1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận tình huống xử lý tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành nghề chữa bệnh bằng mê tín dị đoan có ảnh hưởng, liên quan đến môi trường y tế, văn hóa trên địa bàn huyện ứng hòa tp hà nội

21 1,6K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 427,81 KB

Nội dung

Tuy nhiên, đặc trưng nhất là các hình thái tín ngưỡng nguyên thủy và tín ngưỡng dân gian ngày nay còn lưu giữ được trong các nhóm dân tộc như nhóm Tày - Thái, nhóm Hmông - Dao; nhóm Hoa

Trang 1

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG- TP HÀ NỘI LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K3A- 2015

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI: “Xử lý tình huống vi phạm hành chính trong

lĩnh vực hành nghề chữa bệnh bằng mê tín dị đoan có ảnh hưởng, liên quan đến môi trường y tế, văn hóa trên địa bàn huyện Ứng Hòa- Tp Hà Nội

Trang 2

Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường, Phòng Đào tạo, quý thầy cô giáo của trường Chính trị Lê Hồng Phong đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường, đồng thời đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện

đề tài này

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới quý Thầy, Cô chủ nhiệm lớp, quý thầy cô giáo trong nhà trường đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chuyển tải những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và động viên tôi thực hiện và hoàn thành đề tài này

Trong khoảng thời gian hạn hẹp, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, những hạn chế về cả nội dung lẫn hình thức.Tôi rất mong nhận được những góp ý của quý thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp đối với đề tài

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2015 Người thực hiện đề tài

Phạm Thị Lan Phương

Trang 3

Tiểu luận cuối khóa

Đề tài: "Xử lý tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành

nghề chữa bệnh bằng mê tín dị đoan có ảnh hưởng, liên quan đến môi trường

y tế, văn hóa trên địa bàn Huyện Ứng Hòa –Hà Nội”

I MỞ ĐẦU:

Trong cuộc sống, khi gặp những khó khăn, phiền muộn nhưng chưa tìm ra một lối thoát Niềm hy vọng lúc này của nhiều người chính là sự tin tưởng vào một thế lực siêu phàm nào đó để an ủi bản thân Người ta gọi là sự tín ngưỡng Vì vậy có thể nói tín ngưỡng chính là niềm tin, sự tin tưỡng vào một đấng siêu nhiên nhất định nào đó

Còn tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, ra đời và phát triển từ hàng ngàn năm nay Quá trình tồn tại và phát triển của tôn giáo ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hoá, xã hội, đến tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán của nhiều dân tộc, quốc gia

Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo Với vị trí địa lý nằm ở khu vực Đông Nam Á có ba mặt giáp biển, Việt Nam rất thuận lợi trong mối giao lưu với các nước trên thế giới và cũng là nơi rất dễ cho việc thâm nhập các luồng văn hoá, các tôn giáo trên thế giới

Về mặt dân cư, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em Mỗi dân tộc, kể cả người Kinh (Việt) đều lưu giữ những hình thức tín ngưỡng, tôn giáo riêng của mình Người Việt có các hình thức tín ngưỡng dân gian như thờ cúng ông bà tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ những người có công với cộng đồng, dân tộc, thờ thần, thờ thánh, nhất là tục thờ Mẫu của cư dân nông nghiệp lúa nước Đồng bào các dân tộc thiểu số với hình thức tín ngưỡng nguyên thuỷ ( còn gọi là tín ngưỡng sơ khai ) như Tô tem giáo, Bái vật giáo, Sa man giáo

Tín ngưỡng dân gian: Với quan niệm cho rằng bất cứ vật gì cũng có linh

hồn, nên người xưa đã thờ rất nhiều thần linh, đặc biệt là những sự vật có liên

Trang 4

quan đến nông nghiệp như trời, trăng, đất, rừng, sông, núi… để được phù hộ Đối với các dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc có hình thái tín ngưỡng riêng của mình Tuy nhiên, đặc trưng nhất là các hình thái tín ngưỡng nguyên thủy và tín ngưỡng dân gian ngày nay còn lưu giữ được trong các nhóm dân tộc như nhóm Tày - Thái, nhóm Hmông - Dao; nhóm Hoa - Sán Dìu - Ngái; nhóm Chăm - Ê

đê - Gia Rai; nhóm Môn - Khơ me

Bên cạnh đó, một phong tục, tập quán lâu đời phổ biến nhất của người Việt và một số dân tộc thiểu số khác là việc thờ cúng tổ tiên và cúng giỗ những người đã mất Ở các gia đình người Việt, nhà nào cũng có bàn thờ tổ tiên và việc cúng giỗ, ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân rất được coi trọng Bên cạnh việc cúng giỗ tổ tiên ở từng gia đình, dòng họ, nhiều làng ở Việt Nam có đình thờ Thành hoàng Tục thờ Thành hoàng và ngôi đình làng là đặc điểm độc đáo của làng quê Việt Nam Thần Thành hoàng được thờ trong các đình làng có thể

là các vị thần linh hoặc là những nhân vật kiệt xuất có nhiều công lao to lớn như những ông tổ làng nghề hoặc anh hùng dân tộc có công "khai công lập quốc", chống giặc ngoại xâm Ngoài ra, người Việt còn thờ các dạng thần như thần bếp, thần thổ công…

Ở Việt Nam có mặt hầu hết các tôn giáo lớn với đông đảo tín đồ, chức sắc, nhà tu hành của Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo hay một số tôn giáo bản địa như Cao Đài, Hòa Hảo

Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một quyền nhân thân cơ bản của công dân cũng được đề cập trong Bộ luật Dân sự, được bảo vệ bằng pháp luật và được cụ thể hoá trong các văn bản quy phạm pháp luật ngày càng ở mức độ cao hơn, hoàn thiện hơn Sau 5 năm thực hiện Nghị định số 26/1999/NĐ-CP, ngày 19/4/1999 về các hoạt động tôn giáo đã được thay thế bằng Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo do Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XI thông qua ngày 18/6/2004 và Chủ tịch nước ký Lệnh công bố ngày 29/6/2004

Quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng của công dân Việt Nam cũng được quy định trong Hiến pháp và được bảo đảm trên thực tế Hiến

Trang 5

pháp năm 1992 của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều 70 ghi rõ:

" Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước"

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp quy khác Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo có hiệu lực từ 15/11/2004, đã thể chế hóa đường lối, chủ trương chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước Việt Nam, bảo đảm cho công dân thực hiện quyền về tự do tín ngưỡng, tôn giáo Mọi công dân - không phân biệt có hoặc không có tín ngưỡng, tôn giáo - đều bình đẳng trước pháp luật; có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào; được bày tỏ đức tin tôn giáo của mình; được thực hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện và tham gia các hình thức sinh hoạt phục vụ

lễ nghi tôn giáo, học tập giáo lý, đạo đức tôn giáo Các tổ chức tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật Nhà nước đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; bảo

hộ cơ sở vật chất, tài sản của cơ sở tín ngưỡng tôn giáo như chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất, điện, đền, trụ sở của tổ chức tôn giáo, trường lớp tôn giáo, kinh bổn và các đồ dùng thờ cúng của tín ngưỡng, tôn giáo Ngày 01/3/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định 22/2005/NĐ.CP hướng dẫn một số điều trong Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo Đối với đạo Tin lành, Thủ tướng Chính phủ đã

ra Chỉ thị 01/2005/CT-TTg ngày 4/2/2005 về một số công tác đối với đạo Tin lành nhằm tạo điều kiện cho hoạt động của các tín đồ, chức sắc đạo Tin lành Tham gia vào các sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam có khoảng 20 triệu người, gần 62.500 chức sắc, nhà tu hành và 22.354 cơ sở thờ tự tôn giáo; các cơ sở đào tạo tôn giáo được mở rộng Hiện nay, tại Việt Nam có 10 trường Đại học Tôn giáo,

3 Học viện Phật giáo, 6 Đại Chủng viện Thiên chúa giáo, 1 Viện Thánh kinh thần học của Tổng liên hội Hội Thánh Tin Lành Việt Nam, 40 trường đào tạo các giáo chức tôn giáo ở các cấp độ khác nhau, các ấn phẩm tôn giáo, nhất là kinh sách được xuất bản theo yêu cầu của các tôn giáo

Trang 6

Tín đồ tôn giáo hoàn toàn tự do trong việc thực hiện các nghi lễ tôn giáo, bày tỏ

và thực hành đức tin tôn giáo của mình Chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo được

tự do trong việc thực hành các hoạt động tôn giáo theo giáo luật Việc phong chức, bổ nhiệm, thuyên chuyển chức sắc được thực hiện theo quy định của giáo hội Các tổ chức tôn giáo đã được công nhận tư cách pháp nhân trong những năm qua đều có sự phát triển về số lượng cơ sở giáo hội, về tín đồ, chức sắc nhà

tu hành, về việc xây dựng mới hoặc tu bổ các cơ sở thờ tự, bảo đảm kinh sách, các hoạt động tôn giáo theo hiến chương, điều lệ và giáo lý, giáo luật Các chức sắc, nhà tu hành được tham gia học tập, đào tạo ở trong nước và nước ngoài hoặc tham gia các sinh hoạt tôn giáo ở nước ngoài Nhiều tổ chức tôn giáo nước ngoài đã vào giao lưu với các tổ chức tôn giáo Việt Nam

Những sinh hoạt tôn giáo tập trung, các nghi lễ tập thể có tính bắt buộc của giáo luật các tôn giáo được tôn trọng Một số lễ hội của các tôn giáo được tổ chức rầm rộ với quy mô lớn như Lễ hội Nô - en, Lễ Phật Đản, Lễ hội Chùa Bà…trở thành sự kiện quan trọng không chỉ của riêng đồng bào tôn giáo mà còn

là ngày hội chung của toàn dân, lôi cuốn hàng vạn người tham gia

Đồng thời chúng ta biết rằng ngày nay, khoa học ngày càng phát triển hướng con người đến lối sống tiện nghi, văn minh, hiện đại Bên cạnh những tư tưởng tiến bộ về tôn giáo, tín ngưỡng, thì một bộ phận nhân dân vẫn còn mang

tư tưởng lạc hậu, mê tín dị đoan Do nhận thức kém, nhiều bệnh nhân vẫn tin vào phép màu của trò chữa bệnh đồng bóng, bằng bùa chú, lấy “vong” hay lên đồng

Lợi dụng sự thiếu hiểu biết khoa học của một bộ phận người dân, một số người

đã thực hiện hành vi dụ dỗ trị bệnh bằng mê tín nhằm trục lợi bất chính

Thời gian gần đây, nhiều người trên địa bàn xã Minh Đức đã trở thành nạn nhân của “thầy” cốt H (tức bà Phạm Thị B.) thuộc xã Minh Đức, huyện Ứng Hòa Hậu quả là “tiền mất tật mang” và kèm theo nhiều hệ lụy khác!

Trước sự “báo động” các thực trạng hoạt động dịch vụ tín ngưỡng và mê tín dị đoan luôn diễn biến phức tạp Là một người làm công tác có liên quan đến

Trang 7

nền văn hóa, tôn giáo và tự do tín ngưỡng tôi quan tâm và chọn đề tài: “Xử lý

tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành nghề chữa bệnh bằng

mê tín dị đoan có ảnh hưởng, liên quan đến môi trường y tế, văn hóa trên địa bàn huyện Ứng Hòa-Hà Nội” để làm đề tài cuối khóa “Lớp bồi dưỡng kiến

thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên khoá k3A năm 2015

Trang 8

II NỘI DUNG

2.1/- MÔ TẢ TÌNH HUỐNG:

Theo địa chỉ được cung cấp, chúng tôi tìm đến “tư dinh” thầy cốt H Đó là một ngôi nhà lớn được xây dựng khang trang trong một diện tích đất tương đối rộng Xung quanh, phía trước nhà có rất nhiều chum chậu trồng bonsai, hoa cảnh Một khoảng sân rộng dành để xe cho bệnh nhân 16 giờ 30 phút một ngày cuối tháng 12 năm 2008, chúng tôi tìm đến địa chỉ theo phản ánh của người dân Bà B tiếp chúng tôi bằng ánh mắt đề phòng Khi được biết qua giới thiệu từ một số bệnh nhân “ruột”, chúng tôi tìm đến đây chữa bệnh, “thầy” bớt

vẻ hoài nghi và bảo chúng tôi ngồi chờ đến giờ làm việc “Thầy” cho biết cô H chỉ chữa bệnh vào ban đêm, sau 19 giờ vì giờ này cô H mới chịu “nhập”

19 giờ 5 phút, chúng tôi được mời vào một không gian có ánh sáng mờ ảo Phòng khám, chữa bệnh của thầy được bố trí tại phòng khách với rất nhiều trang thờ Tại đây, nhiều bệnh nhân bị cuốn vào thế giới tâm linh trong bầu không khí nghi ngút khói nhang Trên trang thờ chủ nhân trưng bày hình, tượng các vị quan âm bồ tát, thánh thần, các bà trợ mạng Bên dưới là một bàn thờ nhỏ với các lư đồng, bát nhang khói tỏa nghi ngút Tại đây, thầy sắp xếp trái cây, đường sữa hay quà biếu của bệnh nhân Các bệnh nhân và thầy đều ngồi chung một tấm phản gỗ mát rượi, trao đổi với nhau một cách hòa nhã trước giờ cô H “nhập” Khi mọi người đã ổn định chỗ ngồi, “thầy” đến bên bàn thờ thắp hương cúng vái, châm mồi và hít vài hơi thuốc rồi đặt ngược điếu thuốc lên đĩa Thầy vừa lẩm bẩm vừa xốc những đồng xu kim loại sau đó trở về phản ngồi đồng thời đưa ánh mắt đề phòng nhìn các bệnh nhân mới Tiếp đó, thầy nấc lên một vài tiếng thế là cô H đã về, giọng của thầy cũng đổi thành tiếng trẻ con trong trẻo Ánh đèn trong phòng không sáng nhưng cũng đủ cho mọi người quan sát gương mặt

“mơ màng” của “cô H.” Cô hỏi tuổi tác và tình trạng bệnh tật của một bệnh nhân nữ mới khám lần đầu tiên Người này khai đau nhức trong người, khó thở

Cô H lấy thẻ bài cạo gió, phun nước vào người nữ rồi phán “có một “vong” theo ám hại cô rồi Vong này là của một người bạn Cô có người bạn nào ghét

Trang 9

mình không? Khai thật đi?” Cô gái sợ hãi thưa “hình như có” Cô H bèn phun nước khắp người bệnh nhân rồi đi lấy một ly nước kỳ lạ (không biết là nước gì) cho bệnh nhân uống Cô đọc tên và địa chỉ nơi bán một loại thuốc Tại sao lại mua đúng tiệm thầy chỉ mới có?

Sau 15 phút nhập nhằng giọng giả và thật, cô H đi mất, trước khi đi cô còn chào bệnh nhân “Thôi! H đi nhé” Cô H đã đi rồi, thầy lại trở về giọng thật của một phụ nữ tuổi gần sáu mươi Trước đó, nhiều trường hợp được cô H làm phù phép rất rợn người Có nạn nhân được cô cột chỉ vào chân, có người được

cô lấy các cây đinh, móc câu, chất bầy nhầy từ chỗ đau ra khỏi cơ thể Cô bảo đây là vật mà người ta yếm vào cơ thể của bệnh nhân Nếu không lấy ra thì bệnh không khỏi được Những bệnh nhân mê muội ngoan ngoãn gật đầu và làm theo chỉ dẫn của thầy

Được biết, cô H chính là con gái của bà B Cô mất khi mới được vài tháng tuổi Hàng ngày cô nhập vào mẹ và thực hiện nghĩa vụ khám, chữa bệnh cho mọi người mà không đòi hỏi gì Thực tế là nhiều bệnh nhân tự nguyện biếu tiền và dâng lễ cúng Chi phí cho mỗi lần cúng bái như vậy từ vài trăm ngàn đến một triệu đồng Thầy bảo đây là chi phí xăng xe vì phải đi xa

Một thực tế dễ nhận thấy là phương pháp chữa bệnh của bà B không chỉ không có căn cứ khoa học mà còn rất nguy hiểm cho bệnh nhân Mỗi bệnh nhân đến đều được chữa trị bằng cách thức kỳ lạ (phun nước, uống nước bùa, lấy móc câu, đinh ) từ chỗ đau của bệnh nhân Đáng ngại nhất là bà B thường dùng một vật nhọn (không rõ là thứ gì) chích lấy máu tại chỗ đau của bệnh nhân cho vào một mớ giấy nhàu nát (bà gọi là bùa) Ai bảo đảm rằng vật nhọn này đã được bà

xử lý tiệt trùng hay thay mới đối với từng bệnh nhân? Sẽ ra sao nếu những bệnh nhân mắc phải những căn bệnh truyền nhiễm? Bà B tự nhận mình không biết chữ vậy hiểu biết của bà về việc lây truyền các căn bệnh truyền nhiễm tới đâu? Hầu hết các bệnh nhân đã không chú ý tới điều này Thêm vào đó, các thứ nước, thuốc mà bà B chỉ định cho bệnh nhân uống có được kiểm nghiệm và được phép lưu hành

Trang 10

Trong quá trình hoạt động mê tín dị đoan của bà B thường xãy ra tình trạng mất an ninh trật tự, gây nhiều bức xúc cho người dân xung quanh Ngày 15/5/2008 xã Minh Đức, huyện Ứng Hòa có đơn khiếu nại phản ảnh về những biểu hiện thiếu lành mạnh tại cơ sở này như: hoạt động mê tín dị đoan, bói toán đồng cốt; tụ tập đông người, làm mất an ninh trật tự ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân chung quanh và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tại khu dân cư

Thực hiện chỉ đạo của UBND Huyện Ứng Hòa, Phòng Y tế phối hợp cùng phòng Văn Hóa lập Đội kiểm tra liên ngành đã triển khai kế hoạch, tiến hành khảo sát, nắm bắt địa bàn Xác định nội dung đơn khiếu nại, tố cáo là có cơ sở Vào lúc 10h00, ngày 15 tháng 9 năm 2008, Đội kiểm tra liên ngành Huyện Ứng Hòa phối hợp Tổ kiểm tra liên ngành Xã Minh Đức tiến hành tổ chức kiểm tra tại đây Qua kiểm tra Đội đã phát hiện nhiều sai phạm của bà Phạm Thị B và tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với cơ cở này

2.2- MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG:

Thực trạng hoạt động về tự do tín ngưỡng và mê tín dị đoan trên huyện Ứng Hòa đang diễn biến hết sức phức tạp và hoạt động len lõi trong các khu dân

cư Do đó cần xác định mục tiêu như sau:

a Đối với cơ quan quản lý nhà nước:

Nhằm lập lại trật tự kỹ cương trên lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng, mê tín dị đoan trong nhân dân Cần đề ra những giải pháp vừa mang tính giáo dục, thuyết phục vừa kiên quyết răn đe giúp người dân có nhận thức, hiểu biết và chấp hành đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng, đồng thời nhận thức và hiểu biết được tư tưởng nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc theo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng ghi rõ: "Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân Thực hiện nhất quán chính

Ngày đăng: 30/01/2016, 11:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w