1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUẢN lý HOẠT ĐỘNG CHĂM sóc sức KHỎE và PHÒNG BỆNH TRẺ EM tại TRƯỜNG mầm NON HOÀNG ANH QUẬN BÌNH tân THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH

122 1K 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

luôn đang rình rập và đe dọa tính mạng trẻ hàng ngày.Thời gian hoạt động của trẻ ở trường mầm non chiếm tỷ lệ khá lớn so với thời gian ởnhà cùng với gia đình, trường mầm non thực hiện vi

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN HỒNG THỦY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60 14 01 14

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN PHƯƠNG HUYỀN

HÀ NỘI – 2015

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời cảm

ơn tới Quý Thầy cô Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tậntình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Phương Huyền,

người cô đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoànthành bản luận văn này

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới các Thầy, Cô giáo KhoaQuản lý giáo dục, Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã trang bị chochúng tôi những kiến thức quý giá trong 2 năm học thạc sĩ

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn tốtnghiệp Thạc sỹ đã dành thời gian đọc và góp ý cho luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ, động viên, giúp đỡ của Ban giám hiệu

và các đồng nghiệp tại trường Mầm non Hoàng Anh, quận Bình Tân, Thành phố HồChí Minh, gia đình và người thân đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi hoàn thànhluận văn

Trong quá trình học tập và nghiên cứu, mặc dù bản thân đã rất cố gắng songluận văn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, kính mong các thầy giáo, côgiáo và các bạn quan tâm, góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn

Hà Nội, tháng 12 năm 2015

Tác giả

Nguyễn Hồng Thủy

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và dẫn chứng đưa ra trong luận văn là hoàn toàn trung thực

và không sao chép từ bất kì một công trình nào

Hà Nội - Năm 2015

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CB GV, YT, TQ, KT, VT, CD,

PV

Cán bộ, giáo viên, y tế, thủ quỹ, kế toán, văn thư, cấp dưỡng, phục vụ

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC CÁC BẢNG ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ x

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

Trang 5

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4.1 Khách thể nghiên cứu 2

4.2 Đối tượng nghiên cứu 3

5 Phạm vi nghiên cứu 3

6 Câu hỏi nghiên cứu 3

7 Giả thuyết nghiên cứu 3

8 Ý nghĩa của đề tài 3

9 Phương pháp nghiên cứu 4

10 Cấu trúc luận văn 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ PHÒNG BỆNH CHO TRẺ MẦM NON

6 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Nghiên cứu ngoài nước 6

1.1.2 Nghiên cứu trong nước 7

1.2 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu 10

1.2.1 Hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ mầm non 10

1.2.1.1 Sức khỏe 10

1.2.1.2 Chăm sóc sức khỏe 11

1.2.1.3 Phòng bệnh 13

1.2.1.4 Trẻ mầm non 16

1.2.1.5 Hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ em tại các trường mầm non 18

1.2.2 Quản lý trường mầm non 19

1.2.2.1 Quản lý nhà trường 19

1.2.2.2 Trường Mầm non 22

1.2.2.3 Quản lý trường Mầm non 22

1.3 Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ mầm non .24

1.3.1 Khái niệm quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ mầm non 24

1.3.2 Nội dung quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ tại trường mầm non 26

1.3.2.1 Quản lý hoạt động khám sức khỏe định kỳ 27 1.3.2.2 Quản lý hoạt động theo dõi thể lực và tình trạng dinh

Trang 6

1.3.2.3 Quản lý hoạt động tiêm chủng và phòng dịch 28

1.3.2.4 Quản lý hoạt động chăm sóc trẻ 28

1.3.2.5 Quản lý hoạt động tuyên truyền tư vấn, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng về chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ 29

1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ 30

1.4.1 Yếu tổ chủ quan 30

1.4.2 Yếu tố khách quan 31

Tiểu kết chương 1 33

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ PHÒNG BỆNH CHO TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON HOÀNG ANH, QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 34

2.1.Khái quát về hoạt động khảo sát 34

2.1.1 Mục tiêu khảo sát 34

2.1.2 Nội dung khảo sát 34

2.1.3 Phương thức khảo sát 34

2.2 Một số đặc điểm kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của trẻ em độ tuổi mầm non của phường An Lạc, quận Bình Tân 35

2.2.1 Vị trí địa lý, dân số, lao động tại Phường và Quận 35

2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế, xã hội tại Phường và Quận 36

2.2.3 Mức độ cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu phục vụ hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ 37

2.3 Sơ lược về trường mầm non Hoàng Anh, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh 38

2.3.1 Khái quát về trường mầm non Hoàng Anh 38

2.3.2 Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ 38

2.3.3 Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thực hiện hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ 39

2.4 Thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ ở trường mầm non Hoàng Anh, quận Bình Tân 40

2.4.1 Thực trạng hoạt động khám sức khỏe định kỳ 40

2.4.2 Thực trạng hoạt động theo dõi thể lực và tình trạng dinh dưỡng 42

2.4.3 Thực trạng hoạt động tiêm chủng và phòng dịch 43

Trang 7

2.4.4 Thực trạng hoạt động chăm sóc trẻ 46

2.4.5 Thực trạng hoạt động tuyên truyền tư vấn, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng về chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ 47

2.5 Thực trạng quản lý chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ ở trường mầm non Hoàng Anh, quận Bình Tân 49

2.5.1 Thực trạng quản lý hoạt động khám sức khỏe định kỳ 49

2.5.2 Thực trạng quản lý hoạt động theo dõi thể lực và tình trạng dinh dưỡng 50

2.5.3 Thực trạng quản lý hoạt động tiêm chủng và phòng dịch 51

2.5.4 Thực trạng quản lý hoạt động hoạt động chăm sóc trẻ 52

2.5.5 Thực trạng quản lý hoạt động tuyên truyền tư vấn, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng về chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ 54

2.6 Mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ ở trường mầm non Hoàng Anh, quận Bình Tân 55

2.6.1 Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan 55

2.6.2 Ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan 57

2.7 Kết luận chung về thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ ở trường mầm non 58

2.7.1 Mặt mạnh 58

2.7.2 Mặt yếu 59

2.7.3 Thời cơ 60

2.7.4.Thách thức 60

2.7.5 Các vấn đề cần giải quyết 60

Tiểu kết chương 2 62

CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ PHÒNG BỆNH CHO TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON HOÀNG ANH, QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 63

3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 63

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 63

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 63

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 63

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 63

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 64

3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ ở trường mầm non Hoàng Anh, quận Bình Tân 64 3.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về hoạt động chăm sóc sức

Trang 8

khỏe và phòng bệnh cho trẻ và quản lý hoạt động chăm sóc sức

khỏe và phòng bệnh cho trẻ cho CBQL, GV, NV 64

3.2.2 Biện pháp 2: Đầu tư, quản lý cơ sở vật chất 66

3.2.3 Biện pháp 3: Phối kết hợp với các bộ phận trong nhà 68

3.2.4 Biện pháp 4: Đổi mới quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ .71

3.2.5 Biện pháp 5: Kế hoạch hóa công tác quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ 75

3.2.6 Biện pháp 6: Tổ chức các lớp bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ cho giáo viên, nhân viên 76

3.2.7 Thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên 77

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 78

3.4 Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất .81

Tiểu kết chương 3 85

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 86

1 Kết luận 86

2 Khuyến nghị 89

2.1 Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo 89

2.2 Đối với Phòng Mầm non Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh 90

2.3 Đối với Tổ mầm non phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bình Tân 90

2.4 Đối với cán bộ quản lý 91

2.5 Đối với đội ngũ giáo viên, nhân viên công tác trong trường 92

2.6 Đối với phụ huynh 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

PHỤ LỤC 97

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2 1: Tổng hợp ý kiến của giáo viên về hoạt động khám sức

Bảng 2 2: Bảng tổng hợp ý kiến giáo viên về hoạt động theo dõi

thể lực và tình trạng dinh dưỡng của trẻ 43Bảng 2 3: Thống kê tiêm chủng và phòng dịch cho trẻ 44

Bảng 2 5: Tổng hợp ý kiến của giáo viên về hoạt động tuyên truyền

tư vấn, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng về chăm sóc sức

Bảng 2 6: Mức độ thực hiện quản lý hoạt động khám sức khỏe định

Bảng 2 7: Thực trạng quản lý hoạt động theo dõi thể lực và tình

Bảng 2 8: Thực trạng về quản lý hoạt động tiêm chủng và phòng

Trang 10

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Biểu đồ 3 1: Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp 84Biểu đồ 3 2: Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp 84

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Song song với công tác giáo dục, chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ là một nhiệm vụquan trọng hàng đầu trong các cơ sở giáo dục mầm non vì mục tiêu của giáo dục mầmnon là giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ góp phầnhình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một

Lứa tuổi mầm non là giai đoạn mà ở trẻ bắt đầu tự tạo hệ miễn dịch, nếu chúng

ta không cung cấp cho trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng thì cơ thể trẻ không thể duy trì vàphát triển được, thậm chí trẻ còn chịu hậu quả của các bệnh về dinh dưỡng như: suydinh dưỡng Protein năng lượng, các bệnh do thiếu vi chất dinh dưỡng (đần độn dothiếu i ốt, hỏng mắt do thiếu vitamin A ), béo phì và một số bệnh thường gặp như tiêuchảy cấp, nhiễm trùng hô hấp luôn đang rình rập và đe dọa tính mạng trẻ hàng ngày.Thời gian hoạt động của trẻ ở trường mầm non chiếm tỷ lệ khá lớn so với thời gian ởnhà cùng với gia đình, trường mầm non thực hiện việc chăm sóc sức khỏe và phòngbệnh cho trẻ, giúp trẻ có được một cơ thể khỏe mạnh để làm được điều đó thì đòi hỏimỗi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ trong các cơ sở giáodục mầm non cần có những kiến thức cơ bản về sinh lý, dinh dưỡng và sức khỏe củatrẻ lứa tuổi này, để đáp ứng được yêu cầu của công việc cũng như xử lý các tình huốngbất ngờ xảy ra với trẻ tại trường

Quản lí là nghệ thuật hoàn thành công việc thông qua người khác; là quá trìnhlập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên trong tổ chức,

sử dụng các nguồn lực sẵn có để đạt được các mục tiêu của tổ chức Trong những nămgần đây, nhờ sự tăng trưởng của nền kinh tế, sự quan tâm của Nhà nước và các tổ chức

xã hội, trong đó có sự nổ lực phấn đấu của ngành Giáo dục và Đào tạo đã cải thiệnđáng kể chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ, mà chăm sóc dinh dưỡng là khâu quan trọng

để nâng cao sức khỏe cho trẻ

Tại trường MN Hoàng Anh quận Bình Tân việc quản lý chăm sóc sức khỏe vàphòng bệnh cho trẻ đã được từng bước quan tâm từ khâu tổ chức ăn, chăm sóc giấc

Trang 12

ngủ; theo dõi sức khỏe và phòng bệnh; vệ sinh; bảo vệ an toàn và phòng tránh một sốtai nạn thường gặp; tuyên truyền kiến thức về nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và phòngbệnh, phối hợp với cơ quan y tế tiêm chủng cho trẻ theo mùa dịch tại trường Tuynhiên vẫn còn những hạn chế xuất phát từ sự thiếu hụt kiến thức về chăm sóc sức khỏe

và phòng bệnh cho trẻ từ chính CB, GV, NV nhà trường; Cơ sở vật chất còn hạn chế;

Sự phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ trẻ và cơ quan y tế chưa thống nhất và đồng bộdẫn đến tình trạng trẻ dư cân – béo phì, suy dinh dưỡng và một số tồn tại khác

Xuất phát từ thực tế đó đặt ra yêu cầu người cán bộ quản lý phải nghiên cứu đểtìm kiếm các biện pháp quản lý phù hợp tình hình mới Với những lý do nêu trên chúng

tôi lựa chọn đề tài " Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh trẻ em tại trường Mầm non Hoàng Anh quận Bình Tân TP.HCM" để làm luận văn tốt nghiệp

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe

và phòng bệnh trẻ em tại trường mầm non Hoàng Anh quận Bình Tân, đề tài đề xuấtmột số biện pháp nhằm nâng cao và hoàn thiện công tác quản lý hoạt động chăm sócsức khỏe và phòng bệnh cho trẻ ở trường mầm non Hoàng Anh quận Bình Tân, giúp trẻphát triển toàn diện, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòngbệnh cho trẻ ở trường mầm non

- Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý chăm sóc sức khỏe và phòngbệnh cho trẻ tại trường Mầm non Hoàng Anh quận Bình Tân

- Đề xuất các biện pháp hoạt động quản lý chăm sóc sức khỏe và phòng bệnhcho trẻ tại trường Mầm non Hoàng Anh quận Bình Tân

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Trang 13

MN của phòng Giáo dục và Đào tạo quận: 3), giáo viên: (24), 60 cha mẹ học sinhthuộc trường mầm non Hoàng Anh, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ tại trường Mầmnon Hoàng Anh quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

5 Phạm vi nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý chăm sóc sức khỏe

và phòng bệnh cho trẻ trong trường mầm non

Khảo sát thực trạng trong thời gian 3 năm học trở lại đây (năm học 2011-2012;2012-2013; 2013-2014)

6 Câu hỏi nghiên cứu

Những hoạt động cần làm trong quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòngbệnh cho trẻ em ở trường mầm non

Thực trạng của công tác quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnhcho trẻ em tại Trường mầm non Hoàng Anh quận Tân Bình

Biện pháp để khắc phục hoàn thiện công tác quản lý hoạt động chăm sóc sứckhỏe và phòng bệnh cho trẻ em tại Trường mầm non Hoàng Anh quận Tân Bình

7 Giả thuyết nghiên cứu

Công tác quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ ở trường

MN Hoàng Anh quận Bình Tân đã được thực hiện nhưng vẫn còn bộc lộ những hạnchế Nếu có được các biện pháp quản lý phù hợp và khả thi thì sẽ nâng cao được chấtlượng chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ tại trường đáp ứng yêu cầu phát triểngiáo dục mầm non

8 Ý nghĩa của đề tài

Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lí luận về quản lý hoạt động chăm sóc sứckhỏe và phòng bệnh cho trẻ ở trường MN

Đánh giá thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ tạitrường mầm non Hoàng Anh, quận Bình Tân và cung cấp những minh chứng cụ thểthực trạng quản lý hoạt động này tại trường

Trang 14

Đề xuất những biện pháp giúp quản lý tốt hoạt động chăm sóc sức khỏe vàphòng bệnh cho trẻ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, góp phần nâng cao chất lượnggiáo dục mầm non trên địa bàn.

9 Phương pháp nghiên cứu

Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu, tổng hợp hóa, khái quát,

phân tích và trích dẫn các các tài liệu khoa học có liên quan về chăm sóc và phòngbệnh cho trẻ MN, quản lý chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ ở trường nhằm xây dựng cơ

sở lý luận cho đề tài

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Phương pháp điều tra: Xây dựng các biểu mẫu, phiếu điều tra nhằm thu thậpthông tin về hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ và quản lý hoạt độngnày ở trường Mầm non Hoàng Anh

- Phương pháp quan sát: Dự giờ, thăm lớp

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn một số cán bộ quản lý và giáo viên, cônuôi, cha mẹ của trẻ tại trường Mầm non Hoàng Anh để làm rõ thực trạng quản lý hoạtđộng chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ

- Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến chuyên gia về mức độ cần thiết và tính khảthi của các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻtrong nhà trường

Nhóm phương pháp thống kê toán học:

- Sử dụng thống kê toán học để xử lý số liệu, định hướng kết quả nghiên cứu, từ

đó rút ra các nhận xét khoa học

10 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo,phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng

bệnh cho trẻ em Mầm non

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh

cho trẻ em trong trường Mầm non Hoàng Anh quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí

Trang 15

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho

trẻ em trong trường Mầm non Hoàng Anh, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 16

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ PHÒNG BỆNH CHO TRẺ MẦM NON

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Nghiên cứu ngoài nước

Quản lý hoat động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh nói chung và quản lý hoạtđộng chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ em nói riêng là vấn đề được quan tâm

từ lâu trên thế giới và coi đó như môt trong các biện pháp để phát triển dân số một cáchbền vững và có chất lượng Xuất phát từ lí do trên mà có khá nhiều nghiên cứu có liênquan đến nội dung này

Tổ chức y tế thế giới (WHO) luôn coi việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh

và trẻ em là mục tiêu hàng đầu cho các hoạt động của họ trên phạm vi toàn thế giới.Các báo cáo thường niên cũng như nội dung hoạt động của WHO thường xuyên đề cậpđến công tác này với những nỗ lực đáng ghi nhận trong việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ

và trẻ em như một cách thức có trách nhiệm và bền vững để hướng đến mục tiêu pháttriển chất lượng dân số

Tại Hội nghị Alma-Ata 1978 – Chăm sóc sức khỏe, y tế cho tất cả nhằm đạt

mục tiêu: “Sức khỏe cho mọi người” (SKCMN) bao gồm 8 yếu tố: Giáo dục sức khỏe;Dinh dưỡng; Môi trường – nước sạch; Sức khỏe bà mẹ trẻ em – Kế hoạch hóa gia đình;Tiêm chủng mở rộng; Phòng chống bệnh dịch địa phương; Chữa bệnh và chấn thươngthông thường; Thuốc thiết yếu.[15]

WHO The World Health Report 2008 – đưa ra thông điệp: “Primary HealthCare – Now More Than Ever”, Chăm sóc sức khỏe ban đầu “Bây giờ hơn bao giờ hết!”Mục đích của chăm sóc sức khỏe ban đầu hiện nay là làm sao cho sức khỏe của mọingười được tốt hơn (better health for all) một cách công bằng và bình đẳng qua các giảipháp; cải thiện mạng lưới y tế cơ sở; tổ chức hệ thống y tế gần dân, đáp ứng nhu cầu vàmong đợi (cung cấp tốt dịch vụ y tế); lồng ghép sức khỏe với các lĩnh vực khác (cảithiện chính sách công) và tiếp tục các mô hình hợp tác liên ngành với sự tham gia của

Trang 17

các tổ chức quần chúng, cộng đồng.[14]

Ở phạm vi mỗi quốc gia cũng thường xuyên có những ưu tiên cho công tácnày, chính quyền bang Victoria (Australia) dành hẳn một nội dung về công tác quản lýhoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ em ở trường mầm non trên trangWeb chính thức về lĩnh vực giáo dục với những mục tiêu cụ thể được xác định như:Tăng cường năng lực cơ sở hạ tầng để cung cấp một chương trình mẫu giáo chất lượngcao đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe ban đầu và phòng bệnh cho tất cả các trẻ emtrong năm trước khi đi học Tăng cường phối hợp giữa các Nhà trường và các dịch vụchăm sóc sức khỏe cộng đồng Cải thiện tiếp cận với chương trình mẫu giáo chất lượngcao trong cùng một Nhà trường như của chăm sóc dài ngày cho trẻ em và các dịch vụtại gia đình Tăng cường hình thức tiếp cận và chăm sóc trẻ em từ sơ sinh và trẻ em cónguy cơ cao bị tổn thương sức khỏe từ những lý do hoàn cảnh sống hay bẩm sinh Từcác mục tiêu cụ thể này, nhiều biện pháp được đưa ra nhằm duy trì và đảm bảo việcquản lý Chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ em tại trường mầm non

Tại Mỹ tổ chức healthychildren organization khuyến cáo đối với việc Quản

lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ em tại trường mầm non thì một

trong những nội dung quan trọng nhất là quản lý tình trạng lây nhiễm những căn bệnhthông thường như cảm cúm, tiêu chảy và một số dịch bệnh mang tính chu kỳ hàngnăm, những hoạt động cần chú trọng là đảm bảo thông tin, phát hiện và phòng ngừa.Điều này phụ thuộc không nhỏ vào chính nhận thức và kỹ năng của người giáo viên

Một nghiên cứu của tác giả William Fowler vào năm 1980 trong tác phẩm:

Curriculum and assessment guides for Infant and Child care, đã chỉ ra những yếu tố

nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non Nghiên cứunày xác định những chương trình chăm sóc giáo dục trẻ có chất lượng cao có thể giúpphát triển tốt thể chất và tình cảm – xã hội cho trẻ.[27]

1.1.2 Nghiên cứu trong nước

Là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ký công ước về quyền trẻ

em, Việt Nam đã có những cam kết thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ bao gồm:[25]Giảm 2/3 tỉ lệ tử vong của trẻ dưới năm tuổi trong thời kỳ: 1990-2015 (Mục tiêu 4)

Trang 18

Tuy nhiên, giảm tỷ lệ tử vong trẻ em đòi hỏi phải đạt các mục tiêu khác liên quan đếnsức khỏe – nhất là Mục tiêu Giảm đói nghèo (Mục tiêu 1), Nâng cao Sức khỏe Bà mẹ(Mục tiêu 5) và giảm HIV và AIDS, Sốt rét và các bệnh khác (Mục tiêu 6) và nâng cao

tỉ lệ sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường (Mục tiêu 7)

Quản lý hoạt động Chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ em tại cáctrường mầm non được xác định như một trong những mắt xích quan trọng để hiện thựccác mục tiêu trên và góp phần vào việc nâng cao chất lượng dân số Nội dung này đồngthời là một phần trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ và mỗi CBQL tại trườngmầm non đều coi việc quản lý hoạt động này nhiệm vụ trọng tâm của mình Đề cập đếnQuản lý hoạt động Chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ em tại các trường mầmnon có một số tác giả đã đề cập nghiên cứu ở các góc độ khác nhau:

Theo tác giả Lê Thị Thanh thì việc tổ chức và quản lý hoạt động chăm sóc nuôidưỡng tại trường mầm non thì cần cập nhật thông tin kịp thời về dinh dưỡng và sứckhỏe trẻ, có ứng dụng linh hoạt, phù hợp; có sự kiên nhẫn, kiên trì, luôn thay đổi hìnhthức, khẩu vị để đem đến cho trẻ sự mới lạ; Có sự phân bố hợp lý thời gian các bữachính và bữa phụ theo tỉ lệ nhu cầu dinh dưỡng, không nên tính theo chế độ Nên chotrẻ tập quen dần khi thay đổi chế độ ăn, không nên rập khuôn, máy móc quá theo sách

vỡ hay chương trình (vì chương trình còn mang tính tham khảo, tùy theo điều kiện hayvận dụng tùy địa phương; Nên tạo được sự chia sẽ gắn bó với nhau giữa giáo viên vàcấp dưỡng cả về vật chất lẫn tinh thần [21]

Nhóm tác giả Phạm Mai Chi và Lê Minh Hà đã khá công phu khi đặt ra vấn đềnghiên cứu Quản lý hoạt động Chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ em tại cáctrường mầm non Những khái niệm đã được các tác giả làm rõ như chăm sóc sức khỏecho trẻ em, phòng bệnh trẻ em, những nội dung của hoạt động chăm sóc sức khỏe vàphòng bệnh cho trẻ em cũng như vai trò cụ thể của CBQL trong công tác này.[9]

Đề cập đến một môi trường phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ thì tác giảNguyễn Thị Thiên Vân cho rằng trong công tác chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng vàphòng chống bệnh dịch ở trường thì Nhà trường phải Bồi dưỡng kiến thức chăm sócsức khoẻ, dinh dưỡng và phòng chống dịch bệnh cho giáo viên, nhân viên toàn trường;

Trang 19

Cập nhật kịp thời và tìm hiểu kiến thức trong sách, báo, tạp chí, trên mạng Internet…Thực hiện tốt công tác phối kết hợp giữa các bộ phận trong nhà trường và với các cơquan hữu quan; Hướng dẫn cho các lớp lồng ghép vào chương trình giáo dục trẻ vàtuyên truyền với phụ huynh học sinh nội dung việc chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng;Tuyên truyền ở các góc phụ huynh nhóm lớp và ở bảng thông báo của trường nhằmgiúp cho phụ huynh theo dõi các chế độ ăn và chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ đểphụ huynh phối hợp với nhà trường chăm sóc nuôi dưỡng trẻ; Mỗi người phải hiểuđược quá trình dịch bệnh Nắm vững nguyên tắc phòng chống dịch, vệ sinh trường học

và thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh; Xây dựng thực đơn, tính khẩuphần dinh dưỡng cân đối phù hợp [24]

Theo tác giả Đinh Thạc: [20]: Tiêm phòng bằng những loại vắc xin sẵn có làbiện pháp phòng bệnh hiệu quả chủ động và thiết thực giúp trẻ phòng tránh những cănbệnh truyền nhiễm nguy hiểm đôi khi có thể gây nguy hại đến tính mạng Do vậy, việcđưa trẻ đi tiêm ngừa đầy đủ, đúng lịch các loại vắc xin phù hợp theo lứa tuổi sẽ tạo cho

cơ thể trẻ một sức đề kháng tốt hơn để ngăn ngừa những tác nhân gây bệnh Tuy nhiên,

để việc phòng bệnh đạt được hiệu quả tối ưu phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm bổ sunghoặc tiêm nhắc các mũi vắc xin có chỉ định tiêm nhắc theo khuyến cáo của chươngtrình tiêm chủng mở rộng dành cho trẻ em

Chia sẻ quan điểm nói trên, tác giả Nguyễn Hải Nam: [30] Vệ sinh cá nhânthường xuyên, vệ sinh môi trường là nội dung quan trọng hàng đầu đối với sức khỏe vàcuộc sống, với sự nghiệp giáo dục toàn diện của nhà trường Nó là vấn đề không chỉcủa cá nhân và một cộng đồng mà là vấn đề toàn cầu, lâu dài và vĩnh viễn đòi hỏi cácNhà QLGD tại mỗi trường mầm non, mỗi địa phương cần hết sức quan tâm

Một nội dung khác cũng có liên quan trực tiếp đến hiệu quả Quản lý hoạt độngChăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ em tại các trường mầm non là quản lý chế

độ chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ Theo trung tâm nghiên cứu thực phẩm thì dinh dưỡngcho trẻ trong những năm đầu đời là tiền đề, là điều kiện cần và đủ cho sự phát triển vềmọi mặt sau này của trẻ Lứa tuổi mầm non gần như hoàn toàn phải dựa vào sự giúp

đỡ, phục vụ của các bảo mẫu, cô giáo trong việc chơi, học, ăn, ngủ Bênh cạnh vai trò

Trang 20

đặc biệt quan trọng của người giáo viên trực tiếp dạy dỗ, chăm sóc trẻ thì bếp ăn với sốlượng đông mà đối tượng là trẻ nhỏ thì việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trongtrường mầm non cần được hết sức chú trọng Đây cũng là một trong những điều kiệnbắt buộc phải thực hiện của các trường mầm non trong cả nước như: [22]

Qua nghiên cứu các nghiên cứu trong nước có thể thấy:

- Đa số các nghiên cứu đều mới chỉ tập trung vào hoạt động chăm sóc sứckhỏe và phòng bệnh cho trẻ em ở trường mầm non với những qui chuẩn mang tính cụthể nhằm hướng dẫn thực hiện

- Những nghiên cứu về Quản lý hoạt động Chăm sóc sức khỏe và phòng bệnhcho trẻ em tại các trường mầm non còn chưa nhiều, xu hướng phổ biến vẫn là đề cậpđến vai trò CBQL tại trường mầm non với công tác này hay một vài khía cạnh trọngquản lý hoạt động mà chưa bao quát được tổng thể hoạt động

1.2 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu

1.2.1 Hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ mầm non.

Ngoài ra, một định nghĩa khác, có tính chất thực tế hơn về sức khỏe, đượcđưa ra bởi The Joint Committee on Health Problems in Education of the U.S NationalEducational Association and the American Medical Association: “Sức Khỏe là điềukiện giúp cá nhân có khả năng huy động tất cả tiềm lực thuộc về trí tuệ, cảm xúc, vàthể chất, để tạo cho đời sống của họ được nhiều thuận lợi nhất.” Định nghĩa này rấthữu ích, và thích hợp nhất cho đại đa số cá nhân, dù thể chất và tâm thần của họ ở bất

cứ tình trạng nào; ngay như bị khuyết tật

Trang 21

Đối với con người, sức khỏe tốt là tình trạng lạc quan của cơ thể và tâm hồn.Tất cả mọi người đều mong muốn có được sức khỏe tốt Khi sức khỏe trở nên yếu kém,người ta có thể tìm ra nguyên nhân để điều trị, và phục hồi sức khỏe trở lại bìnhthường Việc bảo vệ sức khỏe chính là vấn đề hiểu biết những nguyên nhân và nhữngvấn đề gây ra bệnh tật Từ đó, người ta có thể dùng những bước tiến thích nghi, đểngăn chận bệnh chứng

Theo quan niệm truyền thống: Sức khỏe là một tinh thần minh mẫn trong một

cơ thể cường tráng Sức khỏe là tình trạng không có bệnh hoặc không có tàn tật

Quan điểm của Bác Hồ về sức khỏe:

“ Khí huyết lưu thông, tinh thần đủ là khỏe mạnh”

Khí huyết lưu thông: Thể hiện sức khỏe thể chất tốt.Tinh thần đầy đủ: Sứckhỏe tinh thần hài hòa, cân bằng, sống có ý chí, lí tưởng, có kiểm soát (định vị bảnthân, ước mơ, phấn đấu, ham muốn phù hợp với năng lực bản thân)

Theo định nghĩa trên để có được sức khỏe tốt cần có một sự chuẩn bị từ banđầu cùng với việc chăm sóc lâu dài và phòng ngừa hiệu quả Nhận thức được tầm quantrọng đó, sức khỏe được gắn với nhận thức, trách nhiệm của cá nhân và cộng đồngnhằm hướng tới một xã hội có chất lượng về dân số Để có sức khoẻ tốt với sự nỗ lựccủa mỗi cá nhân là chưa đủ mà cần có sự đóng góp của cả cộng đồng, của toàn xã hộitrong các vấn đề an sinh, việc làm và giáo dục hay cụ thể hơn như các vấn đề về môitrường và vệ sinh an toàn thực phẩm… Từ những lí do nêu trên, công tác chăm sóc sứckhỏe và phòng bệnh nói chung luôn có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần được quantâm để quản lý hoạt động này một cách có hiệu quả

1.2.1.2 Chăm sóc sức khỏe

Như đã nói, sự khác biệt cơ bản về nhận thức chăm sóc sức khoẻ sau Hội nghịAlma Ata là sự chuyển biến về quan niệm cũ cho rằng sức khoẻ là trạng thái không cóbệnh sang quan niệm mới là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần, xã hội và khôngbệnh tật Từ đó dẫn đến sự thay đổi về nội dung chăm sóc sức khoẻ, về đối tượng cầnchăm sóc sức khoẻ, về trách nhiệm của người cán bộ y tế, về vai trò của từng người,từng ban ngành trong xã hội trong việc phấn đấu không ngừng nâng cao sức khoẻ cho

Trang 22

cá nhân, cho cộng đồng và cho xã hội, trong đó có vai trò của Nhà trường.

- Chăm sóc sức khỏe là hoạt động thiết yếu, dựa trên những phương pháp và

kỹ thuật học thực tiễn, có cơ sở khoa học và được chấp nhận về mặt xã hội, phổ biếnđến tận mọi cá nhân và gia đình trong cộng đồng, qua sự tham gia tích cực của họ vớimột phí tổn mà cộng đồng và quốc gia có thể đài thọ được ở bất cứ giai đoạn phát triểnnào, trên tinh thần tự lực và tự quyết Nó là một bộ phận hợp thành vừa của hệ thống y

tế Nhà nước – mà trong đó, nó giữ vai trò trọng tâm và là tiêu điểm chính – vừa của sựphát triển chung về kinh tế xã hội của cộng đồng Nó là nơi tiếp xúc đầu tiên của ngườidân với hệ thống y tế, đưa sự chăm sóc sức khỏe đến càng gần càng tốt nơi người dânsống và lao động, trở thành yếu tố đầu tiên của một quá trình săn sóc sức khỏe lâu dài

“Tuyên ngôn Alma –Ata 1978) [23] Như vậy hoạt động chăm sóc sức khỏe có thể tóm

tắt như sau:

+ Chủ thể của hoạt động chăm sóc sức khỏe là toàn bộ các lực lượng xã hội, làchính từng người dân với nhận thức và trách nhiệm của mình với cộng đồng và xã hội.+ Nội dung về chăm sóc sức khỏe là công tác dự phòng được thực hiện tích cực

và liên tục, công tác chăm sóc được thực hiện toàn diện

+ Đối tượng chăm sóc sức khỏe là toàn bộ cộng đồng bao gồm người khỏe và cảngười ốm, trẻ em cho đến người già…

Sự thay đổi trong quan niệm về sức khỏe cũng dẫn đến những thay đổi vềnhận thức và hành động chăm sóc sức khỏe bằng một khái niệm có phần phổ biến vàtích cực hơn là khái niệm “chăm sóc sức khỏe từ ban đầu”

Chăm sóc sức khỏe ban đầu nhấn mạnh đến những vấn đề sức khỏe chủ yếucủa cộng đồng, đến tăng cường sức khỏe, phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi sứckhỏe Chăm sóc sức khỏe ban đầu gồm tám yếu tố: Giáo dục sức khỏe nhằm thay đổilối sống và thói quen không lành mạnh Cung cấp đầy đủ thực phẩm và dinh dưỡnghợp lý, đây là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sức khỏe; Cung cấp nước sạch và vệ sinhmôi trường; Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em trong đó có kế hoạch hóa gia đình;Tiêm chủng phòng chống 6 bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em; Phòng chống các

Trang 23

bệnh dịch lưu hành phổ biến tại địa phương; Điều trị hợp lý các bệnh và các vếtthương thông thường; Cung cấp các loại thuốc thiết yếu

- Chăm sóc sức khỏe ban đầu bao gồm năm nguyên tắc cơ bản sau:

*Tính công bằng:

* Tăng cường sức khỏe, dự phòng và phục hồi sức khỏe:

* Sự tham gia của cộng đồng:

đã góp phần quan trọng vào thực hiện công bằng xã hội thông qua việc giảm dần sựkhác biệt trong chăm sóc sức khỏe, giảm tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi, tỷ lệ tử vongtrẻ em dưới 5 tuổi và tử vong bà mẹ, giảm tỷ lệ bệnh tật và tăng tuổi thọ trung bình khisinh Vấn đề hiện nay là cần phải tìm ra những hoạt động cụ thể để đẩy mạnh thực hiệnchiến lược sức khỏe cho mọi người thông qua thực hiện công bằng trong chăm sóc sứckhỏe và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe Phát triển nguồn nhân lực thích hợp

là một trong những mặt quan trọng của công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu

Như vậy có thể thấy từ những thay đổi trong quan niệm về sức khỏe đã kéotheo những sự thay đổi về khái niệm chăm sóc sức khỏe bởi một thuật ngữ có tính phổbiến hơn là chăm sóc sức khỏe ban đầu

Hoạt động này được hiểu là những chăm sóc sức khỏe thiết yếu, dựa trên những phương pháp và kỹ thuật thực hành, đưa đến tận cá nhân và từng gia đình trong cộng đồng, được mọi người chấp nhận thông qua sự tham gia đầy đủ của họ, với giá thành mà họ có thể chấp nhận được nhằm đạt được mức sức khỏe cao nhất có thể được Hoạt động chăm sóc sức khỏe đòi hỏi sự tham gia một cách trách nhiệm của tất

cả cộng đồng xã hội, của mọi người dân Có thể nói đây là một hoạt động được xã hội

Trang 24

hóa ở mức độ cao nhất Khái niệm nêu trên cũng chính là khái niệm chúng tôi thống nhất sử dụng làm công cụ lí luận cho đề tài.

1.2.1.3 Phòng bệnh

- Từ xa xưa cha ông ta đã có câu phòng bệnh hơn chữa bệnh, việc phòng bệnhnhằm mục đích ngăn ngừa, không để bệnh chứng xảy ra, hay chẩn đoán để sớm biết, vàtiêu diệt bệnh chứng vừa mới chớm nở, mà thường không có những triệu chứng biểuhiện trong giai đoạn sơ khởi Vì vậy, việc phòng bệnh là một phần của y khoa và ngànhchăm sóc sức khỏe, nhằm để nâng cao sức khỏe và giảm thiểu những nguy hiểm, xuyênqua những phương cách ứng dụng để tránh bệnh chứng, sự tàn phế, và tình trạng sớmthiệt mạng đối với con người

Việc phòng bệnh còn tùy thuộc vào những yếu tố như: tuổi thọ (age), phái tính(sex), lịch sử gia đình (family history), thói quen (habit) cách sống (lifestyle), và môitrường thể chất và xã hội (physical and social environment) Tuy nhiên, khi một ngườinhận thức được những yếu tố bất lợi trong chính họ, họ cũng có thể tự áp dụng nhữngbước tiến cải thiện để tối thiểu hóa chúng, xã hội thực hiện công tác quản lý sức khỏecộng đồng tốt cũng chính là thực hiện hoạt động phòng ngừa

Trong những năm qua, ngành y tế đi đầu cùng phối hợp nhiều lực lượng xãhội khác đã tích cực trong phòng bệnh có thể giúp ích trong việc nâng cao sức khỏecon người, và có nguồn lực tiềm tàng giúp giảm thiểu tổn phí trong việc chăm sóc sứckhỏe cho xã hội Một trong những thành công nhất của lịch sử phòng bệnh là sự pháttriển và phổ biến những việc tiêm chủng ngừa bệnh (vaccines) Tầm soát các dịchbệnh, sàng lọc và theo dõi sức khỏe bà mẹ, chăm sóc sức khỏe thường xuyên chongười dân và đặc biệt là trẻ em, cải thiện chế độ dinh dưỡng

Đối với công tác phòng bệnh được xác định có bốn thành phần chính

1-Việc chủng ngừa (vaccinations) để ngăn ngừa những bệnh truyền nhiễm như:bệnh sởi (measles), bệnh bại liệt trẻ em (polio);

2-Chương trình kiểm tra tìm bệnh (screening programs) như chứng áp huyếtcao, tiểu đường, và ung thư;

Trang 25

3-Việc dùng thuốc để ngừa bệnh (chemoprevention hay drug therapy) nhưthuốc làm giảm cholesterol để ngừa xơ cứng động mạch (atherosclerosis), thuốc aspirinngừa đau tim hay công tim (heart attack), hay chứng đột quỵ (strokes), thuốc chốnghuyết áp cao để giảm áp huyết và ngừa chứng đột quỵ (strokes);

4-Việc cố vấn giúp người ta biết chọn cách sống lành mạnh như: tránh hútthuốc lá, dùng thực phẩm lành mạnh, và việc dùng dây nịt an toàn (seat belts) khi ngồitrong xe, Những thành phần trong việc phòng bệnh được cung cấp để hoàn thànhmột trong ba vị thế ngừa bệnh như: sơ khởi, thứ nhì, và thứ ba:

- Theo tác giả Lê Văn Thảo cơ thể con người do hàng trăm tỷ tế bào tạo nên.Hàng ngày, có hàng triệu tế bào già chết đi và hàng triệu tế bào mới sinh ra đời để thaythế Nhưng nếu các tế bào mới sinh ra không được chúng ta cung cấp đầy đủ các chấtdinh dưỡng cần thiết thì chúng sẽ rất yếu ớt, không thể liên kết chặt chẽ được với nhau,không chống đỡ được các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, làm cho các tổ chức phầnmềm bị tổn thương, các cơ quan bị bệnh biến, dẫn đến các hệ bị mất cân bằng đặc biệt

là hệ miễn dịch không có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể Từ đóbệnh tật có cơ hội phát sinh Chính vì thế công tác phòng bệnh rất quan trọng và có tácdụng lớn giúp hạ thấp tỷ lệ mắc bệnh và tử vong Nhưng tùy vào mỗi bệnh chúng ta cócách phòng khác nhau như: Uống đủ nước (nước đun sôi để nguội), ăn đủ chất đặc biệt

là những thực phẩm giàu chất xơ (bổ sung rau và hoa quả), vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệsinh môi trường (nhà cửa sạch sẽ và thông thoáng), ngủ phải giăng mùng, đeo khẩutrang khi đi đường, đội nón rộng vành khi đi ngoài trời nắng, mặc quần áo phù hợp thờitiết, phun thuốc diệt côn trùng, vệ sinh mũi hàng ngày, đảm bảo vệ sinh an toàn thựcphẩm.[32]

- Theo tác giả Hải Thượng Lãng Ông (1720-1791) đã khuyên:[33]

“Chớ dùng nước ruộng nước ao,Nước hồ nước vũng, nước nào cũng dơ

Chỉ dùng nước giếng nước mưa,Nước sông nước suối cũng chưa an toàn”

Trang 26

- Theo tác giả Oliver W Holmes (1809-1894) quan niệm:[33] “Đề phòng tốthơn chữa trị; tấm mộc tuyệt hảo hơn cái giáo”.

- Khoa học ngày nay đã hệ thống hóa và cổ vũ, phổ biến sự phòng tránh bệnhgiúp cho nhiều loại bệnh một thời tung hoành đều đã bị xóa sổ và một số bệnh kháccũng giảm tần số, nhờ đó tuổi thọ nâng cao Phòng bệnh có nhiều cấp với mục tiêukhác nhau:

 Phòng tránh loại 1: ngăn ngừa không cho bệnh tật hoặc các điều kiện xấuxảy ra

 Phòng tránh loại 2: Nhận diện, khám phá ra các mầm bệnh từ lúc chưa códấu hiệu hoặc chưa có thay đổi chức năng, cấu tạo các bộ phận, rồi áp dụng điều trịngay để trì hoãn hoặc ngăn chặn không cho bệnh xuất hiện

 Phòng tránh bệnh loại 3: ngăn ngừa không cho biến chứng, hậu quả xấu củabệnh tật xảy ra

Ngoài ra khi phòng tránh thì phải biết phòng tránh với những tác nhân, nhữngnguy cơ gây bệnh Chẳng hạn: Ảnh hưởng xấu của môi trường như thời tiết khắcnghiệt, thiên tai bão lụt; Hậu quả của chiến tranh, bạo lực; Sự xâm nhập của vi sinh vật,hóa chất độc hại; Nếp sống không bình thường của con người; Hậu quả, biến chứngcủa bệnh hoạn, thương tích; Những biến đổi, thoái hóa tự nhiên trong cấu tạo và chứcnăng các bộ phận cơ thể; Hậu quả không lường trước của khoa học, kỹ thuật; Ảnhhưởng cùa các hoàn cảnh xã hội như nghèo khó, kém giáo dục, bất công xã hội, bất lựcđộc quyền hành chánh

Từ những phân tích nêu trên, chúng tôi thống nhất với quan niệm về phòng bệnh là một phần của hoạt động chăm sóc sức khỏe, nhằm để nâng cao sức khỏe và giảm thiểu những nguy hiểm, sử dụng những phương cách mang tính ứng dụng để tránh bệnh chứng, sự tàn phế, và tình trạng đe dọa đến tính mạng đối với con người.

1.2.1.4.Trẻ mầm non

- Theo tác giả Phan Thị Ngọc Yến và Trần Thu Hòa, trẻ mầm non là trẻ thuộc

độ tuổi từ 0 đến 6 tuổi trong đó cụ thể nhà trẻ từ 1-3 tuổi; trẻ tuổi mẫu giáo từ 3-6tuổi;[28]

Trang 27

- Theo Điều lệ Trường mầm non, thì tuổi của trẻ em mầm non từ 3 tháng tuổiđến sáu tuổi được nhận vào nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập Trẻ

em ở giai đoạn này có những đặc trưng về tâm sinh lý đò hỏi phải được quan tâm vàchăm sóc thường xuyên

* Về mặt sinh lý: Trẻ em ở giai đoạn này có cơ thể non nớt song không vì thế

mà có thể coi trẻ em là người lớn thu nhỏ Cơ thể trẻ em có những đặc điểm riêng khácbiệt so với người lớn [28, tr.9] Cơ thể trẻ em là một cơ thể đang lớn và đang trưởngthành Điều kiện môi trường có ảnh hưởng nhiều đến cơ thể trẻ, Cơ thể trẻ em chưahoàn thiện về cấu trúc và chức năng và còn non yếu, tuy nhiên đây lại là giai đoạn cơthể trẻ có những chuyển biến rõ rệt về chất và lượng để tiến tới hoàn thiện gắn với từngthời kỳ lứa tuổi và lấy hoạt động chủ đạo tại mỗi thời kỳ để làm cơ sở phân chia Chính

vì lí do trên mà những thay đổi của môi trường dù rất nhỏ đều ảnh hưởng đến sự pháttriển cơ thể Sự phát triển về thể chất ở trẻ: Trẻ em trên 1 tuổi có trọng lượng trungbình là 9kg, trung bình mỗi năm tăng 1.5kg Chiều cao trung bình của trẻ 1 tuổi là75cm, chiều cao tăng nhanh nhưng so với trẻ bú mẹ chậm hơn nhiều, trung bình mỗinăm tăng 5cm [28, tr.15] Sự phát triển về tinh thần và vận động trẻ em [28, tr.18] trẻ

ưa thích vận động và đó là cách thức để trẻ làm quen, khám phá thế giới xung quanhtrẻ xong nó cũng tiềm ẩm những thách thức đối với công tác chăm sóc và nuôi dưỡngtrong đó có trọng tâm là chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh Bên cạnh đó hệ thống miễndịch được tạo thành từ các tế bào đặc biệt, protein, các phân tử và các cơ quan, có tácdụng bảo vệ con người chống lại vi trùng và vi sinh vật có hại mỗi ngày Do còn nonnớt, chưa phát triển đầy đủ, hiệu quả bảo vệ của hệ miễn dịch trẻ lúc này vẫn còn hạnchế, khiến trẻ dễ bị mắc một số loại bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm đường hôhấp, dị ứng, các hệ cơ quan chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc các bệnh khi thời tiết thayđổi, hay môi trường bị ô nhiễm nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sứckhỏe và thậm chí tính mạng của trẻ

* Về mặt tâm lý: Các chức năng tâm lý của trẻ cũng hoàn thiện nhanh chóng

và dần hình thành những tiền đề đầu tiên của nhân cách Sự phát triển mạnh của tư duy,ngôn ngữ cùng với thẩm mỹ đã làm cho hoạt động của trẻ có những chuyển biến rõ nét

Trang 28

Cụ thể là: Trẻ em bắt đầu có sự tiếp xúc với bên ngoài, giao tiếp với “ người lạ” khi các

em bước vào độ tuổi đi mẫu giáo, bạn bè ở trường mẫu giáo là một thế giới vô cùngrộng lớn đối với trẻ thơ

- Cũng trong giai đoạn này các em có hứng thú với việc khám phá thế giớixung quanh, tò mò và liên tục thắc mắc các vấn đề với cha mẹ, cô giáo Nếu cha mẹ, côgiáo hiểu được tâm lý của con, và định hướng sẽ có thể đem lại nhiều hiệu quả tíchcực

- Ở giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi này, trí tưởng tượng của trẻ phát triển mạnh vàphần lớn thời gian của trẻ là chơi đùa Trẻ chơi mà học và học mà chơi

- Trẻ thường bắt chước theo các nhân vật trên phim, kịch, có sự nhạy cảm đặcbiệt với các yếu tố thẩm mỹ vì thế những tác động từ các hoạt động khiến trẻ thấy hứngthú sẽ ảnh hưởng nhiều đến thói quen và các hành vi đạo đức khác

Qua phân tích có thể khẳng định:

Trẻ em mầm non là giai đoạn đầu tiên của cuộc đời với ý nghĩa là một thựcthể xã hội được qui định từ 0 đến 6 tuổi Đây là lứa tuổi đang có sự phát triển cả về tâmsinh lý Những đặc trưng đã phân tích cho thấy có những khó khăn và thuận lợi chocông tác chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ cụ thể là trẻ rất non nớt, sức đềkháng yếu, ưa vận động, nhưng lại chưa có kinh nghiệm và kỹ năng tự chăm sóc mìnhnên dễ mắc các bệnh do môi trường và sự lây nhiễm trong cộng động Tuy nhiên vớitâm hồn ngây thơ, trong sáng rất dễ hình thành ở trẻ những hiểu biết ban đầu về chămsóc và phòng bệnh qua việc lồng ghép vào các nội dung chương trình giáo dục như thơ

ca kịch thậm chí có thể trở thành các tuyên truyền viên tí hon làm cầu nối giữa Nhàtrường và phụ huynh

1.2.1.5 Hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ em tại các trường mầm non

Hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ trong trường mầm nontheo hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạobao gồm: khám sức khỏe định kỳ, theo dõi thể lực và tình trạng dinh dưỡng, tiêmchủng và phòng dịch, phòng và xử trí ban đầu một số bệnh thường gặp, một số kỹ năng

Trang 29

trong chăm sóc trẻ Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng giúp trẻ có một cơ thể pháttriển hài hòa cân đối [6]

Theo tác giả Hoàng Thị Hoài Phương hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòngbệnh cho trẻ bao gồm: Giáo dục trẻ luôn có ý thức vệ sinh thân thể sạch sẽ, không ănquả xanh, không uống nước lã, không ăn hàng quán bán rong Tuyên truyền các bậcphụ huynh thường xuyên tắm gội, giặt quần áo sạch sẽ, đi giày dép, cắt móng tay,móng chân cho trẻ; Đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh chân tay miệng, sốt xuấthuyết, tiêu chảy, viêm não, đau mắt đỏ, dịch cúm H5N1 các chuyên đề vệ sinh an toànthực phẩm, vệ sinh môi trường, về an toàn giao thông, về phòng chống tai nạn thươngtích, phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội; Xử lý nhanh, gọn kịp thời các diễn biếnbất thường về sức khỏe trẻ, khai thác sử dụng có hiệu quả tủ thuốc dự phòng; Khámsức khỏe định kỳ đầy đủ; Cân đo, theo dõi sức khỏe trẻ bằng biểu đồ hàng tháng, quý;Đảm bảo an toàn về tinh thần, thể lực cho trẻ; Theo dõi tiêm chủng đầy đủ; Tăngcường phòng bệnh theo mùa; Xử trí, sơ cứu đúng cách các tai nạn thường xảy ra trongtrường mầm non.[17]

Như vậy hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ em là một nộidung nằm trong hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ thường xuyên do CBGV tại mỗitrường mầm non trực tiếp thực hiện nhằm nâng cao sức khỏe và giảm thiểu nhữngnguy hiểm, sử dụng những phương cách ứng dụng để tránh bệnh chứng, sự tàn phế, vàtình trạng sớm nguy hiểm đối với sức khỏe và sự an toàn đối với trẻ em

Hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ em bao gồm các nội dung sau:

- Khám sức khỏe định kỳ

- Theo dõi thể lực và tình trạng dinh dưỡng

- Hoạt động tiêm chủng và phòng dịch

- Hoạt động chăm sóc

- Hoạt động tuyên truyền tư vấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng

1.2.2 Quản lý trường mầm non

1.2.2.1.Quản lý nhà trường

Quản lý là một hoạt động mang tính khoa học, có vai trò quyết định đến sự

Trang 30

thành công hay thất bại trong tất cả các lĩnh vực Với cách tiếp cận ở mọi gốc độ khácnhau, nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã đưa ra những quan niệm về quản lýtiêu biểu như:

- Theo tác giả Frederick Winslow Taylor (1856-1915), người được coi là cha

đẻ của thuyết Khoa học quản lý cho rằng: “Quản lý là biết được điều bạn muốn biếtđược người khác làm và sau đó thấy được rằng họ đã hoàn thành công việc một cáchtốt nhất và rẻ nhất” [8, tr.28]

- Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lý là tác động

có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý(người bị quản lý) – trong một tổ chức – nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt đượcmục đích của tổ chức [7, tr.16]

- Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Công tác quản lý lãnh đạo một tổ chức xétcho cùng là thực hiện hai quá trình liên hệ chặt chẽ với nhau “quản” và “lý” Quá trình

“quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ trạng thái ổn định Quá trình “lý” gồm sựsửa sang, sắp xếp đổi mới hệ, đưa hệ vào thế phát triển” … [3, tr.176]

- Hiện nay, hoạt động quản lý thường được định nghĩa rõ hơn: quản lý là quátrình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận hành các hoạt động (chức năng) kếhoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra Mục tiêu quản lý là định hướngtoàn bộ hoạt động quản lý đồng thời là công cụ để đánh giá kết quả quản lý Để thựchiện những mục tiêu đó, quản lý phải thực hiện bốn chức năng: Kế hoạch, tổ chức thựchiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá

+ Chức năng Kế hoạch hóa: Bản chất của khái niệm kế hoạch hóa là quá trìnhxác định mục tiêu, mục đích đối với các thành tựu, tương lai của tổ chức và các conđường, biện pháp, cách thức, điều kiện cơ sở vật chất để đạt được mục tiêu, mục đíchđó

+ Chức năng tổ chức: là quá trình hình thành nên các quan hệ giữa các thànhviên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kếhoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức

+ Chức năng chỉ đạo: là huy động lực lượng để thực hiện kế hoạch, là biến

Trang 31

những mục tiêu trong dự kiến thành kết quả thực hiện Phải giám sát các hoạt động, cáctrạng thái vận hành của hệ đúng tiến trình, đúng kế hoạch Khi cần thiết phải điềuchỉnh, sửa đổi, uốn nắn, nhưng không làm thay đổi mục tiêu hướng vận hành của hệnhằm nắm vững mục tiêu, chiến lược đã đề ra.

+ Chức năng kiểm tra, đánh giá: Nhiệm vụ của kiểm tra nhằm đánh giá trạngthái của hệ, xem mục tiêu dự kiến ban đầu và toàn bộ kế hoạch đã đạt tới mức độ nào,kịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình hoạt động, tìm nguyên nhân thànhcông, thất bại giúp cho chủ thể quản lý rút ra những bài học kinh nghiệm

Tóm lại: Kế hoạch hóa , tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá là cácchức năng cơ bản được hình thành trong sự phân công và chuyên môn hóa hoạt độngquản lý Trong những chức năng trên, mỗi chức năng đảm nhận vị trí, vai trò nhất định,song các chức năng này có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau Việc thực hiện cácchức năng quản lý không thể thiếu thong tin quản lý Thông tin là mạch máu của quản

lý Thông tin giúp cho việc tổng hợp các chức năng quản lý, vì thế nó cần cho sự pháttriển của tổ chức Điều này đòi hỏi nhà quản lý phải biết quan tâm, coi trọng đến cácchức năng trong quản lý, có như vậy mới chỉ đạo thực hiện đạt được mục tiêu đề ra

Nhà trường là một cơ quan giáo dục chuyên biệt thực hiện các chức năng xãhội của giáo dục đó là chức năng đào tạo nguồn nhân lực, di truyền nền văn hóa, chứcnăng chính trị xã hội

Quản lý nhà trường là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luậtcủa chủ thể quản lý nhà trường làm cho nhà trường vận hành theo đường lối, quanđiểm giáo dục của Đảng, thực hiện được mục tiêu kế hoạch đào tạo của nhà trường,góp phần thực hiện mục tiêu chung của giáo dục: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước

- Theo tác giả M.I.Kondacov: "Quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy

và học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dầndần tiến tới mục tiêu giáo dục" [13]

- Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: "Quản lý nhà trường là quản lý

hệ thống xã hội sư phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi tác động những tác động có

Trang 32

ý thức, có khoa học và có hướng dẫn của chủ thể quản lý trên tất cả các mặt của đờisống nhà trường để đảm bảo sự vận hành tối ưu xã hội - kinh tế và tổ chức sư phạm củaquá trình dạy học và giáo dục thế hệ đang lớn lên" [18]

- Theo tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: "Quản lý nhà trường là thực hiệnđường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhàtrường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đàotạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [11, tr.20]

- Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “Quản lý trường học là hoạt động của các cơquan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lựclượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao

chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường” [26]

- Theo tác giả Nguyễn Quang Giao thì quản lý nhà trường là tập hợp nhữngtác động tối ưu của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng) đến tập thể cán bộ, giáo viên nhằmthực hiện có chất lượng mục tiêu, kế hoạch chăm sóc giáo dục của nhà trường trên cơ

sở tận dụng các tiềm lực vật chất và tinh thần của nhà trường, gia đình và xã hội Đâycũng là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thểcán bộ và giáo viên để chính họ tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc giáo dục trẻ

em nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đối với từng độ tuổi và mục tiêu chung củangành học[10]

- Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; tổ chức giáo dục hòa nhậpcho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật; thực hiện phổ cập giáo dục mầmnon cho trẻ em năm tuổi Hằng năm, tự kiểm tra theo tiêu chuẩn quy định về phổ cậpgiáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, báo cáo cấp có thẩm quyền bằng văn bản

Trang 33

- Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng,chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật

- Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa hoặc theo yêucầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn

- Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động nuôidưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em

- Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạtđộng xã hội trong cộng đồng

- Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ emtheo quy định

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật

1.2.2.3 Quản lý trường mầm non

Quản lý trường mầm non là quá trình vận dụng nguyên lý, khái niệm, phươngpháp chung nhất của khoa học quản lý vào lĩnh vực chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.Quản lý trường mầm non là sự tác động có chủ đích của hiệu trưởng trường mầm nonđến cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh trong trường mầm nonnhằm đạt mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ mầm non theo quy định

- Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trong quản lý trường mầm non [5]+ Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thựchiện kế hoạch giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hộiđồng trường và các cấp có thẩm quyền

+ Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường, nhà trẻ; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó Đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định

+ Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định

+ Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của

Trang 34

nhà trường

+ Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ; quyết định khen thưởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ theo các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định

+ Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý

+ Tham gia các hoạt động giáo dục 2 giờ trong một tuần; được hưởng chế độphụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định

+ Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ

+ Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng

1.3 Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ mầm non

1.3.1 Khái niệm quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ mầm non

- Theo Học viện Nhi khoa của Mỹ: Quản lý chăm sóc sức khỏe cho trẻ em baogồm các vấn đề sau:[39]

+ Tiếp cận chăm sóc sức khỏe trong một nhà y tế

+ Bảo trì các thông tin y tế và chăm sóc sức khỏe kỷ lục

+ Đồng ý ký hợp đồng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho tất cả các chuyêngia y tế cung cấp dịch vụ chăm sóc

+ Chăm sóc phối hợp, đảm bảo tất cả các dịch vụ chăm sóc y tế thích hợp, cầnthiết, và đề nghị được tiếp nhận theo tiêu chuẩn chăm sóc sức khỏe

+ Truyền thông thông tin y tế trong số tất cả các sức khỏe, sức khỏe tâm thần,phúc lợi trẻ em, luật pháp, tư pháp, và chuyên môn khác

+ Cung cấp các thông tin y tế và giáo dục cho trẻ em trong chăm sóc nuôidưỡng và bố mẹ (nuôi và khai sinh) và kin

Trang 35

+ Nỗ lực phối hợp để kết hợp các thông tin y tế và kế hoạch vào kế hoạch vĩnhcửu

+ Duy trì một cơ sở dữ liệu y tế để theo dõi và đánh giá sức khỏe của trẻ em

và thanh thiếu niên trong chăm sóc nuôi dưỡng để bảo đảm nâng cao chất lượng

- Tác giả Maria M Mastrobuono Nesti để kiểm soát và phòng ngừa các bệnhlây truyền tại các trung tâm giáo dục nhà trẻ và mẫu giáo cần thực hiện các yêu cầusau: [42]

+ Rửa tay đúng cách sau khi tiếp xúc; Việc làm biện pháp phòng ngừa chuẩn;Thói quen tiêu chuẩn hóa cho việc thay đổi và xử lý được sử dụng tã, vị trí và sạch sẽcủa khu vực thay đổi, làm sạch và khử trùng các khu vực bị ô nhiễm; Sử dụng các môdùng một lần cho hỉ mũi; Người lao động riêng biệt và khu vực xử lý thực phẩm;Thông báo của các bệnh truyền nhiễm; Đào tạo công nhân và hướng dẫn cho cha mẹ

- Tại Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Thiên Vân đưa ra quan niệm quản lý hoạtđộng chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ bao gồm việc:[24]

+ Bồi dưỡng kiến thức chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng và phòng chống dịchbệnh cho giáo viên, nhân viên toàn trường Cập nhật kịp thời và tìm hiểu kiến thứctrong sách, báo, tạp chí, trên mạng Internet… Thực hiện tốt công tác phối kết hợp giữacác bộ phận trong nhà trường và với các cơ quan hữu quan

+Tuyên truyền: hướng dẫn cho các lớp lồng ghép vào chương trình giáo dụctrẻ và tuyên truyền với phụ huynh học sinh nội dung việc chăm sóc sức khoẻ, dinhdưỡng Tư vấn cho phụ huynh về cách lựa chọn thực phẩm, lên thực đơn phù hợp vớitrẻ - đảm bảo cân đối, đủ chất, đủ lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP).tuyên truyền giáo dục ý thức phòng bệnh thông qua các bảng tuyên truyền ở lớp, ởnhững nơi mọi người hay qua lại trong trường, hoặc trao đổi trực tiếp với phụ huynh

+ Ban Giám Hiệu đã kịp thời chỉ đạo, đầu tư cơ sở vật chất: mua sắm trangthiết bị, đồ dùng cho bếp và cho các lớp đảm bảo an toàn, có lợi cho sức khoẻ Muasắm đầy đủ trang thiết bị y tế, thuốc thiết yếu, thuốc sát trùng, thuốc xịt muỗi và xàphòng rửa tay phục vụ cho việc phòng chống bệnh dịch trong toàn trường Luôn trang

bị tủ thuốc ở trường đầy đủ trong khả năng của mình như bông gòn, thuốc sát rùng,

Trang 36

băng keo cá nhân, các loại thuốc thông thường… và luôn kiểm tra các loại thuốc quáhạn sử dụng thì mang đi hủy có vào sổ kiểm tra cập nhập

+ Xây dựng môi trường thân thiện: An toàn mọi lúc mọi nơi cho trẻ, thườngxuyên kiểm tra và bảo dưỡng đồ dùng đồ chơi, vệ sinh sạch đẹp, thông thoáng, nhiềucây xanh Tạo môi trường phù hợp, gần gũi với trẻ từ ở lớp học, nhà vệ sinh, bếp, đếnmôi trường xung quanh: đồ dùng, đồ chơi tự tạo, trang trí lớp và các góc sắp xếp theotừng chủ đề

- Theo tác giả Phạm Mai Chi, Lê Minh Hà đưa ra quan niệm về Quản lý hoạtđộng chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ trong trường mầm non:

+ Lập kế hoạch về công tác chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ

+ Tổ chức thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻtrong toàn trường theo kế hoạch

+ Hướng dẫn, tổ chức huấn luyện về chuyên môn cho giáo viên

+ Giám sát, kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm về chất lượng chám sóc sứckhỏe và phòng bệnh cho trẻ từng bộ phận trong toàn trường

+ Báo cáo thường xuyên theo yêu cầu của trường và cấp trên, thông tin chocha mẹ trẻ

+ Thường xuyên học tập, trao đổi nghiệp vụ Tuyên truyền giáo dục việc chămsóc sức khỏe và phòng bệnh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ

+ Phối hợp với các bộ phận trong toàn trường để thực hiện tốt nhiệm vụ đã đềra

+ Phối hợp với y tế địa phương, các đoàn thể, và các bậc cha mẹ để làm tốtcông tác chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ

Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bênh cho trẻ em là biện phápchăm sóc sức khỏe ban đầu chủ động, tích cực, đồng thời là sự tổng hợp của nhiều biệnpháp chăm sóc về xã hội và y tế Do đó, phải có sự phối hợp hoạt động đa ngành vàliên ngành trong lĩnh vực này Mục tiêu của quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe vàphòng bệnh cho trẻ em là hạ thấp tỷ lệ bệnh tật, tàn phế và tử vong, nâng cao sức khỏecho trẻ Với phương châm là khám sức khỏe định kì và để chủ động phát hiện bệnh và

Trang 37

Công văn số: 2724/KH-GDĐT-MN của Sở GD-ĐT thành phố Hồ Chí Minhngày 31 tháng 8 năm 2015, Kế hoạch năm học 2015-2016 ngành giáo dục mầm non

Công văn số 726/BYT-DP ngày 30/01/2015 của Bộ Y tế về tăng cường côngtác phòng, chống dịch bệnh ho gà; Công điện số 129/CĐ-BYT ngày 12/02/2015 của Bộ

Y tế;

Công văn số 1039/UBND-VX ngày 02/3/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố

về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh ho gà và bệnh sởi trên địa bàn thànhphố,

Công văn số 699/GDĐT-HSSV ngày 17 tháng 3 năm 2015 về việc tăng cườngcông tác phòng chống dịch bệnh ho gà, bệnh sởi trong trường học

Văn bản số 577/UBND, ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Ban chỉ đạo phòngchống dịch quận Bình Tân về báo cáo kết quả công tác phòng chống dịch bệnh trên địabàn quận từ ngày 01/01/2015 đến 30/11/2015

Nhà trường xây dựng kế hoạch năm học 2014-2015, phần công tác chăm sócsức khỏe và nuôi dưỡng cho trẻ

1.3.2.1 Quản lý hoạt động khám sức khỏe định kỳ

Quản lý hoạt động khám sức khỏe định kỳ bao gồm những nội dung sau:

- Ký kết hợp đồng khám sức khỏe cho trẻ với đơn vị có chức năng khám sứckhỏe hàng năm; Thông báo đến tập thể sư phạm và cha mẹ trẻ về ngày khám sức khỏe

Trang 38

cho trẻ tại trường và vận động cha mẹ trẻ cho trẻ đi học đầy đủ trong ngày khám sứckhỏe; Tổng hợp kết quả khám sức khỏe của trẻ, thông báo đến phụ huynh kết quảkhám; Theo dõi kết quả điều trị chuyên khoa của phụ huynh cho trẻ sau khi thông báokết quả chức khám sức khỏe đầu năm, nhằm giúp trẻ được khỏe mạnh thông qua hoạtđộng tư vấn: Lưu hồ sơ khám sức khỏe của trẻ.

1.3.2.2 Quản lý hoạt động theo dõi thể lực và tình trạng dinh dưỡng

Quản lý hoạt động theo dõi thể lực và tình trạng dinh dưỡng bao gồm nhữngnội dung sau:

- Trang bị dụng cụ cân, đo trẻ cho nhóm lớp, y tế; Bổ sung biểu đồ cho trẻmới, kiểm tra biểu đồ của trẻ đang học Hướng dẫn cách chấm biểu đồ (khi có thayđổi); Lưu hồ sơ báo cáo cân, đo và báo cáo trẻ suy dinh dưỡng, dư cân – béo phì củanhóm, lớp; Báo cáo tình hình khám sức khỏe, thể lực, suy dinh dưỡng, dư cân – béophì về cấp trên (tháng, quí); Qui định ngày cân đo cho nhóm, lớp; Khi có trẻ bị suydinh dưỡng, dư cân – béo phì nhà trường thực hiện chế độ ăn và vận động dành riêngcho từng nhóm; Thực hiện công tác tư vấn cho cha mẹ trẻ trong việc phối hợp với nhàtrường giúp cải thiện thể lực cho trẻ

1.3.2.3 Quản lý hoạt động tiêm chủng và phòng dịch

Quản lý hoạt động tiêm chủng và phòng dịch bao gồm những nội dung sau:

- Kiểm tra lịch tiêm chủng của trẻ và thông báo đến phụ huynh ngày tiêmchủng tại địa phương để phụ huynh đưa trẻ đi tiêm chủng Đồng thời cập nhật lịch tiêmchủng của trẻ vào biểu đồ

- Vận động phụ huynh đồng ý tiêm chủng cho trẻ khi có chiến dịch tiêm chủng

để phòng ngừa dịch bệnh lây lan

- Cập nhật hồ sơ trẻ nghỉ bệnh, liên hệ với phụ huynh khi trẻ nghỉ học nhiềungày mà không có lí do để nắm tình hình sức khỏe của trẻ để phòng dịch bệnh tại đơnvị

- Khi có thông báo từ cha mẹ trẻ hoặc y tế, có trẻ học tại trường bị bệnh truyềnnhiễm thì nhóm lớp có trẻ học thực hiện vệ sinh phòng dịch theo hướng dẫn của y tế.Đồng thời thông báo đến tập thể sư phạm nhà trường biết để có biện pháp phòng ngừa

Trang 39

- Theo dõi trẻ bị bệnh truyền nhiễm và đề nghị phụ huynh cho trẻ nghỉ đúng

1.3.2.4 Quản lý hoạt động chăm sóc trẻ

Quản lý hoạt động chăm sóc trẻ bao gồm những nội dung sau:

- Kiểm tra các hoạt động chăm sóc bữa ăn và giấc ngủ cho trẻ

- Kiểm tra vệ sinh môi trường lớp, bộ phận (bếp, phục vụ)

- Kiểm tra thao tác vệ sinh của cô và trẻ

- Kiểm tra hoạt động tổ chức vận động cho trẻ thừa cân - béo phì và thực hiệnchế độ ăn dành cho trẻ

- Tổ chức học tập qui chế những đều giáo viên và nhân viên không được làm

để nâng cao nhận thức và thực hiện đúng qui chế của ngành

- Tổ chức cho tập thể sư phạm học vệ sinh an toàn thực phẩm và sơ cấp cứutheo qui định

- Thực hiện ký kết hợp đồng với các công ty cung cấp nước uống, thực phẩm:sữa, thực phẩm

- Sử dụng nguồn nước thủy cục trong sinh hoạt tại trường

- Cử nhân viên y tế tham gia các lớp bồi dưỡng về chăm sóc sức khỏe vàphòng bệnh cho trẻ do Trung tâm y tế dự phòng quận triển khai, trung tâm Dinh dưỡng,bệnh viện Nhi đồng 1, bệnh viện Nhi đồng 2…

- Tư vấn cho phụ huynh cách chăm sóc trẻ bệnh tại nhà

- Kiểm tra lịch thăm khám của nhân viên y tế trong việc chăm sóc trẻ

- Kiểm tra cơ sở vật chất theo lịch, thực hiện kiểm định công tác phòng cháytại đơn vị và tổ chức diễn tập phòng cháy (không báo trước)

- Sửa chữa cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu tại đơn vị: Gia cố hàng rào, nângchiều cao ban công, hệ thống nhà vệ sinh, quạt, điện…

Trang 40

- Kiểm tra hoạt động ngoài trời của nhóm, lớp

- Kiểm tra hoạt động của nhóm lớp, nắm tình hình của trẻ sau giờ đón và trongngày trẻ ở tại trường (lưu ý các trường hợp trẻ về sớm) để biết nguyên nhân và xử lýcác tình huống xảy ra

- Kiểm tra hồ sơ nhân viên y tế cập nhật tình hình trẻ bệnh và thăm khám chotrẻ khi đi học hàng ngày cho đến khi sức khỏe trẻ phục hồi

- Kiểm tra sổ tư vấn của giáo viên về sức khỏe của trẻ khi trẻ bệnh, các biệnpháp giúp trẻ khỏe mạnh sau khi bệnh và phòng suy dinh dưỡng, dư cân - béo phì …

1.3.2.5 Quản lý hoạt động tuyên truyền, tư vấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ

Quản lý hoạt động tuyên truyền, tư vấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng vềchăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ bao gồm những nội dung sau:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe và

phòng bệnh cho trẻ cho các bậc cha mẹ bằng nhiều hình thức thiết thực và hiệu quảnhằm giúp trẻ phát triển toàn diện, thông qua hoạt động kiểm tra kế hoạch truyền thôngtại đơn vị, và các nội dung phát sinh theo yêu cầu mới

- Kiểm tra hồ sơ tư vấn của giáo viên và nhân viên y tế để đánh giá hiệu quảtrong công tác chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ

- Theo Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non: Giáo viên mầmnon phải yêu nghề, tận tụy với nghề, sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm

vụ Chấp hành các quy định của ngành, qui định của trường Thực hiện các nhiệm vụđược phân công Không vi phạm các qui định về các hành vi nhà giáo không được làm.Chăm sóc, giáo dục trẻ bằng tình thương yêu, sự công bằng và trách nhiệm của mộtnhà giáo Có kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non….[5]

+ Kiến thức về chăm sóc sức khỏe lứa tuổi mầm non: Hiểu biết về an toàn,phòng tránh và xử lý ban đầu các tai nạn thường gặp ở trẻ Có kiến thức về vệ sinh cánhân, vệ sinh môi trường và giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ Hiểu biết về dinhdưỡng, an toàn thực phẩm và giáo dục dinh dưỡng cho trẻ Có kiến thức về một sốbệnh thường gặp ở trẻ, cách phòng bệnh và xử trí ban đầu

Ngày đăng: 29/01/2016, 20:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban chấp hành TW Đảng (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ II, BCH TW khóa VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban chấp hành TW Đảng (1997)," Văn kiện hội nghị lần thứ II, BCH TW khóaVIII
Tác giả: Ban chấp hành TW Đảng
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
2. Ban Chấp hành TW Đảng (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia- Sự thật, Hà Nội 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Chấp hành TW Đảng (2011)", Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứXI
Tác giả: Ban Chấp hành TW Đảng
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia- Sự thật
Năm: 2011
3. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặng Quốc Bảo (1997), "Một số khái niệm về quản lý giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 1997
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, Ban hành theo quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo, "Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều lệ trường Mầm non Ban hành theo quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo, "Điều lệ trường Mầm non
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục mầm non, Ban hành kèm theo thông tư 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo, "Chương trình giáo dục mầm non
7. Nguyễn Quốc Chí , Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1997), Cơ sở khoa học về Quản lý giáo dục, trường Cán bộ Quản lý TW1, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Quốc Chí , Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1997), "Cơ sở khoa học về Quản lý giáodục
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí , Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Năm: 1997
8. Nguyễn Quốc Chí , Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Quốc Chí , Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), "Đại cương khoa học quản lý
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí , Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2010
9. Phạm Mai Chi, Lê Minh Hà, Chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non, NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Mai Chi, Lê Minh Hà, "Chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non
Nhà XB: NXB Giáo Dục
10. Nguyễn Quang Giao (2011), Tập đề cương bài giảng Quản lý chất lượng 11. Phạm Minh Hạc (2002), Về phát triển con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiệnđại hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Quang Giao (2011), "Tập đề cương bài giảng Quản lý chất lượng11
Tác giả: Nguyễn Quang Giao (2011), Tập đề cương bài giảng Quản lý chất lượng 11. Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
12. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Chủ biên), Quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Chủ biên)," Quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thựctiễn
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
13. M.I. Kondacov (1984), Cơ sở lý luận khoa học Quản lý Giáo dục, Trường cán bộ quản lý giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: M.I. Kondacov (1984)", Cơ sở lý luận khoa học Quản lý Giáo dục
Tác giả: M.I. Kondacov
Năm: 1984
14. Đỗ Hồng Ngọc (2012), Chăm sóc sức khỏe ban đầu, TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Hồng Ngọc (2012), "Chăm sóc sức khỏe ban đầu
Tác giả: Đỗ Hồng Ngọc
Năm: 2012
16. Phạm Thị Nhuận, Lê Phương (1999), Bệnh học Nhi, Cao đẳng sư phạm MGTW3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Thị Nhuận, Lê Phương (1999), "Bệnh học Nhi
Tác giả: Phạm Thị Nhuận, Lê Phương
Năm: 1999
17. Hoàng Thị Hoài Phương, Kế hoạch nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe năm học 2014-2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Thị Hoài Phương
18. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường cán bộ QLGD-ĐT TƯ 1- Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Ngọc Quang (1989), "Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáodục
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quang
Năm: 1989
19. Quốc Hội (2004), Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quốc Hội (2004)
Tác giả: Quốc Hội
Năm: 2004
20. Đinh Thạc, Tiêm phòng cho trẻ có ý nghĩa quan trọng, Bệnh viện nhi đồng 1, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đinh Thạc, "Tiêm phòng cho trẻ có ý nghĩa quan trọng
21. Nguyễn Thị Thanh (2010), Biện pháp tổ chức và quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng tại trường mầm non hiện nay Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Thanh (2010)
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh
Năm: 2010
22. Trung Trung tâm nghiên cứu thực phẩm, Vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung Trung tâm nghiên cứu thực phẩm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w