.Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu QUẢN lý HOẠT ĐỘNG CHĂM sóc sức KHỎE và PHÒNG BỆNH TRẺ EM tại TRƯỜNG mầm NON HOÀNG ANH QUẬN BÌNH tân THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 71)

10. Cấu trúc luận văn

3.1 .Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu

- Mục tiêu là một bộ phận của mục đích, là mục đích gần, phải thực hiện được nhiều mục tiêu mới đạt được mục đích.

- Lao động của người GVMN có những nét đặc thù khác với lao động của giáo viên các bậc học khác. Người GVMN không chỉ làm công tác giáo dục mà cả chăm sóc, nuôi dưỡng. Do vậy, khi xây dựng biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện trẻ mầm non, giúp trẻ chuẩn bị tốt về thể lực sức khỏe để đến trường tiểu học. Đồng thời đảm bảo an toàn cho trẻ , tạo sự tin tưởng của xã hội, cha mẹ học sinh về trường mầm non, giúp hiệu trưởng huy động được mọi nguồn lực thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ một cách hiệu quả.

- Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu trong xây dựng biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ là nguyên tắc chủ đạo.

3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa

Khi xây dựng các biện pháp phải dựa trên những thành tựu đã đạt được trong năm qua và những năm học trước để làm cơ sở. Đồng thời biện pháp cho năm học này cũng là tiền đề căn cứ cho những năm tiếp theo.

3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn

Phải căn cứ vào vấn đề còn tồn tại cần giải quyết của thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ tại trường. Mặt khác phải phù hợp với thực tế năng lực của đội ngũ

3.1.4. Đảm bảo tính khả thi

quản lý giáo dục, địa phương, cha mẹ học sinh đặc biệt là sự đồng thuận của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, các tổ chức trong nhà trường.

3.1.5. Đảm bảo tính đồng bộ

- Hệ thống quản lý của nhà trường được hình thành từ các bộ phận chức năng: CBQL, các tổ chuyên môn, tổ hành chánh, công đoàn, đoàn thanh niên, hội cha mẹ học sinh … do đó khi nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý phải luôn có tính đồng bộ trong mọi hoạt động.

- Các nguyên tắc này có liên hệ chặt chẽ với nhau nhưng trong chừng mực độc lập tương đối với nhau. Vì vậy, khi xây dựng các biện pháp cần vận dụng để đảm bảo tính hài hoà giữa các nguyên tắc nhằm thực hiện thành công các biện pháp.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ ởtrường mầm non Hoàng Anh, quận Bình Tân trường mầm non Hoàng Anh, quận Bình Tân

3.2.1. Biện pháp1: Nâng cao nhận thức về hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ và quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao nhận thức về hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ và quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ để làm chuyển biến mạnh mẽ và sâu sắc về tầm quan trọng của hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ; khắc phục được những mặt hạn chế của quản lý như kiểm tra qua loa, nhận xét và đánh giá chỉ mang tính hình thức.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Dưới các hình thức như tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm, tập huấn chuyên môn... ở trường bạn và tại đơn vị. Vận dụng tốt nguyên tắc “nghe nhìn, trực quan” trong việc bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong hạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ.

Tổ chức các chuyên đề về hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ để các cán bộ, giáo viên có thể học hỏi, chia sẽ kiến thức và kinh nghiệm, đồng thời họ có thể đặt ra các câu hỏi, tình huống gặp phải trong thực tế để cùng tìm phương án giải

quyết hợp tình, hợp lí. Đồng thời thông qua các chuyên đề, khơi dậy trách nhiệm của đoàn thể, cá nhân đối với hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ, tạo ra sự đồng thuận, nhất trí cao trong tổ chức, đoàn thể, cá nhân để thực hiện tốt hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ và quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Khuyến khích động viên giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ. Có chế độ khen chê kịp thời các cá nhân có thành tích tốt trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ và quản lý thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ.

Mời các Bác sỹ về trường giảng về chăm sóc sức khỏe và các bệnh thường gặp ở trẻ hàng năm nhất là những đợt dịch.

Tham gia các lớp học, các cuộc hội thảo của Sở, Quận, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bênh viện Nhi đồng 2, trung tâm dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh tổ chức về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, phòng chống dịch bệnh... đồng thời cập nhật kịp thời và tìm hiểu kiến thức trong sách, báo, tạp chí, trên mạng internet.

Vận động, khuyến khích phụ huynh tham gia các hoạt động tại lớp như: Nghề giáo viên, nghề Bác sĩ, nghề công nhân …

Khuyến khích giáo viên vận dụng các bài thơ, câu chuyện, bài hát vào các hoạt động cho trẻ học để giữ gìn sức khỏe và phòng bệnh như: bài hát Rửa mặt như mèo, câu chuyện Gấu con bị đau răng, vè trái cây …..

Nhà trường đăng tải các hoạt động của trường, của cô và trẻ, các thông tin, các dịch bệnh, cách chăm sóc trẻ… lên trang Web của trường để thông tin, trao đổi cùng phụ huynh.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

CBQL phổ biến kế hoạch chuyên đề liên quan đến hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ của Quận đến tập thể sư phạm và có kế hoạch cử người tham dự chuyên đề, triển khai chuyên đề được dự cho tập thể sư phạm nhà trường cùng nắm và thực hiện.

Nhi đồng 1, bệnh viện Nhi đồng 2, trung tâm dinh dưỡng, các thông báo tập huấn kiến thức về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ của PGD để tuyên truyền đến cha mẹ học sinh cùng tham dự.

Dự trù kinh phí mời Bác sỹ tuyên truyền dịch bệnh, dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe …, kinh phí khen thưởng thường xuyên và đột xuất các cá nhân thực hiện xuất sắc nhiệm vụ được phân công về chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ.

3.2.2. Biện pháp 2: Đầu tư, quản lý cơ sở vật chất

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Trong những năm gần đây, CSVC của nhà trường được UBND Quận quan tâm đầu tư như năm 2012 nhà trường được UBND Quận cung cấp 50 bộ bàn ghế; tháng 7/2014 nhà trường được cải tạo lại mương hở, chống thấm tường và sửa lại trần laphong lớp 5-6 tuổi C, sơn lại toàn bộ ban công; tháng 4/2015 trường khởi công cải tạo và xây thêm 20 phòng bao gồm khối văn phòng, phòng chức năng và 12 phòng học đáp ứng cho nhu cầu học tập của trẻ em tại địa phương.

Theo Điều lệ trường mầm non, nhà trường có nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất theo theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa. Do đó, mục tiêu của nhóm biện pháp đầu tư, quản lý cơ sở vật chất là nhằm phục vụ cho hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục mầm non, huy động nguồn lực tài chính đầu tư CSVC cho trường mầm non theo hướng kiên cố hóa, từng bước chuẩn hóa, hiện đại.

Tư tưởng XHHGD, một nhân tố mới của sự phát triển GD trong công cuộc đổi mới được Nghị quyết TW2 khóa VIII khẳng định: “các vấn đề chính sách xã hội được giải quyết theo tinh thần XHH. GD là một trong những quốc sách hàng đầu, do đó GD cũng sẽ được phát triển theo tinh thần XHH”. Như vậy XHHGD là chủ trương mang tính chiến lược nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân để phát triển toàn diện

và có hiệu quả sự nghiệp GD-ĐT.

Để đảm bảo hoạt động của trường mầm non thì yêu cầu về CSVC, trang thiết bị là rất lớn, đặc biệt là đối với trường Mầm non Hoàng Anh đang phấn đấu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Do vậy, ngoài sự quan tâm đầu tư của nhà nước còn rất cần sự chung tay giúp sức của toàn xã hội, nhằm đa dạng hóa các nguồn lực cho mục tiêu phát triển GDMN. Vì vậy, CBQL của nhà trường cần thực hiện các hoạt động để có nguồn tài chính đảm bảo duy trì và phát triển như:

+ Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền để phụ huynh học sinh và cộng đồng XH nhận thức sâu sắc được vị trí của bậc học mầm non, hiểu được những khó khăn khách quan của các nhà trường mầm non, từ đó thấy được trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ đối với GDMN sẵn sàng đầu tư công sức và nguồn lực tài chính cho trường.

+ Tham mưu đưa danh mục thiết bị đồ dùng, đồ chơi cho việc sửa chữa mua sắm hàng năm của trường về cấp trên.

Trang bị, bảo quản, sử dụng có hiệu quả CSVC vào việc thực hiện nhiệm vụ CSND của nhà trường

Trong việc quản lý CSVC, hiệu trưởng phải có kế hoạch xây dựng, trang bị hoặc đổi mới CSVC nhà trường theo từng giai đoạn hoặc từng năm. Bản kế hoạch cần xác định mục tiêu là nâng cấp hay hoàn thiện CSVC của trường cụ thể ở những hạng mục nào, theo tiêu chuẩn gì, sử dụng và bảo quản ra sao để có thể sử dụng lâu dài và đạt hiệu quả cao nhất.

Về đầu tư, trang bị:

+ Căn cứ vào đặc trưng, mục đích sử dụng đối với CSVC chuẩn bị xây dựng, CBQL nhà trường lâp danh mục các đồ dùng cần mua sắm gởi về đơn vị có thẩm quyền; trao đổi với bộ phận cung cấp trang thiết bị cho nhà trường các đồ dùng cần về công dụng, màu sắc, số lượng, kiểu dáng và yêu cầu giảm bớt các đồ dùng không cần thiết thay thế bằng các đồ dùng khác với giá trị tương đương và có chất lượng tốt.

+ Tận dụng nguồn thu cơ sở vật chất bán trú nhà trường mua sắm thiết bị, đồ dùng cho bếp và các lớp đảm bảo an toàn, có lợi cho sức khỏe.

của học sinh để mua sắm thiết bị y tế, thuốc thiết yếu, thuốc sát trùng, xà phòng rửa tay phục vụ cho việc phòng chống bệnh dịch trong toàn trường.

Về bảo quản, sử dụng:

+ Để sử dụng CSVC tốt, lâu bền CBQL của nhà trường cần có sự kiểm kê thực trạng CSVC định kỳ, có sổ sách ghi rõ tình trạng để thuận tiện khi bàn giao. Thực hiện duy tu, bảo dưỡng, thanh lý thiết bị đúng quy trình và quy định.

+ Phát huy tinh thần làm chủ của CBGV trong việc bảo vệ, giữ gìn CSVC nhà trường. Phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, từng tổ nhóm phụ trách việc sử dụng và bảo quản.

+ Xây dựng nội quy sử dụng tài sản và chế độ thưởng phạt đối với những tổ/nhóm và cá nhân thực hiện tốt hoặc không tốt nội quy sử dụng, bảo quản CSVC nhà trường.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

Muốn làm tốt công tác xây dựng CSVC nhà trường, CBQL của nhà trường phải xem tài sản của trường cũng như của mình, luôn sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả, bảo quản, báo cáo ngay cho cấp quản lý khi có hư hỏng để kịp thời sửa chữa.

Huy động nguồn lực đầu tư CSVC là nhiệm vụ khó khăn, kết quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan bên ngoài. Do vậy, CBQL nhà trường cần có kỹ năng tham mưu với phòng GD-ĐT Quận, Cha mẹ học sinh. Việc tham mưu không chỉ là trao đổi, đề xuất bằng miệng mà cần có văn bản, đề án có nội dung yêu cầu cụ thể về những vấn đề thiết thực của nhà trường.

3.2.3. Biện pháp 3: Phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và các lực lượng xã hội

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Công tác chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ tại trường không thể đạt được hiệu quả cao nếu không có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong nhà trường, sự phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ hoc sinh và giữa nhà trường với các đơn vị có liên quan.

sinh cá nhân cho trẻ nhưng nếu môi trường xung quanh không sạch sẽ, thoáng mát, an toàn.... thì không hấp dẫn trẻ khi tham gia, thậm chí còn ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất của trẻ. Cho nên các bộ phận trong đơn vị phải phối kết hợp với nhau trong thực hiện nhiệm vụ nhằm đáp ứng yêu cầu chăm sóc nuôi dưỡng trẻ khi trẻ ở tại trường.

Ngoài ra nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với y tế, ủy ban, công an địa phương và công an PCCC quận. Nhằm tuyên truyền đến phụ huynh các phúc lợi xã hội, phối kết hợp trong giữ gìn an ninh trước cổng trường, đảm bảo an toàn cơ sở vật chất của trường và khi trường có sự cố xảy ra thì nhờ sự giúp đỡ hỗ trợ của các đơn vị để đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ và người chăm sóc trẻ.

Bên cạnh đó thì sự phối kết hợp với cha mẹ học sinh là hoạt động không thể xem nhẹ, vì chính cha mẹ trẻ là người trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại nhà, nếu cha mẹ trẻ không phối hợp tốt với nhà trường thì mọi kỹ năng, sự giáo dục mà nhà trường cố gắng hình thành cho trẻ sẽ không thể thực hiện được và đôi khi bị phản tác dụng trước những gương mà trẻ yêu quí làm đều ngược lại.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Nhà trường phân công nhiệm vụ theo trình độ chuyên môn được đào tạo: GV, CD, PV, BV, KT, VT, YT, TQ

Tổ chức học tập Điều lệ trường mầm non, qui chế, nội qui cơ quan để từng cá nhân hiểu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của mình khi làm việc tại đơn vị.

CBQL kiểm tra nhóm/ lớp, bộ phận theo kế hoạch và đột xuất để tuyên dương các cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ, phê bình ngay những vi phạm và tiến hành xử lí kỷ luật đối với cá nhân vi phạm nội qui, qui chế nhiều lần không khắc phục. Đồng thời chấn chỉnh những sai phạm do khách quan gây nên để tránh trở thành tiền lệ.

Quán triệt tinh thần, nội dung họp cha mẹ học sinh cho tập thể nhà trường; lấy ý kiến về các khoản thu chi phục vụ cho trẻ (thỏa thuận theo định mức do cấp trên qui định); các công tác phối hợp giữa cha mẹ trẻ và nhà trường; nội dung chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tại trường ngay từ đầu năm học. Bên cạnh đó trong quá trình chăm sóc trẻ giáo viên, nhân viên y tế có nhiệm vụ tư vấn, tuyên truyền đến phụ huynh kiến thức về dinh dưỡng, lựa chọn thực phẩm an toàn, chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho

trẻ, nội dung giáo dục trẻ tại lớp (giao tiếp, ứng xử, ích lợi của thực phẩm, vệ sinh cá nhân ..) để cha mẹ trẻ rèn luyện thêm kỹ năng đó cho trẻ tại nhà nhằm đạt được kết quả tốt trong phòng chống bệnh tật và đảm bảo cho trẻ có được sức khỏe tốt có kỹ năng

Một phần của tài liệu QUẢN lý HOẠT ĐỘNG CHĂM sóc sức KHỎE và PHÒNG BỆNH TRẺ EM tại TRƯỜNG mầm NON HOÀNG ANH QUẬN BÌNH tân THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w