Biện pháp 6: Tổ chức các lớp bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng chăm

Một phần của tài liệu QUẢN lý HOẠT ĐỘNG CHĂM sóc sức KHỎE và PHÒNG BỆNH TRẺ EM tại TRƯỜNG mầm NON HOÀNG ANH QUẬN BÌNH tân THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 84)

10. Cấu trúc luận văn

3.2.6. Biện pháp 6: Tổ chức các lớp bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng chăm

sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ cho giáo viên, nhân viên

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm cũng cố kỹ năng chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ cho giáo viên, nhân viên; bổ sung kiến thức phòng bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo tình hình mới; cách lựa chọn thực phẩm an toàn. Từ đó giáo viên vận dụng kiến thức của mình vào tổ chức các hoạt động cho trẻ và giúp nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình .

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Tổ chức học quy chế, điều lệ trường mầm non, chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non…..

- Bồi dưỡng kỹ năng vệ sinh và chăm sóc trẻ - Tổ chức các chuyên đề về chăm sóc, nuôi dưỡng.

- Tập huấn kiến thức phòng chống dư cân – béo phì; phòng cháy, chữa cháy; sơ cấp cứu…

- Phổ biến kiến thức về luật giáo dục, luật khiếu nại tố cáo, luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em….

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện

- Có tài liệu về quy chế, điều lệ trường mầm non, chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non…..ngắn gọn, tập trung chủ yếu về hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.

- Có video về hoạt động tổ chức bữa ăn cho trẻ, tổ chức rửa tay, tổ chức vận động cho trẻ dư cân béo phì…

- Mời chuyên viên tập huấn kiến thức về phòng cháy chữa cháy.

- Trang bị đầy đủ các dụng cụ, thiết bị, tài liệu.… phục vụ cho các buổi tập huấn.

3.2.7. Biện pháp 7: Thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá thường xuyên.

3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp

- Kiểm tra, đánh giá là một chức năng cơ bản để bảo đảm sự lãnh đạo, quản lý chính xác. Không kiểm tra sẽ không đánh giá đúng thực trạng , cũng như không có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy và hỗ trợ các đối tượng hoàn thành nhiệm vụ đặt ra. Kiểm tra còn giúp cho việc đánh giá khen thưởng chính xác những cá nhân có thành tích, đồng thời phát hiện được những lệch lạc để uốn nắn, sửa chữa kịp thời.

3.2.7.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Kiểm tra hoạt động hàng ngày của các bộ phận, nhóm lớp nhằm đảm bảo nguồn máy hoạt động tốt.

- Kiểm tra chuyên đề đã triển khai nhằm đánh giá đúng thực chất hiệu quả của chuyên đề đã khiển khai.

- Kiểm tra toàn diện giáo viên thông qua việc tổ chức hoạt động giáo dục, hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, hoạt động vui chơi, khảo sát trẻ, vệ sinh môi trường, hồ sơ cá nhân, hồ sơ trẻ.

- Kiểm tra tay nghề cấp dưỡng thông qua hoạt động chế biến, sơ chế, vệ sinh môi trường, phân phối thức ăn…

- Kiểm tra các bộ phận theo kế hoạch: y tế (hồ sơ, chăm sóc trẻ tại trường) thủ quỹ (hồ sơ) kế toán (hồ sơ), phục vụ (thực tế), văn thư (hồ sơ) ….

3.2.7.3. Điều kiện thực hiện

- Thông tin đến tập thể sư phạm kế hoạch năm học của nhà trường, các chỉ tiêu phấn đấu, các qui định, quy chế, tiêu chuẩn thi đua, tiêu chí chấm các hoạt động… đi đến thống nhất và thực hiện.

- Lập kế hoạch kiểm tra đột xuất các hoạt động

- Bổ sung, bảo trì các thiết bị phục vụ cho hoạt động tại đơn vị đầy đủ, kịp thời.

- Thông qua kiểm tra, đánh giá sẽ rút kinh nghiệm cho từng các nhân và trong hội đồng sư phạm.

- Dự trù kinh phí mua sắm, sửa chữa, khen thưởng hàng năm.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Trong bảy biện pháp đề xuất trên đây mỗi biện pháp đều có những nội dung cụ thể với mục tiêu và cách thức tiến hành riêng. Mỗi biện pháp đều có những ưu, nhược điểm nhất định phù hợp với mỗi nhiệm vụ cụ thể của hoạt động quản lý. Để nâng cao chất lượng hoạt động quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ ở trường Mầm non Hoàng Anh quận Bình Tân, TP. HCM, nhất thiết phải thực hiện đồng bộ các biện pháp trên vì chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, là cơ sở tiền đề cho nhau và đều chung một mục tiêu.

- Biện pháp nâng cao nhận thức về hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ và quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ cho CBQL, GV, NV

Nội dung 1: Tổ chức tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm, tập huấn chuyên môn ở trường bạn và tại đơn vị

Nội dung 2: Mời chuyên gia bồi dưỡng kiến thức chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ

Nội dung 3: Tham gia các lớp học, hội thảo do cấp trên và các đơn vị liên quan tổ chức

Biện pháp này giúp cho CBQL, GV, NV hiểu rõ tác hại của việc lơ là trong hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ để dẫn đến những hậu quả đáng tiếc xảy ra mà trẻ phải chịu trong suốt quảng đời còn lại hay nổi đau trong tận đáy lòng của bậc làm cha mẹ, làm người thầy của trẻ. Để luôn phòng tránh mọi tác nhân gây hại đến trẻ bằng cả trái tim và lòng nhiệt huyết với nghề.

Nội dung 1:Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục mầm non, huy động nguồn lực tài chính đầu tư CSVC cho trường mầm non theo hướng kiên cố hóa, từng bước chuẩn hóa, hiện đại.

Nội dung 2: Trang bị, bảo quản, sử dụng có hiệu quả CSVC vào việc thực hiện nhiệm vụ CSND của nhà trường

Biện pháp này giúp tạo tiền đề trong việc thực hiện các biện pháp khác đảm bảo chất lượng CSND của nhà trường.

- Biện pháp phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và các lực lượng xã hội

Nội dung 1: Phân công, phân nhiệm theo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Nội dung 2: Kết hợp với cha mẹ học sinh

Nội dung 3: Thực hiện ký kết liên tịch với các đơn vị có liên quan

Biện pháp này giúp các bộ phận trong nhà trường hiểu rõ công việc của mình và của bạn, tương trợ, giúp đỡ cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, hiểu rõ nhiệm vụ của trường và nắm bắt thông tin từ nhiều phía, nêu lên ý kiến nhằm giúp nhà trường giải quyết những vướng mắc, khó khăn của tập thể và của cha mẹ trẻ, cũng như trao dồi kiến thức về chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ để trẻ được phát triển toàn diện.

- Biện pháp Đổi mới quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ

Nội dung 1: Tăng cường công tác phối hợp, tổ nuôi dưỡng và công đoàn trong xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ

Nội dung 2: Tăng cường công tác kiểm tra, điều chỉnh việc tổ chức thực hiện chương trình CSND.

Nội dung 3: Đổi mới cách đánh giá hoạt động CSND của GV,NV

Biện pháp này đảm bảo chất lượng ở tất cả các khâu trong quá trình quản lý việc thực hiện chương trình CSND: tác động vào quá trình xây dựng kế hoạch một cách khoa học; quản lý việc thực hiện quy chế chặt chẽ; tổ chức cho hoạt động CSND trẻ có nền nếp; tạo động lực, hỗ trợ kỹ năng, tay nghề cho GV, NV đảm bảo thực hiện chương trình GDMN mới hiệu quả, giúp nhà trường thực hiện được những mục tiêu đề ra.

- Biện pháp kế hoạch hóa công tác quản lý hạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ

Nội dung 1: Xây dựng kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng trẻ

Nội dung 2: Triển khai thực hiện kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng trẻ

Biện pháp này giúp nhà quản lý xác định được mục tiêu và nhiệm vụ và biện pháp thực hiện từng hoạt động, từ đó chủ động hơn trong quá trình thực hiện. Đồng thời giúp các cá nhân hiểu rõ nhiệm vụ phải thực hiện và phấn đấu nhằm cùng nhà trường đạt được hiệu quả cao trong công tác chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.

- Biện pháp tổ chức các lớp bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng cho giáo viên, nhân viên

Nội dung 1: Tổ chức học tập điều lệ, quy chế, chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, các chuyên đề về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ

Nội dung 2: Bồi dưỡng kỹ năng vệ sinh và chăm sóc trẻ.

Nội dung 3: Tập huấn kiến thức về phòng bệnh dư cân - béo phì, phòng cháy chữa cháy, sơ cấp cứu,

Nội dung 4: Tuyên truyền pháp luật

Biện pháp này giúp ôn lại những kiến thức và kỹ năng cơ bản cho giáo viên, nhân viên khi làm việc trong trường mầm non, đồng thời cung cấp những kiến thức mới về chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm ... nhằm nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, am hiểu pháp luật để hạn chế những vi phạm và bảo vệ bản thân, đồng nghiệp, trẻ .. trong quá trình thực hiện nhiệm vụ do không hiểu về pháp luật.

- Biện pháp thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá thường xuyên.

Nội dung 1: Kiểm tra hoạt động hàng ngày

Nội dung 2: Kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra bộ phận.

Đây là một biện pháp nhằm giúp nhà quản lý nắm rõ thực trạng hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại đơn vị, hiểu rõ những hạn chế của từng cá nhân để đề ra những biện pháp giúp cá nhân khắc phục những hạn chế, phát huy những mặt ưu để tập thể cùng rút kinh nghiệm và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời khen thưởng

cho những cá nhân có sáng kiến trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ đạt hiệu quả cao.

3.4. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

Kết quả thăm dò ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Để nắm bắt thông tin của các đối tượng về mức độ đồng thuận của tính cần thiết và tính khả thi đối với các nội dung trong 4 biện pháp được đề xuất để quản lý tốt công tác chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ tại trường mầm non, chúng tôi tiến hành xây dựng phiếu thăm dò và lấy ý kiến đánh giá của 93 người (3 chuyên viên, 1 Hiệu trưởng, 1 phó hiệu trưởng, 4 tổ trưởng CM, 24 giáo viên , 60 cha mẹ học sinh). Kết quả thăm dò như sau:

Bảng 3. 1: Kết quả thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

STT Các biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Rất cần thiết % Cần thiết % Không cần thiết % Rất khả thi % Khả thi % Không khả thi % 1 Nâng cao nhận thức về hoạt động và QL hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ cho CBQL, GV, NV và PHHS 86.02 13.98 0 80.65 18.28 1.07

2 Đầu tư, quản lý cơ

sở vật chất 78.49 21.51 0 67.74 32.26 0 3 Phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và các lực lượng xã hội 75.27 24.73 0 72.04 24.73 3.23

4

Đổi mới quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ

70.97 29.03 0 60.22 34.4 5.38

5

Kế hoạch hóa công tác quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ 99 1 0 98 2 0 6 Tổ chức các lớp bồi dưỡng về kiến thức- kỹ năng cho giáo viên, nhân viên, PHHS

96.77 3.23 0 95.7 4.3 0

7

Biện pháp thực hiện kiểm tra đánh giá thường xuyên

91.4 8.6 0 86.02 13.98 0

Biểu đồ 3. 2: Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp

Từ biểu đồ so sánh và kết quả của bảng khảo sát trên ta có nhận xét sau đây: 1) Việc đề xuất các biện pháp trên đây là rất cần thiết (100% người được hỏi ý kiến đều cho rằng cần thiết và rất cần thiết).

2) Các biện pháp nêu trên đều có tính khả thi cao.

Phần lớn ý kiến đều cho rằng các biện pháp nêu trên đều có tính khả thi, đặc biệt biện pháp kế hoạch hóa công tác quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ là có tính khả thi cao.

- Tuy nhiên, vẫn còn 1.07 % cho rằng biện pháp nâng cao nhận thức về hoạt động và QL hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ cho CBQL, GV, NV là không khả thi do kinh phí mời chuyên gia tư vấn, tuyên truyền rất khó quyết toán, việc chuyển biến nhận thức của con người cần phải có một quá trình lâu dài.

- 3.23% ý kiến cho rằng biện pháp phối kết hợp với các bộ phận trong nhà trường và cộng đồng không khả thi do phần lớn cha mẹ học sinh là công nhân, buôn bán nhỏ, ở nhà thuê, thu nhập hạn chế nên việc tiết kiệm cho các khoản chi phí trong sinh hoạt và ăn uống luôn đạt lên hàng đầu như: nước sinh hoạt, thức ăn, đi đến bác sĩ khám bệnh cho trẻ...

dưỡng trẻ là không khả thi do tình hình thực tế khi kiểm tra đột xuất các hoạt động CSND đều không đạt yêu cầu hoặc nếu có cũng không cao, nhân sự các bộ phận, nhóm lớp hay thiếu do nghỉ vì con bệnh, việc hỉ, việc buồn, học tập về lý luận chính trị, nghiệp vụ quản lý .... ảnh hưởng đến hoạt động chung của nhóm lớp/ đến bộ phận dẫn đến tình trạng làm qua loa, không đi theo nề nếp,....

Kết luận chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ và quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ ở trường Mầm non Hoàng Anh, quận Bình Tân, TP. HCM, luận văn đã đề xuất 7 biện pháp bao gồm 19 nội dung thực hiện cụ thể của CBQL nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ để đạt mục tiêu chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường.

Qua kết quả khảo nghiệm có thể khẳng định các biện pháp mà tác giả đề xuất đều có tính cần thiết và khả thi ở mức độ cao. Điều này giúp khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết nghiên cứu. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài đã được thực hiện.

Để quản lý tốt hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ tại trường Mầm non Hoàng Anh, quận Bình Tân, TP. HCM nhất thiết phải thực hiện đồng bộ các

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Đó là thông điệp mà tất cả mọi người phải quan tâm. Như chúng ta đã biết trẻ em không những là niềm vui, niềm hạnh phúc của gia đình mà còn là những chủ nhân tương lai của đất nước.

Tuy nhiên trẻ em nói chung và trẻ em ở lứa tuổi mầm non nói riêng đều có sức đề kháng rất yếu, các em đang trong thời kỳ phát triển và dần hoàn thiện các cơ quan nên trẻ dễ bị mắc phải những bệnh dịch do điều kiện sống tác động.

Trẻ đến trường mầm non từ sáng sớm đến chiều tối mới về, thời gian trẻ thức, hoạt động, vui chơi, học tập, ăn, ngủ và phát triển chủ yếu là ở trường mầm non. Việc chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ là điều vô cùng cần thiết nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

Muốn vậy người cán bộ quản lý phải nắm chắc hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng tại đơn vị chủ động tích cực trong công tác xây dựng bồi dưỡng kỹ năng chăm sóc nuôi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, nhân viên những nội dung còn hạn chế và cần thiết trong từng giai đoạn.

Chủ động trong công tác tham mưu với các cấp trên để tranh thủ được ủng hộ cao nhất về tinh thần cũng như vật chất hay các chủ trương chính sách quan tâm tăng

Một phần của tài liệu QUẢN lý HOẠT ĐỘNG CHĂM sóc sức KHỎE và PHÒNG BỆNH TRẺ EM tại TRƯỜNG mầm NON HOÀNG ANH QUẬN BÌNH tân THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w