gia Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w