1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CƠ sở lý LUẬN về QUẢN lý HOẠT ĐỘNG CHĂM sóc sức KHỎE THỂ CHẤT CHO TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN vận ĐỘNG ở TRƯỜNG mầm NON

57 697 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 45,77 KB

Nội dung

- Nghiên cứu về tác động của trình độ đào tạo của giáoviên tới chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của hai tác giảRamela Kelley và Gregory Camilli 2007 đã cho thấy rằngnhững giáo viên có tr

Trang 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE THỂ CHẤT CHO TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG Ở

TRƯỜNG MẦM NON

Trang 2

- Tổng quan nghiên cứu vấn đề

- Một số công trình nghiên cứu nước ngoài

Chăm sóc sức khỏe luôn là vấn đề nhận được sự quantâm của tất cả các quốc gia trên thế giới Đặc biệt là vấn đềchăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non, bởi đây là nền móng chosức khỏe con người trong những năm phát triển tiếp theo củacuộc đời Do đó trên thế giới đã có nhiều quan điểm và nhiềunghiên cứu về việc chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và chămsóc sức khỏe thể chất cho trẻ mầm non nói riêng Có thể liệt

kê một số nghiên cứu như:

- J.A.Comenxki (1592 – 1670) người Tiệp Khắc đượccoi là “Ông tổ của nền giáo dục cận đại”, là người đặt nềnmóng cho khoa học giáo dục nói chung và GDMN nóiriêng Nội dung giáo dục trẻ mầm non được ông ấn địnhtrong chương trình hướng tới phát triển toàn diện cho trẻ,

cụ thể:

+ Giáo dục thể chất: Phát triển vận động, các điềukiện giáo dục thể chất, coi trò chơi là phương tiện giáo dụcthể chất cho trẻ

Trang 3

+ Giáo dục đạo đức: Giáo dục trẻ mong muốn đượchoạt động, yêu lao động, trung thực, ngăn nắp, gọn gàng.

+ Giáo dục lao động: kỹ năng lao động phù hợp vớilứa tuổi

+ Giáo dục trí tuệ: Nội dung giáo dục cần quan tâmđến việc cung cấp cho trẻ biểu tượng đơn giản về thế giớixung quanh [17]

Trong những năm 60 của thế kỷ XIX, P.Ph Lexgap nhà lập luận giáo dục thể chất người Nga đã cùng với các nhàcách mạng dân chủ như N.G Trernsepski và A.N.Đobraliubôp xây dựng cơ sở lý luận giáo dục, trong đó lý 7luận giáo dục thể chất đóng vai trò chủ đạo Legap đã nghiêncứu hệ thống bài tập thể chất cho trẻ, ý nghĩa vệ sinh và sứckhỏe của bài tập thể chất Ông cho rằng sự phát triển thể chất

-có mối quan hệ với sự phát triển trí tuệ, đạo đức thẩm mỹ vàhoạt động lao động

- N.K Krupxkaia (1869-1939) là người có công lao lớnnhất trong quá trình phát triển lý luận về giáo dục toàn diệncho trẻ mầm non Bà đã chỉ ra sự cần thiết phải nghiên cứu lýluận giáo dục mới, xây dựng trên cơ sở học thuyết Mac -

Trang 4

Lenin kết hợp với nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Bà cho rằng giáo dục cho trẻ có ý nghĩa lớn, coi luyện tập thểdục thể thao là một nhiệm vụ quan trọng để làm vững mạnhcho thế hệ mai sau

- Nghiên cứu về tác động của trình độ đào tạo của giáoviên tới chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của hai tác giảRamela Kelley và Gregory Camilli (2007) đã cho thấy rằngnhững giáo viên có trình độ cao hơn thì có tác động tích cựcđến việc chăm sóc, giáo dục trẻ;

- Nghiên cứu của hai tác giả Andrew J Mashburn vàRobert C Pianta (2010) đã chỉ ra trình độ đào tạo, lĩnh vựcđào tạo và những điều kiện của lớp học như kích thức lớp học,

số lượng trẻ và chương trình chăm sóc giáo dục trẻ có tácđộng tới việc phát triển thể chất của trẻ;

- Nghiên cứu của tác giả William Fowler vào năm 1980

đã chỉ ra những yếu tố nhằm nâng cao chất lượng chăm sócgiáo dục trẻ trong trường mầm non, nghiên cứu này chỉ ranhững chương trình chăm sóc giáo dục trẻ có chất lượng cao

có thể giúp phát triển tốt thể chất và tình cảm - xã hội cho trẻ

Trang 5

- Đại hội sức khỏe thế giới Alma - Ata tổ chức năm 1978

đã đưa ra nội dung liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe trẻ

em và vệ sinh phòng chống các dịch bệnh, chăm sóc sức khỏetrẻ em ở lứa tuổi mầm non bao gồm chăm sóc thể chất, đảmbảo dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường,chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em cũng như phòng chốngcác bệnh dịch phổ biến

- Vai trò của giáo dục mầm non ngày càng được coitrọng đối với mọi quốc gia Đến nay có hơn 160 nước và các

tổ chức quốc tế đã cam kết coi giáo dục mầm non là một mụctiêu quan trọng của giáo dục cho mọi người, các nước đã chútrọng phát triển chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm nonnói chung và chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ mầm non nóiriêng

- Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều cơchế chính sách hỗ trợ cho cấp học mầm non nhằm nâng caochất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong các trường mầm non, cótrung tâm nghiên cứu giáo dục mầm non thuộc Viện khoa họcgiáo dục Việt Nam đã nghiên cứu ứng dụng những thành tựu

Trang 6

khoa học của các nước phát triển vào việc nâng cao chất lượngchăm sóc giáo dục trẻ nói chung và chăm sóc sức khỏe cho trẻmầm non nói riêng.

Từ năm 1995 trở lại đây vấn đề nghiên cứu bậc học mầmnon đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, nhiều công trìnhnghiên cứu ở các cấp độ khác nhau đã được thực hiện, các đềtài cấp nhà nước, cấp bộ và nhiều luận văn thạc sĩ, tiễn sĩ Cóthể liệt kê một số đề tài như sau: Đề tài cấp Bộ: Những biệnpháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ củatrường mầm non của Phạm Thị Châu, trường Cao đẳng sưphạm nhà trẻ - Mẫu giáo TW1 năm 1995 Đề tài đã nêu lêncác biện pháp chỉ đạo chuyên môn của ban giám hiệu và cáccấp quản lý nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sócgiáo dục trẻ;

Bàn về vai trò, ý nghĩa cũng như phương pháp và hìnhthức tổ chức hoạt động thể chất cho trẻ mầm non được phân

tích một cách sâu sắc trong hai cuốn sách “Trò chơi vận động

dành cho trẻ mẫu giáo” [12] và“Lí luận và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ trước tuổi đi học” [14].

Đề tài cấp bộ của tác giả Nguyễn Văn Lê (2007) đã chỉ

Trang 7

ra những ưu điểm và nhược điểm trong chương trình giáo dụcmầm non hiện hành, trong đó, hoạt động chăm sóc sức khỏethể chất cho trẻ còn nhiều hạn chế mà nguyên nhân chính là

do điều kiện cơ sở vật chất của các trường chưa đảm bảo [18]

- Nguyễn Văn Lê (2007), Giải pháp nâng cao chất

lượng giáo dục mầm non đáp ứng nhu cầu đổi mới, Đề tài cấp

Bộ [18]

- Hoàng Thị Bưởi (2001), Phương pháp giáo dục thể

chất cho trẻ, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội [10]

- Trần Bích Liễu “Kỹ năng và bài tập thực hành quản lýtrường mầm non của hiệu trưởng” (2011) cuốn sách này cungcấp những tri thức khoa học về nghiệp vụ quản lý trườngmầm non và hệ thống các bài tập hình thành các kỹ năng cơbản của hiệu trưởng trong việc quản lý trường mầm non

- Đặng Hồng Phương (2014) Giáo trình lý luận và

phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ lứa tuổi mầm non,

NXB Đại học Sư phạm [24]

- Trần Lan Hương, Trần Thị Nga, Nguyễn Thị Thanh

Thủy, Nguyễn ThịThư (2014), Hướng dẫn các hoạt động

Trang 8

phát triển thể chất cho trẻ mầm non, NXB Giáo dục Việt

Nam.[31]

- Nguyễn Bá Minh (chủ biên), (2015), Hướng dẫn tổ

chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, NXB Giáo dục Việt Nam.[21]

Đề tài “Quản lý giáo dục thể chất thông qua giáo dục

vận động cho trẻ mầm non 3-4 tuổi ở trường Mầm non Nhật Tân – Tây Hồ - Hà Nội” của tác giả Vũ Thị Đoan

Trang(2014), Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục.[30]

Tuy nhiên, những nghiên cứu trên đa phần chỉ nghiêncứu tổng quan về các hoạt động quản lý của người hiệutrưởng trường mầm non, các biện pháp nhằm nâng cao hiệuquả chăm sóc, giáo dục cho trẻ mầm non nói chung chứ chưa

đi sâu nghiên cứu hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất vàcác biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chấtcho trẻ chậm phát triển vận động ở các trường mầm non

- Chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ chậm phát triển vận động

Trang 9

- Khái niệm về sức khỏe thể chất và chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ chậm phát triển vận động

- Khái niệm về sức khỏe thể chất trẻ mầm non

*Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới (OMS) thì

“sức khỏe” là một trạng thái thoải mái về thể chất, tâm thần

và xã hội, chứ không đơn thuần là không có bệnh tật

Có thể hiểu khái niệm sức khỏe (tức là cơ thể khỏemạnh) có 3 mặt: thể chất, tinh thần và xã hội Cả 3 mặt củasức khỏe làm thành một thể thống nhất, tác động qua lại vớinhau và cùng quan trọng như nhau

*Sức khỏe thể chất trẻ mầm non là trạng thái thoải mái,

đầy đủ về thể lực và tinh thần của trẻ trong độ tuổi mầm nonnhằm giúp trẻ thực hiện tốt các hoạt động giáo dục, luyện tập,vui chơi ở trường mầm non và ở nhà

- Khái niệm chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ mầm non

- Chăm sóc sức khỏe thể chất: là những tác động có chủđích nhằm phòng ngừa, phát hiện các vấn đề sức khỏe bấtthường của trẻ, đồng thời, tổ chức các hoạt động rèn luyện sức

Trang 10

khỏe giúp trẻ mạnh khỏe, phát triển hài hòa, cân đối giữa cânnặng và chiều cao đáp ứng tiêu chuẩn của độ tuổi, chồng suydinh dưỡng và béo phì.

Hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ trongtrường mầm non diễn ra hàng ngày như tập cho trẻ nền nếp,thói quen sinh hoạt đúng giờ giấc bên cạnh việc tổ chức cáchoạt động vui chơi, thể dục thể thao giúp trẻ rèn luyện đượcsức bền, sự nhanh nhẹn, dẻo dai và khéo léo

Ngoài ra, hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất của trẻcòn bao gồm các hoạt động chăm sóc y tế như: khám sứckhỏe định kì; Theo dõi đánh giá sự phát triển cân nặng vàchiều cao theo chuẩn độ tuổi; Phòng chống suy dinh dưỡng,béo phì; Phòng tránh các bệnh thường gặp, theo dõi tiêmchủng

- Chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ chậm phát triển vận động

- Các mốc về phát triển vận động ở trẻ theo lứa tuổi

Giai đoạn từ 1- 2 tuổi

Vận động thô:

Trang 11

- Trẻ bước đi những bước đầu tiên mà không có ngườigiúp và bắt đầu chạy, ném được bóng.

- Trẻ di chuyển một đồ vật, ngồi để nhặt một đồ vật dướiđất và vừa đi vừa đẩy hoặc kéo một đồ chơi có bánh xe

- Trẻ trèo cầu thang bằng 2 chân, 2 tay và đi xuống cầuthang thụt lùi bằng 2 tay, 2 chân

- Trẻ leo lên và đi xuống cầu thang một mình bằng cách

sử dụng tay vịn, 1 bước leo, 1 bước nghỉ (chưa leo liên tục 2chân)

Trang 12

- Trẻ đi được xe đạp ba bánh: Trẻ đặt chân lên bàn đạpkhi được đẩy và đạp xe, còn đặt chân xuống đất khi đến khúcquanh.

- Trẻ nhảy và chân vừa vặn nhấc khỏi mặt đất hoặc nhảy

từ một khối/bậc thang dưới cùng khi tay bé được người lớngiữ Trẻ bước qua vật chướng ngại khi đang đi, đi giật lùi vàxổm chơi không mất thăng bằng

- Trẻ đứng trên các đầu ngón chân và đứng một chântrong 3 giây Trẻ chạy về phía trước cả bàn chân, người cứng

và đi 4 bước với từng chân đi trên từng bậc

- Trẻ đá một trái bóng bằng chân, ném một trái bóng vềphía trước mà không té với 2 tay và với một động tác cả thânngười

Trang 13

- Trẻ nắm hai cánh cửa Trẻ luồn các hột gỗ lớn có lỗvào một sợi dây, mở kéo bằng hai tay và cắt đường thẳng vớikéo.

- Trẻ lật sách từng trang một, chỉ vào những đặc điểmnhỏ trong sách hình và tự xem sách một mình

Giai đoạn 3 -4 tuổi

- Trẻ đi trên một đường hẹp trên sàn nhà, không cần giúp

đỡ và đi trên các đầu ngón chân được 3 m và chạy kiễng chân,trọng lượng dồn về phía trước, giữ thăng bằng

- Trẻ ném trái bong về phía mục tiêu, vặn người và bắtmột quả bóng đường kính 15 cm bằng 2 cánh tay Trẻ điềukhiển tốt xe đạp và lái xe đạp ba bánh vòng qua những gócrộng

Trang 14

- Trẻ nhảy ngang, nhảy lui, nhảy qua một sợi dây để cao4cm, 2 chân chụm và nhảy xuống từ một bậc thang dưới cùnghoặc từ một khối cao 20 cm, không cần giúp đỡ.

Vận động tinh:

- Trẻ hoàn thành trò chơi xếp hình, bắt chước xây cầu,làm cho đồ chơi máy vận hành được và đặt 5 khối thứ tự theohàng

- Trẻ vặn mở đóng nắp hộp, cắt giấy thành sợi dài và cắttheo đường kẻ thẳng trẻ bắt chước vẽ dấu cộng vẽ chữ V vànhững hình đơn giản

- Trẻ cầm kéo trong một tay và cắt được đường viền Trẻtạo một đường dài ngoằn nghèo bằng cách vò đất nặn tạo hìnhtrong hai bàn tay

- Trẻ tập hợp, phân loại được đồ vật và tranh Trẻ phânloại vật tùy theo nhóm và xếp đôi những vật thông dụng theochức năng

Giai đoạn 4 - 5 tuổi

Vận động thô:

Trang 15

- Trẻ ném và bắt được bóng Trẻ ném bóng với lực mạnhhơn và ném bóng qua vai hay dưới chân.

- Trẻ có thể học những phương pháp bơi, nhảy lên caohay nhảy ngang và lái xe đạp với bánh phụ

- Trẻ nhảy dây cũng được thực hiện bằng cách đổi chânluân phiên, leo trèo một cách tự tin và thích thú với những đồchơi và trò chơi chuyển động nhanh

Trang 16

- Có thể phối hợp một số các bộ phận khi vận động nhưvừa chạy vừa đá bóng hay nhảy dây và có khả năng chơinhững trò chơi vận động liên tục trong vòng 30 phút

Trang 17

Biểu hiện là trẻ vụng về, lúng túng, hay cáu gắt dễ dẫn đến sự

Trẻ 1-2 tuổi:các dấu hiệu chậm phát triển vận động so

với lứa tuổi:

 Chỉ đi trên ngón chân

 Không bắt chước được những hướng dẫn đơn giảnlúc 2 tuổi

 Không thể kéo đồ chơi có bánh xe lúc 2 tuổi

Trẻ 2-3 tuổi:các dấu hiệu chậm phát triển vận động so

với lứa tuổi:

 Thường ngã và khó leo cầu thang

 Khó thao tác với đồ vật nhỏ

 Không sao chép vòng tròn lúc 3 tuổi

Trang 18

Trẻ 3-4 tuổi:các dấu hiệu chậm phát triển vận động so

với lứa tuổi:

Trẻ 4-6 tuổi:các dấu hiệu chậm phát triển vận động so

với lứa tuổi:

 Không có khả năng tập trung chú ý quá 5 phút ở bất

kỳ hoạt động nào

 Không tham gia trong đa số các hoạt động

 Không xây được tháp 6-8 tầng

 Có vấn đề cởi quần áo

 Không đánh răng một cách hiệu quả

 Không thể rửa tay và lau khô tay

Trang 19

Các dấu hiệu chung chậm phát triển vận động ở trẻ từ 1-6 tuổi

 Trẻ gặp khó trong việc di chuyển

 Trẻ dễ bị ngã và hay gặp phải tai nạn

 Trẻ khó khăn khi tự thực hiện việc vệ sinh cá nhân

 Trẻ không thể tự mặc quần áo, nắm giữ các đồ vật,viết chữ hay điều khiển xe đồ chơi

 Trẻ gặp khó khăn trong những hoạt động đòi hỏi khảnăng tự giữ thăng bằng và những loại vận động yêu cầu phốihợp như leo trèo, đá bóng, v.v…

 Trẻ có trí nhớ kém, khó khăn trong việc tổ chức vàlàm theo hướng dẫn

 Trẻ chậm phát triển kĩ năng nói, nghe và chơi nhữngtrò chơi đòi hỏi trí tưởng tượng

 Trẻ gặp khó khăn khi tương tác với các bạn cùngtrang lứa

 Trẻ rất nhạy cảm với tiếng ồn, ánh sáng, v.v…

Trang 20

 Trẻ hay có xu hướng va vào những đứa trẻ khác.

lý của trẻ để có sự tác động phù hợp, kịp thời ở từng thờiđiểm

- Ý nghĩa của hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất với trẻ chậm phát triển vận động

Hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất có ý nghĩa quyếtđịnh đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nói chung và đối vớitrẻ chậm phát triển vận động nói riêng bởi ở giai đoạn này, trẻnhận biết thế giới qua các giác quan, qua các hoạt động trực

Trang 21

quan Nói cách khác, quá trình nhận thức của trẻ phụ thuộc vàoquá trình vận động thể chất thông qua các trò chơi, vận động vàthao tác chân tay.

Về mặt sinh lý, cơ thể trẻ mầm non đang trong giai đoạnphát triển mạnh mẽ nhưng chưa hoàn thiện Việc chăm sócsức khỏe thể chất sẽ giúp trẻ nâng cao sức đề kháng phòngchống bệnh tật, hỗ trợ và kiểm soát sự phát triển chiều cao,cân nặng, độ linh hoạt, khéo léo Từ đó, trẻ sẽ có điều kiện thểchất tối ưu theo độ tuổi để tham gia các hoạt động giáo dụckích thích phát triển tư duy, cảm xúc và tính cách

Đối với trẻ chậm phát triển vận động, hoạt động chămsóc thể chất càng trở nên quan trọng bởi nếu không có sựchăm sóc đúng cách thì trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong sinhhoạt, trong hoạt động chơi và học khiến trẻ dễ rơi vào trạngthái mặc cảm, tự ti và trầm cảm Để chăm sóc sức khỏe thểchất cho trẻ đạt kết quả tốt thì việc thăm khám, chuẩn đoántình trạng và mức độ chậm phát triển vận động của trẻ rất cầnthiết

- Nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ chậm phát triển vận động

Trang 22

- Đảm bảo an toàn tính mạng, tăng cường sức khỏe và

sự phát triển hài hòa cho trẻ

Đảm bảo an toàn là nhiệm vụ đầu tiên và quan trọngnhất của hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ Trongnhà trường, mọi hoạt động chăm sóc sức khỏe phải hướng đếnviệc bảo vệ trẻ khỏi các tổn thương, chấn thương đe dọa tínhmạng và sức khỏe; tránh bị lây nhiễm bệnh tật; đảm bảo môitrường học tập rèn luyện thể chất vệ sinh, sạch sẽ, không bị ônhiễm Để đảm bảo nhiệm vụ đó, nhà trường cần tiến hànhcác hoạt động cụ thể như:

Thực hiện nghiêm túc quy chế nuôi dạy trẻ, phân cônggiáo viên chăm sóc, giám sát trẻ mọi nơi, mọi lúc trong nhàtrường, không nhận trẻ mắc các bệnh lây truyền, quản lý chặtchẽ công tác đón trả trẻ

Cán bộ y tế phải phối hợp với trạm y tế địa phương thựchiện công tác tiêm chủng mở rộng, phòng chống dịch bệnh tạitrường mầm non, quản lý hồ sơ y tế của trẻ

Giáo viên thực hiện công tác vệ sinh trường, lớp hàngngày, hàng tuần, hàng tháng

Trang 23

Chế độ dinh dưỡng của trẻ phải được kiểm soát chặt chẽ

để đảm bảo đúng giờ, đủ và cân bằng dinh dưỡng, an toàn vệsinh thực phẩm

- Rèn luyện các kĩ năng vận động cơ bản và những phẩm chất vận động

Ở độ tuổi mầm non, trẻ thường phát triển vận động theomột khuôn mẫu và trình tự nhất định Mỗi độ tuổi trẻ sẽ đạtđến những cột mốc phát triển về vận động nhất định Cụ thể:

Kĩ năng vận động thô: là các kĩ năng liên quan đến vậnđộng hoặc sự phối hợp vận động các cơ lớn của cơ thể thểhiện thông qua các vận động cơ bản như lẫy, bò, trườn, đi,chạy, trèo, ném, giữ thăng bằng một chân

Kĩ năng vận động tinh: là những kĩ năng liên quan đếncác cơ nhỏ của mắt và bàn tay thể hiện thông qua khả năngcầm nắm, xoay vặn, siết, lắp ghép khối Các động tác phứctạp hơn là thêu, đan, nặn tượng, vẽ tranh, cầm bút, cắt kéo…

Khi các kĩ năng vận động được thực hiện một cáchvững vàng, thuần thục sẽ là nền tảng hình thành những phẩmchất vận động ổn định Phẩm chất vận động được nhận biết

Trang 24

qua sự linh hoạt, khéo léo phối hợp các giác quan, kết hợpcác động tác chân tay đúng tư thế, chuẩn xác, biết địnhhướng trong không gian

Quá trình rèn luyện các kĩ năng vận động cơ bản cho trẻchậm phát triển vận động đòi hỏi những tác động mang tínhchuyên khoa và chuyên biệt Trước hết, trẻ cần được chẩnđoán mức độ chậm phát triển vận động, từ đó, giáo viên sẽ cónhững chỉ dẫn phù hợp với khả năng của trẻ Việc rèn luyện

kĩ năng vận động cho nhóm trẻ này sẽ đòi hỏi nhiều thờigian, công sức và tâm huyết Chính vì vậy, Hiệu trưởng nhàtrường cần phải coi đây là trách nhiệm, là nghĩa vụ bắt buộcđối với cả nhà trường và giáo viên để đảm bảo quyền trẻ em

và thể hiện tính nhân văn trong giáo dục

- Giáo dục nếp sống có nền nếp, thói quen và kĩ năng

tự vệ sinh cá nhân

Nề nếp sinh hoạt bao gồm thói quen ăn, ngủ có tácđộng lớn đến sức khỏe của trẻ mầm non Chế độ sinh hoạtcủa trẻ được xây dựng trên cơ sở đặc điểm tâm sinh lý củatrẻ ở từng độ tuổi, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tếcủa nhà trường Vì vậy, việc đảm bảo nền nếp, thói quen

Trang 25

sinh hoạt đúng giờ giúp thỏa mãn nhu cầu ăn, ngủ, nghỉ vàvui chơi một cách hợp lý sẽ góp phần đảm bảo sự phát triểnhài hòa, cân đối về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Bên cạnh đó, việc rèn luyện kĩ năng vệ sinh cá nhân cũngcần được chú trọng một cách đặc biệt trong trường mầm nonbởi nó vừa giúp trẻ hình thành ý thức trách nhiệm đối với bảnthân cũng như với mọi người xung quanh, đồng thời, hình thànhthói quen tự bảo vệ sức khỏe của mình Kĩ năng vệ sinh cá nhânthể hiện việc trẻ có khả năng thực hiện các thao tác vệ sinh nhưrửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, tự vệ sinh bàn ăn,đánh răng, lau miệng sau khi ăn, phụ giúp các cô dọn dẹp, quét,lau lớp học…

- Tạo môi trường vận động cho trẻ trong các trường mầm non

Mục đích của chăm sóc sức khỏe thể chất là giúp trẻđảm bảo đủ sức khỏe để tham gia vào các hoạt động vậnđộng trong nhà trường Vì vậy, nhiệm vụ trọng tâm củatrường mầm non là phải tạo ra môi trường vận động giúptrẻ rèn luyện sức khỏe và phát triển nhận thức Môi trườngvận động của trẻ mầm non được lồng ghép vào mọi hoạt

Trang 26

động dạy học và giáo dục trẻ, diễn ra hàng ngày trong nhàtrường Môi trường vận động của trẻ không chỉ bao gồmcác phương tiện, cơ sở vật chất cơ bản như không gian lớphọc, sân trường mà còn là các dụng cụ thiết bị dạy học củagiáo viên, đồ chơi, đồ dùng cho trẻ.

Để môi trường vận động luôn hấp dẫn, mới mẻ, thuhút trẻ cán bộ quản lý cần khuyến khích giáo viên sáng tạo

đồ chơi và dụng cụ học tập hấp dẫn, vừa sức với trẻ

- Nội dung và phương pháp chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ chậm phát triển vận động

- Nội dung chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ chậm phát triển vận động

Chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ chậm phát triểnvận động là tổng hợp nhiều hoạt động khác nhau được lồngghép trong mọi hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ diễn rahàng ngày tại trường mầm non với mục tiêu là đảm bảo trẻkhỏe mạnh, an toàn và hòa nhập tốt Hoạt động chăm sócsức khỏe thể chất cho trẻ chậm phát triển vận động baogồm các nội dung sau:

Trang 27

- Khám sức khỏe định kì;

- Theo dõi, đánh giá sự phát triển cân nặng, chiều caotheo độ tuổi;

- Chăm sóc chế độ dinh dưỡng và giấc ngủ;

- Tập thói quen nề nếp sinh hoạt đúng giờ;

- Tổ chức các hoạt động vận động cơ bản phù hợp vớikhả năng vận động của trẻ (tập thể dục đúng động tác, vuichơi, tập các bài vận động cho từng bộ phận cơ thể và toànthân…)

- Phương pháp chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ chậm phát triển vận động

* Nhóm phương pháp trực quan

- Làm mẫu: Là thông qua thị giác để hình thành biểu

tượng về bài tập vận động Phương pháp này sử dụng khidạy bài tập mới cho trẻ hoặc khi ôn luyện nếu thấy cầnthiết

- Sử dụng vật chuẩn định hướng:

Thính giác: Sử dụng vật phát ra âm thanh để giúp trẻ định

Trang 28

hướng mà thựchiện bài tập dễ dàng như dùng trống lắc gõ nhịp

để trẻ tập bài tập thể dục

Thị giác: Sử dụng vật chuẩn để cho trẻ dễ nhìn màthực hiện bài tập như dùng cờ làm vật chuẩn cho trẻ địnhhướng để bò…

Khi sử dụng vật chuẩn thì vật chuẩn phải đẹp, đúngyêu cầu, âm thanh đúng, có độ lớn nhỏ, không gây nguyhiểm cho trẻ, không sử dụng tùy tiện tránh làm cho trẻ tuântheo 1 hiệu lệnh cứng nhắc

- Mô phỏng:

Mô phỏng tức là trẻ bắt chước những hoạt động củacon vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội nhằm thực hiện độngtác cho dễ dàng Ví dụ: Bắt chước tiếng gà gáy Ò ó o o!

để rèn luyện cơ hô hấp

Phương pháp này dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ

là thích bắt chước, cảm giác vận động chưa bền vững, dễchán nản…

Sử dụng phương pháp này giúp trẻ tập nhiều lầnkhông chán, hứng thú, dễ rèn luyện

Ngày đăng: 24/08/2019, 22:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w