Thực trạng hoạt động tuyên truyền tư vấn, bồi dưỡng kiến

Một phần của tài liệu QUẢN lý HOẠT ĐỘNG CHĂM sóc sức KHỎE và PHÒNG BỆNH TRẺ EM tại TRƯỜNG mầm NON HOÀNG ANH QUẬN BÌNH tân THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 56)

10. Cấu trúc luận văn

2.4.5.Thực trạng hoạt động tuyên truyền tư vấn, bồi dưỡng kiến

năng về chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ.

Tuyên truyền các kiến thức về sức khỏe, dinh dưỡng, dịch bệnh đến cán bộ, giáo viên, nhân viên hay trao đổi cùng cha mẹ trẻ về tình hình sức khỏe, thể lực của trẻ là rất quan trọng nhằm giúp phụ huynh biết, hiểu và cùng phối hợp với nhà trường để chăm sóc và phòng cho trẻ một số bệnh thông thường mà trẻ có thể mắc phải. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy công tác tuyên truyền tư vấn, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng về chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ còn nhiều hạn chế như nội dung tuyên truyền thì dài, chữ nhỏ, chưa có hình ảnh minh họa phong phú và hấp dẫn người xem, giáo viên chưa quyết tâm trong việc tư vấn với phụ huynh về công tác phòng chống dư cân -béo phì, suy dinh dưỡng, chế độ ăn của trẻ

Chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của giáo viên về các hoạt động tuyên truyền tư vấn, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và cha mẹ trẻ về chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ mà giáo viên, nhân viên thực hiện, kết quả thể hiện ở bảng 2.5

Bảng 2.5: Bảng tổng hợp ý kiến của giáo viên về hoạt động tuyên truyền tư vấn, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng về chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ

TT

Tuyền truyền tư vấn, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ ở Trường Mầm non Hoàng Anh có đảm bảo cho sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ

Mức độ tuyên truyền tư vấn, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng

Rất tốt Tốt Khá TB Kém

01

Tuyên truyền kiến thức về dinh dưỡng và sức khỏe theo kế hoạch (bảng tin, phát thanh, phát tờ rơi..) 1/24 4.17% 8/24 33.33% 3/24 12.5% 12/24 50% 02 Tuyên truyền về dịch bệnh theo mùa 1/24 4.17% 18/24 75% 5/24 20.83% 03 Tư vấn phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ tại lớp và cách chăm sóc 1/24 4.17% 6/24 25% 15/24 62.5% 2/24 8.33% 04 Tư vấn về cách chăm sóc cho

trẻ SDD, DC-BP

2/24 8.33%

22/24 91.67% 05 Tư vấn cách chăm sóc trẻ khi

trẻ đứng cân. 4/24 16.67% 6/24 25% 14/24 58.33%

2.5. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ ở trường Mầm non Hoàng Anh, quận Bình Tân

2.5.1.Thực trạng quản lý hoạt động khám sức khỏe định kỳ

Nhà trường ký kết hợp đồng khám sức khỏe cho trẻ với đơn vị y tế một năm hai lần; Thông báo ngày và kết quả khám cho trẻ đến phụ huynh, lưu hồ sơ khám sức khỏe, đề nghị phụ huynh khám chuyên khoa cho trẻ khi trẻ theo yêu cầu của Bác sĩ; Tư vấn phụ huynh về cách chăm sóc sức khỏe cho trẻ khi trẻ có bệnh; Khi biết trẻ mắc bệnh bẩm sinh mà phụ huynh không báo với giáo viên và nhà trường (những bệnh không được trẻ vào trường) thì nhà trường liên hệ phụ huynh cho trẻ nghỉ học, nếu phụ huynh cho trẻ tiếp tục học thì phải làm cam kết là sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm khi có sự cố xảy ra với trẻ mà có liên quan đến bệnh trẻ đang mắc phải.

kỳ cho trẻ được tổng hợp ở bảng 2.6

Bảng 2.6: Mức độ thực hiện quản lý hoạt động khám sức khỏe định kỳ cho trẻ

STT Nội dung khảo sát Mức độ đánh giáRất tốt Tốt Khá TB Kém

01 Lập kế hoạch 100%

02 Tổ chức thực hiện 77.78% 22.22%

03 Chỉ đạo thực hiện 22.22% 55.56% 22.22%

04 Kiểm tra, đánh giá 55.56% 33.33% 11.11%

Kết quả ở bảng 2.6 cho thấy công tác lập kế hoạch được thực hiện rất tốt trong quản lý hoạt động khám sức khỏe định kỳ cho trẻ. Cả CBQL và CBGV đều đồng tình cho rằng các kế hoạch được xây dựng rất cụ thể, rõ ràng và đảm bảo tính khả thi của từng nội dung tạo điều kiện cho việc thực hiện. Tuy nhiên công tác tổ chức thực hiện vẫn còn một số hạn chế. Qua trao đổi mộ số CBGV cho biết các đợt khám sức khỏe thường bị chồng chéo với một số hoạt dộng chuyên môn khác khiến CBGV đôi khi lúng túng trong sắp xép và thực hiện. Công tác chỉ đạo cũng đôi lúc không được thường xuyên cũng chính điều này làm cho công tác kiểm tra đánh giá cũng còn tồn tại nhiều hạn chế.

2.5.2. Thực trạng quản lý hoạt động theo dõi thể lực và tình trạng dinhdưỡng dưỡng

Quản lý hoạt động theo dõi thể lực và tình trạng dinh dưỡng của trẻ sẽ giúp cho người quản lý biết được tình hình thể lực của trẻ để có biện pháp can thiệp phù hợp giúp cho trẻ có được sức khỏe tốt.

Bảng 2.7: Thực trạng quản lý hoạt động theo dõi thể lực và tình trạng dinh dưỡng của trẻ

TT Nội dung khảo sát Mức độ thực hiện

Rất tốt Tốt Khá TB Kém

01 Lập kế hoạch 100% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

02 Tổ chức thực hiện 22.22% 55.56% 22.22%

03 Chỉ đạo thực hiện 11.11% 22.22% 33.33%

TT Nội dung khảo sát Mức độ thực hiệnRất tốt Tốt Khá TB Kém

04 Kiểm tra, đánh giá 44.45% 22.22% 33.33%

Kết quả điều tra cho ta thấy quản lý hoạt động theo dõi thể lực và tình trạng dinh dưỡng của trẻ được thực hiện tốt nhưng cần quan tâm hơn nữa khi trẻ nghỉ bệnh để biết được trẻ bị bệnh gì mà có chế độ phòng khi trẻ mắc bệnh truyền nhiễm đồng thời thông báo cho y tế địa phương để theo dõi diễn tiến nếu đó là bệnh do dịch gây ra. Bên cạnh đó, cần sâu sát hơn nữa việc thực hiện chế độ ăn cho trẻ dư cân – béo phì, suy dinh dưỡng, nghỉ bệnh tại nhóm lớp và thông qua báo cáo về thể lực trẻ của các nhóm/lớp. Hoạt động này vốn được tiến hành vào những thời điểm cố định song để có những kết quả mang tính thường xuyên thì hiện cơ chế thực hiện vẫn còn khá lúng túng, phụ huynh thì luôn muốn nhận được thông tin về tình trạng thể lực của con em song việc quá tải trong chương trình chăm sóc giáo dục khiến cho hoạt động này chưa được thực hiện tốt

2.5.3. Thực trạng quản lý hoạt độngtiêm chủng và phòng dịch

- Qua kết quả khảo sát cho thấy hàng năm nhà trường tuyển sinh trẻ đều có yêu cầu phụ huynh cung cấp lịch tiêm chủng của trẻ nhưng nhà trường chưa tổng hợp để nắm tình hình tiêm chủng của trẻ để vận động phụ huynh đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ theo hướng dẫn của y tế. Nhà trường cũng chưa tìm hiểu lịch tiêm chủng tại địa phương để thông báo đến phụ huynh. Ngoài ra nhà trường cũng chưa kịp thời bổ sung các thuốc thiết yếu và các đồ dùng dụng cụ sơ cứu cho trẻ khi có tai nạn xảy ra do khó quyết toán về kinh phí. Xuất phát từ những khó khăn đó nên công tác quản lý cũng gặp phải những khó khăn không nhỏ đặc biệt trong công tác tổ chức thực hiện và chỉ đạo thực hiện. Thực trạng công tác quản lý trong hoạt động tiêm chủng và phòng dịch có tương đồng về kết quả. Thực tế cho thấy những hoạt động liên quan nhiều đến kinh phí bao giờ cũng gặp phải khó khăn trong công tác thực hiện

TT Nội dung khảo sát Mức độ thực hiệnRất tốt Tốt Khá TB Kém

Tiêm chủng

01 Lập kế hoạch 100%

02 Tổ chức thực hiện 8.33% 91.67%

03 Chỉ đạo thực hiện 29.17% 50% 20.83%

04 Kiểm tra, đánh giá 75% 25%

Phòng dịch

01 Lập kế hoạch 16.67% 50% 33.33%

02 Tổ chức thực hiện 58.33% 41.67%

03 Chỉ đạo thực hiện 8.33% 66.67% 25% 04 Kiểm tra, đánh giá 8.33% 91.67%

(n=24)

2.5.4. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc trẻ

- Nhà trường tổ chức cho giáo viên học điều lệ trường mầm non và hướng dẫn thực hiện mục tiêu kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng trẻ bậc mầm non được ban hành kèm theo quyết định 55. Tổ chức thi các thao tác chăm sóc trẻ (tay nghề, toàn diện, tiết tốt, đột xuất) nhưng qua khảo sát giáo viên vẫn chưa thực hiện tốt các kỹ năng chăm sóc trẻ như quên giấy chậm cho trẻ sau khi rửa đít cho trẻ; Chưa cho trẻ dư cân – béo phì ăn theo chế độ, tổ chức vận động cho trẻ chưa phù hợp lứa tuổi và thể lực; Chưa phối hợp với phụ huynh trong việc cải thiện chế độ ăn cho trẻ và chỉ cho trẻ ăn theo ý thích; Nhà trường chưa kịp thời cải tạo cơ sở vật chất phù hợp để giáo viên thực hiện thao tác vệ sinh cho trẻ (chổ rửa đít cho trẻ, bồn rửa tay ngoài trời). Bên cạnh đó việc xử trí một số bệnh thông thường ở trẻ đòi hỏi người chăm sóc trẻ phải có kiến thức về các biểu hiện của bệnh như bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp thì trẻ bị sốt; Viêm họng, ho; bình thường hoặc mệt mỏi, quấy khóc, kém ăn …tùy vào thể trạng trẻ bệnh nhẹ hay nặng; Đối với bệnh tiêu chảy thì trẻ đi trên 3 lần / ngày, phân lỏng … Chính vì vậy việc tuyên truyền kiến thức về các bệnh thường gặp ở trẻ cho giáo viên và cha mẹ học sinh là vô cùng quan trọng nhằm phát hiện bệnh của trẻ khi vừa ở thể nhẹ để trẻ được chăm sóc và đều trị kịp thời giúp cơ thể trẻ mau lấy lại sức lực tránh để bệnh nặng dẫn đến những hậu quả đáng tiếc xảy ra mà chúng ta có thể ngăn ngừa ngay từ đầu. Qua khảo sát tình hình quản lý công tác chăm sóc trẻ, chúng tôi có được kết quả như sau:

TT Nội dung khảo sát Mức độ chăm sócRất tốt Tốt Khá TB Kém 01 Lập kế hoạch 23/24 95.83% 1/24 4.17% 02 Tổ chức thực hiện 16/24 66.67% 8/24 33.33% 03 Chỉ đạo thực hiện 5/24 20.83% 16/24 66.67% 3/24 12.5% 04 Kiểm tra, đánh giá 7/24

29.17%

12/24 50%

5/24 20.83%

- Kết quả cho thấy ngoài những hoạt động quản lý mà nhà trường thực hiện tốt vẫn còn một số hoạt động còn hạn chế như hoạt động chăm sóc cho trẻ khi trẻ bệnh một phần do đa số cha mẹ trẻ là công nhân ở tạm trú không có người thân ở nhà để chăm sóc cho trẻ bên cạnh đó giáo viên phải trông 22 trẻ và rất nhiều hoạt động phải làm như đón trẻ, cho trẻ ăn sáng, vệ sinh phòng ăn, điểm danh trẻ, chuẩn bị học cụ dạy, tổ chức hoạt động học tập và vui chơi … nên cô không thể theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ liên tục, đôi khi cô quên nên chưa cho trẻ uống thuốc đúng giờ, thậm chí bỏ cử.

- Chế độ ăn dành cho trẻ dư cân – béo phì là ăn cơm với món canh trước, ăn cơm với món mặn sau kèm thêm rau và thực hiện vận động cho trẻ theo kế hoạch nhưng trên thực tế CBQL chưa kiểm tra chặt chẽ nên giáo viên hay bỏ rau không cho trẻ ăn vì trẻ sẽ bỏ bữa không ăn, hay ăn chậm làm ảnh hưởng đến hoạt động tổ chức bữa ăn cho trẻ, chưa cho trẻ vận động theo kế hoạch đôi khi thực hiện qua loa nên tình trạng sức khỏe của trẻ chậm được cải thiện. Đối với cha mẹ trẻ thì chưa kiên trì trong việc tư vấn cho cha mẹ trẻ về tác hại của dư cân béo phì đối với trẻ và phối hợp trong phòng chống dư cân béo phì cho trẻ tại nhà.

- Ngoài chăm sóc bữa ăn thì chăm sóc giấc ngủ cho trẻ cũng quan trọng không kém, chỉ đảm bảo cho trẻ có đủ đồ dùng để ngủ thì chưa đủ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ mà cô còn phải giăng mùng đây không chỉ lả qui định của ngành giáo dục mà là của cả ngành y tế để trẻ không bị muỗi đốt mà đặc biệt là muỗi vằn gây nên bệnh sốt xuất huyết. Nhưng khi thực hiện thì có khi giăng khi không. Nhà trường cũng

liên hệ y tế địa phương phun thuốc diệt muỗi, diệt lăng quăng nhưng tình hình muỗi không cải thiện dẫn đến tình trạng cha mẹ trẻ phàn nàn về chất lượng chăm sóc trẻ.

- Việc vệ sinh cá nhân là rất quan trọng để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa, mà trẻ thông thường hay quên và khi thấy cô không quan sát là sẽ không thực hiện các bước rửa tay, lau mặt, chải răng theo qui trình mặc dù đã được nhắc nhở nhưng khi kiểm tra thì cô và trẻ đều thực hiện chưa tốt như cô quên rửa tay trước khi chia thức ăn cho trẻ, quên đeo khẩu trang khi chia thức ăn, quên nếm thức ăn, trẻ rửa tay rồi hay vịn tay vào tường hay cầm dép để lên kệ, tay rửa còn xà phòng… và điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của trẻ khi cả cô và trẻ điều chưa thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân. Khi tổ chức khi trẻ tham gia vui chơi, cô chưa thật sự quan sát trẻ chơi, chưa kiểm tra độ an toàn của đồ chơi, chưa chú ý đến môi trường chơi cho trẻ. Khi trẻ có bệnh thì điện thoại trả về cho phụ huynh mà chưa có sự chăm sóc nào từ phía y tế. Từ những lí do khách quan nêu trên mà khi quản lý hoạt động này thường vấp phải rất nhiều khó khăn, bên cạnh đó công tác kiểm tra, đánh giá cũng chưa thật sự làm tốt do còn những bỡ ngỡ khi tiếp cận văn bản hướng dẫn và cách thức đánh giá.

2.5.5. Thực trạng quản lý hoạt động tuyên truyền tư vấn, bồi dưỡng kiến thứckỹ năng về chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ kỹ năng về chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động tuyên truyền tư vấn, bồi dưỡng kiến thức kỹ ngăng cho cha mẹ trẻ về chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ nhằm giúp cho cha mẹ biết và hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ, để khi trẻ bệnh cha mẹ chăm sóc cho trẻ một cách khoa học tránh tình trạng cha mẹ chăm sóc trẻ theo lời chỉ dẫn của người quen, cách chăm sóc được tuyên truyền trong dân gian mà không chú ý đến thể trạng của trẻ, sức khỏe của trẻ dễ dẫn đến bệnh của trẻ ngày càng trở nặng, khó điều trị và lâu phục hồi sức khỏe. Đồng thời thông qua hoạt động này gáo viên, nhân viên tự bồi dưỡng kiến thức cho bản thân nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và cả trong việc chăm sóc cho con tại nhà.

Do đó, để có thể chỉ đạo giáo viên, nhân viên tuyên truyền tư vấn, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng cho cha mẹ trẻ, giáo viên, nhân viên chúng tôi đã tiến hành khảo sát và kết quả được trình bày ở bảng 2.10

Bảng 2. 10: Thực trạng quản lý hoạt động tuyên truyền tư vấn, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng về chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ

TT Nội dung khảo sát Rất

tốt Mức độ thực hiện Tốt Khá TB Chưa đạt 01 Lập kế hoạch 33.33% 44.45% 22.22% 02 Tổ chức thực hiện 66.67% 11.11% 22.22% 03 Chỉ đạo thực hiện 44.45% 33.33% 22.22%

04 Kiểm tra, đánh giá 22.22% 44.45% 33.33%

Qua kết quả khảo sát cho thấy CBQL chưa kiểm tra thường xuyên các bảng tin ở lớp, bảng tin của trường dẫn đến tình hình nội dung tuyên truyền chưa thay đổi theo kế hoạch đã triển khai, hình thức chưa hấp dẫn, chưa phù hợp tình hình thực tế; Nhân viên y tế chưa liên hệ y tế địa phương để được cung cấp các pano, ách phích, tờ rơi về tuyên truyền dịch bệnh để tuyên truyền với phụ huynh đồng thời chưa sưu tầm các bài phát thanh dịch bệnh cũng như chưa đọc phát thanh dịch bệnh vào mỗi sáng khi dịch bệnh bùn phát tại địa phương. Khi có các chuyên đề tập huấn về các bệnh và phòng bệnh cho trẻ thì chưa vận động phụ huynh tham gia, giáo viên và nhân viên

Một phần của tài liệu QUẢN lý HOẠT ĐỘNG CHĂM sóc sức KHỎE và PHÒNG BỆNH TRẺ EM tại TRƯỜNG mầm NON HOÀNG ANH QUẬN BÌNH tân THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 56)