1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ trong trường mầm non

20 109 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,65 MB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓAPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỌ XUÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠTĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ PHÒNG BỆNH CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON Người

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỌ XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠTĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ PHÒNG BỆNH CHO TRẺ

Ở TRƯỜNG MẦM NON

Người thực hiện: Lê Thị Tình Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Mầm non Bắc Lương SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

THỌ XUÂN NĂM 2019

Trang 2

MỤC LỤC

1 MỞ ĐẦU 1

1.1: Lý do chọn đề tài: 1

1.2: Mục đích nghiên cứu: 1

1.3 Đối tượng nghiên cứu: 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu: 2

1.4.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: 2

1.4.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 2

1.4.3 Phương pháp thống kê toán học: 2

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2

2.2 Thực trạng trong công tác chăm sóc sức khoẻ và phòng bệnh cho trẻ trong trường mầm non: 3

2.2.1.Đặc điểm tình hình: 3

2.2.2 Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện: 3

2.2.3 Công tác chỉ đạo chăm sóc sức khỏe - nuôi dưỡng và phòng bệnh cho trẻ trong nhà trường: 4

2.2.4 Kết quả của thực trạng trên: 5

2.3 Một số giải pháp của sáng kiến 6

2.3.1 Tham mưu đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị , đồ dùng, đồ chơi , đảm bảo đầy đủ theo quy định 6

2.3.2: Nâng cao nhận thức và tay nghề cho đội ngũ giáo viên - nhân viên trong nhà trường: 6

2.3.3: Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt chế độ sinh hoạt hàng ngày, xây dựng thực đơn, kế hoạch phối kết hợp khám sức khỏe cho trẻ đảm bảo những yêu cầu cần thiết 8

2.3.4 Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường trong sạch, lành mạnh, hiệu quả đố với trẻ: 11

2.3.5: Chỉ đạo thực hiện tốt việc phòng bệnh, giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh dinh dưỡng và vệ sinh môi trường: 11

2.4 Hiệu quả của sang kiến kinh nghiệm 16

3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 16

3.1 Kết luận: 17

3.2 Một số kiến nghị: 17

Trang 3

1 MỞ ĐẦU

1.1: Lý do chọn đề tài:

Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai

Đó là thông điệp mà tất cả mọi người phải quan tâm Bởi con người là vốn quý của xã hội, nhân tố con người sẽ quyết định cho mọi thắng lợi Để có được nhân tố đó, ngay từ bây giờ chúng ta cần phải chú trọng đến sức khỏe của trẻ em

bởi “sức khoẻ của trẻ em là phồn vinh cho xã hội mai sau” Muốn trẻ có một cơ

thể khỏe mạnh để sau này trở thành chủ nhân tương lai của đất nước thì chúng ta phải đầu tư một cách khoa học để cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết cho trẻ Vì sức khoẻ là một trạng thái thoải mái, đầy đủ của con người cả về thể chất, lẫn tinh thần và xã hội Khoẻ về thể chất nó là liên quan đến vấn đề bệnh tật, di truyền, dinh dưỡng, luyện tập Còn với tinh thần là thể hiện sự thoải mái trong cuộc sống,

sự yêu thương, sự an toàn tâm lý, có niềm tin Chung tay chăm sóc và bảo vệ trẻ

em là trách nhiệm của mọi người và toàn xã hội

Chính vì vậy, trường mầm non là nơi thuận lợi nhất tạo tiền đề cho sự phát triển thể chất của trẻ, giúp trẻ hoàn thiện và phát triển về mọi mặt Ở trường mầm non ngoài nhiệm vụ giáo dục thì nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng là then chốt Trẻ có sức khoẻ thì trẻ phát triển sẽ tốt, trẻ có khoẻ thì học hành sẽ tiến tới, bố mẹ mới yên tâm gửi con đến trường Do đó trường học cần xây dựng được một môi trường lành mạnh an toàn giúp trẻ sống, vui chơi mà không có các nguy

cơ xảy ra tai nạn, nơi đó trẻ có được một con người khoẻ mạnh, sức đề kháng cao giúp trẻ phòng tránh được mọi bệnh tật Hiện nay tình trạng trẻ em từ 0 – 6 tuổi chiếm tỉ lệ mắc các loại bệnh còn rất nhiều, không chỉ thiếu cân suy dinh dưỡng thể thấp còi mà tình trạng trẻ mắc các bệnh béo phì chiếm tỷ lệ rất cao ở thực tế hiện nay

Là người quản lý phụ trách dinh dưỡng, tôi luôn trăn trở và mong muốn tìm

ra những biện pháp có hiệu quả để góp phần vào chăm sóc sức khỏe và phòng một

số bệnh cho trẻ ở trường mầm non

Chính vì thế mà tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp quản lý hoạt động

chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ ở trường mầm non" Nơi tôi đang

công tác làmđề tài nghiên cứu trong sáng kiến kinh nghiệm của mình

1.2: Mục đích nghiên cứu:

Nâng cao trách nhiệm công tác quản lý về chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ tại trường Mầm non để đạt được kết quả cao trong năm học

Giúp giáo viên, nhân viên trong nhà trường hiểu được tầm quan trọng về công tác chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ trong nhà trường, và thông qua

đó có được những kiến thức trong công tác chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ

Giảm tỷ lệ trẻ mắc các loại bệnh trong năm học

Tạo được niềm tin của phụ huynh yên tâm gửi con vào nhà trường

Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc sức khoẻ và phòng bệnh cho trẻ mầm non, nhằm nâng cao thể chất cho trẻ nói riêng và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nói chung

Trang 4

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Công tác quản lý hoạt động chăm sóc sức khoẻ và phòng bệnh cho trẻ ở trường Mầm non

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

1.4.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

Đọc và phân tích tất cả các văn bản, chỉ thị, các tài liệu có liên quan đến đề tài

1.4.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Khảo sát thực trạng, trao đổi với cán bộ quản lý trường mầm non, với giáo viên và các cháu để tìm hiểu về vấn đề này

1.4.3 Phương pháp thống kê toán học:

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

Theo tổ chức y tế Thế giới (WHO): Sức khỏe là sự hoàn toàn thoải mái về vật chất và tinh thần Phải khẳng định rằng: Một cơ thể yếu ớt không thể có một tâm hồn lành mạnh Sức khỏe là tài sản vô giá của mỗi chúng ta! Đặc biệt là thế hệ con trẻ, là niềm tin, là tương lai của xã hội

Để cho trẻ có một cơ thể khỏe mạnh và phát triển toàn diện trong đó dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất, chăm sóc dinh dưỡng tốt sẽ phòng bệnh tốt, ít bệnh tật, chống đỡ môi trường và ngược lại, cho nên việc chăm sóc - nuôi dưỡng rất quan trọng đối với trẻ, để trẻ lớn lên với một cơ thể khoẻ mạnh, tạo điều kiện cho việc tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất thì ngay từ khi được sinh ra, chúng ta phải quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ Trẻ có được thể lực tốt thì mới có hứng thú vui chơi và học tập, trẻ mới tích cực tham gia vào các hoạt động ở trường cũng như ở gia đình Có thể nói sức khoẻ thể chất và vệ sinh phòng bệnh của trẻ là nhiệm vụ quan trọng cần thiết cả ở nhà trường, gia đình và

toàn xã hội Bởi thế trường mầm non phải là "Tổ ấm gia đình" thứ hai của trẻ.

Muốn trẻ được phát triển toàn diện thì cùng với việc giáo dục, công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ cần đặc biệt được chú trọng

Thực tế trong điều kiện cuộc sống hiện nay, con người đang phải chịu bởi thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm vì khói bụi ,hoá chất, con người phải đối mặt với nhiều bệnh tật,với vi khuẩn, vi rút biến dị…đặc biệt là các đợt dịch: SAS, cúm AH5N1, H1N1, Tả, sốt xuất huyết, tay chân miệng Tình hình bệnh dịch diễn biến rất phức tạp, lây lan trong cả cộng đồng Trong các trường học thường gặp: Sởi, quai bị, thuỷ đậu, sốt xuất huyết, sốt virut,cúm Do đó vấn đề phòng chống dịch bệnh trong cộng đồng nói chung và trong trường học nói riêng là rất quan trọng Nó ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của nhà trường và sức khoẻ của mọi người Ở trường Mầm non chăm sóc sức khoẻ và phòng bệnh cho trẻ là một trong các nội dung trọng tâm, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ Chúng ta làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ và phòng bệnh cho trẻ ở trường có nghĩa là chúng ta đã góp phần thực hiện thành công chương trình chăm sóc giáo dục trẻ do Bộ giáo đã ban hành Một lần nữa khẳng định vai trò “Trường Mầm non là tổ ấm thứ hai - cô giáo là người

mẹ hiền thứ hai của trẻ”, từ đó tạo được niềm tin yêu cho từng gia đình khi gửi con đến trường Nói một cách vĩ mô hơn thì việc chăm sóc sức khoẻ tốt cho trẻ ở

Trang 5

trường Mầm non sẽ góp phần nuôi dưỡng nguồn nhân lực, nhân tài cho đất nước trong tương lai

2.2 Thực trạng trong công tác chăm sóc sức khoẻ và phòng bệnh cho trẻ trong trường mầm non:

2.2.1.Đặc điểm tình hình:

* Tình hình địa phương

Xã Bắc Lương là một xã thuần nông giàu truyền thống hiếu học Trong những năm qua, vượt qua khó khăn cán bộ và nhân dân trong xã đã quyết liệt việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển trồng trọt chăn nuôi, xây dựng đường ,trường, trạm và các nghành nghề phụ như: Trồng cây bưởi diễn, các trang trại chăn nuôi mang lại lợi ích kinh tế cao, năm 2018 xã đã đạt xã điểm về VSATTP và xứng tầm đi lên xây dựng địa phương trở thành xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2019

* Tình hình nhà trường:

Trường mầm non Bắc Lương nằm ở khu vực trung tâm xã giáp với công sở, các trường học và trạm y tế của xã

Trường có đủ các phòng học khang trang, rộng rãi,cảnh quan môi trường sạch sẽ thoáng mát.Có đủ điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ

Nhà trường đạt thành tích trường tập thể lao động xuất sắc cấp cơ sở, năm học 2015-2016 vinh dự được đón nhận Bằng công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độp I và xếp tốp 10 trong toàn huyện năm học 2017 - 2018

* Về đội ngũ CBGV-NV

Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường là 27 đồng chí

Trong đó: - Ban giám hiệu: 3 đồng chí

- Giáo viên: 15 đồng chí

- Nhân viên: 9 đồng chí (kế toán 1 đồng chí)

Trình độ: Đại học: 21

Cao đẳng: 4

Trung cấp: 2

* Về quy mô nhà trường:

Nhà trường có chi bộ riêng, có tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên

* Về nhóm lớp:

Nhà trường có 10 nhóm lớp: Mẫu giáo: 8 lớp : với số cháu 256 cháu

Nhóm trẻ: 2 nhóm: với số cháu 70 cháu

* Về chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng:

Trẻ ra lớp, ăn bán trú và được cân đo khám sức khỏe đạt: 100 %

Kênh cân nặng bình thường : 86%

Chiều cao bình thường: 92.3 %

Trẻ mắc các bệnh: 11, 3 %

2.2.2 Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện:

* Thuận lợi:

Được sự quan tâm của Đảng chính quyền và các ban nghành đoàn thể của địa phương, và phòng giáo dục & Đào tạo Thọ xuân, đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị để nhà trường hoạt động

Trang 6

- Cơ sở vật chất các phòng học, bếp ăn được địa phương đầu tư xây dựng kiên cố Năm học 2018-2019 bếp ăn đã được ốp tường sạch sẽ tránh ẩm mốc

- Các trang thiết bị được bổ sung phù hợp với yêu cầu chăm sóc - giáo dục trẻ

- Đa số các bậc phụ huynh rất quan tâm trong việc phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ

- Trẻ ra lớp đầy đủ chuyên cần, 100% ăn bán trú tại trường, mạnh dạn tự tin

- Công tác xã hội hóa giáo dục được thực hiện thường xuyên liên tục

Trường có đội ngũ giáo viên năng động nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có trình độ đạt chuẩn 100% và trên chuẩn là 71%, đa số cán bộ giáo viên nhân viên còn trẻ, khỏe có khả năng tiếp cận kiến thức mới và thành thạo công nghệ thông tin

100% cán bộ giáo viên, nhân viên đều là nữ có sức khoẻ tốt, có năng lực, yêu nghề mến trẻ Hằng năm đều được khám sức khoẻ, tập huấn về kiến thức dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ do phòng giáo dục và trung tâm y tế tổ chức

* Khó khăn:

Tuy cơ sở vật chất nhà trường tương đối đầy đủ, nhưng so với yêu cầu chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động của trẻ

Kinh phí , trang thiết bị dành cho hoạt động y tế học đường còn thiếu thốn Công tác y tế trong trường học còn do giáo viên kiêm nhiệm

Số trẻ suy dinh dưỡng đầu vào còn cao

- Giá cả thực phẩm không ổn định nên việc mua thực phẩm làm ảnh hưởng chất lượng bữa ăn

Cân đối định lượng bữa ăn cho trẻ rất khó khăn khi nguồn thực phẩm gia súc

bị dịch tả châu phi bùng phát

Trong các tiết học giáo viên còn ít lồng ghép các nội dung giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ vào bài dạy

2.2.3 Công tác chỉ đạo chăm sóc sức khỏe - nuôi dưỡng và phòng bệnh cho trẻ trong nhà trường:

* Xây dựng kế hoạch trong năm học:

Ban giám hiệu lên kế hoạch chỉ đạo chuyên đề nâng cao chất lượng chăm

sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ cho cả năm học cụ thể từng tuần, tháng cho

cán bộ giáo viên, nhân viên thực hiện

Có kế hoạch phân công giáo viên ,tổ nuôi dưỡng trong nhà trường phù hợp với trình độ năng lực của từng người

Xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ cho cả năm

học cụ thể từng tuần, tháng cho cán bộ giáo viên, nhân viên thực hiện

* Thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng trẻ

Để đảm bảo chất lượng và an toàn trong thực phẩm nhà trường đã kí hợp đồng mua thực phẩm sạch có nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ hồ sơ mang tính pháp lý

Xây dựng thực đơn cho trẻ đảm bảo cơ cấu năng lượng nhu cầu dinh dưỡng, định lượng cho trẻ theo mùa phù hợp với điều kiện địa phương theo thông tư 28

Xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ căn cứ vào mức thu tiền của trẻ Xây dựng thực đơn theo mùa và theo nguồn thực phẩm nhà trường hợp đồng với các cơ sở, Tại thời điểm trong tháng 3 năm 2019 khi nghe thông tin về dịch sán lợn, dịch tả

Trang 7

châu phi thì nhà trường xây dựng thực đơn thay thế thực phẩm thịt lợn bằng các loại thịt như: Ngan, gà, trứng, tôm, cá, cua, hến, lạc, vừng, …

Tổ chức bữa ăn: phòng ăn của trẻ phải được quét dọn, xếp đặt sạch sẽ gọn gàng

Đồ dùng ăn uống phải sạch, khô ráo, bát thìa được luộc phơi khô, cất nhắc vào tủ tránh côn trùng

Khi cho trẻ ăn giáo viên cần rèn cho trẻ có nề nếp, thói quen trước và sau khi

ăn, cô động viên trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất

* Thực hiện chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ

+ Đối với nhà trường: Mua đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách để theo dõi trẻ cho

cả năm học.Trong năm học phối kết hợp với trạm y tế xã khám sức khỏe cho trẻ 2l/ năm

+ Đối với cô: Phải thực hiện đúng chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ, thực hiện nghiêm túc các yêu cầu: Theo dõi kiểm tra sức khoẻ định kì cho trẻ bằng hồ

sơ theo dõi sức khoẻ cá nhân trẻ, ghi chép và quản lý đầy đủ về hồ sơ của trẻ, biết phòng và xử lý một số bệnh thông thường của trẻ, nắm bắt được tình hình của trẻ trong các nhóm lớp, có kế hoạch trao đổi tuyên truyền kiến thức nuôi dạy trẻ cho phụ huynh

+ Đối với trẻ: Mặt mũi chân tay, quần áo sạch sẽ gọn gàng, phải có thói quen vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, vệ sinh trong giao tiếp

* Thực hiện kiểm tra đánh giá:

Xây dựng tiêu chí kiểm tra, lịch kiểm tra mỗi tháng một lần và cách đánh giá kết quả kiểm tra

2.2.4 Kết quả của thực trạng trên:

Qua kiểm tra theo dõi sức khỏe trẻ khi vào trường đầu năm học 2018 - 2019 tôi thấy tình hình sức khỏe trẻ như sau:

Năm

Tổng số trẻ được cân đo

mắc bệnh sâu răng

bệnh tai mũi họng

2018

-2019

24 – 36

tháng

Trang 8

Đứng trước những thuận lợi và khó khăn, kết quả của thực trạng trên, trước

những yêu cầu về chất lượng chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ mà ngành

giáo dục đề ra bản thân tôi đã tìm ra một số giải pháp sau:

2.3 Một số giải pháp của sáng kiến

2.3.1 Tham mưu đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị , đồ dùng, đồ chơi , đảm bảo đầy đủ theo quy định.

Có thể nói cơ sở vật chất là một trong những yếu tố không thể thiếu đối với các trường mầm non trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ Xác định rõ mục tiêu ngay từ đầu năm học bản thân đã tham mưu cùng với hiệu trưởng xây dựng kế hoạch tham mưu với lãnh đạo địa phương, phụ huynh học sinh, các nhà hảo tâm để đầu tư về cơ sở vật chất được khang trang, có đủ các phòng học, phòng chức năng, phòng y tế, các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi chuẩn theo quy định tạo môi trường thân thiện, an toàn, giúp phụ huynh thực sự yên tâm khi gửi gắm con

em mình vào ngôi trường này

Bên cạnh đó cùng với nhà trường tham mưu với lãnh đạo địa phương tham gia xây dựng xã điểm về VSATTP và được hỗ trợ nguồn kinh phí là 30.000.000 đồng để tu sữa lại hệ thống bếp ăn, ốp hết tường ở khu vực bếp ăn đảm bảo theo tiêu chí và yêu cầu thực tiễn

(Hình ảnh trường mầm non Bắc Lương)

2.3.2: Nâng cao nhận thức và tay nghề cho đội ngũ giáo viên - nhân viên trong nhà trường:

* Đối với tổ nuôi:

Ban giám hiệu luôn bố trí thời gian hợp lý cho cán bộ nuôi dưỡng đi tham quan thực tập những trường điểm về thực hiện tốt khâu nuôi dưỡng Cung cấp tài liệu hướng dẫn chế biến món ăn, tài liệu nói về vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non

Thường xuyên nhắc nhở, động viên thực hiện tốt khâu vệ sinh an toàn thực phẩm, tổ chức thi tay nghề cấp dưỡng

Trang 9

Yêu cầu đội ngũ phải đảm bảo về khâu chế biến thực phẩm an toàn về vệ sinh, đảm bảo chất lượng thực phẩm, nơi chế biến thực phẩm sống, chín phải tách riêng, không được dung lẫn lộn như nhau: ( dao, thớt, rổ rá, xoong, nồi ….) Thức

ăn nấu, chia xong trẻ phải được ăn ngay Nếu trẻ chưa ăn phải cho vào tủ kính hoặc đậy kín để tránh ruồi muỗi đậu vào thức ăn

(Hình ảnh sơ chế, chế biến của tổ nuôi)

Ngoài ra tổ phục vụ còn phải tham khảo tài liệu về huớng dẫn chế biến các món ăn, tài liệu nói về vệ sinh an toàn thực phẩm, luôn học tập các lớp chuyên đề, học tập các đơn vị tiên tiến, học tập nâng cao tay nghề cho bản than, luôn tổ chức thi tay nghề cấp dưỡng hang năm, luôn tham gia vào các hội thi để giúp chị em nắm được cách lựa chọn thực phẩm, kỹ thuật chế biến

Không những chỉ có người phục vụ chăm lo học hỏi mà những người quản

lý cũng phải có trách nhiệm hang đầu về những vấn đề này Là người quản lý phải thường xuyên nhắc nhở và chỉ đạo sát sao để họ thực hiện tốt vấn đề này

* Đối với đội ngũ giáo viên.

Vai trò của đội ngũ giáo viên trong trường rất quan trọng vì họ là người quyết định đến việc nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh cho trẻ Thấy được tầm quan trọng đó nên nhà trường không ngừng bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức khoa học về chăm sóc nuôi dưỡng thông qua các lớp chuyên đề, các hội thi như “Bé tập làm nội trợ” “Gia đình dinh dưỡng vì trẻ thơ”, các hội thảo và tổ chức hội thi “Nữ công gia chánh” thi nấu ăn vào ngày 8/3, 20/10 để bàn về vấn đề này Bên cạnh đó còn học tập và nghiên cứu bồi dưỡng thường xuyên, chuyên đề “An toàn thực phẩm” và tham khảo các tài liệu nói về món ăn, tài liệu về vệ sinh an toàn thực phẩm, điều lệ trường mầm non, luật giáo dục Ngoài ra trường còn tổ chức tham quan các trường bạn ở tỉnh ngoài, các trường điển hình tiên tiến đạt chuẩn quốc gia… và vấn đề cần thiết cho đội ngũ giáo viên là nhà trường kết hợp với công đoàn động viên giáo viên đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân và từ đó giáo viên cũng nắm vững được việc chăm sóc sức khoẻ và phòng bệnh cho trẻ trong trường mầm non

Tất cả giáo viên, nhân viên trong nhà trường phải có đầy đủ sức khỏe và được khám sức khỏe định kỳ

Trang 10

Thường xuyên nâng cao kiến thức thường thức về y học, về vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch, phòng tránh tai thương tích để đảm bảo cho trẻ phát triển lành mạnh cả thể chất và tinh thần, đảm bảo an toàn về tính mạng và tâm lý

Cung cấp tài liệu sách báo nói về vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho trẻ, rút kinh nghiệm hàng tháng

Lồng ghép các nội dung chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ vào các môn học, các hoạt động trong ngày đặc biệt là lĩnh vực phát triển thể chất.Từ đó giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh

2.3.3: Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt chế độ sinh hoạt hàng ngày, xây dựng thực đơn, kế hoạch phối kết hợp khám sức khỏe cho trẻ đảm bảo những yêu cầu cần thiết.

2.3.3.1 Xây dựng chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ một cách khoa học.

Chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ là một quy trình khoa học, phân phối một cách hợp lý về thời gian và trình tự các hoạt động trong ngày của trẻ phù hợp với lứa tuổi và tình hình địa phương theo từng mùa như : Tổ chức các hoạt động trong ngày từ đón trẻ đến trả trẻ nhằm giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất cả thể chất lẫn tinh thần cho trẻ

Chỉ đạo giáo viên xây dựng và thực hiện đúng chế độ sinh hoạt trong ngày theo kế hoạch đề ra

Chỉ đạo giáo viên cần chú ý khi đón trả trẻ, quá trình hoạt động của trẻ và cập nhật trẻ vào sổ theo dõi trong ngày để có kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ được tốt

Bên cạnh đó giáo viên cần chú ý hình thành ở trẻ những tri thức, kỹ năng tự phục vụ, tự chuẩn bị cho giờ học, giờ chơi, biết rửa tay, rửa mặt, lau khô tay…

(Hình ảnh cô và trẻ trong giờ hình thành kỹ năng tự phục vụ)

Ngày đăng: 23/08/2019, 16:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w