10. Cấu trúc luận văn
1.3.2.5. Quản lý hoạt động tuyên truyền tư vấn, bồi dưỡng kiến
năng về chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ
Quản lý hoạt động tuyên truyền, tư vấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ bao gồm những nội dung sau:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe và
phòng bệnh cho trẻ cho các bậc cha mẹ bằng nhiều hình thức thiết thực và hiệu quả nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện, thông qua hoạt động kiểm tra kế hoạch truyền thông tại đơn vị, và các nội dung phát sinh theo yêu cầu mới.
- Kiểm tra hồ sơ tư vấn của giáo viên và nhân viên y tế để đánh giá hiệu quả trong công tác chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ.
- Theo Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non: Giáo viên mầm non phải yêu nghề, tận tụy với nghề, sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ. Chấp hành các quy định của ngành, qui định của trường. Thực hiện các nhiệm vụ được phân công. Không vi phạm các qui định về các hành vi nhà giáo không được làm. Chăm sóc, giáo dục trẻ bằng tình thương yêu, sự công bằng và trách nhiệm của một nhà giáo. Có kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non….[5]
+ Kiến thức về chăm sóc sức khỏe lứa tuổi mầm non: Hiểu biết về an toàn, phòng tránh và xử lý ban đầu các tai nạn thường gặp ở trẻ. Có kiến thức về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Hiểu biết về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và giáo dục dinh dưỡng cho trẻ. Có kiến thức về một số bệnh thường gặp ở trẻ, cách phòng bệnh và xử trí ban đầu.
+ Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ: Biết tổ chức môi trường nhóm, lớp đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ. Biết tổ chức giấc ngủ, bữa ăn đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ. Biết hướng dẫn trẻ rèn luyện một số kỹ năng tự phục vụ. Biết phòng tránh và xử trí ban đầu một số bệnh, tai nạn thường gặp đối với trẻ.
+ Kỹ năng quản lý lớp học: Đảm bảo an toàn cho trẻ. Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý nhóm, lớp gắn với mục đích chăm sóc, giáo dục trẻ. Quản lý và sử dụng có hiệu quả hồ sơ, sổ sách cá nhân, nhóm, lớp. Sắp xếp, bảo quản đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm của trẻ phù hợp với mục đích chăm sóc, giáo dục.
+ Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng. Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp một cách chân tình, cởi mở, thẳng thắn. Gần gũi, tôn trọng và hợp tác trong giao tiếp, ứng xử với cha mẹ trẻ. Giao tiếp, ứng xử với cộng đồng trên tinh thần hợp tác, chia sẽ.
Từ những yêu cầu trên, nhà trường tiến hành xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho giáo viên thông qua phim, tài liệu, chuyên đề, báo cáo …..
1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ.
1.4.1. Yếu tố chủ quan
- Nhận thức của CBQL: Việc mỗi CBQL có được sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác này là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý, bên cạnh đó năng lực quản lý cũng thể hiện trong từng chức năng quản lý cần thực hiện như công tác kế hoạch hóa, triển khai thực hiện, chỉ đạo thực hiện cho đến kiểm tra đánh giá. Dấu ấn của CBQL có thể nói có măt ở bất kỳ một khâu nào quyết định đến sự thành công của công tác này tại mỗi trường mầm non
1.4.2. Yếu tố khách quan
- Cơ chế chính sách hiện nay cũng tạo ra những khó khăn không nhỏ cho việc quản lý hoạt động này tại mỗi trường mầm non. Số trẻ tại mỗi lớp công lập quá đông, biên chế cho giáo viên lại hạn chế nên hiệu quả chăm sóc, phát hiện phòng ngừa đôi khi kém hiệu quả, kinh phí cho hoạt động này quá ít, CBQL thường xuyên phải cân đối
để một mặt vẫn triển khai có chất lượng mặt khác có thể động viên tinh thần cho anh em và các đối tác của trường trong hoạt động này.
- Điều kiện tự nhiên – xã hội: Quận Bình Tân là quận có nhiều khu công nghiệp nên tỷ lệ người dân nhập cư rất đông dẫn đến tình hình lây lan dịch bệnh, khó kiểm soát thường xuyên, nhiều trẻ bị thiếu thốn tình thương yêu và sự chăm sóc thường xuyên của bố mẹ do cuộc sống mưu sinh cũng ảnh hưởng đến việc quản lý.
- Nhận thức, phối hợp của cha mẹ trẻ: do mặt bằng chung tại địa phương, trình độ học vấn của cha mẹ trẻ hạn chế, vì không có người trông coi, kiến thức chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ không được tiếp xúc nên phụ huynh thường gởi trẻ vào trường ngay khi trẻ có bệnh truyền nhiễm, đón trẻ quá giờ làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, không thông báo cho nhà trường biết khi trẻ có bệnh bẩm sinh vì sợ trẻ sẽ không được đi học… . Phụ huynh thường chăm sóc trẻ theo kinh nghiệm dân gian, theo lời chỉ dẫn của người quen, ra tiệm thuốc tây mua thuốc cho trẻ uống khi trẻ có bệnh mà không dẫn trẻ đi khám chuyên khoa. Nuôi trẻ theo kinh nghiệm, theo ý trẻ dẫn đến tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng, dưa cân – béo phì …Chưa quan tâm đến tình hình sức khỏe của trẻ tại trường cũng như các hoạt động tuyên truyền của nhà trường đến phụ huynh.
- Nhận thức và kỹ năng của CBGV : Là những người trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ, nhận thức và kỹ năng của CBGV có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác này. CBGV đồng thời là người hiện thực hóa các kế hoạch QL của lãnh đạo Nhà trường, là cầu nối giữa Nhà trường và phụ huynh học sinh nên chúng tôi đặc biệt coi trọng nhân tố này trong công tác quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ.
- Sự phối hợp giữa nhà trường và y tế địa phương: Đây là mối quan hệ tương hỗ đảm bảo cho công tác quản lý được đi đúng mục tiêu và kế hoạch đã đề ra cũng như ác yêu cầu về chuyên môn được thực hiện theo đúng qui định
Tiểu kết chương 1
Để đảm bảo thực hiệc có hiệu quả chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non đồng thời góp phần vào mục tiêu nâng cao chất lượng dân số, công tác quản lý Chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ trong trường mầm non có vai trò rất quan trọng. Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bênh cho trẻ em ở trường mầm non được hiểu là biện pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu chủ động, tích cực, đồng thời là sự tổng hợp của nhiều biện pháp chăm sóc về xã hội và y tế. Công tác này bao gồm việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá.
Từ những đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em ở lứa tuổi mầm non đòi hỏi phải có những đặc thù trong biện pháp quản lý.
Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bênh cho trẻ em ở trường mầm non bị chi phối bởi một số yếu tố chủ quan và khách quan đòi hỏi phải xác định được các yếu tố này cũng như mức độ ảnh hưởng tại mỗi trường mầm non cụ thể khi thực hiện công tác Quản lý.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ PHÒNG BỆNH CHO TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON HOÀNG ANH,
QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Khái quát về hoạt động khảo sát
2.1.1 Mục tiêu khảo sát
Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ nhằm chỉ ra thực trạng của công tác này cũng như những ưu, nhược điểm trong công tác này và từ đó có cơ sở xây dựng các biện pháp quản lý để thực hiện tốt mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục của bậc học mầm non “Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trước 6 tuổi, tạo cơ sở để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ ...”
2.1.2. Nội dung khảo sát
Thực trạng công tác quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ tại trường Mầm non Hoàng Anh quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh
Xác định những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ tại trường Mầm non Hoàng Anh quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh
2.1.3. Phương thức khảo sát
2.1.3.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Phiếu số 1: Phiếu phỏng vấn cán bộ quản lý trường về thực trạng công tác quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ.
Phiếu số 2: Phiếu phỏng vấn giáo viên về thực trạng công tác quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ
Phiếu số 3: Phiếu phỏng vấn chuyên viên phòng GD và ĐT về thực trạng công tác quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ.
Phiếu số 4: Phiếu phỏng vấn Phụ huynh về thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ.
2.1.3.2. Tiến hành khảo sát
- Khảo sát bằng phiếu hỏi và trực tiếp quan sát, phỏng vấn, thăm lớp thuộc đối tượng khảo sát.
- Xây dựng mẫu phiếu hỏi hướng vào các nội dung cần khảo sát. - Thu thập các phiếu hỏi và xử lý kết quả.
- Lấy ý kiến chuyên gia có kinh nghiệm trong công tác quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ.
Trên cơ sở khảo sát này, đề tài tổng hợp đánh giá hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ, chỉ ra những kết quả đã đạt được, những bất cập, thuận lợi, những khó khăn của phụ huynh, giáo viên, đánh giá những mặt tích cực và những yếu kém trong hoạt động quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ để từ đó thấy được những biện pháp cần làm để nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ tại đơn vị.
2.2. Một số đặc điểm kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của trẻ emđộ tuổi mầm non của phường An Lạc, quận Bình Tân. độ tuổi mầm non của phường An Lạc, quận Bình Tân.
2.2.1. Vị trí địa lý, dân số, lao động tại phường và quận.
* Về phía Quận:
Quận Bình Tân là quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, được hình thành trên cơ sở tách 3 xã Bình Hưng Hòa, Bình Trị Đông, Tân Tạo và thị trấn An Lạc thuộc huyện Bình Chánh. Phía Bắc giáp Quận 12 và huyện Hóc Môn; Phía Nam giáp Quận 8, xã Tân Kiên và xã Tân Nhựt huyện Bình Chánh; Phía Đông giáp quận Tân Phú và Quận 6; Phía Tây giáp xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Lê Minh Xuân huyện Bình Chánh với diện tích 51.890 km2. Trong những năm gần đây tốc độ đô thị hoá diễn ra khá nhanh, có phường hầu như không còn đất nông nghiệp. Hiện nay nhiều mặt kinh tế-xã hội của quận phát triển nhanh theo hướng đô thị.
Dân số quận Bình Tân năm 2009 là 588.162 người, năm 2011 là 611.170 người, năm 2015 là 689.272 người. Tốc độ tăng dân số tự nhiên bình quân dưới 1.1%/ năm.
km2, năm 2015 là 13.283 người/ km2
Hiện nay, trên địa bàn quận có trên 300 doanh nghiệp giày da và may mặc, sử dụng khoảng 100.000 lao động tập trung ở các doanh nghiệp lớn như công ty Pouyuen, công ty giày An Lạc, công ty giày Lạc Tỷ…Trong năm 5 qua Quận đã giải quyết việc làm mới cho 58.461 người.
*Về phía phường
Phường An Lạc có diện tích 4,59 km2.
Dân số năm 2009 là 42.508 người, năm 2011 là 58.882 người, năm 2015 là 71.111 người (tháng 9/2015). Tốc độ tăng dân số tự nhiên hàng năm 2014 là 0.54%.
Mật độ dân số: năm 2009 là 9.261 người/ km2, năm 2011 là 12.828 người/ km2, năm 2015 là 15.493 người/ km2.
2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội tại Phường và Quận
*Về phía Quận:
Về kinh tế: Trong 5 năm qua (2010-2015), tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 26.84% (theo giá cố định năm 1994), cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng, tăng dần tỷ trọng ngành thương mại – dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành công nghiệp, nông nghiệp cả về giá trị gia tăng, về vốn đầu tư và về số lượng đơn vị, cụ thể:
Thương mại – Dịch vụ: tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 38.66%, chiếm
tỷ trọng 38.82%.
Công nghiệp: tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 20.54%, chiếm tỷ trọng
61.03%.
Nông nghiệp: phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị, sản xuất những cây –
con có giá trị kinh tế cao gắn với thị trường liền kề, chiếm tỷ trọng 0.16% trong tổng giá trị sản xuất.
Về phát triển văn hóa – xã hội của Quận: Hoạt động văn hóa - thể dục thể thao từng bước phát triển theo chiều sâu. Về y tế đạt được nhiều kết quả tích cực, hệ thống dịch vụ y tế công và tư nhân không ngừng phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu khám và điều trị bệnh của Nhân dân trong và ngoài quận.
Về kinh tế: Kinh tế tiếp tục phát triển ổn định theo hướng thương mại – dịch vụ: quản lý ngân sách có hiệu quả góp phần vào tăng trưởng kinh tế chung của Quận. Năm 2010 có 2.187 đơn vị sản xuất kinh doanh, gồm 1.136 doanh nghiệp, 1.051 hộ kinh doanh các thể đến nay có 3.573 đơn vị sản xuất kinh doanh gồm 1.775 doanh nghiệp, 1.698 hộ kinh doanh cá thể.
Về văn hóa – xã hội phường: Hoạt động văn hóa – xã hội đạt nhiều kết quả tích cực, đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân không ngừng được nâng cao.
2.2.3. Mức độ cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu phục vụ hoạt động chăm sócsức khỏe và phòng bệnh cho trẻ sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ
*Thuận lợi:
- Mật độ dân số tại phường và quận ngày càng tăng.
- Kinh tế địa phương phát triển nên thu ngân sách địa phương tăng bình quân hàng năm 15.07%
- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật – hạ tầng xã hội trên địa bàn tương đối hoàn chỉnh. - Môi trường thông thoáng
- Nước sạch được hộ dân sử dụng đạt 98.19%
- An ninh chính trị trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững. *Khó khăn
- Đa số người dân tại địa phương là dân di cư từ các quận như quận 2, 3, 4, 11… và các tỉnh như Trà Vinh, Bến Tre, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long - Trình độ học vấn của phụ huynh thấp, đa phần là cấp 1, cấp 2, thậm chí có phụ huynh không biết chữ.
- Nghề nghiệp của đa số phụ huynh là công nhân, buôn bán nhỏ, bán tạp hóa, nội trợ … thu nhập thấp, ở nhà thuê nên cuộc sống vô cùng khó khăn.
- Cơ sở trường lớp chưa đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ:
Cơ sở vật chất Theo qui định Thực tế đáp ứng
Diện tích phòng học 1.5-1.8 m2 / trẻ 0.81 m2/ trẻ Diện tích phòng vệ sinh 0.4-0.6 m2/ trẻ 0.25 m2/ trẻ Số lượng bồn vệ sinh/ trẻ 1 bồn/ 10 trẻ 0.6 bồn/ 10 trẻ
Diện tích hiên chơi 0.5-0.7m2/ trẻ 0.35 m2/ trẻ
Diện tích bếp 0.3-0.35m2/ trẻ 0.12 m2
Từ thực tế cho thấy hiện nay khoảng cách từ tiêu chuẩn qui định và thực tế đáp ứng về cơ sở vật chất còn khá lớn dẫn đến tình trạng một lớp học có đông cháu, chất lượng chăm sóc và nuôi dưỡng sẽ không đạt hiệu quả cao.