Thực trạng quản lý hoạt động tiêm chủng và phòng dịch

Một phần của tài liệu QUẢN lý HOẠT ĐỘNG CHĂM sóc sức KHỎE và PHÒNG BỆNH TRẺ EM tại TRƯỜNG mầm NON HOÀNG ANH QUẬN BÌNH tân THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 59)

10. Cấu trúc luận văn

2.5.3. Thực trạng quản lý hoạt động tiêm chủng và phòng dịch

- Qua kết quả khảo sát cho thấy hàng năm nhà trường tuyển sinh trẻ đều có yêu cầu phụ huynh cung cấp lịch tiêm chủng của trẻ nhưng nhà trường chưa tổng hợp để nắm tình hình tiêm chủng của trẻ để vận động phụ huynh đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ theo hướng dẫn của y tế. Nhà trường cũng chưa tìm hiểu lịch tiêm chủng tại địa phương để thông báo đến phụ huynh. Ngoài ra nhà trường cũng chưa kịp thời bổ sung các thuốc thiết yếu và các đồ dùng dụng cụ sơ cứu cho trẻ khi có tai nạn xảy ra do khó quyết toán về kinh phí. Xuất phát từ những khó khăn đó nên công tác quản lý cũng gặp phải những khó khăn không nhỏ đặc biệt trong công tác tổ chức thực hiện và chỉ đạo thực hiện. Thực trạng công tác quản lý trong hoạt động tiêm chủng và phòng dịch có tương đồng về kết quả. Thực tế cho thấy những hoạt động liên quan nhiều đến kinh phí bao giờ cũng gặp phải khó khăn trong công tác thực hiện

TT Nội dung khảo sát Mức độ thực hiệnRất tốt Tốt Khá TB Kém

Tiêm chủng

01 Lập kế hoạch 100%

02 Tổ chức thực hiện 8.33% 91.67%

03 Chỉ đạo thực hiện 29.17% 50% 20.83%

04 Kiểm tra, đánh giá 75% 25%

Phòng dịch

01 Lập kế hoạch 16.67% 50% 33.33%

02 Tổ chức thực hiện 58.33% 41.67%

03 Chỉ đạo thực hiện 8.33% 66.67% 25% 04 Kiểm tra, đánh giá 8.33% 91.67%

(n=24)

2.5.4. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc trẻ

- Nhà trường tổ chức cho giáo viên học điều lệ trường mầm non và hướng dẫn thực hiện mục tiêu kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng trẻ bậc mầm non được ban hành kèm theo quyết định 55. Tổ chức thi các thao tác chăm sóc trẻ (tay nghề, toàn diện, tiết tốt, đột xuất) nhưng qua khảo sát giáo viên vẫn chưa thực hiện tốt các kỹ năng chăm sóc trẻ như quên giấy chậm cho trẻ sau khi rửa đít cho trẻ; Chưa cho trẻ dư cân – béo phì ăn theo chế độ, tổ chức vận động cho trẻ chưa phù hợp lứa tuổi và thể lực; Chưa phối hợp với phụ huynh trong việc cải thiện chế độ ăn cho trẻ và chỉ cho trẻ ăn theo ý thích; Nhà trường chưa kịp thời cải tạo cơ sở vật chất phù hợp để giáo viên thực hiện thao tác vệ sinh cho trẻ (chổ rửa đít cho trẻ, bồn rửa tay ngoài trời). Bên cạnh đó việc xử trí một số bệnh thông thường ở trẻ đòi hỏi người chăm sóc trẻ phải có kiến thức về các biểu hiện của bệnh như bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp thì trẻ bị sốt; Viêm họng, ho; bình thường hoặc mệt mỏi, quấy khóc, kém ăn …tùy vào thể trạng trẻ bệnh nhẹ hay nặng; Đối với bệnh tiêu chảy thì trẻ đi trên 3 lần / ngày, phân lỏng … Chính vì vậy việc tuyên truyền kiến thức về các bệnh thường gặp ở trẻ cho giáo viên và cha mẹ học sinh là vô cùng quan trọng nhằm phát hiện bệnh của trẻ khi vừa ở thể nhẹ để trẻ được chăm sóc và đều trị kịp thời giúp cơ thể trẻ mau lấy lại sức lực tránh để bệnh nặng dẫn đến những hậu quả đáng tiếc xảy ra mà chúng ta có thể ngăn ngừa ngay từ đầu. Qua khảo sát tình hình quản lý công tác chăm sóc trẻ, chúng tôi có được kết quả như sau:

TT Nội dung khảo sát Mức độ chăm sócRất tốt Tốt Khá TB Kém 01 Lập kế hoạch 23/24 95.83% 1/24 4.17% 02 Tổ chức thực hiện 16/24 66.67% 8/24 33.33% 03 Chỉ đạo thực hiện 5/24 20.83% 16/24 66.67% 3/24 12.5% 04 Kiểm tra, đánh giá 7/24

29.17%

12/24 50%

5/24 20.83%

- Kết quả cho thấy ngoài những hoạt động quản lý mà nhà trường thực hiện tốt vẫn còn một số hoạt động còn hạn chế như hoạt động chăm sóc cho trẻ khi trẻ bệnh một phần do đa số cha mẹ trẻ là công nhân ở tạm trú không có người thân ở nhà để chăm sóc cho trẻ bên cạnh đó giáo viên phải trông 22 trẻ và rất nhiều hoạt động phải làm như đón trẻ, cho trẻ ăn sáng, vệ sinh phòng ăn, điểm danh trẻ, chuẩn bị học cụ dạy, tổ chức hoạt động học tập và vui chơi … nên cô không thể theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ liên tục, đôi khi cô quên nên chưa cho trẻ uống thuốc đúng giờ, thậm chí bỏ cử.

- Chế độ ăn dành cho trẻ dư cân – béo phì là ăn cơm với món canh trước, ăn cơm với món mặn sau kèm thêm rau và thực hiện vận động cho trẻ theo kế hoạch nhưng trên thực tế CBQL chưa kiểm tra chặt chẽ nên giáo viên hay bỏ rau không cho trẻ ăn vì trẻ sẽ bỏ bữa không ăn, hay ăn chậm làm ảnh hưởng đến hoạt động tổ chức bữa ăn cho trẻ, chưa cho trẻ vận động theo kế hoạch đôi khi thực hiện qua loa nên tình trạng sức khỏe của trẻ chậm được cải thiện. Đối với cha mẹ trẻ thì chưa kiên trì trong việc tư vấn cho cha mẹ trẻ về tác hại của dư cân béo phì đối với trẻ và phối hợp trong phòng chống dư cân béo phì cho trẻ tại nhà.

- Ngoài chăm sóc bữa ăn thì chăm sóc giấc ngủ cho trẻ cũng quan trọng không kém, chỉ đảm bảo cho trẻ có đủ đồ dùng để ngủ thì chưa đủ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ mà cô còn phải giăng mùng đây không chỉ lả qui định của ngành giáo dục mà là của cả ngành y tế để trẻ không bị muỗi đốt mà đặc biệt là muỗi vằn gây nên bệnh sốt xuất huyết. Nhưng khi thực hiện thì có khi giăng khi không. Nhà trường cũng

liên hệ y tế địa phương phun thuốc diệt muỗi, diệt lăng quăng nhưng tình hình muỗi không cải thiện dẫn đến tình trạng cha mẹ trẻ phàn nàn về chất lượng chăm sóc trẻ.

- Việc vệ sinh cá nhân là rất quan trọng để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa, mà trẻ thông thường hay quên và khi thấy cô không quan sát là sẽ không thực hiện các bước rửa tay, lau mặt, chải răng theo qui trình mặc dù đã được nhắc nhở nhưng khi kiểm tra thì cô và trẻ đều thực hiện chưa tốt như cô quên rửa tay trước khi chia thức ăn cho trẻ, quên đeo khẩu trang khi chia thức ăn, quên nếm thức ăn, trẻ rửa tay rồi hay vịn tay vào tường hay cầm dép để lên kệ, tay rửa còn xà phòng… và điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của trẻ khi cả cô và trẻ điều chưa thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân. Khi tổ chức khi trẻ tham gia vui chơi, cô chưa thật sự quan sát trẻ chơi, chưa kiểm tra độ an toàn của đồ chơi, chưa chú ý đến môi trường chơi cho trẻ. Khi trẻ có bệnh thì điện thoại trả về cho phụ huynh mà chưa có sự chăm sóc nào từ phía y tế. Từ những lí do khách quan nêu trên mà khi quản lý hoạt động này thường vấp phải rất nhiều khó khăn, bên cạnh đó công tác kiểm tra, đánh giá cũng chưa thật sự làm tốt do còn những bỡ ngỡ khi tiếp cận văn bản hướng dẫn và cách thức đánh giá.

2.5.5. Thực trạng quản lý hoạt động tuyên truyền tư vấn, bồi dưỡng kiến thứckỹ năng về chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ kỹ năng về chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ

Hoạt động tuyên truyền tư vấn, bồi dưỡng kiến thức kỹ ngăng cho cha mẹ trẻ về chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ nhằm giúp cho cha mẹ biết và hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ, để khi trẻ bệnh cha mẹ chăm sóc cho trẻ một cách khoa học tránh tình trạng cha mẹ chăm sóc trẻ theo lời chỉ dẫn của người quen, cách chăm sóc được tuyên truyền trong dân gian mà không chú ý đến thể trạng của trẻ, sức khỏe của trẻ dễ dẫn đến bệnh của trẻ ngày càng trở nặng, khó điều trị và lâu phục hồi sức khỏe. Đồng thời thông qua hoạt động này gáo viên, nhân viên tự bồi dưỡng kiến thức cho bản thân nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và cả trong việc chăm sóc cho con tại nhà.

Do đó, để có thể chỉ đạo giáo viên, nhân viên tuyên truyền tư vấn, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng cho cha mẹ trẻ, giáo viên, nhân viên chúng tôi đã tiến hành khảo sát và kết quả được trình bày ở bảng 2.10

Bảng 2. 10: Thực trạng quản lý hoạt động tuyên truyền tư vấn, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng về chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ

TT Nội dung khảo sát Rất

tốt Mức độ thực hiện Tốt Khá TB Chưa đạt 01 Lập kế hoạch 33.33% 44.45% 22.22% 02 Tổ chức thực hiện 66.67% 11.11% 22.22% 03 Chỉ đạo thực hiện 44.45% 33.33% 22.22%

04 Kiểm tra, đánh giá 22.22% 44.45% 33.33%

Qua kết quả khảo sát cho thấy CBQL chưa kiểm tra thường xuyên các bảng tin ở lớp, bảng tin của trường dẫn đến tình hình nội dung tuyên truyền chưa thay đổi theo kế hoạch đã triển khai, hình thức chưa hấp dẫn, chưa phù hợp tình hình thực tế; Nhân viên y tế chưa liên hệ y tế địa phương để được cung cấp các pano, ách phích, tờ rơi về tuyên truyền dịch bệnh để tuyên truyền với phụ huynh đồng thời chưa sưu tầm các bài phát thanh dịch bệnh cũng như chưa đọc phát thanh dịch bệnh vào mỗi sáng khi dịch bệnh bùn phát tại địa phương. Khi có các chuyên đề tập huấn về các bệnh và phòng bệnh cho trẻ thì chưa vận động phụ huynh tham gia, giáo viên và nhân viên chưa tham gia đầy đủ; nhà trường chưa nắm lịch tiêm chủng tại địa phương nên chưa thông báo đến phụ huynh biết và dẫn trẻ đi tiêm ngừa theo chương trình tiêm chủng quốc gia; Chưa theo dõi tình hình khám chuyên khoa cho trẻ sau khi có kết quả khám và chưa tổng hợp kết quả điều trị cho trẻ.

2.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ ở trường Mầm non Hoàng Anh

2.6.1. Các yếu tố khách quan

- Về di truyền: Sự ảnh hưởng của yếu tố di truyền đến sự phát triển cơ thể của trẻ là hết sức rõ ràng. Kích thước cơ thể trẻ và tỷ lệ phát triển liên quan đến kích thước và tỷ lệ tương ứng của cha mẹ trẻ. Các gien tác động đến sự phát triển bằng cách kiểm soát việc sản xuất các hormone của cơ thể đặc biệt là hormone tăng trưởng cần thiết cho sự phát triển cơ thể ngay từ lúc mới sinh.

di chuyển ra xung quanh, khám phá thế giới, tiếp xúc với vi trùng, vi rút, kí sinh trùng. Tình trạng nhiễm khuẩn còn phụ thuộc vào các điều kiện sinh thái, vệ sinh gia đình cũng như trường học như thiếu nước sạch, hố xí không hợp vệ sinh, hệ thống cống rãnh mất vệ sinh và các đặc điểm dịch tễ học ở địa phương nhất là các đợt dịch bệnh xảy ra tại địa phương liên quan đến trẻ em như sởi, quai bị, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Do đặc điểm tâm sinh lý trẻ đang trên đà hoàn thiện và phát triển nên sức đề kháng còn yếu, trẻ dễ bị nhiễm bệnh do các yêu tố môi trường hơn so với người trưởng thành.

- Về thể chế, chính sách: Trong khoảng thời gian từ 1987 – 1991, do sự chuyển đổi cơ chế từ kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường có định hướng, các cơ sở nhà trẻ, mẫu giáo ở các hợp tác xã nông nghiệp, khối cơ quan xí nghiệp bị thu hẹp lại, nhiều nơi tan rã, tình hình các cơ sở giáo dục mầm non gặp rất nhiều khó khăn: số trẻ ra lớp giảm, cơ sở vật chất không được đầu tư sửa chữa, đội ngũ giáo viên ngoài biên chế chiếm tỷ lệ cao (70-80%) và không có cơ chế về chế độ chính sách cho đội ngũ này, đời sống của họ gặp rất nhiều khó khăn, một số nơi giáo viên bỏ nghề hàng loạt. Trước những thách thức, khó khăn như vậy, rất nhiều các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước liên quan đến trẻ em và sự phát triển giáo dục mầm non ra đời.

Năm 1990, Chính phủ Việt Nam phê chuẩn công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em và Bộ Giáo dục ban hành Quyết định 55 quy định mục tiêu, kế hoạch đào tạo của nhà trẻ - trường mẫu giáo. Những năm tiếp theo 1991 – 1992, Quốc hội khóa VIII đề ra Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Đến năm 1998, Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 4 quyết định ban hành Luật Giáo dục. Trong Luật Giáo dục đã khẳng định “Giáo dục – Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của cả nước và của toàn dân” và “Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân”. Đây là cơ sở pháp lý giúp cho giáo dục mầm non ổn định phát triển.

Ngày 1 tháng 1 năm 2005, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hiệu lực đã qui định: Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe. Trẻ em dưới sáu tuổi được chăm sóc sức khỏe ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập.

- Về sự phối hợp: Cùng với sự phát triển của bậc học, sự quan tâm của Đảng và nhà nước thì các cấp ủy Đảng, chính quyền, y tế địa phương và nhân dân ngày càng hiểu đầy đủ về vị trí của bậc học mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân, và vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển con người. Bên cạnh đó, cấp ủy Đảng luôn có những chỉ đạo kịp thời trong công tác chăm sóc sức khỏe và phòng dịch tại địa phương đặc biệt là trong trường học, ngành y tế tổ chức tập huấn các kiến thức về vệ sinh phòng dịch, chăm sóc trẻ, vệ sinh môi trường.., phụ huynh chủ động liên hệ, trao đổi, đưa ra những kiến nghị với giáo viên và nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại đơn vị đã tạo nên sức mạnh tổng hợp, mở ra những điều kiện thuận lợi cho giáo dục mầm non phát triển.

- Về nhận thức của cha mẹ trẻ: Với sự phát triển như vũ bão của nền khoa học công nghệ, cha mẹ trẻ càng có điều kiện tiếp cận với các tri thức mới về chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ, cũng như các hoạt động tiếp cận trong cộng đồng của ngành y tế thì cha mẹ trẻ đã áp dụng các kiến thức khoa học vào chăm sóc và phòng bệnh trẻ, luôn tạo ra môi trường lành mạnh về mặt tinh thần, vật chất giúp trẻ phát triển toàn diện.

2.6.2. Các yếu tố chủ quan

- Về môi trường xã hội: Đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ từ 0-6 tuổi, điều quan trọng nhất là cần được nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe tốt. Sức khỏe của trẻ em chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó điều kiện dinh dưỡng, trình độ văn hóa, hiểu biết của cha mẹ cũng như những người chăm sóc trẻ về cách nuôi trẻ có ảnh hưởng rất lớn.

- Về tập quán, lối sống, tinh thần …

- Về tình hình đơn vị: hiện nay trường được cải tạo và xây mới với 12 phòng học và 8 phòng chức năng đáp ứng nhu cầu tập của trẻ em tại địa phương, và thực hiện thí điểm lớp 6-12 tháng trong năm học 2016-2017. Nên hiện tại sân chơi cho trẻ không có; cây xanh và vườn rau không còn; bụi do công trình hoạt động rất nhiều; các hố ga động nước gây mùi hôi và muỗi nhiều; hệ thống nước thường xuyên bị cúp do công trình sử dụng đã ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và người chăm sóc trẻ, một số phụ

Một phần của tài liệu QUẢN lý HOẠT ĐỘNG CHĂM sóc sức KHỎE và PHÒNG BỆNH TRẺ EM tại TRƯỜNG mầm NON HOÀNG ANH QUẬN BÌNH tân THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w