1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CƠ sở lý LUẬN về QUẢN lý GIÁO dục kỹ NĂNG SỐNG CHO học SINH TRUNG học cơ sở THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM đáp ỨNG NHU cầu xã hội

46 277 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 65,8 KB

Nội dung

CƠ sở lý LUẬN về QUẢN lý GIÁO dục kỹ NĂNG SỐNG CHO học SINH TRUNG học cơ sở THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM đáp ỨNG NHU cầu xã hội CƠ sở lý LUẬN về QUẢN lý GIÁO dục kỹ NĂNG SỐNG CHO học SINH TRUNG học cơ sở THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM đáp ỨNG NHU cầu xã hội

Trang 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI

Trang 2

- Tổng quan nghiên cứu vấn đề

- Nghiên cứu trên thế giới

Tầm quan trọng của các hoạt động giáo dục kỹ năng sống(GDKNS) được nhiều nhà giáo dục trên thế giới quan tâm, coi cáchoạt động GDKNS giúp học sinh gắn kiến thức với cuộc sống, HĐnày có ý nghĩa quan trọng trong công tác giáo dục thế hệ trẻ Quản

lý các hoạt động này được xem có ý nghĩa thiết thực trong trườngphổ thông thể hiện qua các quan điểm từ trước đến nay như sau:

Thế kỷ XIX, C.Mác (1818-1883) và F.Anghen (1820-1895)[3]

đã xây dựng học thuyết mới trong lịch sử phát triển loài người Cácông không chỉ tổng kết, tìm ra quy luật của tiến trình phát triểntrong triết học, kinh tế và xã hội; hình thành chủ nghĩa Mác Lênin

có sức sống mãnh liệt qua không gian, thời gian mà các ông cònđược coi là ông tổ của nền giáo dục hiện đại C.Mác và F.Anghen

đã xác định mục đích nền giáo dục xã hội chủ nghĩa là tạo ra "conngười phát triển toàn diện" Quan điểm giáo dục của hai ông là pháttriển nhân cách con người về mọi mặt theo "phương thức giáo dụckết hợp với lao động sản xuất" Chính quan điểm này đã được Lênin

kế thừa và phát triển thành hiện thực nền giáo dục xã hội chủ nghĩa.Theo quan điểm của C.Mác và F.Anghen, kết quả của giáo dục làcon người có sức khoẻ, biết làm và có khả năng thích ứng với sự

Trang 3

biến đổi của nghề nghiệp Trong những nghiên cứu về giáo dục,Lênin đã đánh giá rất cao vai trò của ngôn ngữ trong quá trình hìnhthành và phát triển nhân cách con người mà trong đó kỹ năng giaotiếp chính là phương tiện dẫn đến việc hình thành, phát triển nhâncách con người trong xã hội Từ những năm đầu của thế kỷ 20, cónhiều nhà triết học, tâm lý học, xã hội học đã tiếp tục quan tâm đếnlĩnh vực giao tiếp Nhà triết học và tâm lý học người Mỹ G.Mit, nhàbác học người Đức C.Giaspe, nhà triết học hiện sinh Nhật BảnMactin Babơ, nhà triết học người Pháp Gien Marơsen, nhà triết họcngười Nga B.M Beccheriev đã có những nghiên cứu trong lĩnhvực này Trong đó các nhà nghiên cứu khoa học đã chú ý đếnnghiên cứu hiện tượng tiếp xúc giữa con người với con người Bắtđầu từ những năm 70 của thế kỷ trước, hàng loạt các nhà tâm lý họchiện đại, với nhiều công trình nghiên cứu, họ đã đưa ra được phạmtrù giao tiếp như là một phạm trù cơ bản

Cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, trước bối cảnh toàn cầuhóa, quốc tế hóa, các nước đều rất quan tâm đến vấn đề giáo dụccon người trong xã hội mới Một trong bốn trụ cột của nền giáo dụctoàn cầu trong thế kỷ XXI đã được UNESCO đề xuất là “học đểcùng chung sống” và được coi là một trong những trụ cột quantrọng, then chốt của giáo dục hiện đại Câu hỏi đặt ra là “Kỹ năngnào là cần thiết cho mỗi con người để thành công trong công việc và

Trang 4

cuộc sống?”, một trong những kỹ năng toàn cầu đỏi hỏi ở mỗi conngười hoàn thiện là phải có “kỹ năng giao tiếp” Chương trình giáodục các giá trị sống của UNESCO [4] được coi là đối tác của cácnhà giáo dục trên toàn cầu Đó là chương trình ứng dụng những kỹthuật, kỹ năng đơn giản nhưng mang tính chuyên môn cao bao gồm

kỹ năng lắng nghe tích cực, những câu hỏi theo dạng mở - đóng vàcách thảo luận tìm ra hướng giải quyết Chương trình này đã làmphong phú thêm vốn sống cho các bạn trẻ, trang bị những giá trị tíchcực, các kỹ năng sống thiết thực, hữu ích trong hành trang bước vàođời

Như vậy, với quan niệm và cách phân loại có những nét khácnhau Nhưng tựu chung lại hầu hết các nước đều nhận thấy vai tròquan trọng của việc hình thành kỹ năng sống cho người học

- Nghiên cứu trong nước

Thuật ngữ KNS được người Việt Nam biết đến bắt đầu từchương trình của UNICEF (1996) “Giáo dục KNS để bảo vệ sứckhỏe và phòng chông HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong vàngoài nhà trường” Theo đó, KNS bao gồm những kỹ năng cốt lõinhư: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xác định giátrị, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng kiên định, kĩ năng đạt mục tiêuv.v

Trang 5

Trong giai đoạn hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứutrong nước đề cập đến vấn đề KNS nói chung và KNS trong nhàtrường nói riêng như:

Ngành giáo dục đã triển khai chương trình giáo dục KNS vào

hệ thống GD chính quy và không chính quy Nội dung GD của nhàtrường phổ thông được định hướng bởi nhiều mục tiêu, trong đó cómục tiêu GD KNS Bộ GD&ĐT cũng tăng cường công tác chỉ đạobiên soạn sách, tài liệu GD KNS, công tác bồi dưỡng cán bộ, GVtrang bị kiến thức GD KNS cho HS

Ngày 31 tháng 5 năm 2012, Bộ trưởng bộ GD&ĐT đã banhành Kế hoạch số 444/KH-BGDĐT [5] về việc tổ chức chươngtrình tập huấn cán bộ cốt cán trường trung học phổ thông về việcGD&ĐT, giá trị sống và giao tiếp ứng xử trong QLGD

Trong cuốn “Giáo trình Giáo dục kĩ năng sống” Nguyễn

Thanh Bình khẳng định những yêu cầu cụ thể đối với việc đổi mớinội dung chương trình và PP dạy học Tác giả cho rằng: “Cốt lõi củaviệc đổi mới phương pháp dạy học là hướng vào học tập chủ động,chống thói quen thụ động, đồng thời coi dạy học thông qua tổ chứchoạt động của học sinh là đặc trưng thứ nhất của phương pháp dạyhọc tích cực” [8]

Trang 6

Tác giả Nguyễn Dục Quang cho rằng: “Cách thức giáo dục kĩnăng sống được hiểu bao gồm những phương pháp tiếp cận, cácphương pháp dạy học tích cực và các hình thức tổ chức hoạt độnggiáo dục kĩ năng sống cần quan tâm đến vai trò của người học” [32].

Trong nghiên cứu của Ngô Thị Tuyên trong cuốn “Cẩm nang

giáo dục cho học sinh tiểu học” đã chỉ ra rằng KNS là sản phẩm bắt

buộc phải có của GD nhà trường Tác giả đưa ra khái niệm về KNS,các loại KNS, vị trí vai trò của KNS trong GD nhà trường, PP GDKNS và trình bày PP xây dựng một chương trình học tập, nguyêntắc chọn nội dung và hướng dẫn GV PP GD cho HS bằng việc làm

để có được sản phẩm là KNS [37]

Tác giả Lục Thị Nga đánh giá mức độ cần thiết của GDKNScho HS, tác giả và cho rằng: Nhân cách được hình thành qua hai conđường cơ bản trong nhà trường: con đường dạy học và con đường

GD NGLL Bên cạnh việc làm rõ những vấn đề cơ bản về GD KNScho HS TH, PP dạy học tích hợp KNS vào môn Khoa học tác giảđưa ra PP dạy học tích hợp KNS vào HĐ NGLL và phân tích ýnghĩa thực tiễn của HĐ GD NGLL trong việc rèn luyện KNS cho

HS TH và chỉ ra những yếu tố cần thiết, hiệu quả của HĐ NGLLtrong việc nâng cao chất lượng GD KNS cho HS TH [28]

Trang 7

- Nghiên cứu về “thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho họcsinh trung học cơ sở” (2010) của tác giả Mai Thị Kim Oanh, ViệnKhoa học giáo dục Việt Nam; đề tài này chuyên sâu tìm hiểu thựctrạng KNS của học sinh THCS và tổ chức GDKNS cho học sinhtrường THCS Nghiên cứu về “Kỹ năng sống của sinh viên tạitrường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang - Khánh Hòa” (2013), tác giả

đã nghiên cứu và đề xuất các biện pháp giáo dục KNS cho ngườihọc thông qua công tác giáo viên chủ nhiệm

- Đề tài: “Xây dụng hệ thống bài tập thực hành để luyện tập kỹnăng giải quyết tình huống giao tiếp cho sinh viên Sư phạm Kỹthuật Công nghiệp, Trường ĐHSP Kỹ thuật Hưng Yên” Ở đề tàinày mục tiêu là nhằm rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, nâng caokhả năng giao tiếp cho sinh viên trong trường

- Đề tài thạc sĩ của Huỳnh Phú Thịnh trường Đại học AnGiang (2013) “Rèn luyện KNS cho sinh viên thiệt thòi Trường Đạihọc An Giang Bài viết của Nguyễn Thị Tuấn Anh, trường Đại họcThủ Dầu Một “Các bước chuẩn bị một bài thuyết trình hiệu quả”

Đề tài thạc sĩ của giáo viên tâm lý học Nguyễn Hữu Long “Kỹ năngsống cho lứa tuổi học trò” nghiên cứu nhận thức kỹ năng sống để tiếnđến việc hình thành kỹ năng hành vi cho học sinh Đề tài “Xây dựng

hệ thống bài tập thực hành để luyện tập kỹ năng giải quyết tình huống

Trang 8

giao tiếp cho sinh viên Sư phạm kỹ thuật công nghiệp trường Đại học

Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên”; do nhóm giáo viên thực hiện nhằm rènluyện kỹ năng giải quyết vấn đề, nâng cao khả năng giao tiếp cho cácsinh viên trong khoa

Như vậy, HĐ GD KNS đã được nhiều nhà khoa học, nhiều tácgiả quan tâm nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau Trong cáccông trình nghiên cứu, các tác giả đã chỉ rõ vai trò, tầm quan trọngcủa HĐ GD KNS, cách thức tổ chức HĐ GD KNS cho HS, đồngthời cũng đề ra một số biện pháp tổ chức, QL HĐ GD KNS

Tuy nhiên các nghiên cứu về quản lý GD KNS thông qua hoạtđộng trải nghiệm (HĐTN) ở các trường THCS còn chưa được quantâm nhiều Vì vậy, việc thực hiện đề tài này sẽ không trùng lắp, đảmbảo tính độc lập và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn lớn đối với việcnâng cao hiệu quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thôngqua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS huyện Phù Cừ, tỉnhHưng Yên nói riêng và các trường THCS nói chung nhằm đáp ứngnhu cầu xã hội

- Kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống trong trường trung học cơ sở

- Khái niệm kĩ năng sống

Trang 9

Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ cácchức năng và tham gia vào cuộc sống hành ngày (UNESCO) Tổchức y tế thế giới (WTO) cho rằng, “Kỹ năng sống là những kỹnăng thiết thực mà con người cần để có cuộc sống an toàn khoẻmạnh Đó là những kỹ năng mang tính tâm lý xã hội và kỹ năng vềgiao tiếp được vận dụng trong những tình huống hàng ngày đểtương tác một cách hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệuquả những vấn đề, những tình huống trong cuộc sống hàng ngày”[17, tr.16] Theo chương trình giáo dục kỹ năng sống của Quỹ nhiđồng Liên hiệp quốc (UNICEF, 1996), “Kỹ năng sống bao gồmnhững kỹ năng cốt lõi như: Kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp,

kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng kiên định

và kỹ năng đạt mục tiêu” [19, tr 29]

Các nhà giáo dục Thái Lan xem kỹ năng sống là thuộc tínhhay năng lực tâm lý xã hội giúp cá nhân đương đầu với tất cả tìnhhuống hàng ngày một cách có hiệu quả và có thể đáp ứng với hoàncảnh tương lai để có thể sống hạnh phúc, bao gồm:

1) Kỹ năng ra quyết định một cách đúng đắn

2) Kỹ năng sáng tạo

3) Kỹ năng giải quyết xung đột

Trang 10

4) Kỹ năng phân tích và đánh giá tình hình

5) Kỹ năng giao tiếp

6) Kỹ năng quan hệ liên nhân cách

7) Kỹ năng làm chủ cảm xúc

8) Kỹ năng làm chủ được cú sốc

9) Kỹ năng đồng cảm

10) Kỹ năng thực hành

Thuật ngữ kỹ năng sống được người Việt Nam biết đến nhiều

từ chương trình của UNICEF (1996) “Giáo dục kỹ năng sống để bảo

vệ sức khoẻ và phòng chống HIV/AIDS cho thanh niên trong vàngoài nhà trường” Khái niệm kỹ năng sống được giới thiệu trongchương trình này bao gồm những kỹ năng sống cốt lõi như: kỹ năng

tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng raquyết định, kỹ năng kiên định và kỹ năng đạt mục tiêu Tham giachương trình đầu tiên này có ngành Giáo dục và Hội chữ thập đỏ.Sang giai đoạn 2 chương trình này mang tên: “Giáo dục sống khoẻmạnh và kỹ năng sống” Ngoài ngành giáo dục còn có Trung ươngĐoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Hội liên hiệp phụ nữViệt Nam Hội liên hiệp phụ nữ đã định nghĩa như sau: Kỹ năng

Trang 11

sống là các kỹ năng thiết thực mà con người cần đến để có cuộcsống an toàn, khoẻ mạnh và hiệu quả Theo họ những kỹ năng cơbản như: kỹ năng ra quyết định, kỹ năng từ chối, kỹ năng thươngthuyết, đàm phán, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng nhận biết…ở đây kỹnăng giao tiếp được phân nhỏ để chị em phụ nữ dễ hiểu hơn Kháiniệm kỹ năng sống được hiểu với nội hàm đầy đủ và đa dạng hơnsau hội thảo “Chất lượng giáo dục và kỹ năng sống” được tổ chức từngày 23 đến ngày 25 tháng 10 năm 2003 tại Hà Nội.

Nghiên cứu các quan niệm trên, tác giả đã kết hợp ưu điểm

của các khái niệm và rút ra khái niệm về KNS cho luận văn là: Kĩ

năng sống là kĩ năng mà mỗi cá nhân hình thành được thông qua những hoạt động và trải nghiệm của cá nhân đó trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, giúp con người giải quyết tình huống, ứng phó với thách thức, giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày.

- Giáo dục kỹ năng sống trong trường trung học cơ sở

- Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông

Mục đích của HĐGD KNS giúp học sinh hình thành các khảnăng tâm lý xã hội, để học sinh biết tiếp thu những giá trị tinh hoa vănhóa của nhân loại, củng cố mở rộng kiến thức đã học với đời sống

Trang 12

thực tiễn, củng cố các kỹ năng, hình thành và phát triển các năng lựcchủ yếu (năng lực tự hoàn thiện, năng lực thích ứng, năng lực giaotiếp ứng xử, năng lực tổ chức, quản lý, hợp tác và cạnh tranh, năng lựchoạt động chính trị xã hội ) giải quyết tốt các vấn đề của cuộc sống,

và tự chủ, biết quyết định các vấn đề về hành vi của bản thân

Mục đích HĐGD KNS cho học sinh nhằm thay đổi đến hành

vi, đặc biệt giúp cho xây dựng cho HS những hành vi từ tiêu cực,sang tích cực từ bị động sang chủ động trong tình huống từ đó gópphần nâng cao chất lượng giáo dục và chất lượng cuộc sống

- Nội dung giáo dục kỹ năng sống

Hiện nay nội dung GD KNS cho HS nói chung và HS THCSnói riêng chưa có chương trình chuẩn, do vậy vậy xây dựng nộidung GD KNS cho HS phụ thuộc vào trình độ đội ngũ đến tài chính,

cơ sở vật chất đến văn hoc, tập quán của đọa phương phương Mặc

dù vậy, có thể khái quát giáo dục KNS cho học sinh THCS bao gồmgiáo dục các KNS cơ bản sau, cần thiết sau:

Theo công văn số 463/BGDĐT-GDTX ngày 28 tháng 1 năm

2015 về việc hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sốngtại các cơ sở GDMN, GDPT, GDTX thì nội dung GDKNS là:

Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ

Trang 13

năng phù hợp Hình thành cho HS những hành vi, thói quen lànhmạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi thói quen tiêu cực trong cácmối quan hệ,các tình huống và hoạt động hàng ngày

Như vậy có rất nhiều KNS mà con người cần phải học trongsuốt cả cuộc đời Trên cơ sở thực trạng của GDKNS cho học sinhtrong nhà trường THCS trong những năm qua và hướng dẫnGDKNS của bộ Giáo dục, có thể đề xuất những nội dung GDKNScho học sinh THCS bao gồm một số KNS cơ bản sau: KN chủ bảnthân của mỗi con người, khả năng ứng xử phù hợp với những ngườikhác và với xã hội, khả năng ứng phó trước các tình huống của cuộcsống

Như vậy, nội dung giáo dục KNS cho học sinh THCS chủ yếutập trung vào nhận thức, đến thái độ và vận dụng để đưa ra hành viphù hợp là những kỹ năng được vận dụng trong những tình huống

cụ thể nhằm trang bị cho các em kiến thức, kỹ năng sống hòa nhậpvới gia đình, trong tập thể và ngoài xã hội, giúp các em có bản lĩnhđối mặt, tháo gỡ những khó khăn trong học tập, trong cuộc sốnghàng ngày, biết quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh, biếtđiều chỉnh cảm xúc cá nhân, phục vụ bản thân, quan tâm giúp đỡngười khác Vì vậy giáo viên cần có những hiểu biết về tâm lứa

Trang 14

tuổi, đặc thù vùng miền để lựa chọn nội dung giáo dục KNS cho các

- Phương pháp tiếp cận cùng tham gia: Tạo sự tương tác giữa

GV với HS, HS và HS và tăng cường sự tham gia của học sinhtrong học tập, thực hành kĩ năng

- Phương pháp tiếp cận hướng vào người học: Dựa vàokinh nghiệm sống và đáp ứng nhu cầu của học sinh

- Phương pháp tiếp cận hoạt động: Tạo tình huống để HStham gia các hoạt động để xây dựng hành vi/ thay đổi hành vi

Với các phương pháp tiếp cận trên, các phương pháp dạyhọc cụ thể được sử dụng trong giáo dục KNS cho học sinh THCSlà: Phương pháp động não, phương pháp thảo luận nhóm,phương pháp đóng vai, phương pháp nghiên cứu tình huống,phương pháp trò chơi

Trang 15

Ngoài ra có thể sử dụng một số phương pháp khác nhưphương pháp giao nhiệm vụ, dự án, Đàm thoại, chia sẻ, trò chuyện;Động viên, khích lệ, khen thưởng; Sử dụng những câu chuyện đờisống; Thông qua hoạt động trải nghiệm; Thông qua các cuộc thi;Phương pháp giao việc

Trên đây là một số phương pháp chủ yếu trong tổ chức giáodục KNS được vận dụng từ các phương pháp giáo dục và phươngpháp dạy học Tuy nhiên, khi vận dụng những phương pháp, người

GV cần lựa chọn các phương pháp phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổiđến điều kiện nhà trường

Về các con đường GD KNS cho HS trong trường THCS, GV

có thể đưa nội dung giáo dục KNS lồng ghép, tích hợp vào một sốmôn học có ưu thế như: GDCD, Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn GV cầnchú ý mức độ tích hợp, lồng ghép kiến thức cho phù hợp, tránh làmthay đổi kiến thức cơ bản của bài dạy Giáo dục KNS có thể thôngqua giảng dạy các chủ đề tích hợp kiến thức mới Chương trình GDKNS được cấu trúc thành các chủ đề Trong từng chủ đề đều có thểtích hợp các kiến thức mới cho học sinh Căn cứ vào chủ đề giáodục của tháng, mỗi tháng có thể xây dựng chương trình giáo dụchướng đến tập trung giáo dục một HĐTN phù hợp

Trang 16

GDKNS có thể thực hiện thông qua HĐTN thông qua cácHĐNGLL, hoạt động xã hội như: các cuộc thi tìm hiểu về truyềnthống, các hoạt động văn nghệ, thể thao, tham gia các lễ hội truyềnthống, tham gia phong trào đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớnguồn,

GD KNS có thể thông qua hoạt động tạo lập kiến thức mớinhư thông qua các môn học điển hình như Toán, Hóa, Lý, Sinh

“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực’’: “Học sinhtham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử,văn hóa, cách mạng ở địa phương’’

- Các điều kiện thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở

Cũng như trong dạy học các môn văn hóa, hoạt động giáo dụcKNS cần có điều kiện về nguồn lực tài chính, CSVC gồm các trangthiết bị, tài liệu để hoạt động đạt hiệu quả cao nhất, cụ thể như:

Để thực hiện mục tiêu, điều kiện đảm bảo tổ chức các hoạtđộng giáo dục kỹ năng sống ngoài công tác chỉ đạo bằng văn bảnhướng dẫn, nguồn lực cán bộ, sự quan tâm, đầu tư về cơ chế, chínhsách … thì một trong những điều kiện không thể thiếu đó chính là

cơ sở vật chất Theo thông tư 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/2/2014

Trang 17

của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tại điều 4 và điều 6như sau:

Điều 4 Cơ sở vật chất

1 Có phòng học, phòng chức năng có đủ ánh sáng, đảm bảocác yêu cầu về vệ sinh trường học theo quy định

2 Thiết bị dạy học phải bảo đảm an toàn, phù hợp với nộidung dạy học, hoạt động và tâm lý lứa tuổi người học

Điều 6 Giáo trình, tài liệu

Có đủ giáo trình, tài liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hànhhoặc phê duyệt Nếu giáo trình, tài liệu tự lựa chọn hoặc tự xâydựng thì phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động hoặc

cơ quan xác nhận đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 7, Điều

8 của Quy định này chấp thuận; đảm bảo yêu cầu, có nội dung phùhợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, không trái với các quy địnhcủa pháp luật

- Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm trong trường trung học cơ sở

- Hoạt động trải nghiệm

Trang 18

Cuốn Kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm

sáng tạo trong trường trung học [41, tr.19], của tác giả Đinh Thị

Kim Thoa cho rằng hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động

giáo dục thông qua sự trải nghiệm và sáng tạo của cá nhân trongviệc kết nối kinh nghiệm học được trong nhà trường với thực tiễn đờisống mà nhờ đó các kinh nghiệm được tích lũy thêm và chuyển hóadần thành năng lực

Theo Bùi Ngọc Diệp trong cuốn Một số vấn đề chung về hoạt

động trải nghiệm sáng tạo trong trường phổ thông [17, tr.16], hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một biểu hiện của hoạt động giáo dục

đang tồn tại trong chương trình giáo dục hiện hành Hoạt động trảinghiệm sáng tạo là hoạt động mang tính xã hội, thực tiễn đến vớimôi trường giáo dục trong nhà trường để học sinh tự chủ trảinghiệm trong tập thể, qua đó hình thành và thể hiện được phẩmchất, năng lực, nhận ra năng khiếu, sở thích, đam mê, bộc lộ và điềuchỉnh cá tính, giá trị; nhận ra chính mình cũng như khuynh hướngphát triển của bản thân; bổ trợ cho và cùng với các hoạt động dayhọc trong chương trình giáo dục thực hiện tốt nhất mục tiêu giáodục Hoạt động này nhấn mạnh sự trải nghiệm, thúc đẩy năng lựcsáng tạo của người hcoj và được tổ chức thực hiện một cách linhhoạt sáng tạo

Trang 19

Theo Lê Huy Hoàng trong cuốn Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo khoa học kĩ thuật” [21, tr.56], hoạt động trải

nghiệm sáng tạo là hoạt động xã hội, thực tiễn giúp học sinh tự chủ

trải nghiệm trong tập thể, qua đó hình thành và thể hiện phẩm chấtnăng lực; nhận ra năng khiêu, sở thích, đam mê, bộc lộ và điềuchỉnh cá tính, giá trị, nhận ra chính mình cũng như khuynh hướngphát triển bản thân; bổ trợ và cùng với các hoạt động dạy học trongCTGD thực hiện tốt nhất mục tiêu giáo dục Hoạt động này nhấnmạnh sự trải nghiệm, thúc đẩy năng lực sáng tạo của người học vàđược tổ chức một cách linh hoạt, sáng tạo

Nhìn chung, từ các phân tích trên có thể đưa ra: coi hoạt động

trải nghiệm là hoạt động giáo dục, được tổ chức theo phương thức trải nghiệm, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực thực tiễn…, từ đó tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình [39].

- Giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm

- Khái niệm

Các hoạt động GDKNS thông qua hoạt động trải nghiệm thựcchất là các HĐGD KNS được tổ chức cho HS thâm nhập vào cáchoạt động thực tế, những việc làm cụ thể, và bằng việc thông quacác hành động của mình, HS có cơ hội và điều kiện thuận lợi để

Trang 20

phát triển, nâng cao các tố chất và tiềm năng của bản thân Tuynhiên để có hiệu quả cao trong GDKNS cho HS, người GV cần tạođiều kiện để các em chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quátrình hoạt động; được trải nghiệm, từ thiết kế hoạt động đến chuẩn

bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểmlứa tuổi và khả năng của bản thân

Như vậy, dựa trên quan niệm về GD KNS và HĐTN: Giáo

dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm về cơ bản mang tính chất của hoạt động thực tế, được nhà trường và các nhà giáo dục tổ chức trên tinh thần tự chủ, với sự nỗ lực tự giáo dục của bản thân người học nhằm phát triển cho họ các kỹ năng giao tiếp, giải quyết tình huống trong cuộc sống và ứng phó với thách thức của bối cảnh.

- Vai trò giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường THCS

Thứ nhất: Tạo cơ hội gắn kết giữa lý luận và thực tế xã hội

GD KNS thông qua HĐTN sẽ tạo cơ hội cho học sinh trongquá trình trải nghiệm thể hiện được giá trị bản thân mình, thiết lậpđược các quan hệ giữa cá nhân với tập thể, với các cá nhân khác,với môi trường học và môi trường sống Sự trải nghiệm có ý nghĩa

sẽ huy động tổng thể các giá trị của cá nhân từ cảm xúc đến ý thức

Trang 21

và hành động Sự trải nghiệm huy động toàn bộ năng lực hành động,

sự liên kết trách nhiệm của bản thân với xã hội

GD KNS thông qua HĐTN có thể quan sát trực tiếp được qua

hành vi của người được giáo dục qua sản phẩm của quá trình giáodục Ưu thể của GD KNS với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng,diễn ra trên bình diện rộng, tạo môi trường gắn lí luận với thực tiễn.Các hoạt động thực tiễn về khoa học kĩ thuật, hoạt động xã hội, vănhóa, văn nghệ, vui chơi giải trí…cùng tập thể có tác động mạnh mẽ,sâu sắc tới đời sống tình cảm của học sinh GD KNS là môi trườngrèn luyện phẩm chất, nhân cách, tài năng, thiên hướng cá nhân chohọc sinh Qua đó mà các mối quan hệ giữa con người với đời sống

xã hội, với thiên nhiên và môi trường sống được hình thành GDKNS thông qua HĐTN là môi trường tốt cho việc phát triển toàndiện nhân cách cho học sinh, là điều kiện tốt nhất để các em pháthuy vai trò chủ thể, chủ động, sáng tạo trong quá trình rèn luyện vàhọc tập, góp phần hình thành tình cảm và niểm tin đúng đắn

Thứ hai: HĐTN góp phần nâng cao, rèn luyện, phát triển

KNS

Trong quá trình tổ chức GD KNS thông qua HĐTN, mộtlượng lớn thông tin có thể được truyền qua lại với nhau trong môitrường kiến tạo xã hội, các kỹ năng có thể được hình thành và củng

Trang 22

cố bởi chính sự khám phá của người học hoặc bởi sự truyền thụ kiếnthức từ người học hiểu biết hơn (đóng vai trò như chuyên gia) sangngười học còn chưa biết (đóng vai trò như người hưởng thụ, ngườiđược giúp đỡ) Như vậy, kỹ năng được rèn luyện và chiếm lĩnh bởichính cá nhân người học hoặc được xây dựng và củng cố trong môitrường kiến tạo xã hội thông qua HĐTN.

Thứ ba: phát triển nhân cách, năng lực cá nhân toàn diện

Giáo dục kỹ năng sống thông qua HĐTN giúp học sinh tăngcường sự hiểu biết và tiếp thu các giá trị tốt đẹp, nâng cao ý thứctrách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội Tổ chức

GD KNS thông qua HĐTN giúp học sinh củng cố các kĩ năng đã có,trên cơ sở đó, tiếp tục rèn luyện và phát triển các năng lực của bảnthân Quá trình trải nghiệm giúp cho học sinh có thái độ đúng đắntrước những vấn đề của cuộc sống

- Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm

Những năm gần đây, Bộ GD&ĐT tạo đã yêu cầu các trườngphổ thông chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường cácHĐGD KNS trong đó tăng cường tính sáng tạo, tích cực của HS đểphát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh Do vậy, GD KNSthông qua hoạt động trải nghiệm đạt các mục tiêu như sau:

Trang 23

+ GD KNS thông qua hoạt động trải nghiệm giúp HS bổ sung,củng cố và hoàn thiện những tri thức đã được học trên lớp; giúp chocác em có những hiểu biết mới, mở rộng nhãn quan với thế giớixung quanh, cộng đồng xã hội.

+ GD KNS thông qua hoạt động trải nghiệm giúp HS biết vậndụng những tri thức đã học để giải quyết các vấn đề do thực tiễn đờisống (tự nhiên, xã hội) đặt ra, giúp các em định hướng nghề nghiệptrong tương lai, biết tự điều chỉnh hành vi, lối sống cho phù hợpchuẩn mực đạo đức Qua đó cũng từng bước làm giàu thêm nhữngkinh nghiệm thực tế, xã hội cho các em

+ GD KNS thông qua hoạt động trải nghiệm giúp HS địnhhướng chính trị, xã hội, có những hiểu biết nhất định về truyềnthống dân tộc ví dụ như về Bác Hồ, về Đảng, về Đoàn, về Đội…màthực hiện tốt nghĩa vụ của HS, của Đội viên, của Nhi đồng

+ GD KNS thông qua hoạt động trải nghiệm tạo điều kiện cho

HS quan sát và trải nghiệm các hoạt động thực tiễn đến hình thành

và phát triển phẩm chất nhân cách, các năng lực tâm lý – xã hội

+ GD KNS thông qua HĐTN giúp học sinh không chỉ tạo điềukiện cho HS được tham gia xã hội mà còn là cơ hội để HS phát huy khảnăng của cá nhân

Ngày đăng: 03/12/2018, 20:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w