Trong thực tiễn xã hội ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ trên các lĩnh vực của đời sống kinh tếxã hội, tất yếu cũng nảy sinh nhiều sự vụ, sự việc bức xúc, phức tạp liên quan đến những vấn đề quan trọng trong đời sống hàng ngày của mỗi người dân chúng ta. Trong đó, có những vấn đề nổi cộm và còn tồn đọng có liên quan đến công tác đầu tư xây dựng cơ bản; đó là vấn đề về đền bù, giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tếxã hội. Để phát triển kinh tếxã hội nhanh và bền vững, một trong những vấn đề cần tập trung thực hiện đó là vấn đề đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tếxã hội, nhất là đầu tư hệ thống đường giao thông, các công trình phục vụ phát triển kinh tếxã hội, phúc lợi công cộng, phục vụ dân sinh…. Đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống kinh tếxã hội của một địa phương, quốc gia. Muốn thực hiện đầu tư đạt hiệu quả cao, một trong những khâu được xem là quan trọng nhất, cần phải tập trung thực hiện tốt, đó là khâu giải phóng mặt bằng, từ việc khảo sát, đo đạc, kiểm kê, áp giá bồi thường, quyết định thu hồi đất, đến khâu giải quyết các khiếu nại có liên quan, bàn giao mặt bằng, để đẩy nhanh tiến độ triển khai thi công, sớm hoàn thành công trình, đưa vào sử dụng… Giải phóng mắt bằng là vấn đề rất thiết thực, bức xúc, nhưng lại rất đa dạng, diễn ra phức tạp, kéo dài và phát sinh khiếu nại liên tục. Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản qui phạm pháp luật có liên quan đến đất đai, về vấn đề bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong việc thu hồi đất, giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng xây dựng công trình. Các cơ quan có thẩm quyền, các ngành chức năng đã có nhiều cố gắng trong việc tìm hiểu, nghiên cứu, tìm ra nhiều giải pháp hữu hiệu nhất để tập trung thực hiện, nhưng thực tế vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định; thậm chí có một số vụ, việc phát sinh trong công tác giải phóng mặt bằng kéo dài, gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết, xử lý cho dứt điểm. Huyện Mỹ Đức là một huyện nghèo trực thuộc tình Hà Tây sáp nhập về thành phố Hà Nội năm 2008, do là một huyện nghèo của Thành phố cùng với quá trình xây dựng nông thôn mới nên Mỹ Đức đang được cấp trên quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế xã hội, trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng không thể tránh khỏi việc giải phóng mặt bằng và những vướng mắc trong quá trình giải phóng mặt bằng như giá cả đền bù không Quangợp lý, tiến độ giải phóng mặt bằng chậm, chính sách áp dụng không phù hợp … Để nâng cao kiến thức tiếp thu trong quá trình học lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K1A2014 tại trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong và vận dụng những kiến thức quản lý hành chính để giải quyết sự việc, kết hợp với thực trạng ở địa phương em xin mạnh dạn đề xuất tình huống Giải quyết vụ việc giải phóng mặt bằng trong quá trình xây dựng trường tiểu học xã An Phú, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
Trang 1ĐẶT VÂN ĐỀ
1 - Lý do chọn đề tài
Trong thực tiễn xã hội ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội, tất yếu cũng nảy sinh nhiều
sự vụ, sự việc bức xúc, phức tạp liên quan đến những vấn đề quan trọng trong đời sống hàng ngày của mỗi người dân chúng ta Trong đó, có những vấn đề nổi cộm và còn tồn đọng có liên quan đến công tác đầu tư xây dựng
cơ bản; đó là vấn đề về đền bù, giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội
Để phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững, một trong những vấn đề cần tập trung thực hiện đó là vấn đề đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, nhất là đầu tư hệ thống đường giao thông, các công trình phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, phúc lợi công cộng, phục vụ dân sinh… Đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội của một địa phương, quốc gia Muốn thực hiện đầu tư đạt hiệu quả cao, một trong những khâu được xem là quan trọng nhất, cần phải tập trung thực hiện tốt,
đó là khâu giải phóng mặt bằng, từ việc khảo sát, đo đạc, kiểm kê, áp giá bồi thường, quyết định thu hồi đất, đến khâu giải quyết các khiếu nại có liên quan, bàn giao mặt bằng, để đẩy nhanh tiến độ triển khai thi công, sớm hoàn thành công trình, đưa vào sử dụng…
Giải phóng mắt bằng là vấn đề rất thiết thực, bức xúc, nhưng lại rất đa dạng, diễn ra phức tạp, kéo dài và phát sinh khiếu nại liên tục Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản qui phạm pháp luật có liên quan đến đất đai, về vấn đề bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong việc thu hồi đất, giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng xây dựng công trình Các cơ quan có thẩm quyền, các ngành chức năng đã có nhiều cố gắng trong việc tìm hiểu, nghiên cứu, tìm ra nhiều giải pháp hữu hiệu nhất để tập trung thực hiện, nhưng thực tế vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định; thậm
Trang 2chí có một số vụ, việc phát sinh trong công tác giải phóng mặt bằng kéo dài, gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết, xử lý cho dứt điểm
Huyện Mỹ Đức là một huyện nghèo trực thuộc tình Hà Tây sáp nhập
về thành phố Hà Nội năm 2008, do là một huyện nghèo của Thành phố cùng với quá trình xây dựng nông thôn mới nên Mỹ Đức đang được cấp trên quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế xã hội, trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng không thể tránh khỏi việc giải phóng mặt bằng
và những vướng mắc trong quá trình giải phóng mặt bằng như giá cả đền bù không Quangợp lý, tiến độ giải phóng mặt bằng chậm, chính sách áp dụng không phù hợp … Để nâng cao kiến thức tiếp thu trong quá trình học lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K1A-2014 tại trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
và vận dụng những kiến thức quản lý hành chính để giải quyết sự việc, kết hợp với thực trạng ở địa phương em xin mạnh dạn đề xuất tình huống "Giải quyết vụ việc giải phóng mặt bằng trong quá trình xây dựng trường tiểu học xã An Phú, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội"
2 - Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng được tình huống đáp ứng được yêu cầu của quá trình học tập
- Nhận thức được lý luận và thực tiễn vấn đề giải phóng mặt bằng trong quản lý hành chính nhà nước
- Đưa ra được các phương án giải quyết đúng với pháp luật đồng thời hài hòa được lợi ích của các bên tham gia
- Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân và cách xử lý tình huống trong giải quyết công việc
3 - Phương pháp nghiên cứu
3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Tài liệu sơ cấp:
+ Trực tiếp hỏi, phỏng vấn những người có liên quan đến vụ việc để hiểu được tình hình và xây dựng lên tình huống.
+ Phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu để tìm ra
Trang 3- Tài liệu thứ cấp:
+ Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vụ việc nghiên cứu
+ Nghiên cứu các đề tài đã từng nghiên cứu về vụ việc giải phóng mặt bằng để tham khảo các phương án giải quyết vụ việc
3.2 Phương pháp áp dụng các kỹ năng làm việc
- Kỹ năng phân tích tình huống: Phân tích chi tiết các yếu tố tác động đến vụ việc nghiên cứu từ đó đề xuất được các phương án giải quyết tối ưu cho vụ việc
- Kỹ năng viết báo cáo: Từ tình huống đưa ra phải liên kết được các yếu tố tác động đến sự việc để viết được thành một bài tiểu luận có tính hiệu quả cao
- Kỹ năng quản lý thời gian: Với thời gian cố định mà nhà trường cho, người viết tiểu luận đề ra kế hoạch hoàn thành tiểu luận đúng thời gian quy định
- Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin: Trong quá trình xây dựng tình huống và giải quyết tình huống cần phải thu thập, lựa chọn những thông tin chính xác tạo tiền đề cho việc xử lý thông tin tốt Nếu thông tin không chính xác
sẽ dẫn đến phương án giải quyết không đem lại hiệu quả, ngược lại còn dẫn đến
sự việc trở nên phức tạp hơn
4 - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Các đối tượng có liên quan đến vụ việc giải phóng mặt bằng: Người dân
có liên quan, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực,
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung:
Tập trung vào xây dựng tình huống vi phạm trong quá trình giải phóng mặt bằng
từ đó đề ra các phương án giải quyết hiệu quả
- Về không gian: Xã An Phú, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
5 - Bố cục tiểu luận
Phần 1: Xây dựng, mô tả tình huống
Phần 2: Xác định mục tiêu xử lý tình huống
Phần 3: Phân tích tình huống
Phần 4: Xây dựng, phân tích, lựa chọn phương án giải quyết
Phần 5: Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã chọn
Trang 4II NỘI DUNG 2.1 Mô tả chi tiết tình huống:
An Phú là xã miền núi duy nhất và là xã nghèo nhất của huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây cũ Xã cách trung tâm huyện Mỹ Đức 12 km về phía Tây Nam, có
1740 hộ với 7606 nhân khẩu Xã có 13 thôn, có 3 dân tộc chung sống trên địa bàn xã, người dân tộc Mường chiếm tỉ lệ lớn nhất 70,96 %, người dân tộc Kinh chiếm 28,89 %, người dân tộc Thái chiếm 0,15% (số liệu năm 2009 của UBND
xã An Phú) Về địa hình có ba dạng địa hình chính ở xã An Phú: Vùng đất thấp chịu lụt lội pha lẫn diện tích mặt nước hẹp không lưu thông, vùng đồi và vùng núi đá vôi Tổng diện tích đất tự nhiên của An Phú là 2.227 ha, trong đó: Đất lâm nghiệp 956,44 ha và đất nông nghiệp có 613,21 ha (đất 1 vụ 385,4 ha; đất 2
vụ 227,2 ha)
Do điều kiện địa hình phức tạp nên giao thông trong xã rất khó khăn, trước năm 2007 không có đường ô tô đến xã, từ năm 2007, đường Hồ Chí Minh qua đi xuyên qua địa bàn xã, đường liên huyện, xã, thôn được xây dựng đều khắp thôn xóm tạo điều kiện thuận lợi cho xã An Phú phát triển nhanh
Về trình độ học vấn của người dân, 50 % chủ hộ học hết cấp 2, số còn lại học hết hoặc chưa hết cấp 1, số chủ hộ học hết cấp III và các trường dạy nghề chỉ đếm trên đầu ngón tay Số học sinh học cấp III trong những năm gần đây cũng đã tăng đáng kể, một số đã đi học các trường đại học và dạy nghề khác
Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ra Quyết định số 507/QĐ-UBND ngày 19 tháng 05 năm 2011 về việc giao kế hoạch kiên cố hoá trường lớp học cho các công trình khởi công mới năm 2011 Trong đó có Trường tiểu học xã
An Phú với quy mô nhà hai tầng sáu phòng học kết cấu khung chịu lực bêtông cốt thép
Theo đề nghị của chính quyền và nhân dân địa phương, đồng thời từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng cho ổn định và phát triển lâu dài của những công trình kế tiếp nên cần có mặt bằng rộng và có một quy hoạch tổng thể
Trang 5Ngày 05 tháng 07 năm 2011 Uỷ ban nhân dân nhân huyện Mỹ Đức phê duyệt thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình trường tiểu học Xã An Phú theo thiết kế định hình của thành phố Hà Nội
Trường được xây dựng với quy mô là cấp IV, hai tầng Tổng kinh phí phê
duyệt là: 1.590.000.000 đồng (Một tỷ, năm trăm chín mươi triệu đồng) Kinh phí
đền bù giải phóng mặt bằng và san gạt mặt bằng được lấy từ nguồn đối ứng (kinh phí huyện) Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng trường từ nguồn vốn ngân sách trung
ưng Chủ đầu tư là Uỷ ban nhân dân huyện Mỹ Đức (Ban quản lý dự án- Công
trình xây dựng cơ bản của huyện được giao uỷ quyền đại diện chủ đầu tư).
Với chức năng là trường tiểu học, định hướng xây dựng nhà chuyên dùng, gồm sáu phòng học, hai phòng chờ của giáo viên Tổng diện tích cần sử dụng của trường là: 5.000 m2, để có đủ số diện tích trên, cần phải thu hồi 5.000 m2 đất của 2 hộ gia đình ông Bùi Văn Quang, Nguyễn Văn Khoa đang ở phải di dời đi nơi ở mới
Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng của huyện được thành lập theo Quyết định số 71/QĐ-UBND ngày 15/07/2011 của UBND huyện Mỹ Đức về việc thành lập Ban giải phóng mặt bằng xây dựng công trình trường tiểu học xã
An Phu, huyện Mỹ Đức (bao gồm đại diện phòng Tài nguyên môi trường, phòng Kinh tế, phòng Quản lý đô thị, trung tâm giải phóng mặt bằng của huyện, đại diện UBND xã An Phú và phó chủ tịch huyện làm trưởng Ban) đã phối hợp với chính quyền địa phương, tiến hành họp với các hộ phải di chuyển và bị thu hồi đất Thông báo chủ trương và quyết định xây dựng trường, phổ biến chính sách đền bù về đất đai, tài sản hoa mầu trên đất khi Nhà nước thu hồi để sử dụng vì lợi ích công cộng
Các hộ phải di chuyển sau khi được quán triệt, phổ biến về chế độ chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, nhìn chung đều có sự nhất trí cao, không có gì thắc mắc Các ý kiến đều thể hiện sự ủng hộ việc xây dựng trường tiểu học trên mảnh đất quê hương mình, và vì tương lai con em của mình
Công tác tự kê khai, kiểm đếm, áp giá đền bù, thẩm định kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng được tiến hành đúng quy trình và thẩm quyền quy định
Trang 6Việc thanh toán chi trả tiền đền bù cho các hộ, được tiến hành công khai, dân chủ, có sự chứng kiến và giám sát của chính quyền và nhân dân xã An Phú
Cấp uỷ chính quyền địa phương quan tâm bố trí đất ở mới và vận động nhân dân giúp đỡ các hộ phải di chuyển nhà, đã tháo dỡ và vận chuyển lắp dựng nhà đến vị trí được xắp xếp ổn định lâu dài Cây cối, hoa mầu trên đất cơ bản đã được các hộ thu hoạch Trước tình hình đó, để đảm bảo tiến độ thi công và giải ngân, Ban quản lý dự án công trình xây dựng cơ bản của huyện đã xin ý kiến chỉ đạo của UBND huyện và UBND xã đẩy nhanh tiến độ và xúc tiến công việc san nền để cho đơn vị đã trúng thầu thi công, khởi công xây dựng công trình sớm cho kịp năm học mới
Ngày 15/09/2011 công trình bắt đầu đi vào khởi công xây dựng, khi công trình đang thi công với các điều kiện thuận lợi để kịp thời gian khai giảng năm học mới thì ngày 06/05/2012 có Đoàn kiểm tra của thành phố đi kiểm tra về thực hiện xây dựng các công trình kiên cố hoá phát hiện ra rằng cần phải có rãnh trên đỉnh mái taluy để khi mưa to nước mưa không sối xuống sườn taluy gây ra sạt lở đất đến công trình (vì mái taluy rất cao và rộng) Như vậy phải bổ sung thêm hạng mục đào đất rãnh đỉnh taluy và công tác bền bù lại tiếp diễn Ban Giải phóng mặt bằng của huyện được triệu tập, nhưng có vấn đề mới phát sinh nếu tiến hành lại các thủ tục quyết định, lại thành lập tổ công tác rồi tiến hành thì không kịp thi công trong khi đó đã vào mùa mưa Nếu tình huống xấu xẩy ra taluy cao 15m sạt nở thì ảnh hưởng lớn đến công trình đang thi công Vấn đề lớn hơn là mới mấy tháng trước đây huyện đã thu hồi của ông Bùi Văn Quang với diện tích đất là 500 m2 và toàn bộ tài sản hoa mầu trên đất với giá trị là 63.986.500 đồng, gia đình ông phải rời đi nơi khác Cùng với đó là gia đình ông Nguyễn Văn Khoa thu hồi 290 m2 và tài sản hoa mầu trên đất là 13.399.000 đồng Như vậy cả hai gia đình đã chịu thiệt thòi để khôi phục nơi ở mới Bây giờ lại lấy đất canh tác tiếp mỗi nhà 400m2 nữa là khó khăn, nhất là ông Bùi Văn Quang là thương binh hạng 2/4 Đất không lấy một lần để cho gia đình ổn định trồng cấy
Trang 7Trước tình hình đó, Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng công trình Trường tiểu học An Phú đã nhiều lần giải thích, vận động nhưng ông Quang vẫn kiên quyết không nghe, Còn thách thức chính quyền địa phương Hội đồng đền
bù giải phóng mặt bằng đã đề nghị UBND xã An Phú có biện pháp giải phóng mặt bằng để công trình được thi công sớm tránh rủi ro sảy ra UBND xã An Phú lúng túng, khó xử chưa tìm ra biện pháp giải quyết vì trong ban lãnh đạo của xã
An Phú có một số người là con cháu của ông Quang, việc quy trách nhiệm chưa
rõ ràng, các cấp đùn đẩy lẫn nhau, công trình luôn trước nguy cơ bị sạt lở Nhân dân trong xã dao động, hoài nghi, đang chờ xem cách giải quyết của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
2.2 Xác định mục tiêu xử lý tình huống:
Qua việc phát sinh của công trình nói trên, khiếu nại của ông Bùi Văn Quang về việc yêu cầu tăng giá đền bù cho các hộ phải di chuyển để lấy đất xây dựng trường, do tính toán áp giá đền bù chưa thoả đáng, mức giá đền bù quá thấp, không đủ kinh phí di chuyển Cần phải kiểm tra làm rõ các quy trình xây dựng cơ bản đã đúng trình tự và đúng pháp luật chưa? Tìm ra chỗ yếu của cán
bộ công chức khi thực thi nhiệm vụ, việc tính toán các chế độ chính sách đã đúng theo quy định chưa, tại sao?
Thông qua xem xét khiếu nại và tiến hành điều tra, làm rõ để đưa ra những biện pháp xử lý đúng pháp luật, hợp tình, hợp lý, nhằm giải quyết hài hoà giữa tính pháp chế và lợi ích của nhân dân, lợi ích xã hội
2.3 Phân tích nguyên nhân và hậu quả của tình huống:
Đây là một tình huống phức tạp trong công tác quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền, vấn đề không chỉ dừng lại ở đòi hỏi về kinh tế, không đúng quy định của pháp luật, mà còn là những vấn đề xã hội, đảm bảo lòng tin trong nhân dân Để giải quyết vấn đề vừa đảm bảo tính pháp chế, vừa đảm bảo sự tin tưởng của nhân dân, yêu cầu phải phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị
và đông đảo quần chúng nhân dân tham gia
Trước tình hình đó, Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, đã thành lập tổ công tác, do đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện phụ trách công tác xây dựng cơ bản
Trang 8làm tổ trưởng, cùng một số ngành chuyên môn, đoàn thể của huyện và đại diện chính quyền xã và nhân dân xã An Phú tiến hành kiểm tra, đánh giá tình hình, đề xuất phương án, biện pháp để tháo gỡ vướng mắc Với mục tiêu giải quyết dứt điểm nhưng phải có tình có lý với những yêu cầu thắc mắc của nhân dân nói chung và ông Bùi Văn Quang nói riêng Đảm bảo thi công công trình theo đúng tiến độ, đúng quy hoạch và kế hoạch đã được phê duyệt, đảm bảo cho công trình
an toàn khi sử dụng Thông qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn toàn huyện Nhất là công tác khảo sát, tư vấn thiết kế
Qua kiểm tra cho thấy: Công tác đền bù và giải phóng mặt bằng do tổ công tác trước đây làm là đúng trình tự, đúng thủ tục và nguyên tắc đơn giá đền
bù theo quyết định số 71/2005/QĐ-UBND ngày 23 tháng 2 năm 2005 V/v ban hành quy định về bồi thường, và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội là phù hợp đúng quy định, công tác thu hồi đất, kiểm kê tài sản hoa mầu trên đất đầy dủ, đánh giá xác định phân loại là chính xác
Nếu như lấy thêm ra thì cũng phải kê khai rồi phân loại như vậy, rồi xác định danh giới cắm mốc xác định diện tích cần thu hồi đất
* Kiểm tra về quy trình đầu tư xây dựng cơ bản:
- Về trình tự đầu tư xây dựng công trình trường tiểu học Xã An Phú
+ Công trình được tiến hành khảo sát, thiết kế theo đúng quy hoạch và những tiêu chuẩn, về tổng diện tích sử dụng và quy mô các hạng mục công trình
+ Có cam kết của nhân dân và đề nghị của UBND xã về việc giải phóng mặt bằng, có đủ các Văn bản của cấp có thẩm quyền như: Quyết định thu hồi đất, cấp đất xây dựng công trình, giấy phép xây dựng
+ Các bước lập dự án, phê duyệt dự án, hợp đồng khảo sát thiết kế, phê duyệt thiết kế kỹ thuật tổng dự toán công trình, tổ chức đấu thầu và phê duyệt kết quả trúng thầu đảm bảo đúng trình tự, thẩm quyền quy định
- Về công tác đền bù giải phóng mặt bằng:
Trang 9+ Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng công trình xây dựng trường tiểu học Xã An Phú được thành lập theo đúng quy định (Theo Quyết định số: 71/ 2005/QĐ- UBND ngày 23/2/2005 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định về bồi thường, và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích Quốc phòng, an ninh, lợi ích Quốc gia, lợi ích công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội)
+ Công tác giải phóng mặt bằng được thực hiện theo đúng trình tự các bước, đảm bảo công khai, dân chủ và trung thực
Nhưng công tác đền bù, giải phóng mặt bằng còn bộc lộ một số khuyết điểm và tồn tại như sau:
- Công tác kê khai, kiểm đếm không phân chia cụ thể chủ sử dụng đất, không cắm mốc thu hồi đất giữa diện tích đất thu hồi và phần còn để lại của từng chủ hộ, mà đồng ý để cho ông Bùi Văn Quang và doanh nghiệp thi công thoả thuận san đủ mặt bằng Do đó bây giờ lấy thêm ông Quang đòi tính lại cái
cũ do không chính xác không áp dụng được cụ thể về chế độ chính sách hỗ trợ đền bù cho từng chủ hộ, rồi mới được kê khai thu hồi cái mới
Qua kiểm tra thực tế cho thấy:
+ Ông Bùi Văn Quang (một thương binh 2/4) là chủ hộ
+ Ông Nguyễn Văn Khoa (một nông dân thuộc hộ nghèo) là chủ hộ
Trong khi làm việc, Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng còn biểu hiện
sự nóng vội, áp đặt chủ yếu tập trung vào mục tiêu giải phóng nhanh mặt bằng,
để có mặt bằng thi công công trình theo đúng tiến độ Một số sai sót biểu hiện là: Mặt bằng chưa giải phóng xong đã đồng ý cho đơn vị trúng thầu khởi công
và thi công công trình, đặt ra thời gian để các hộ di chuyển nhà cửa, mà không tính đến các yếu tố về sau này cần bổ xung mở rộng, quá tin về tình cảm, Không điều tra nắm bắt những đối tượng chính sách cụ thể để áp dụng chính sách hỗ trợ đền bù hợp lý Chưa nắm được hoàn cảnh của từng gia đình để đề xuất những giải pháp có tính khả thi cao Cá biệt có thành viên của hội đồng đền
bù giải phóng mặt bằng, còn có ý kiến mang tính mệnh lệnh hành chính không cần thiết
Trang 10- Trong khi có ý kiến của nhân dân đòi hỏi nâng giá đền bù, thì nhìn chung người có trách nhiệm trong ban đền bù giải phóng mặt bằng, giải thích chưa có tính thuyết phục cao, chỉ cứng nhắc trong khuôn khổ các quy định của các văn bản pháp luật
- Sự phối hợp giữa Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng với cấp uỷ, chính quyền, uỷ ban mặt trận tổ quốc và các đoàn thể ở địa phương chưa đồng
bộ và chặt chẽ Đặc biệt là công tác tuyên truyền, thuyết phục và vận động nhân dân, gắn với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và công tác xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư
Việc áp dụng những văn bản quy phạm pháp luật về đền bù giải phóng mặt bằng chưa đầy đủ và chặt chẽ Tính toán áp giá còn thiếu so với quy định cụ thể là: Tại Theo Quyết định số 71/2005/QĐ- UBND ngày 23/2/2005 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành về bồi thường, và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích Quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội, quy định tại mục 4 điều 24 về chính sách hỗ trợ gia đình phải di chuyển nhà, đất ở nếu quá 6 tháng kể từ khi có quyết định kinh phí bồi thường chưa được bố trí đất ở theo quy thì hỗ trợ tiền thuê nhà ở mức 500.000 đồng/hộ/tháng
Sự yếu kém của cán bộ công chức trong việc nghiên cứu nắm vững các văn bản pháp luật khi thi hành nhiệm vụ đã tính toán, áp giá đền bù chưa đủ theo chế độ dẫn đến sự mất uy tín của cơ quan, cán bộ công chức và làm giảm lòng tin trong nhân dân Nếu không giải quyết dứt điểm mặt bằng sẽ không được giải phóng, công trình sẽ không được thi công bổ xung, người sử dụng không được đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản
2.4 Đề xuất các phương án giải quyết tình huống.
2.4.1 Đề xuất các phương án
1 Xây dựng phương án giải quyết tình huống.
* Phương án 1:
Tính đủ kinh phí đền bù theo chế độ Vận động nhân dân đóng góp ủng hộ