10. Cấu trúc luận văn
1.2.2. Quản lý trường mầm non
1.2.2.1.Quản lý nhà trường
thành công hay thất bại trong tất cả các lĩnh vực. Với cách tiếp cận ở mọi gốc độ khác nhau, nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã đưa ra những quan niệm về quản lý tiêu biểu như:
- Theo tác giả Frederick Winslow Taylor (1856-1915), người được coi là cha đẻ của thuyết Khoa học quản lý cho rằng: “Quản lý là biết được điều bạn muốn biết được người khác làm và sau đó thấy được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [8, tr.28]
- Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) – trong một tổ chức – nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức. [7, tr.16]
- Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Công tác quản lý lãnh đạo một tổ chức xét cho cùng là thực hiện hai quá trình liên hệ chặt chẽ với nhau “quản” và “lý”. Quá trình “quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ trạng thái ổn định. Quá trình “lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp đổi mới hệ, đưa hệ vào thế phát triển” …. [3, tr.176]
- Hiện nay, hoạt động quản lý thường được định nghĩa rõ hơn: quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận hành các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra. Mục tiêu quản lý là định hướng toàn bộ hoạt động quản lý đồng thời là công cụ để đánh giá kết quả quản lý. Để thực hiện những mục tiêu đó, quản lý phải thực hiện bốn chức năng: Kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá.
+ Chức năng Kế hoạch hóa: Bản chất của khái niệm kế hoạch hóa là quá trình xác định mục tiêu, mục đích đối với các thành tựu, tương lai của tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức, điều kiện cơ sở vật chất để đạt được mục tiêu, mục đích đó.
+ Chức năng tổ chức: là quá trình hình thành nên các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức.
những mục tiêu trong dự kiến thành kết quả thực hiện. Phải giám sát các hoạt động, các trạng thái vận hành của hệ đúng tiến trình, đúng kế hoạch. Khi cần thiết phải điều chỉnh, sửa đổi, uốn nắn, nhưng không làm thay đổi mục tiêu hướng vận hành của hệ nhằm nắm vững mục tiêu, chiến lược đã đề ra.
+ Chức năng kiểm tra, đánh giá: Nhiệm vụ của kiểm tra nhằm đánh giá trạng thái của hệ, xem mục tiêu dự kiến ban đầu và toàn bộ kế hoạch đã đạt tới mức độ nào, kịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình hoạt động, tìm nguyên nhân thành công, thất bại giúp cho chủ thể quản lý rút ra những bài học kinh nghiệm.
Tóm lại: Kế hoạch hóa , tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá là các chức năng cơ bản được hình thành trong sự phân công và chuyên môn hóa hoạt động quản lý. Trong những chức năng trên, mỗi chức năng đảm nhận vị trí, vai trò nhất định, song các chức năng này có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Việc thực hiện các chức năng quản lý không thể thiếu thong tin quản lý. Thông tin là mạch máu của quản lý. Thông tin giúp cho việc tổng hợp các chức năng quản lý, vì thế nó cần cho sự phát triển của tổ chức. Điều này đòi hỏi nhà quản lý phải biết quan tâm, coi trọng đến các chức năng trong quản lý, có như vậy mới chỉ đạo thực hiện đạt được mục tiêu đề ra.
Nhà trường là một cơ quan giáo dục chuyên biệt thực hiện các chức năng xã hội của giáo dục đó là chức năng đào tạo nguồn nhân lực, di truyền nền văn hóa, chức năng chính trị xã hội.
Quản lý nhà trường là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhà trường làm cho nhà trường vận hành theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện được mục tiêu kế hoạch đào tạo của nhà trường, góp phần thực hiện mục tiêu chung của giáo dục: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
- Theo tác giả M.I.Kondacov: "Quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy và học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục". [13]
- Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: "Quản lý nhà trường là quản lý hệ thống xã hội sư phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi tác động những tác động có
ý thức, có khoa học và có hướng dẫn của chủ thể quản lý trên tất cả các mặt của đời sống nhà trường để đảm bảo sự vận hành tối ưu xã hội - kinh tế và tổ chức sư phạm của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ đang lớn lên". [18]
- Theo tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: "Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh”. [11, tr.20]
- Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “Quản lý trường học là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường” [26].
- Theo tác giả Nguyễn Quang Giao thì quản lý nhà trường là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng) đến tập thể cán bộ, giáo viên nhằm thực hiện có chất lượng mục tiêu, kế hoạch chăm sóc giáo dục của nhà trường trên cơ sở tận dụng các tiềm lực vật chất và tinh thần của nhà trường, gia đình và xã hội. Đây cũng là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể cán bộ và giáo viên để chính họ tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc giáo dục trẻ em nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đối với từng độ tuổi và mục tiêu chung của ngành học[10].