LỜI NÓI ĐẦU Quản lý Nhà nước đó là sự tác động, điều chỉnh mang tính quyền lực Nhà nước đối với các quá trình hành vi xã hội, tức là quản lý toàn bộ xã hội. Điều đó xuất phát từ những cơ sở sau: Trước hết, Nhà nước trở thành người sở hữu về tư liệu sản xuất, Nhà nước tác động vào nền kinh tế không phải từ bên ngoài mà trực tiếp tham gia vào quá trình, trực tiếp quản lý kinh tế. Thứ hai, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhà nước thể hiện lợi ích của toàn dân. Nhà nước định ra các đường lối chính sách và giải quyết các vấn đề theo nguyện vọng của nhân dân. Quan điểm tư tưởng chỉ đạo của Đảng trong phát triển văn hóa đã nêu: phát triển xã hội hóa hoạt động văn hóa cần phải chú trọng chống thương mại hóa trong kinh doanh. Thực hiện chủ trương xã hội hóa theo Nghị quyết 90/CP ngày 21/08/1997 và Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/04/2005 về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa , giáo dục và đào tạo, y tế, thể dục thể thao của Chính phủ. Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã có bước phát triển rõ rệt của khu vực ngoài công lập; bước đầu huy động được nhiều tiềm năng và nguồn lực xã hội; mở rộng quy mô, đa dạng hóa các loại hình văn hóa. Song song đó, các loại hình kinh doanh dịch vụ văn hóa và các ngành nghề nhạy cảm cũng nhanh chóng phát triển như: nhà hàng karaoke, vũ trường, bar, cafe... Trước quá trình hội nhập đất nước nhiều chủ doanh nghiệp vì “Lợi nhuận” đã cạnh tranh không lành mạnh, hoạt động biến dạng dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội xuất hiện trong kinh doanh đã làm ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, đạo đức, lối sống và thuần phong mỹ tục của dân tộc ta gây nhiều dư luận xã hội làm đau đầu các cơ quan quản lý trên lĩnh vực hoạt động này. Trước “báo động” thực trạng hoạt động dich vụ văn hóa và ngành nghề nhạy cảm luôn diễn biến phức tạp. Tôi quan tâm và chọn: Tiểu luận tình huống “ Nâng cao hiệu quả Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ văn hóa và ngành nghề có ảnh hưởng, liên quan đến môi trường văn hóa trên địa bàn thành phố” để làm bài cuối khóa: Lớp bồi dưỡng tiêu chuẩn ngạch chuyên viên năm 2014.
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường, Phòng Đào tạo, quý thầy cô giáo của Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường, đồng thời đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện tiểu luận tình huống này
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới quý Thầy,
Cô chủ nhiệm lớp, quý thầy cô giáo trong nhà trường đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chuyển tải những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và động viên tôi thực hiện và hoàn thành đề tài này
Trong khoảng thời gian hạn hẹp, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, những hạn chế về cả nội dung lẫn hình thức Chúng tôi rất mong nhận được những góp ý của quý thầy cô , các bạn đồng nghiệp đối với đề tài
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Người thực hiện đề tài
Đào Thị Ngọc Lan
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Quản lý Nhà nước đó là sự tác động, điều chỉnh mang tính quyền lực Nhà nước đối với các quá trình hành vi xã hội, tức là quản lý toàn bộ xã hội Điều đó xuất phát từ những cơ sở sau: Trước hết, Nhà nước trở thành người sở hữu về tư liệu sản xuất, Nhà nước tác động vào nền kinh tế không phải từ bên ngoài mà trực tiếp tham gia vào quá trình, trực tiếp quản lý kinh tế Thứ hai, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Nhà nước thể hiện lợi ích của toàn dân Nhà nước định ra các đường lối chính sách và giải quyết các vấn đề theo nguyện vọng của nhân dân
Quan điểm tư tưởng chỉ đạo của Đảng trong phát triển văn hóa đã nêu: phát triển xã hội hóa hoạt động văn hóa cần phải chú trọng chống thương mại hóa trong kinh doanh Thực hiện chủ trương xã hội hóa theo Nghị quyết 90/CP ngày 21/08/1997 và Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/04/2005 về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa , giáo dục và đào tạo, y tế, thể dục thể thao của Chính phủ Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã có bước phát triển rõ rệt của khu vực ngoài công lập; bước đầu huy động được nhiều tiềm năng và nguồn lực xã hội; mở rộng quy mô, đa dạng hóa các loại hình văn hóa Song song đó, các loại hình kinh doanh dịch vụ văn hóa và các ngành nghề nhạy cảm cũng nhanh chóng phát triển như: nhà hàng karaoke, vũ trường, bar, cafe
Trước quá trình hội nhập đất nước nhiều chủ doanh nghiệp vì “Lợi nhuận”
đã cạnh tranh không lành mạnh, hoạt động biến dạng dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội xuất hiện trong kinh doanh đã làm ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, đạo đức, lối sống và thuần phong mỹ tục của dân tộc ta gây nhiều dư luận xã hội làm đau đầu các cơ quan quản lý trên lĩnh vực hoạt động này
Trước “báo động” thực trạng hoạt động dich vụ văn hóa và ngành nghề nhạy cảm luôn diễn biến phức tạp Tôi quan tâm và chọn: Tiểu luận tình huống “ Nâng cao hiệu quả Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ văn hóa
và ngành nghề có ảnh hưởng, liên quan đến môi trường văn hóa trên địa bàn
Trang 3thành phố” để làm bài cuối khóa: Lớp bồi dưỡng tiêu chuẩn ngạch chuyên viên năm 2014
Trang 4PHẦN THỨ NHẤT
MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
I HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA CÂU CHUYỆN TÌNH HUỐNG
Ông Trịnh Văn Minh đăng ký thường trú tại xã Thống Nhất, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội Năm 2014 ông Minh thuê nhà thành lập doanh nghiệp tư nhân tại địa chỉ số 12, thị trấn Thường Tín, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội hành nghề kinh doanh vũ trường
II DIỄN BIẾN TÌNH HUỐNG
Với mục đích mở rộng hoạt động kinh doanh của mình tháng 2 năm 2014, ông Minh thuê thêm nhà do bà Nguyễn Thị Mận làm chủ tại địa chỉ số 30 – Hoàng Mai, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội để thành lập chi nhánh tại đây
Sau khi hoàn thành các thủ tục, ông Minh đã được Sở Kế hoạch – Đầu tư, thành phố Hà Nội cấp giấy phép thành lập chi nhánh doanh nghiệp tư nhân số:
82498 cấp ngày 14 tháng 2 năm 2014, mang tên “Sao Mai” cũng với ngành nghề kinh doanh vũ trường Trong quá trình hoạt động kinh doanh chi nhánh doanh nghiệp tư nhân “Sao Mai” thường để xảy ra mất an ninh trật tự, gây nhiều bức xúc cho người dân xung quanh Ngày 20 tháng 4 năm 2014, nhân dân khu phố Hoàng Mai, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội có đơn khiếu nại phản ánh về những biểu hiện thiếu lành mạnh tại cơ sở này như: nhân viên nữ mặc trang phục hở hang, chèo kéo khách, thường xuyên hoạt động quá giờ quy định, sử dụng thuốc lắc, mất an ninh trật tự ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người dân xung quanh và việc thực hiện phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tại khu dân cư
Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, đội kiểm tra liên ngành đã triển khai kế hoạch, tiến hành khảo sát, nắm bắt địa bàn Xác định nội dung đơn thư khiếu nại, tố cáo là có cơ sở Vào lúc 21h 30 phút ngày 25 tháng 4 năm 2014, đội kiểm tra liên ngành thành phố Hà Nội phối hợp với Tổ kiểm tra liên ngành Quận Hoàng Mai tiến hành kiểm tra tại đây Qua kiểm tra đã phát hiện nhiều sai phạm và tiến hành lập biên bản vi phamj đối với cơ sở này
Trang 5III PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1 Cơ sở lý luận:
Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất đã chỉ rõ: “thực hiện nhất quán lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, đó chính là nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN Cụ thể: “Đảng ta chủ trương thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần” Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN
Để thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XI của Đảng khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển tạo công ăn việc làm cho xã hội, tạo ra nhiều của cải cho đất nước Trong Nghị quyết đại hội lần thứ V, BCHTW đã chỉ ra quan điểm chỉ đạo
về phát triển kinh tế tư nhân như sau “Kinh tế tư nhân là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân Phát triển kinh tế tư nhân là chiến lược phát triển lâu dài trong nền kinh tế, công nghiệp hóa hiện đại hóa, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế” Nhà nước tôn trọng bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luật bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp quyền sở hữu tài sản của công dân
2 Mục tiêu của tình huống:
Hoạt động kinh donh vũ trường trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra ngày càng phức tạp và hoạt động len lỏi trong khu dân cư Do đó cần xác định mục tiêu như sau:
2.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước:
Để lập lại trật tự kỷ cương trên lĩnh vực hoạt động văn hóa, ngăn chặn những hoạt động kinh doanh không lành mạnh Đưa ra những giải pháp vừa mang tính giáo dục, thuyết phục vừa kiên quyết răn đe giúp chủ kinh doanh
Trang 6nhận thức, hiểu biết và chấp hành đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
2.2 Đối với chính quyền địa phương:
Cần nâng cao vai trò trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo đối với cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác quản lý Vận động quần chúng tích cực tham gia đấu tranh, tố giác kiên quyết bài trừ các tệ nạn xã hội trên địa bàn minh
2.3 Đối với chủ doanh nghiệp:
Mục đích nhằm cho chủ doanh nghiệp nhận thức rõ ràng việc chấp hành các quy định pháp luật khi tham gia kinh doanh, không vì lợi nhuận trước mắt đưa hoạt động trá hình vào kinh doanh, làm ảnh hưởng đến đạo đức lối sống và trật tự an toàn xã hội trên ddianj bàn kinh doanh
3 Phân tích nguyên nhân hậu quả:
3.1 Nguyên nhân:
3.1.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước:
Cơ quan quản lý nhà nước còn buông lỏng, thiếu sự đồng bộ, chồng chéo Ngành này chỉ định, thu hồi giấy phép kinh doanh thì ngành kia lại cấp Công tác thanh tra, xử lý tệ nạn xã hội của các cơ quan chức năng có nơi có lúc chưa kiên quyết, triệt để, đôi lúc còn “nhẹ tay”, nên các chủ kinh doanh vẫn ngang nhiên hoạt động và bất chấp dư luận xã hội
3.1.2 Đối với chính quyền địa phương:
Công tác quản lý kiểm tra của Công an tổ dân phố trên địa bàn của mình chưa thực sự sâu xát, chưa hướng dẫn kịp thời chủ doanh nghiệp nhận thức trách nhiệm của mình trong quá trình tổ chức kinh doanh
Khi nhận được ý kiến phản ánh của người dân, chính quyền địa phương chưa thực sự kiên quyết trong xử lý, để tình trạng kinh doanh gây mất trật tự an ninh kéo dài
3.1.3 Đối với doanh nghiệp:
Trang 7Doanh nghiệp còn mắc nhiều sai phạm khác về lĩnh vực an ninh trật tự xã hội như:
Không tổ chức viết bản cam kết an ninh trật tự với cơ quan công an; không trang bị lắp đặt công phương tiện phòng cháy chữa cháy; không ký hợp đồng lao động với nhân viên làm việc tại cơ sở sản xuất kinh doanh, và các tệ nạn xã hội khác
Với những sai phạm trên Doanh nghiệp không thể đổ lỗi là không biết các quy định bắt buộc này
3.2 Hậu quả:
3.2.1 Về phương diện đời sống tinh thần xã hội
Nền kinh tế nước ta chuyển từ nền quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường và đang tiến hành hội nhập quốc tế Sự xâm nhập văn hóa từ bên ngoài, lối sống thực dụng, văn hóa lai căng càng nhanh chóng du nhập vào nước ta Một bộ phận chủ cơ sở vì lợi nhuận mà bất chấp làm tất cả ảnh hưởng đến môi trường văn hóa và đời sống sinh hoạt cộng đồng, gây nhiều lo ngại và bức xúc đối với người dân
Đối với doanh nghiệp “Sao Mai”, mặc dù trong quá trình kiểm tra chưa phát hiện và bắt quả tang những vi phạm về tệ nạn xã hội Tuy nhiên, kinh doanh
vũ trường là loại hình kinh doanh nhạy cảm dẫn đến tệ nạn xã hội Do vậy, chính quyền địa phương hơn ai hết cần theo dõi và nắm chắc tình hình hoạt động để kịp thời uốn nắn những biểu hiện lệch lạc, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của người Việt Nam
3.2.2 Về lĩnh vực thương mại, dich vụ
Theo thống kê trên địa bàn thành phố Hà Nội có rất nhiều vũ trường thì có tới 80% trong số này vi phạm giấy phép kinh doanh Việc cấp giấy phép kinh doanh tràn lan, cấm xong rồi lại cấp, thiếu sự phối hợp đồng bộ từ các ngành Chính vì sự quản lý lỏng lẻo đã làm cho nhiều chủ doanh nghiệp lợi dụng sơ hở
đó mà kinh doanh không lành mạnh
Trang 83.2.3 Về lĩnh vực an ninh trật tự
Điều liện quy định ngành nghề kinh doanh đặc biệt, khi sử dụng nhân viên phục vụ phải ký hợp đồng lao động Trong khi kiểm tra hành chính, đội kiểm tra liên ngành ghi nhận có 4 nhân viên không ký hợp đồng lao động và nhân viên này chưa đủ 18 tuổi, như vậy doanh nghiệp đã vi phạm Nghị định số 45/2005/NĐ-CP
Một trong những điều kiện kinh doanh ngành nghề đặc biệt này cần thiết
là phòng cháy chữa cháy Đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người Thực tế doanh nghiệp đã không lắp đặt hệ thống, thiết bị phòng cháy chữa cháy tại cơ sở của mình, cố tình thiết kế phòng ốc, lối đi cầu thang thiết kế khó đi để đối phó và làm chậm bước chân đoàn kiểm tra cũng có nghĩa là tiềm
ẩn nguy cơ khi có sự cố xảy ra vi phạm Nghị định 123/2005/NĐ-CP
Qua kiểm tra còn nhận thấy doanh nghiệp còn có biểu hiện sử dụng tiếp viên nữ phục vụ khách (tuy chưa bắt quả tang) như vậy nguy cơ về tệ nạn xã hội là khó tránh khỏi nếu cơ quan quản lý và chính quyền địa phương buông lỏng quản lý
PHẦN THỨ HAI PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Sau khi kiểm trs và ghi nhận lỗi vi phạm tại cơ sở, căn cứ theo các văn bản quy phạm pháp luật được quy định từng lĩnh vực ngành nghề, đội kiểm tra liên ngành xây dựng ba phương án như sau:
Phương án 1 (Phương án lựa chọn trong xử lý tình huống)
Ngày 24/4/2014, đội kiểm tra đã mời chủ cơ sở đến làm việc Xét thấy doanh nghiệp “Sao Mai” vi phạm hành chính lần đầu, chưa vi phạm về tệ nạn xã hội và ảnh hưởng đến sức khỏe Đội kiểm tra xử lý hình chế tài theo mức bình quân (lấy mức phạt cao nhất cộng mức thấp nhất chia đôi)
Phương án 2 (Hình thức xử phạt tăng nặng)
Trang 9Doanh nghiệp tái phạm nhiều lần, có hành vi trốn tránh hoặc không hợp tác với cơ quan chức năng Lỗi vi phạm liên quanđến tệ nạn xã hội, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần và sức khỏe, thì phương án lựa chọn sẽ phạt theo mức phạt cao nhất và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây chết người (vì
sử dụng thuốc lắc)
Phương án 3 (Hình thức xử phạt giảm nhẹ)
Nếu xét thấy cơ sở vi phạm lần đầu, ít lỗi vi phạm không liên quan đến tệ nạn xã hội nghiêm trọng, không để lại hậu quả về sức khỏe Sẽ xử lý bằng hình thức chế tài thấp nhất
PHẦN THỨ BA
TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN
1 Các bước thực hiện.
Bước 1: Lập biên bản vi phạm hành chính đối với chi nhánh doanh nghiệp
tư nhân “Sao Mai”
Bước 2: Mời chủ doanh nghiệp đến văn phòng đội kiểm tra liên ngành làm việc để xác định lỗi vi phạm, lắng nghe cơ sở trình bày ý kiến và bổ sung giấy tờ liên quan (nếu có)
Bước 3: Lập báo cáo đè xuất Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ra quyết định xử phạt
Bước 4: Căn cứ vào đề xuất của đội kiểm tra liên ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành quyết định xử phạt hành chính
Bước 5: Triển khai quyết định xử phạt hành chính, phối hợp với chính quyền địa phương theo dõi quá trình chấp hành quyết định của đương sự
2 Kết quả giải quyết
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ra quyết định xử phạt chi nhánh doanh nghiệp tư nhân “Sao Mai” do ông trịnh Văn Minh làm chủ như sau:
Trang 10- Phạt tiền 3.500.000 đối với hành vi vi phạm sử dụng tiếp viên làm việc tại cơ sở không ký kết hợp đồng lao động, vi phạm điều 30 khoản 1 điểm b Nghị định 45/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính
- Phạt tiền 10.000.000 đối với hành vi vi phạm khống có bản cam kết thực hiện các điều kiện an ninh trật tự với cơ quan công an, vi phạm điều 24 khoản 3 điểm b Nghị định 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 của Chính phủ về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội
- Phạt tiền 2.000.000 đối với các hành vi vi phạm khác có liên quan khi kinh doanh dich vụ có điều kiện (đặt hệ thống đèn báo động), vi phạm điều 21 khoản 3 điểm b Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2005 của Chính phủ
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại
- Phạt tiền 5.000.000 đối với hành vi vi phạm không trang bị lắp đặt phương tiện hệ thống phòng cháy chữa cháy theo quy định về xử phạt vi phạm điều 21 khoản 4 điểm a Nghị định số 123/2005/NĐ-CP ngày 05/10/2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong phòng cháy chữa cháy
Tổng cộng 4 lỗi vi phạm với mức phạt tiền là: 20.500.000 đồng
3 Những thuận lợi và khó khăn.
3.1 Thuận lợi
Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng vai trò văn hóa trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, ban hành những chính sách và chiến lược phát triển văn hóa bền vững gắn với công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa, được thể hiện một cách cụ thể, rõ ràng trong những văn bản pháp luật theo trình tự thời gian, phù hợp công cuộc đổi mới đất nước
Ý thức trách nhiệm của người dân đóng vai trò tích cực và không thể thiếu trong việc ngăn ngừa, phòng chống tệ nạn xã hội Do vậy, cần nêu gương điển hình và kịp thời khen thưởng những tổ chức, cá nhân tích cực tham gia trong phong trào giữ gìn trật tự, an ninh khu phố
Trang 113.2 Khó khăn
Các quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh, cụ thể loại hình vũ trường chưa thể hiện tính nghiêm khắc; mức xử phạt chưa đủ tính răn đe nên vi phạm vẫn tiếp tục gia tăng, có nhiều cơ sở chịu chấp nhận nộp phạt và tiếp tục vi phạm vì lợi nhuận khá cao Hầu như việc xử lý vi phạm mới chỉ dừng lại ở mức “hình thức”, phạt rồi lại cho phép hoạt động đã dẫn đến tình trạng coi thường pháp luật
Rõ ràng là với những điều khoản không thống nhất, không cụ thể như vậy
đã tạo ra những bất cập và kẽ hở của luật, để cho một số những cán bộ công chức thừa hành lợi dụng để tham nhũng “làm luật” dẫn đến vô hiệu hóa pháp luật Từ đó, đặt ra cho nhà quản lý vấn đề về phẩm chất tư cách đạo đức nói chung, đạo đức nghề nghiệp nói riêng của những người làm công tác quản lý kiểm tra
PHẦN TƯ TƯ KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
I KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ:
1 Đối với cơ quan ban hành văn bản:
Để văn bản hành chính Nhà nước được thực hiện hiệu quả cao nhất, các
cơ quan ban hành văn bản quản lý Nhà nước khi ban hành văn bản cần đảm bảo tính khoa học cụ thể rõ ràng các chủ trương của Nhà nước cần được cụ thể hóa trong một văn bản hướng dẫn Không nên chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu nhất quán trong quá trình thực hiện
2 Đối với việc phổ biến tuyên truyền cho văn bản:
Việc ban hành phổ biến phải được tiến hành trước thời hạn có hiệu lực của văn bản một khoảng thời gian phù hợp để có thể tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho các đối tượng liên quan nắm vững những mệnh lệnh trong