Thực trạng quản lý hoạt động tuyên truyền tư vấn, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu QUẢN lý HOẠT ĐỘNG CHĂM sóc sức KHỎE và PHÒNG BỆNH TRẺ EM tại TRƯỜNG mầm NON HOÀNG ANH QUẬN BÌNH tân THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 62)

10. Cấu trúc luận văn

2.5.5. Thực trạng quản lý hoạt động tuyên truyền tư vấn, bồi dưỡng

kỹ năng về chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ

Hoạt động tuyên truyền tư vấn, bồi dưỡng kiến thức kỹ ngăng cho cha mẹ trẻ về chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ nhằm giúp cho cha mẹ biết và hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ, để khi trẻ bệnh cha mẹ chăm sóc cho trẻ một cách khoa học tránh tình trạng cha mẹ chăm sóc trẻ theo lời chỉ dẫn của người quen, cách chăm sóc được tuyên truyền trong dân gian mà không chú ý đến thể trạng của trẻ, sức khỏe của trẻ dễ dẫn đến bệnh của trẻ ngày càng trở nặng, khó điều trị và lâu phục hồi sức khỏe. Đồng thời thông qua hoạt động này gáo viên, nhân viên tự bồi dưỡng kiến thức cho bản thân nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và cả trong việc chăm sóc cho con tại nhà.

Do đó, để có thể chỉ đạo giáo viên, nhân viên tuyên truyền tư vấn, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng cho cha mẹ trẻ, giáo viên, nhân viên chúng tôi đã tiến hành khảo sát và kết quả được trình bày ở bảng 2.10

Bảng 2. 10: Thực trạng quản lý hoạt động tuyên truyền tư vấn, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng về chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ

TT Nội dung khảo sát Rất

tốt Mức độ thực hiện Tốt Khá TB Chưa đạt 01 Lập kế hoạch 33.33% 44.45% 22.22% 02 Tổ chức thực hiện 66.67% 11.11% 22.22% 03 Chỉ đạo thực hiện 44.45% 33.33% 22.22%

04 Kiểm tra, đánh giá 22.22% 44.45% 33.33%

Qua kết quả khảo sát cho thấy CBQL chưa kiểm tra thường xuyên các bảng tin ở lớp, bảng tin của trường dẫn đến tình hình nội dung tuyên truyền chưa thay đổi theo kế hoạch đã triển khai, hình thức chưa hấp dẫn, chưa phù hợp tình hình thực tế; Nhân viên y tế chưa liên hệ y tế địa phương để được cung cấp các pano, ách phích, tờ rơi về tuyên truyền dịch bệnh để tuyên truyền với phụ huynh đồng thời chưa sưu tầm các bài phát thanh dịch bệnh cũng như chưa đọc phát thanh dịch bệnh vào mỗi sáng khi dịch bệnh bùn phát tại địa phương. Khi có các chuyên đề tập huấn về các bệnh và phòng bệnh cho trẻ thì chưa vận động phụ huynh tham gia, giáo viên và nhân viên chưa tham gia đầy đủ; nhà trường chưa nắm lịch tiêm chủng tại địa phương nên chưa thông báo đến phụ huynh biết và dẫn trẻ đi tiêm ngừa theo chương trình tiêm chủng quốc gia; Chưa theo dõi tình hình khám chuyên khoa cho trẻ sau khi có kết quả khám và chưa tổng hợp kết quả điều trị cho trẻ.

2.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ ở trường Mầm non Hoàng Anh

2.6.1. Các yếu tố khách quan

- Về di truyền: Sự ảnh hưởng của yếu tố di truyền đến sự phát triển cơ thể của trẻ là hết sức rõ ràng. Kích thước cơ thể trẻ và tỷ lệ phát triển liên quan đến kích thước và tỷ lệ tương ứng của cha mẹ trẻ. Các gien tác động đến sự phát triển bằng cách kiểm soát việc sản xuất các hormone của cơ thể đặc biệt là hormone tăng trưởng cần thiết cho sự phát triển cơ thể ngay từ lúc mới sinh.

di chuyển ra xung quanh, khám phá thế giới, tiếp xúc với vi trùng, vi rút, kí sinh trùng. Tình trạng nhiễm khuẩn còn phụ thuộc vào các điều kiện sinh thái, vệ sinh gia đình cũng như trường học như thiếu nước sạch, hố xí không hợp vệ sinh, hệ thống cống rãnh mất vệ sinh và các đặc điểm dịch tễ học ở địa phương nhất là các đợt dịch bệnh xảy ra tại địa phương liên quan đến trẻ em như sởi, quai bị, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Do đặc điểm tâm sinh lý trẻ đang trên đà hoàn thiện và phát triển nên sức đề kháng còn yếu, trẻ dễ bị nhiễm bệnh do các yêu tố môi trường hơn so với người trưởng thành.

- Về thể chế, chính sách: Trong khoảng thời gian từ 1987 – 1991, do sự chuyển đổi cơ chế từ kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường có định hướng, các cơ sở nhà trẻ, mẫu giáo ở các hợp tác xã nông nghiệp, khối cơ quan xí nghiệp bị thu hẹp lại, nhiều nơi tan rã, tình hình các cơ sở giáo dục mầm non gặp rất nhiều khó khăn: số trẻ ra lớp giảm, cơ sở vật chất không được đầu tư sửa chữa, đội ngũ giáo viên ngoài biên chế chiếm tỷ lệ cao (70-80%) và không có cơ chế về chế độ chính sách cho đội ngũ này, đời sống của họ gặp rất nhiều khó khăn, một số nơi giáo viên bỏ nghề hàng loạt. Trước những thách thức, khó khăn như vậy, rất nhiều các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước liên quan đến trẻ em và sự phát triển giáo dục mầm non ra đời.

Năm 1990, Chính phủ Việt Nam phê chuẩn công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em và Bộ Giáo dục ban hành Quyết định 55 quy định mục tiêu, kế hoạch đào tạo của nhà trẻ - trường mẫu giáo. Những năm tiếp theo 1991 – 1992, Quốc hội khóa VIII đề ra Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Đến năm 1998, Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 4 quyết định ban hành Luật Giáo dục. Trong Luật Giáo dục đã khẳng định “Giáo dục – Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của cả nước và của toàn dân” và “Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân”. Đây là cơ sở pháp lý giúp cho giáo dục mầm non ổn định phát triển.

Ngày 1 tháng 1 năm 2005, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hiệu lực đã qui định: Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe. Trẻ em dưới sáu tuổi được chăm sóc sức khỏe ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập.

- Về sự phối hợp: Cùng với sự phát triển của bậc học, sự quan tâm của Đảng và nhà nước thì các cấp ủy Đảng, chính quyền, y tế địa phương và nhân dân ngày càng hiểu đầy đủ về vị trí của bậc học mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân, và vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển con người. Bên cạnh đó, cấp ủy Đảng luôn có những chỉ đạo kịp thời trong công tác chăm sóc sức khỏe và phòng dịch tại địa phương đặc biệt là trong trường học, ngành y tế tổ chức tập huấn các kiến thức về vệ sinh phòng dịch, chăm sóc trẻ, vệ sinh môi trường.., phụ huynh chủ động liên hệ, trao đổi, đưa ra những kiến nghị với giáo viên và nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại đơn vị đã tạo nên sức mạnh tổng hợp, mở ra những điều kiện thuận lợi cho giáo dục mầm non phát triển.

- Về nhận thức của cha mẹ trẻ: Với sự phát triển như vũ bão của nền khoa học công nghệ, cha mẹ trẻ càng có điều kiện tiếp cận với các tri thức mới về chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ, cũng như các hoạt động tiếp cận trong cộng đồng của ngành y tế thì cha mẹ trẻ đã áp dụng các kiến thức khoa học vào chăm sóc và phòng bệnh trẻ, luôn tạo ra môi trường lành mạnh về mặt tinh thần, vật chất giúp trẻ phát triển toàn diện.

2.6.2. Các yếu tố chủ quan

- Về môi trường xã hội: Đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ từ 0-6 tuổi, điều quan trọng nhất là cần được nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe tốt. Sức khỏe của trẻ em chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó điều kiện dinh dưỡng, trình độ văn hóa, hiểu biết của cha mẹ cũng như những người chăm sóc trẻ về cách nuôi trẻ có ảnh hưởng rất lớn.

- Về tập quán, lối sống, tinh thần …

- Về tình hình đơn vị: hiện nay trường được cải tạo và xây mới với 12 phòng học và 8 phòng chức năng đáp ứng nhu cầu tập của trẻ em tại địa phương, và thực hiện thí điểm lớp 6-12 tháng trong năm học 2016-2017. Nên hiện tại sân chơi cho trẻ không có; cây xanh và vườn rau không còn; bụi do công trình hoạt động rất nhiều; các hố ga động nước gây mùi hôi và muỗi nhiều; hệ thống nước thường xuyên bị cúp do công trình sử dụng đã ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và người chăm sóc trẻ, một số phụ huynh không hài lòng nên đã cho trẻ chuyển trường, ảnh hưởng đến sỉ số học sinh của

đơn vị.

- Về nhận thức của người cán bộ quản lý: Tạo nên uy tín cho nhà trường thông qua hiệu quả chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ là một minh chứng, chính vì thế người cán bộ quản lý luôn thực hiện đúng các nội dung chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mà Bộ, Sở, Phòng đã qui định đồng thời tìm ra các hình thức, phương pháp thực hiện sao cho đạt hiệu quả ngày càng cao nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và cha mẹ trẻ tin tưởng giao cho.

2.7. Kết luận chung về thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòngbệnh cho trẻ mầm non bệnh cho trẻ mầm non

2.7.1. Mặt mạnh

- CBQL trường Mầm non Hoàng Anh quận Bình Tân, TP. HCM bước đầu đã có kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ nhằm đảm bảo cho trẻ được phát triển toàn diện về mọi mặt.

- Tập thể CBGVNV đoàn kết giúp nhau cùng tiến bộ, có tinh thần trách nhiệm, gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ

- Công tác chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ trong thời gian qua đã được CBQL Trường quan tâm trên mọi mặt như xây dựng kế hoạch, huy động mọi nguồn lực sẵn có để đầu tư CSVC, thiết bị phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ, góp phần giải quyết được tình trạng trẻ nghỉ học nhiều do bệnh tật, môi trường ô nhiễm.

- Bước đầu đã xây dựng được ý thức cho đội ngũ giáo viên và nhân viên về hoat động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường và được phụ huynh tin yêu.

- Giáo viên chủ động tìm tòi trên báo chí, mạng internet các bài viết hay, hình ảnh đẹp về cách chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ để tuyên truyền đến phụ huynh. Đồng thời mở rộng thêm kiến thức áp dụng và công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại lớp và con của tác giả tại nhà.

- Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh cùng với sự quan tâm của UBND Quận, Phòng GD-ĐT Quận... đã thay đổi và phát triển CSVC của nhà trường.

CSVC được đầu tư, hoàn thiện đáp ứng được yêu cầu về các điều kiện vệ sinh-chăm sóc-giáo dục trẻ. Nhà trường được cải tạo và xây dựng theo hướng chuẩn, hiện đại đáp ứng các yêu cầu của trường chuẩn quốc gia.

- Trong nhiều năm liên tục trường được công nhận là Tập thể lao động xuất sắc của TP HCM và được tặng thưởng nhiều cờ, bằng khen, giấy khen của các cấp các ngành.

2.7.2. Mặt yếu

- CBQL nhà trường còn quản lý nhà trường theo kinh nghiệm, lối mòn, thiếu sự đổi mới.

- Sự hiểu biết về cấu trúc thiết kế, yêu cầu xây dựng, mua sắm CSVC cho nhà trường còn nhiều hạn chế dẫn đến công tác huy động, khả năng tham mưu đầu tư xây dựng CSVC nhà trường đạt hiệu quả chưa cao.

- Nguyên nhân cơ bản dẫn đến các mặt yếu trên của CBQL là do cơ chế đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục trường mầm non chưa hiệu quả.

- Tổ chức bộ máy chưa chuyên môn hóa, chưa xây dựng được cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận

- Chưa xây dựng được quy chế kiểm tra đánh giá hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ

- Khi có phát hiện sai phạm xử lý còn chung chung, chưa có tác dụng giáo dục, uốn nắn sửa chữa kịp thời.

- Việc kiểm tra định kỳ hàng tháng nhưng chưa thực hiện sửa chữa kịp thời CSVC hư hỏng vì không có người sửa chữa, khinh phí hạn chế

- Vẫn còn một bộ phận giáo viên, nhân viên làm việc chưa nhiệt tình mang tính chất đối phó.

- Trong các hoạt động vui chơi, học tập, lao động, chăm sóc và lễ hội tại trường, lớp đều có tổ chức nhưng còn mang tính hình thức, chưa đầu tư, chưa áp dụng thường xuyên.

2.7.3. Thời cơ

mới, cải tạo trường mầm non cũ nhằm giảm bớt áp lực về sỉ số học sinh trong lớp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ.

- Tại phường các ao hồ, bãi rác được san lấp, các tuyền đường được chỉnh trang đảm bảo cho ngưởi dân thuận tiện trong đi lại, làm ăn cải thiện thu nhập và môi trường sống.

- Mạng internet ngày càng phổ biến nên việc cập nhật thông tin được dễ dàng phục vụ cho việc tìm hiểu, học tập, chăm sóc, phòng bệnh cho trẻ.

2.7.4. Thách thức

- Hiện nay, các chủng vi rút đã thay đổi nên sức khỏe của trẻ vẫn là mối quan tâm hàng đầu trong công tác phòng bệnh.

- Chất lượng thực phẩm ngày càng giảm ảnh hưởng đến sức khỏe - Môi trường bị ô nhiễm do các công ty thải trực tiếp ra bên ngoài.

- Do gia tăng dân số cơ học nên mức sống và môi trường sống của trẻ chưa được đảm bảo.

- Bệnh dư cân – béo phì ngày càng nhiều

- Các loại vắc xin được kết hợp nhiều loại bệnh nhưng đã gây ra nhiều sự cố đáng tiếc xảy ra gây tử vong cho trẻ sau khi tiêm.

- Theo thông tư 06/2015/TTLT-BGDĐT – BNV ngày 16/03/2015 Quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập, thì nhóm vị trí việc làm gắn với nhiệm vụ hỗ trợ, phục vụ phải kiêm nhiệm nên chuyên môn y tế không chuyên, không thể chăm sóc sức khỏe cho trẻ tốt.

2.7.5. Các vấn đề cần giải quyết

- Nên có một biên chế y tế để chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa y tế địa phương và nhà trường.

- Cần có sự thống nhất trong đánh giá tình trạng thể lực và dinh dưỡng của trẻ giữa ngành giáo dục và ngành y tế

- Không nên chạy theo thành tích trong giáo dục, hạn chế các hồ sơ sổ sách không cần thiết.

- Trả lương tương xứng cho người làm trong ngành giáo dục, Có chế độ hỗ trợ cho giáo viên nhân viên mới vào nghề

- Tăng thu về cơ sở vật chất và có hướng dẫn thu chi rõ ràng.

- Cần có phục vụ hỗ trợ cho giáo viên thực hiện nhiệm vụ vệ sinh môi trường lớp, hỗ trợ giáo viên trong công tác chăm sóc trẻ.

- Thường xuyên kiểm tra và kiên quyết xử lí các trường hợp vi phạm quy chế của ngành, qui định của cơ quan.

- Thực hiện tốt chế độ hội họp với Ban đại diện cha mẹ học sinh nhằm vận động cha mẹ trẻ về kinh phí hoặc cơ sở vật chất phục vụ cho hoat động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường.

- Phối hợp với y tế địa phương tổ các buổi tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng, phòng bệnh… đến cha mẹ trẻ

Tiểu kết chương 2

Chăm sóc nuôi dưỡng trẻ là nhiệm vụ của trường mầm non, trong đó công tác chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ cần được nhìn nhận, đánh giá trên nhiều

Một phần của tài liệu QUẢN lý HOẠT ĐỘNG CHĂM sóc sức KHỎE và PHÒNG BỆNH TRẺ EM tại TRƯỜNG mầm NON HOÀNG ANH QUẬN BÌNH tân THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w