10. Cấu trúc luận văn
1.4.2. Yếu tố khách quan
- Cơ chế chính sách hiện nay cũng tạo ra những khó khăn không nhỏ cho việc quản lý hoạt động này tại mỗi trường mầm non. Số trẻ tại mỗi lớp công lập quá đông, biên chế cho giáo viên lại hạn chế nên hiệu quả chăm sóc, phát hiện phòng ngừa đôi khi kém hiệu quả, kinh phí cho hoạt động này quá ít, CBQL thường xuyên phải cân đối
để một mặt vẫn triển khai có chất lượng mặt khác có thể động viên tinh thần cho anh em và các đối tác của trường trong hoạt động này.
- Điều kiện tự nhiên – xã hội: Quận Bình Tân là quận có nhiều khu công nghiệp nên tỷ lệ người dân nhập cư rất đông dẫn đến tình hình lây lan dịch bệnh, khó kiểm soát thường xuyên, nhiều trẻ bị thiếu thốn tình thương yêu và sự chăm sóc thường xuyên của bố mẹ do cuộc sống mưu sinh cũng ảnh hưởng đến việc quản lý.
- Nhận thức, phối hợp của cha mẹ trẻ: do mặt bằng chung tại địa phương, trình độ học vấn của cha mẹ trẻ hạn chế, vì không có người trông coi, kiến thức chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ không được tiếp xúc nên phụ huynh thường gởi trẻ vào trường ngay khi trẻ có bệnh truyền nhiễm, đón trẻ quá giờ làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, không thông báo cho nhà trường biết khi trẻ có bệnh bẩm sinh vì sợ trẻ sẽ không được đi học… . Phụ huynh thường chăm sóc trẻ theo kinh nghiệm dân gian, theo lời chỉ dẫn của người quen, ra tiệm thuốc tây mua thuốc cho trẻ uống khi trẻ có bệnh mà không dẫn trẻ đi khám chuyên khoa. Nuôi trẻ theo kinh nghiệm, theo ý trẻ dẫn đến tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng, dưa cân – béo phì …Chưa quan tâm đến tình hình sức khỏe của trẻ tại trường cũng như các hoạt động tuyên truyền của nhà trường đến phụ huynh.
- Nhận thức và kỹ năng của CBGV : Là những người trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ, nhận thức và kỹ năng của CBGV có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác này. CBGV đồng thời là người hiện thực hóa các kế hoạch QL của lãnh đạo Nhà trường, là cầu nối giữa Nhà trường và phụ huynh học sinh nên chúng tôi đặc biệt coi trọng nhân tố này trong công tác quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ.
- Sự phối hợp giữa nhà trường và y tế địa phương: Đây là mối quan hệ tương hỗ đảm bảo cho công tác quản lý được đi đúng mục tiêu và kế hoạch đã đề ra cũng như ác yêu cầu về chuyên môn được thực hiện theo đúng qui định
Tiểu kết chương 1
Để đảm bảo thực hiệc có hiệu quả chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non đồng thời góp phần vào mục tiêu nâng cao chất lượng dân số, công tác quản lý Chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ trong trường mầm non có vai trò rất quan trọng. Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bênh cho trẻ em ở trường mầm non được hiểu là biện pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu chủ động, tích cực, đồng thời là sự tổng hợp của nhiều biện pháp chăm sóc về xã hội và y tế. Công tác này bao gồm việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá.
Từ những đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em ở lứa tuổi mầm non đòi hỏi phải có những đặc thù trong biện pháp quản lý.
Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bênh cho trẻ em ở trường mầm non bị chi phối bởi một số yếu tố chủ quan và khách quan đòi hỏi phải xác định được các yếu tố này cũng như mức độ ảnh hưởng tại mỗi trường mầm non cụ thể khi thực hiện công tác Quản lý.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ PHÒNG BỆNH CHO TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON HOÀNG ANH,
QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Khái quát về hoạt động khảo sát