1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp dạy học đóng vai trong dạy học phần công dân với pháp luật trong trường trung học phổ thông

35 281 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 225 KB

Nội dung

Khác với các môn học khác, môn GDCD nói chung và môn GDCDở trường THPT nói riêng là môn học có vai trò quan trọng trong việcthực hiện nhiệm vụ xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân ch

Trang 1

Ở ĐẦU

1/ Lý do chọn đề tài:

Đảng và nhà nước ta đã từ lâu khẳng định : “giáo dục là quốc sách hàng đầu ” và Bác Hồ của chúng ta đã nói “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” Vì vậy nên việc giáo dục cho thế hệ tương lai là rất quan trọng.

Trong xu thế hội nhập với tình hình thế giới về công tác triển khaicải cách giáo dục, Việt Nam tiến hành đổi mới với mục tiêu: xây dựngnội dung chương trình, phương pháp giáo dục, SGK phổ thông nhằmnâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu pháttriển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước,phù hợp với thực tiển và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáodục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới

Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là 1 quá tình đổi mới từmục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, đánh giá chất lượng giáodục đến cả những hoạt động của quá trình này toàn chương trình coitrọng thực hành, vận dụng… Phương pháp dạy học cũng đổi mới để hỗ trợcho quá trình tự học, tự chiếm lĩnh tri thức… chỉ có đổi mới phương phápmới có thể đạt được hiệu quả giáo dục cao

Hiện nay vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nói chung vàphương pháp dạy học giáo dục công dân nói riêng đặt biệt là kết hợpgiữa phương pháp dạy học với thảo luận nhóm, phương pháp dạy họcđóng vai với các phương pháp dạy học đang được giáo dục quan vâm, vàđó cũng là vấn đề cấp thiết cần được giải quyết để nâng cao chất lượnggiáo dục

Trang 2

Khác với các môn học khác, môn GDCD nói chung và môn GDCD

ở trường THPT nói riêng là môn học có vai trò quan trọng trong việcthực hiện nhiệm vụ xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân cho họcsinh mà luật giáo dục đã quy định “ mục tiêu của giáo dục phổ thông làgiúp học sinh phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ và các kỹ năng cơbản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tưcách và trách nhiệm công dân,chuẩn bị cho học sinh học lên hoặc đi vàocuộc sống lao động tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”

Môn giáo dục công dân với pháp luật có nhiệm vụ trang bị cho họcsinh những hiểu biết cơ bản về quyền và nghĩa vụ pháp lý của người dântrên một số lĩnh vực cơ bản Từ đó học sinh hiểu rằng : Bất cứ người dânnào, ở bất cứ đâu, ở bất kỳ cương vị nào đều pháp sống và làm việc theopháp luật, phải có trách nhiệm góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh,giữ gìn kỷ cương xã hội, xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho mọi ngườisự giác ngộ sâu sắc về các vấn đề được đề cập trong chương trình sẽgiúp công dân tương lai của đất nước có được sự chủ động, sáng tạo khithực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong cuộc sống chung của đấtnước

Để thực hiện nhiệm vụ đó thì vấn đề đổi mới nôïi dung và đổi mớiphương pháp dạy học môn GDCD là quan trọng Nhưng quan trọng hơnhiện nay đó là đổi mới phương pháp dạy học Trong quá trình đổi mớiphương pháp dạy học có thể giáo viên chưa quan tâm đến 2 phương phápdạy học thảo luận nhóm và phương pháp dạy học đóng vai từ đó chưaphát huy được tính tích cực của học sinh Do vậy việc kết hợp 2 phươngpháp giúp học sinh nắm được lý luận và thực tiễn một cách nhanh chóngvà hiệu quả

Trang 3

Chính vì lý do trên tôi quyết định chọn đề tài “Kết hợp phươngpháp thảo luận nhóm và phương pháp dạy học đóng vai trong dạy họcphần công dân với pháp luật trong trường trung học phổ thông” để làmtiểu luận tốt nghiệp.

2/ Lịch sử nghiên cứu :

Nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tínhtích cực của học sinh đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều đề tài bànbạc xung quanh đặc biệt là kết hợp các phương pháp dạy học khác nhaukhi truyền thụ một tri thức mới cụ thể như: kết hợp phương pháp thảoluận nhóm với các phương pháp khác trong dạy học các bài “công dânvới các vấn đề chính trị- xã hội” của Đặng Xuân Điều cùng Vũ ĐìnhBảy (tạp chí khoa học- Gd trường ĐHSP Huế, 2009); Tuy nhiên, vấn đềkết hợp phương pháp dạy học thảo luận nhóm với phương pháp dạy họcđóng vai trong dạy học Phần công dân với pháp luật trong trường trunghọc phổ thông còn tương đối mới mẻ và xa lạ, ít ai nghiên cứu, nếu cóchỉ dưới góc độ lý luận mà thôi

3/ Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:

Mục đích :

Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu các phương pháp dạy học mônGDCD, đề tài này đề xuất thêm việc sử dụng phương pháp dạy học thảoluận nhóm và phương páp dạy hcoj đóng vai trong dạy phần công dânvới PL Qua đó còn cung cấp thêm cho tôi trong quá trình giảng dạynhững kinh nghiệm quý báu về phương pháp dạy học

Nhiệm vụ :

Trang 4

- Tìm hiểu các phương pháp dạy học môn GDCD đang được sử dụnghiện nay, cụ thể là kết hợp 2 phương pháp dạy hcoj thảo luậnnhóm và đóng vai.

- Khảo sát việc sử dụng các phương pháp dạy học đóng vai và thảoluận nhóm trong phần dạy học công dân với PL, đưa ra 1 số giảipháp để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng phương pháp dạy họcthảo luận nhóm và phương pháp dạy học đóng vai trong dạy họcphần công dân với PL ở trường THPT Vĩnh Hòa - U MinhThượng, - Kiên Giang

- Vận dụng việc kết hợp phương pháp dạy học nêu đóng vai vớiphương pháp thảo luận nhóm để dạy bài “ Quyền bình đẳng củacông dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội”

4/ Đối tượng, phạm vi nghiên cứu :

- Đối tượng nghiêu cứu : phương pháp dạy học thảo luận nhóm vàphương pháp dạy học đóng vai trong dạy phần công dân với phápluật trong trường THPT

- Phạm vi nghiên cứu : Vận dụng 2 phương pháp trên trong dạy họcphần công dân với pháp luật ở trường THPT Vĩnh Hòa

5/ Phương pháp nghiên cứu :

-Đề tài thuộc lĩnh vực khoa học giáo dục nên sử dụng phương phápchung là: phương pháp luận Mác-xít, chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủnghĩa duy vật lịch sữ

- Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng phương pháp cụ thể như :

+ Phương pháp quan sát

+ Phương pháp điều tra

+ Phương pháp tổng hợp

Trang 5

+ Phương pháp so sánh…

6/ Kết cấu đề tài :

Ngoài phần mở đầu, mục lục, tài liệu tham khảo đề tài kết cấu thành 3chương

Chương I : Môn GDCD ở trường TH+PT và vai trò của việc kết hợpphương pháp dạy thảo luận nhóm với phương pháp dạy học đóng vaitrong dạy học phần công dân với pháp luật

1.1 Môn GDCD ở trường THPT

1.1.1 Vị trí, mục tiêu, cấu trúc chương trình của môn GDCD trong trường

THPT

Môn GDCD được đưa vào giảng dạy trong các trường THPT ởnước ta từ lâu với những hình thức tên gọi khác nhau Trước đổi mới vàngay cả những năm đầu của đổi mới, trong các trường THPT, mônGDCD được gọi là môn chính trị, là dạy và học chính trị, bởi nó phục vụcho việc định hướng chính trị tư tưởng trong nhà trường

Mục tiêu của môn GDCD được xác định như sau :

Về kiến thức : Cung cấp cho học sinh những hiểu biết ban đầu về thếgiới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng; hiểu các giá trị đạođức, pháp luật cơ bản của người Việt Nam giai đoạn ngày nay; biết đượcbản chất của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; vai tròcủa nhà nước trong việc đảm bảo thực hiện páp luật, hoạch định chínhsách và quản lý kinh tế; hiểu đường lối, quan điểm của Đảng; các chínhsách quan trọng của nhà nước về xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giaiđoạn hiện nay, hiểu trách nhiệm công dân trong việc thực hiện đườnglối, quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước, hiểu

Trang 6

trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm tham gia phát triển kinh tế của côngdân.

Về kỹ năng : Trên cơ sở những kiến thức được cung cấp, học sinh biếtvận dụng những kiến thức đó vào phân tích, đánh giá các hiện tượng, cácsự kiện, các vấn đề trong thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp với cácgiá trị xã hội; biết bảo vệ cái tốt, cái đúng, cái đẹp và đầu tranh phêphán đối với các hành vi, hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống phù hợpvới khả năng của bản thân

Về thái độ : Học sinh biết cách cư xử, biết yêu cái tốt, cái đúng, cái đẹp,không đồng tình với các hành vi, việc làm tiêu cực, biết yêu quê hương,đất nước, biết trân trọng và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc;tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, tôn trọng các chính sách,pháp luật của Nhà nước và các quy định chung của cộng đồng

Cấu trúc chương trình của môn GDCD bậc THPT :

Phần 1 : Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luậnkhoa học

Phần 2 : Công dân với đạo đức

Phần 3 : Công dân với kinh tế

Phần 4 : công dân với các vấn đề chính trị – xã hội

Phần 5 : Công dân với PL

Ngoài ra chương trình còn dành một số thời gian cho các hoạt động thựctiễn, ngoại khóa, các vấn đề gắn với tình hình địa phương

1.1.2 Chương trình GDCD lớp 12 và đặc thù tri thức của phần công dân

với PL

Vị trí :

Trang 7

Chương trình GDCD lớp 12 là chương trình của lớp cuối cấp bậc THPT,nối tiếp chương trình lớp 10 và 11 để thực hiện một cách đầy đủ mụctiêu của chương trình THPT ( cả cấp học) Vì vậy chương trình GDCDlớp 12 không chỉ bao gồm những nội dung mới, cần thiết mà các lớp10,11 chưa đề cập đến mà còn bao gồm cả việc vận dụng, củng cố vànâng cao những tri thức mà học sinh đã học ở lớp dưới để hoàn thànhmục tiêu đào tạo.

Về kỹ năng :

- Từng bước hình thành năng lực phân tích đánh giá các sự kiện, tìnhhuống PL trong đời sống hàng ngày của bản thân gia đình và xh

- Biết cách tìm hiểu, tiếp cận các văn bản PL đã được trang bị trongnhà trường để tự điều chỉnh hành vi bản thân trong các mối quanhệ xh mà hs tham gia hàng ngày

Về thái độ :

Trang 8

- Tôn trọng, tin tưởng lẽ phải, sự công bằng, ý thức trách nhiệm vàtính tích cực của công dân trog việc xây dựng nhà nước phápquyền XHCN.

- Tôn trọng và tự giác sống, học tập theo PL, trước tiên là tuân thủcác quy định của PL về quyề, nghĩa vụ của học sinh trong nhàtrường, trong các hoạt động XH cũng như chủ động góp phầnphòng chống các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức xh

Cấu trúc chương trình :

Chương trình môn GDCD lớp 12 “Công dân với PL” được cụ thể hóatrong 10 bài học và bảng dạy trong 27 tiết :

Bài 1 : PL và đời sống ( 3 tiết)

Bài 2 : Thực hiện PL ( 3 tiết)

Bài 3 : Công dân bình đẳng trước PL ( 1 tiết )

Bài 4 : Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đờisống xh( 3 tiết)

Bài 5 : Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo ( 2 tiết)

Bài 6 : Công dân với các quyền tự do cơ bản ( 4 tiết)

Bài 7 : công dân với các quyền dân chủ ( 3 tiết)

Bài 8 : PL với sự phát triển của công dân ( 2 tiết)

Bài 9 : PL với sự phát triển bền vững của đất nước ( 4 tiết)

Bài 10 : PL với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại ( 2tiết)

Nội dung chương trình

Nội dung chương trình của GDCD lớp 12 tập trung vào hai chủ đềchính :

Trang 9

- Bản chất và vai trò của PL đối với sự phát triển của công dân, đấtnước và nhân loại ( gồm bài 1,2,8,9,10)

- Quyền và nghãi vụ của công dân trong các lĩnh vực của đời sống

xh ( gồm bài 3,4,5,6,7)

Nội dung chương trình giáo dục công dân lớp 12 có mối quan hệthống nhất với nội dung chương trình GDCD lớp 10 và lớp 11

Nội dung chương tình GDCD lớp 12 tập trung phân tích bản chất của

PL, vai trò của PL đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân,nhà nước và xh

Đặc thù tri thức của phần công dân với PL :

Học sinh học các tri thức của phàn 5 ( công dân với PL ) : Đây lànhững tri thức thuộc bộ môn PL, là sự phát triển tiếp nối phần PL ởbậc THCS, nhằm cung cấp những hiểu biết cơ bản về bản chất, vaitrò, vị trí của PL giúp hs chủ động, tự giác điều chỉnh ành vi của cánhân và đánh giá được hành vi của người khác theo quyền hạn vànghĩa vụ của công dân trong giai đoạn xây dựng nhà nước phápquyền XHCN Việt Nam

1.2 Vai trò việc kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương phápdạy học đóng vai trong dạy học phần công dân với PL

1.2.1 Phương pháp dạy học thảo luận nhóm và phương pháp dạy học

đóng vai trong dạy học GDCD

Phương pháp dạy học GDCD là cách thức hoạt động phốihợp thống nhất của giảng viên nhằm phát hiện những quy luật củaquá trình dạy học môn GDCD, xây dựng hệ thống các nguyên tắc,

Trang 10

hệ thống các hình thức và phương pháp dạy học cụ thể để tổ chứcthành công hoạt động dạy học môn GDCD ở trường trung học

Phương pháp dạy học thảo luận nhóm trong môn GDCD Quan niệm về phương pháp thảo luận nhóm là sự phát triểncủa phương pháp thảo luận trên lớp ( vemina)

Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp dạy học trong đónhóm lớn ( lớp học) được chia thành các nhóm nhỏ để tất cả cácthành viên trong lớp đều được làm việc, được bàn bạc, trao đổi vềmột chủ đề cụ thể và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấnđề đó

Ưu điểm và khuyết điểm của phương pháp thảo luận nhóm

+ Học sinh thoải mái, tự tin hơn trong việc trình bày ý kiến của mình vàbiết lắng nghe ý kiến phê phán của những thành viên khác Tạo điềukiện kích thích thi đua giữa các thành viên trong nhĩm và giữa cácnhĩm, đặc biệt là trong những chủ đề cĩ tính sáng tạo cao

+ Tạo điều kiện cho giáo viên nhận được nhiều thơng tin phản hồi từphía học sinh, thu được những tri thức kinh nghiệm qua các ý kiến phátbiểu cĩ suy nghĩ và sáng tạo của học sinh

+ Phương pháp thảo luận nhĩm giúp các thành viên trong nhĩm chia sẻcác băn khoăn , kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhậnthức mới

Trang 11

Như vậy, nếu thảo luận nhóm được tổ chức tốt sẽ tăng cường tínhtích cực, chủ động của học sinh, giúp học sinh tập trung vào bài học,phát triển được các kỹ năng tư duy, óc phê phán, các kỹ năng giao tiếp

và xã hội quan trọng khác

- Hạn chế

+ Các nhóm và cá nhân học sinh trong nhóm dễ bị chệch hướng với chủ

đề mà giáo viên đưa ra

+ Thảo luận nhóm là phương pháp tốn nhiều thời gian đặc biệt vớinhững tri thức khoa học có logic tường minh hoặc những tri thức có tínhchính xác cao

+ Hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc nhiều vào tinh thần tham giacủa các thành viên trong nhóm

+ Đây là phương pháp dễ gây hứng thú cho học sinh những cũng dễ tạo

Một số lưu ý sư phạm khi thực hiện phương pháp thảo luận nhóm

- Có nhiều cách chia nhóm, có thể theo sổ điểm danh, theo lứa tuổi,theo đội, theo giới tính, theo vị trí ngồi… Quy mô nhóm có thể lớnhoặc nhỏ, tùy theo vấn đề thảo luận

- Nội dung thảo luận của các nhóm có thể giống hoặc khác nhau

- Cần quy định rõ thời gian thảo luận và tình bày kết quả thảo luận chocác nhóm

- Mỗi nhóm cần chọn một tỏng những thành viên trong nhóm làmtrưởng nhóm

Trang 12

- Kết quả thảo luận có thể được tình bày dưới nhiều hình thức, bằnglời, đóng vai, viết hoặc vẽ trên giấy.

- Trong thời gian học sinh thảo luận nhóm nhỏ, giáo viên cần đi vòngquanh các nhóm và lắng nghe ý kiến của học sinh, giúp đỡ, gợi ý nếucần thiết

- Đảm bảo các yếu tố cạnh tranh và thi đua giữa các nhóm, GV khôngnên tiết kiệm lời khen đối với thành công và sự tiến bộ của các nhómPhương pháp dạy học đóng vai trong dạy học GDCD

Quan niệm về PPDH đóng vai là 1 trong những phương pháp mangtính chất tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với họcsinh, giữa học sinh với môi trường học tập Nó khuyến khích họcsinh thâm nhập vào đời sống thực tế và thử đặt mình vào các vị tríkhác nhau để giải quyết các tình huống cụ thể trong cuộc sống

Ưu điểm và khuyết điểm của phương pháp dạy học đóng vai trongmôn GDCD

 Ưu điểm :

+ Học sinh rèn luyện, thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái

độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.+ Phương pháp này gây hứng thú và chú ý cho học sinh, tạo điều kiệnlàm phát triển óc sáng tạo của học sinh góp phần tích cực trong việcthúc đẩy động cơ và hiệu quả học tập

+ Đây là phương pháp dạy học kích lệ sự thay đổi thái độ, hành vicủa học sinh theo hướng tích cực, rèn luyện cho học sinh kỹ năng giảiquyết vấn đề, chủ động xử lý tình huống trong thực tế

+ Qua vai diễn có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặcviệc làm mà các vai diễn thể hiện

 Hạn chế :

+ Nếu học sinh đóng vai không hiểu rõ vai của mình ( lạc đề) thì sẽkhông thu được kết quả như mong muốn, có khi kết quả ngược lại

Trang 13

+ Nếu không có yếu tố hoác trang hoặc đạo cụ thì sẽ giảm hiệu quảcủa giờ học, không gây được hứng thú cho học sinh Người đóng vai

ít có kinh nghiệm và khả năng diễn đạt sẽ làm cho lớp học không tậptrung hoặc rối nhiễu

Phương pháp dạy học đóng vai được thể hiện như sau :

- Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóngvai cho từng nhóm Quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóngvai của mỗi nhóm

- Các nhóm thảo luận đóng vai

- Cá nhóm tiến hành đóng vai

- Lớp thảo luận, nhận xét, thường thì thảo luận bắt đầu về cách ứng xửcủa các nhân vật cụ thể hoặc tình huống vở diễn, nhưng sẽ mở rộngphạm vi sang thảo luận, những vấn đề khái quát hơn hay những vấn

đề mà vở diễn chứng mình

- Giáo viên nhận xét, góp ý và kết luận

Khi thực hiện phương pháp dạy học đóng vai cần chú ý điến các yêucầu sư phạm sau :

- Tình huống đóng vai phải là những chủ đề phù hợp với nội dung trithức của môn GDCD, phù hợp với tâm lý lứa tuổi, trình độ học sinh

và điều kiện, hoàn cảnh lớp học

- Tình huống nên để mở, không cho trước “kịch bản” lời thoại

- Phải dành thời igan phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai

- Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập đóng vai đểkhông lạc đề

- Nên khích lệ tất cả học sinh cùng tham gia, kể cả học sinh nhút nhát

- Nên hoát trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của trò chơiđóng vai

- Trao quyền cho học sinh để các em tự bộc lộ khả năng của mình

Trang 14

1.2.2 Cơ sở và vai trò để kết hợp phương pháp dạy học thảo luận nhóm với

phương pháp dạy học đóng vai tỏng phần dạy công dân với PL

Cơ sở của việc kết hợp phương pháp dạy học thảo luận nhóm vàphương pháp dạy học đóng vai trong dạy học môn công dân như sau :

- Định hướng đổi mới phương pháp dạy học

+ Mục tiêu “xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục,SGK phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diệnthể hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyềnthống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nướcphát triển trong khu vực và trên thế giới”

+ Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải là một quá trình đổimới từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, đánh giá chấtlượng giáo dục cho những hoạt động quản lý cả quá trình này Toàn

bộ chương trình cần coi trọng thực tiễn, vận dụng, do đó nội dungchương trình cần tinh giảm, tập trung vào kiến thức, kỹ năng cơ bản

và thiết thực, tích hợp được nhiều mặt giáo dục và được tổ chức triểnkhai dưới nhiều hình thức dạy học đa dạng, phong phú

+ Có thể hiểu dổi mới phương pháp dạy học môn GDCD tức là việc

sử dụng phương pháp dạy phải nhằm bồi dưỡng cho học sinh nănglực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươnlên Phải cuốn hút học sinh có thể tự khám phá và chiếm lĩnh nộidung bài học, học sinh sẽ hứng thú, thông hiểu và ghi nhớn những gìcác em nắm được qua hoạt động chủ động, tích cực của chính mình

 Mối quan hệ giữa đổi mới phương pháp dạy học với quan điểmdạy học lấy học sinh làm trung tâm

Dạy học lấy học sinh làm trung tâm không phải là một phươngpháp dạy học cụ thể Đó là một tư tưởng, quan điểm giáo dục, mộtcách tiếp cận quá trình dạy học chi phối tất cả quá trình dạy học về

Trang 15

mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức, kiểm tra,đánh giá …… Chứ không phải chỉ liên quan đến phương pháp dạy

và học

Trong nhà trường một thầy dạy cho một lớp đông học trò, cùnglứa tuổi và trình độ tương đối đồng đều thì GV kkhos có điều kiệnchăm lo cho từng hs nên đã hình thành kiểu dạy “ thông báo – đồngloạt” GV quan tâm trước hết đến việc hoàn thành trách nhiệm củamình là truyền đạt cho hết nội dung quy định trong chương trình và

SG, cách dạy này làm cho hs thụ động, thiên về ghi nhớ, ít chịu suynghĩ, cho nên hiệu quả dạy và học không đáp ứng yêu cầu phát triểnnăng động của xh hiện đại

 Một số yêu cầu của đổi mới PPDH

- Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập cho hs

Trong đổi mới PPDH, hs – đối tượng của hoạt động “dạy”, đồng thời

là chủ thể của hoạt động “học” – do GV tổ chức và chỉ đạo HS trựctiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theosuy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kỹ năng mới Dạy họctheo cách này thì GV không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còngiúp cho từng HS tích cực tham gia các chương trình hành động củacộng đồng

- Dạy học phải chú trọng rèn luyện phương pháp tự học

Phải quan tâm dạy cho hs phương pháp học, trong các phương pháphọc thì cốt lõi là phương pháp tự học Ngày nay người ta nhấn mạnhmặt hoạt động tự học trong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyểnbiến từ học tập thụ động sang học tập chủ động

- Dạy học phải tăng cường học tập độc lập, phối hợp với học tập hợptác

Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấpnhóm, tổ, lớp hoặc trường Được sử dụng phổ biến trong dạy học là

Trang 16

hoạt động hợp tác trong nhĩm nhỏ 4 đến 6 người Học tập hợp táclàm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đềgay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân đểhồn thành nhiệm vụ chung.

- Dạy học phải kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trị

Việc đánh giá HS khơng chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng vàđiều chỉnh hoạt động học của trị mà cịn đồng thời tạo điều kiện nhậnđịnh thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy

GV phải hướng dẫn hs phát triển kỹ năng tự đánh giá để tự điềuchỉnh cách học, tạo điều kiện thuận lợi để HS được tham gia đánh giálẫn nhau Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là nănglực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phảitrang bị cho HS

Hơn nữa PPDH khơng phải là phạm trù mục đích mà là phạm trùphương tiện Trong thực tiễn dạy học, khơng cĩ một PPDH nào tồntại độc lập Mỗi PPDH đều cĩ ưu điểm và hạn chế nhất định Trongquá trình dạy học GV phải lựa chọn và sử dụng PPDH như thế nào để

HS được hoạt động tích cực về mặt nhận thức cũng như thực hành, để

HS tự khám phá ra tri thức một cách sáng tạo Đĩ chính là phát huytính tích cực, tính hiện đại của PPDH

Chương II : Thực trạng việc kết hợp phương pháp dạy học đóng vai vớiphương pháp dạy học thảo luận nhóm trong phần dạy công dân với PL ởtrường THPT Vĩnh Hòa, U Minh Thượng, Kiên Giang

2.1 Th ực trạng dạy học ở trường THPT Vĩnh Hịa

2.1.1 Vài nét khái quát về trường THPT Vĩnh Hịa – KG.

Trường trung học phổ thơng Vĩnh Hịa được thành lập từ tháng 7 năm

2007 trên cơ sở trường THCS Vĩnh Hịa 1 thuộc địa bàn ấp Vĩnh Thạnh, XãVĩnh Hịa, huyện U Minh Thượng, Tỉnh Kiên Giang trong các năm qua

Trang 17

trường đã đạt được những thành tích đáng kể như: trường đạt chuẩn văn hóa

giử vững đơn vị văn minh, trường đạt danh hiệu trường xanh-sạch-đẹp,

trường tiên tiến vững mạnh xuất sắc Trường hiện có 40 giáo viên ( kể cả

THCS), trong đó :

+ Số giáo viên đạt chuẩn: 38

+ Số giáo viên chưa đạt chuẩn: 02 giáo viên

+ Số giáo viên trên chuẩn : 0

Số học sinh của các khối lớp:

Học sinh chủ yếu thuộc vùng đồng bằng, phần lớn ở nhiều địa bàn khác

nhau, đa số là con em lao động nghèo phải làm thuê để kiếm sống, kinh tế

không ổn định, đôi khi học theo mùa dẫn đến việc quan tâm, kết hợp hỗ trợ

giữa gia đình và nhà trường còn nhiều hạn chế Chất lượng học sinh chưa

cao, trình độ tiếp thu không đồng đều, một số học sinh nhà cách xa trường,

giao thông đi lại không thuận tiện, phương tiện đi lại gặp nhiều khó khăn,

thường dẫn đến chán học, bỏ học nửa chừng, nên tỷ lệ bỏ học còn cao

Trường trung học phổ thông Vĩnh Hòa không có giáo viên dạy môn

Giáo dục công dân đúng chuyên ngành Do trường mới thành lập nên đến

năm 2010 – 2011 trường mới có lớp 12

2.1.2 Chất lượng giáo dục, dạy học trong nhà trường

Kết quả chất lượng 2 mặt giáo dục của trường THPT Vĩnh Hòa :

Năm học TS

HS

Ngày đăng: 21/01/2016, 13:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w