1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN kĩ NĂNG THẢO LUẬN NHÓM CHO học SINH TRUNG học PHỔ THÔNG THÔNG QUA dạy học PHẦN “CÔNG dân với đạo đức”ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG QUẾ võ số 1 TỈNH bắc NINH

128 721 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 1,36 MB

Nội dung

Khoản 2, Điều 28 Luật giáo dục đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn họ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

˜˜˜ NGUYỄN THỊ KIM THOA

PH¦¥NG PH¸P PH¸T TRIÓN KÜ N¡NG TH¶O LUËN NHãM

CHO HäC SINH TRUNG HäC PHæ TH¤NG TH¤NG QUA D¹Y HäC PHÇN “C¤NG D¢N VíI §¹O §øC”

ë TR¦êNG TRUNG HäC PHæ TH¤NG QUÕ Vâ Sè 1 TØNH B¾C NINH

PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THẢO LUẬN

NHÓM CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÔNG QUA DẠY HỌC

PHẦN “CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC”

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẾ VÕ SỐ 1

TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp giảng dạy Giáo dục chính trị

Mã số: 60.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Như Hải

Trang 2

HÀ NỘI – 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn Nhà giáo

ưu tú PGS.TS Nguyễn Như Hải đã trực tiếp hướng dẫn tận tình chu đáo trong suốtquá trình em làm đề tài luận văn tốt nghiệp

Em xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Lí luận chính trị - Giáo dụccông dân, các thầy cô đã trực tiếp giảng dạy và các phòng ban liên quan của trườngĐại học sư Sư phạm Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong quá trình họctập và làm luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, Ban giám hiệu nhàtrường và các em học sinh khối lớp 10 trường THPT Quế Võ số 1, tỉnh Bắc Ninh đãđộng viên, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GDCD: Giáo dục công dân

GDĐT: Giáo dục đào tạo

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 71

1 Lí do chọn đề tài .1

2 Lịch sử nghiên cứu .3

3 Mục đích nghiên cứu của luận văn .5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .6

5 Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả .6

6 Phương pháp nghiên cứu .7

7 Cấu trúc luận văn .7

NỘI DUNG 8

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THẢO LUẬN NHÓM THÔNG QUA DẠY HỌC PHẦN “CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC” 8

1.1 Cơ sở lí luận của phương pháp phát triển kĩ năng thảo luận nhóm trong dạy học phần”Công dân với đạo dức” 8

1.1.1 Phương pháp dạy học môn giáo dục công dân 8

1.1.2 Phương pháp phát triển kĩ năng thảo luận nhóm trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” ở trường THPT 25

1.2 Cơ sở thực tiễn của phương pháp phát triển kĩ năng thảo luận nhóm cho học sinh thông qua dạy học phần “Công dân với đạo đức” ở trường THPT 33

1.2.1 Thực trạng về phương pháp phát triển kĩ năng thảo luận nhóm trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” ở trường THPT Quế võ số 1 tỉnh Bắc Ninh 33

1.2.2 Nguyên nhân của thực trạng về kĩ năng thảo luận nhóm trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” ở trường THPT Quế võ số 1- Bắc Ninh 40

1.2.3 Sự cần thiết phát triển kĩ năng thảo luận nhóm cho học sinh thông qua dạy học phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD 10 ở trường THPT Quế võ số 1- Bắc Ninh 41

Trang 6

Tiểu kết chương 1 43

Chương 2 : QUY TRÌNH VÀ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THẢO LUẬN NHÓM THÔNG QUA DẠY HỌC PHẦN “CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC” Ở TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ SỐ 1-BẮC NINH 44

2.1 Nguyên tắc và quy trình vận dụng phương pháp phát triển kĩ năng thảo luận nhóm trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” ở trường THPT Quế Võ số 1 - Bắc Ninh 44

2.1.1 Những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng quy trình thực hiện phương pháp phát triển kĩ năng thảo luận nhóm 44

2.1.2 Quy trình vận dụng phương pháp phát triển kĩ năng thảo luận nhóm 45

2.2 Những điều kiện cần thiết để vận dụng phương pháp phát triển kĩ năng thảo luận nhóm trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” ở trường THPT Quế Võ số 1 tỉnh Bắc Ninh 54

2.2.1 Đối với đội ngũ giáo viên 54

2.2.2 Đối với học sinh 55

2.2.3 Đối với Ban giám hiệu nhà trường 55

2.2.4 Về cơ sở vật chất 56

2.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng phương pháp phát triển kĩ năng thảo luận nhóm trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD ở trường THPT Quế Võ số 1 tỉnh Bắc Ninh 56

2.3.1 Đối với giáo viên 56

2.3.2 Đối với Ban giám hiệu nhà trường 57

Tiểu kết chương 2 59

Chương 3: THỰC NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THẢO LUẬN NHÓM CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA DẠY HỌC PHẦN “CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC” Ở TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ SỐ 1 TỈNH BẮC NINH 60

Trang 7

3.1 Kế hoạch thực nghiệm 60

3.1.1 Giả thuyết thực nghiệm 60

3.1.2 Mục đích của thực nghiệm 60

3.1.3 Thời gian, địa điểm, đối tượng thực nghiệm và đối chứng 60

3.2 Nội dung thực nghiệm 61

3.2.1 Những nội dung khoa học cần thực nghiệm 61

3.2.2 Thiết kế bài giảng thực nghiệm 61

3.3 Kết quả thực nghiệm 61

3.3.1 Khảo sát trình độ ban đầu của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 61

3.3.2 Soạn giáo án thực nghiệm 63

3.3.3 Tiến hành dạy thực nghiệm 83

3.3.4 Phân tích, đánh giá kết quả sau thực nghiệm 83

Tiểu kết chương 3 91

KẾT LUẬN 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Kết quả điều tra về sự cần thiết của phương pháp PTKNTLN .34

Bảng 1.2 Kết quả điều tra về mức độ sử dụng các PPDH .34

Bảng 1.3 Mục đích sử dụng phương pháp PTKNTLN .35

Bảng 1.4 Kết quả tìm hiểu những khó khăn khi vận dụng phương pháp PTKNTLN .35

Bảng 1.5 Thực trạng về kĩ năng thảo luận nhóm của HS theo nhận xét của GV .36

Bảng 1.6 Thực trạng nhận thức của HS về môn GDCD .37

Bảng 1.7 Thái độ học tập môn GDCD của HS .37

Bảng 1.8 HS đánh giá về cách thức dạy học của GV bộ môn .38

Bảng 1.9 Kết quả tìm hiểu về những khó khăn mà HS gặp phải trong giờ học có vận dụng phương pháp PTKNTLN 38

Bảng 1.10 Thực trạng về kĩ năng thảo luận nhóm theo nhận xét của HS .39

Bảng 3.1 Kết quả kiểm tra ban đầu của lớp thực nghiệm và lớp đối chứn 62

Bảng 3.2: Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm tiết 1 bài 12 .83

Bảng 3.3: Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm lần 2 tiết 2 bài 12 .85

Bảng 3.4: Kết quả học tập của lớp thực nghiệm qua các bài kiểm tra thực nghiệm .86

Bảng 3.5 Về thái độ học tập của HS .87

Bảng 3.6 Đánh giá về kĩ năng thảo luận nhóm của HS sau thực nghiệm .88

Bảng 3.7 Đánh giá về kĩ năng thảo luận nhóm của HS .89

Trang 9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Kết quả kiểm tra của hai nhóm lớp trước thực nghiệm .62

Biểu đồ3.2: Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm lần 1 .84

Biểu đồ 3.3: Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm lần 2 .85

Biểu đồ 3.4: Kết quả học tập của lớp thực nghiệm qua các bài kiểm tra sau

thực nghiệm .86

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh quốc tế được đặc trưng bởi xã hộitri thức và toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũngđặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục trong việc giáo dục thế hệ trẻ và đàotạo đội ngũ nhân lực Giáo dục cần đào tạo đội ngũ nhân lực có khả năng đáp ứng đượcnhững đòi hỏi mới của xã hội và thị trường lao động, đặc biệt là năng lực hành động,tính năng động, sáng tạo, tính tự lực và trách nhiệm cũng như năng lực cộng tác làmviệc, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp[13,3] Để thực hiện được nhiệm vụ đóngành giáo dục cần phải đổi mới toàn diện, trong đó yêu cầu về đổi mới PPDH là đặcbiệt quan trọng

Định hướng đổi mới PPDH đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4khoá VII (1 – 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII (12 – 1996), được thể chếhoá trong Luật Giáo dục (2005), được cụ thể hoá trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục vàĐào tạo, đặc biệt chỉ thị số 14 (4 – 1999)

Khoản 2, Điều 28 Luật giáo dục đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạođức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, hình thành nhân cách con ngườiViệt Nam xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộcsống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Chương trình giáo dục phổthông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộtrưởng Bộ GDĐT cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sángtạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điềukiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác;rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lạiniềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”[5,8]

Trang 11

Đổi mới PPDH cần có cuộc cách mạng về tư duy: thay đổi kiểu tư duy đơntuyến, một chiều, dễ cả tin bằng tư duy đa tuyến tức là tư duy theo hệ hình thái tươngtác, bao quát tổng thể mỗi sự vật, từ đó nắm được bản chất cụ thể và sâu xa của sự vật.

Định hướng chung cho việc đổi mới giáo dục là phát huy tính tích cực, tựgiác, chủ động, sáng tạo, tự học, kĩ năng vận dụng vào thực tiễn, phù hợp với đặcđiểm của từng lớp học, môn học; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, tạođược hứng thú học tập cho HS, tận dụng được công nghệ mới nhất; khắc phụclối dạy truyền thống truyền thụ một chiều các kiến thức có sẵn, phát huy caonăng lực tự học, học suốt đời trong thời đại bùng nổ thông tin Tăng cường họctập cá thể phối hợp với hợp tác tập thể Định hướng vào người học được coi làquan điểm định hướng chung trong đổi mới PPDH [5,9]

Mục đích của việc đổi mới PPDH ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy học

truyền thụ một chiều sang dạy học theo PPDH tích cực nhằm giúp HS phát huy tính

tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thầnhợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập vàtrong thực tiễn; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập Làm cho “Học” là quátrình kiến tạo, tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lí thông tin, tựhình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất Tổ chức hoạt động nhận thức cho HS, dạy

HS cách tìm ra chân lí Chú trọng hình thành các năng lực (tự học, sáng tạo, hợp tác,

…) Dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học Học để đáp ứngyêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai Những điều đã học cần thiết, bổ ích chobản thân HS và cho sự phát triển xã hội [5,10]

Môn GDCD có vai trò quan trọng trong việc phát triển tâm lực - một thành tố

cơ bản của nhân cách và là nội lực của sự phát triển nhân cách, góp phần quan trọngvào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng được đòi hỏi của thời kì côngnghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại

Đổi mới PPDH môn GDCD là việc sử dụng PPDH nhằm bồi dưỡng cho HSnăng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên Phảicuốn hút HS vào các hoạt động học tập do GV thiết kế, tổ chức và hướng dẫn, qua

đó HS có thể tự khám phá và chiếm lĩnh nội dung bài học, HS sẽ hứng thú, thông

Trang 12

hiểu và ghi nhớ những gì các em nắm được qua hoạt động chủ động, tích cực củachính mình Quá trình sử dụng PPDH phải huy động, khai thác tối đa vốn hiểu biết

và kinh nghiệm sống của HS tạo cơ hội động viên khuyến khích HS bày tỏ quanđiểm, ý kiến cá nhân về vấn đề đang học Phải giúp HS quen dần với sự phân cônghợp tác trong lao động xã hội và hình thành năng lực hợp tác rất cần thiết cho ngườicông dân trong một thế giới phát triển với những sự hợp tác song phương, đaphương, giữa các quốc gia và xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá

Qua thực tế của quá trình dạy học ở các trường THPT nói chung và ở trườngTHPT Quế Võ số 1 nói riêng cho thấy, việc áp dụng PPDH chưa hợp lí, thiếu sự phongphú, đa dạng đã làm hạn chế hứng thú trong học tập môn GDCD ở HS Vì vậy, việc sửdụng các PPDH tích cực để nâng cao hiệu quả dạy học GDCD trong trường THPT làhết sức cần thiết Các đơn vị kiến thức trong phần “Công dân với đạo đức” trongchương trình GDCD lớp 10 rất gần gũi với đời sống của HS nên việc sử dụng kết hợpcác PPDH trong đó chủ đạo là phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai

sẽ góp phần thực hiện mục tiêu của đổi mới PPDH môn GDCD

Qua quá trình dạy học ở trường THPT Quế Võ số 1 tỉnh Bắc Ninh tôi thấyphương pháp thảo luận nhóm chưa được quan tâm nhiều, HS thiếu kĩ năng thảo luậnnhóm, khả năng hoạt động hợp tác còn yếu dẫn đến chất lượng học tập và hoạt độngthực tiễn kém Do đó, đòi hỏi phải PTKNTLN cho HS

Xuất phát từ những đòi hỏi nêu trên mà tôi lựa chọn vấn đề: “Phương pháp pháttriển kĩ năng thảo luận nhóm cho học sinh THPT thông qua dạy học phần “Công dânvới đạo đức” ở trường THPT Quế Võ số 1 tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài nghiên cứu

mở nhằm giúp người học dần phát hiện ra chân lí

Trang 13

Khổng Tử (551-479 TCN), nhà tư tưởng nổi tiếng của Trung Quốc cổ đại, khitruyền giảng tri thức cho học trò của mình, ông cho rằng: không tức giận vì muốn biết thìkhông truyền mở cho; không tức giận vì nói không rõ ra được, thì không bày vẽ cho Vật

có bốn góc, bảo cho biết một góc mà không suy ra ba góc kia thì không dạy nữa

Như vậy, các nhà tư tưởng thời cổ đại đã đề cập đến việc làm thế nào để pháthuy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS, không chấp nhận lối truyền thụ một chiềutrong quá trình dạy học

Ca dao tục ngữ Việt Nam có câu: Học thầy không tày học bạn, điều này chothấy lợi ích của việc học tập từ bạn bè Qua đó chúng ta thấy, từ lâu cha ông ta đã có tưtưởng về hình thành và phát triển kĩ năng thảo luận nhóm trong việc dạy học

Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX trên thế giới đã có nhiều nhà giáo dục

đề cập đến việc dạy học định hướng vào hoạt động tích cực, chủ động củangười học Nhà giáo dục Mĩ J DeWay là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ

“Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” mà bản chất là khuyến khích tính tíchcực, tự giác, độc lập, sáng tạo của HS trong quá trình học tập để giải quyếtcác nhiệm vụ học tập, mà thực chất là hình thành các kĩ năng cho người họctrong đó có kĩ năng thảo luận nhóm

Trong những năm gần đây, lí luận về PPDH và đổi mới PPDH được nhiều nhànghiên cứu quan tâm Có rất nhiều các tài liệu nghiên cứu về đổi mới PPDH nhằm pháthuy tính tích cực, chủ động của người học, hình thành và phát triển kĩ năng cho ngườihọc đáp ứng nhu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội

Trần Bá Hoành đã quán triệt quan điểm “Dạy học lấy học sinh làm trungtâm” với đặc trưng cơ bản là: mọi hoạt động dạy học hướng vào phát triển tối đanăng lực vốn có của người học, chú ý tới nhu cầu và hạnh phúc của người học.Trong đó GV đóng vai trò là người trọng tài, cố vấn, người hướng dẫn, người tổchức, người kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của HS HS là người tự tổ chức, tựđiều khiển, tự đánh giá hoạt động học tập của mình Quan điểm dạy học lấy HS làmtrung tâm nhằm hình thành và phát triển cho HS các kĩ năng để đáp ứng yêu cầu của

sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo xu thế hội nhập

Trang 14

Nguyễn Hữu Châu trong cuốn “Những vấn đề cơ bản về chương trình và quátrình dạy học” đã đề cập đến việc sử dụng nhóm nhỏ để HS làm việc cùng nhau nhằmphát huy tối đa kết quả học tập của bản thân Ông cho rằng học tập hợp tác phức tạphơn học tập cá nhân, các thành viên phải biết đưa ra quyết định, xây dựng lòng tin giảiquyết mâu thuẫn, hình thành và phát triển kĩ năng học tập.

Nguyễn Bá Kim (2006) trong “Phương pháp dạy học đại cương môntoán” nhận định: Thông qua hoạt động nhóm, HS cùng hoàn thành những côngviệc mà một mình không thể hoàn thành được trong một thời gian nhất định.Trong học tập theo nhóm HS có cơ hội được bộc lộ, thể hiện mình về mặt giaotiếp; làm việc hợp tác; học hỏi lẫn nhau; đem lại bầu không khí đoàn kết, tintưởng giúp đỡ lẫn nhau… và có cơ hội rèn luyện phát triển những kĩ năng họctập, trong đó có kĩ năng thảo luận nhóm

Trong một số bài báo như: “Hệ thống kĩ năng học tập hiện đại”, “Nhận diện vàđánh giá kĩ năng”…, Tác giả Đặng Thành Hưng đã chỉ ra hệ thống các kĩ năng học tậptrong môi trường hiện đại Thông qua hệ thống kĩ năng học tập, tác giả cho thấy học tậpchính là thiết lập các mối quan hệ tích cực, cùng nhau chia sẻ và giải quyết các vấn đề

Các nhà nghiên cứu: Phạm Viết Vượng, Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê,Trần Thị Tuyết Oanh, Đặng Thành Hưng…cho rằng : dạy học là qúa trình, trong đódưới tác động chủ đạo (tổ chức, điều khiển, lãnh đạo) của thầy, HS tự giác, tích cực, tự

tổ chức, tự điều khiển quá trình nhận thức, nhằm đạt được các mục tiêu học tập

Như vậy, trong lịch sử nghiên cứu đã có nhiều công trình nghiên cứu về PPDHtích cực, phương pháp thảo luận nhóm, dạy học theo hướng phát triển kĩ năng học tậphợp tác, dạy học theo nhóm nhỏ… Tuy nhiên, dạy học lấy học sinh làm trung tâmnhằm phát triển các kĩ năng cho học sinh đặc biệt là kĩ năng thảo luận nhóm bằng việckết hợp các PPDH ở môn GDCD là một vấn đề hết sức mới mẻ

3 Mục đích nghiên cứu của luận văn

Đề tài nghiên cứu cơ sở khoa học của phương pháp PTKNTLN để từ đó rút racác quy trình vận dụng phương pháp phát triển kĩ năng đó vào dạy học phần “Công dânvới đạo đức” cho HS ở trường THPT Quế Võ số 1 tỉnh Bắc Ninh, nhằm nâng cao hiệuquả của quá trình dạy học ấy

Trang 15

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu các phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học tíchcực để phát triển kĩ năng thảo luận nhóm cho học sinh qua phần “Công dân với đạođức” ở trường THPT Quế Võ số 1 - Bắc Ninh

5 Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả

5.1 Những luận điểm cơ bản

Cơ sở khoa học của việc phát triển kĩ năng thảo luận nhóm trong dạy học môngiáo dục công dân

Áp dụng phương pháp phát triển kĩ năng thảo luận nhóm vào dạy học phần

“Công dân với đạo đức” ở trường THPT Quế võ số 1- Bắc Ninh

Xây dựng quy trình và điều kiện thực hiện phương pháp phát triển kĩ năng thảoluận nhóm cho học sinh THPT qua phần “ Công dân với đạo đức”

5.2 Đóng góp mới của tác giả

- Về mặt lí luận

Qua việc nghiên cứu, vận dụng các phương pháp để phát triển kĩ năng thảo luậnnhóm, luận văn góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học theo hướnglấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học

-Về mặt thực tiễn

Đề tài đi vào phân tích, chỉ ra thực trạng của việc dạy và học môn GDCD ởtrường THPT Quế Võ số 1 tỉnh Bắc Ninh, sau đó đưa ra quy trình, điều kiện cụ thểthiết thực để việc đổi mới PPDH mang lại kết quả trong việc phát triển kĩ năng cho họcsinh đặc biệt là kĩ năng thảo luận nhóm

Trang 16

Mặt khác, cho đến nay, trên địa bàn huyện Quế Võ Tỉnh Bắc Ninh chưa có đềtài nào nghiên cứu về phương pháp PTKNTLN cho học sinh THPT Trên cơ sở đó luậnvăn sẽ cung cấp thêm các luận chứng khoa học cho việc đổi mới PPDH theo hướnghình thành và phát triển `kĩ năng cho học sinh.

6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận chung là phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩaMác-Lênin

Các phương pháp nghiên cứu lí luận: Phương pháp phân tích- tổng hợp, phươngpháp giả thuyết, phương pháp logic và lịch sử…

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát, phương pháp điềutra xã hội học, phương pháp thực nghiệm sư phạm…

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, cấu trúc luận văngồm 3 chương, 8 tiết

Trang 17

NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THẢO

LUẬN NHÓM THÔNG QUA DẠY HỌC PHẦN

“CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC”

1.1 Cơ sở lí luận của phương pháp phát triển kĩ năng thảo luận nhóm trong dạy học phần”Công dân với đạo dức”

1.1.1 Phương pháp dạy học môn giáo dục công dân

- Phương pháp

Phương pháp là một thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Hi lạp “Methodos” có nghĩa là

“con đường nghiên cứu” , “cách thức để đạt tới mục đích nào đó” Phương pháp hiểutheo nghĩa chung nhất, rộng nhất là cách thức hành động để đạt đến một mục đích nhấtđịnh Đó cũng là con đường mà người ta cần đi theo để hoàn thành mục đích đề ra

Phương pháp là phạm trù gắn liền với hoạt động có ý thức của con người, giúpcon người nhận thức được hiện thực khách quan, nhận thức được thực tiễn Tuy nhiên,hiện thực khách quan và thực tiễn luôn vận động theo những quy luật vốn có của bảnthân và chịu sự tác động hợp quy luật của thế giới xung quanh Do đó, phương pháp làmột trong những yếu tố quyết định thành công hay thất bại trong hoạt động nhận thức

và cải tạo thế giới của con người[21,10]

Phương pháp là sự đúc rút kinh nghiệm, vừa là khoa học, đồng thời là nghệthuật, nó đòi hỏi tính sáng tạo và mang dấu ấn của chủ thể sử dụng phương pháp.Trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người đều cần đến phương pháp

- Phương pháp dạy học

Dạy học là một quá trình xử lí, chuyển giao thông tin tri thức của người dạy vàquá trình thu nhận, xử lí thông tin của người học Để quá trình dạy học đạt hiệu quả đòihỏi phải có phương pháp dạy học thích hợp Theo các nhà giáo dục học: PPDH là cáchthức tổ chức hoạt động, phối hợp thống nhất GV và HS trong quá trình dạy học đượctiến hành dưới vai trò chủ đạo của GV nhằm thực hiện tối ưu mục tiêu và các nhiệm vụdạy học Do đó, PPDH bao gồm cả phương pháp giảng dạy và phương pháp học tập

Trang 18

Phương pháp giảng dạy là cách thức giáo viên trình bày tri thức, tổ chức, kiểm tra hoạtđộng nhận thức và thực tiễn của người học nhằm đạt được các nhiệm vụ dạy học.Phương pháp học tập là cách thức người học tự tổ chức, tự kiểm tra hoạt động nhậnthức và thực tiễn của mình nhằm đạt được các nhiệm vụ học tập.

PPDH rất đa dạng và phong phú, mỗi phương pháp đều có những điểm mạnh,điểm yếu và tác dụng của mỗi phương pháp cũng rất khác nhau Do đó, không cóPPDH nào là vạn năng và cũng không nên loại trừ bất kì PPDH nào Việc lựa chọn và

sử dụng PPDH nào là tuỳ thuộc vào nội dung dạy học, đối tượng dạy học cụ thể, tìnhhuống dạy học cụ thể và đặc điểm cá nhân của người sử dụng phương pháp đó[21,17]

“học” - được cuốn hút vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua

đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ, chưa có chứ không phải thụ động tiếpthu những tri thức đã được GV sắp đặt Được đặt vào những tình huống của đời sốngthực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ratheo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm đượcphương pháp “làm ra” kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo những khuôn mẫu sẵn có,được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo Dạy theo cách này, GV không chỉ giảnđơn truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động “Nội dung và PPDH phải giúpcho từng HS biết hành động và tích cực tham gia các chương trình hành động của cộngđồng, thực hiện thầy chủ đạo, trò chủ động: “Hoạt động làm cho lớp học ồn ào hơn,nhưng là sự ồn ào hiệu quả”[5,10]

Trang 19

+ Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp và phát huy năng lực tự học của HS.Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS khôngchỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học Trong

xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh, với sự bùng nổ thông tin, khoa học, kĩ thuật, côngnghệ phát triển như vũ bão, thì không thể nhồi nhét vào đầu óc trẻ khối lượng kiến thứcngày càng nhiều Phải quan tâm dạy cho trẻ phương pháp học ngay từ cấp Tiểu học vàcàng lên cấp học cao hơn càng phải được chú trọng

Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học Nếu rèn luyệnđược cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạocho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập

sẽ được nhân lên gấp bội Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh mặt hoạt độngtrong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tựhọc chủ động, đặt vấn đề tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học ởnhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của GV

+ Dạy học phân hoá kết hợp với học tập hợp tác

Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của HS không thể đồng đềutuyệt đối thì khi áp dụng PPDH tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hoá về cường độ,mức độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thànhmột chuỗi hoạt động độc lập

Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều đượchình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân Lớp học là môi trường giao tiếpthầy – trò, trò – trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đườngchiếm lĩnh nội dung học tập Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi

cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình

độ mới Bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của thầy giáo

Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ,lớp hoặc trường Được sử dụng phổ biến trong dạy học là hoạt động hợp tác trongnhóm nhỏ 4 đến 6 người Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phảigiải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá

Trang 20

nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung Hoạt động nhóm làm cho từng thành viên bộc lộsuy nghĩ, hiểu biết, thái độ của mình; được tập thể uốn nắn, điều chỉnh; phát triển tìnhbạn, ý thức tổ chức kỉ luật, tính tập thể, tinh thần tương trợ, hợp tác, ý thức cộng đồng,tạo không khí, niềm vui; hoạt động theo nhóm nhỏ sẽ không thể có hiện tượng ỷ lại;tính cách năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, tăng tính tự tin Mô hình hợp táctrong xã hội đưa vào đời sống học đường sẽ làm cho các thành viên quen dần với sựphân công hợp tác trong lao động xã hội [5,11].

“Trong nền kinh tế thị trường đã xuất hiện nhu cầu hợp tác xuyên quốc gia, liênquốc gia; năng lực hợp tác phải trở thành một mục tiêu giáo dục mà nhà trường phảichuẩn bị cho HS”

Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, GV không còn đóng vaitrò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, GV trở thành người thiết kế, tổ chức,hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để HS tự lực chiếm lĩnh nộidung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầucủa chương trình Trên lớp, HS hoạt động là chính, GV có vẻ nhàn nhã hơn nhưngtrước đó, khi soạn giáo án, GV đã phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so vớikiểu dạy và học thụ động mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi

mở, xúc tác, động viên, cố vấn, dẫn dắt, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hàohứng, tranh luận sôi nổi của HS GV phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, cótrình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của HS

mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của GV

+ Kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của bạn và tự đánh giá

Hoạt động đánh giá đa dạng: đánh giá chính thức và không chính thức; đánhgiá bằng định tính và định lượng; đánh giá bằng kết quả và bằng biểu lộ thái độ -tình cảm; đánh giá thông qua sản phẩm được giới thiệu và định hướng phát triển cácmối quan hệ xã hội

Đối với bất cứ cấp học nào và với GV nào thì vấn đề PPDH luôn là vấn đề quantâm, ưu tiên lớn nhất vì nó quyết định chất lượng dạy học PPDH tốt sẽ đạt hiệu quảcao trong việc truyền đạt tri thức, phương pháp “tồi” sẽ khiến HS thiếu tập trung, thiếuhứng thú trong học tập

Trang 21

- Phương pháp dạy học môn GDCD

Với tư cách là một khoa học, PPDH GDCD được xem là một bộ phận cấu thànhcủa khoa học giáo dục, là một hệ thống lí thuyết và kĩ năng cơ bản để tổ chức quá trìnhdạy học môn GDCD ở trường trung học

PPDH GDCD là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của GV và HS nhằmphát hiện những quy luật của quá trình dạy học môn GDCD, xây dựng hệ thống cácnguyên tắc, hình thức và PPDH cụ thể để tổ chức thành công hoạt động dạy học mônGDCD ở trường trung học [21,20]

Định hướng đổi mới PPDH môn GDCD là phải phát huy được tính tích cực, tựgiác, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình dạy học HS cần phải tích cực hoạtđộng để tự phát hiện và chiếm lĩnh các tri thức, kĩ năng mới, hình thành thái độ tích cựcdưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của GV

- Một số cách tiếp cận PPDH GDCD:

+ Cách tiếp cận hoạt động

Hoạt động là phương thức sống của con người Chính thông qua hoạt động màcác kinh nghiệm lịch sử - xã hội được truyền đạt và lĩnh hội, nhân cách được hìnhthành và phát triển Vì vậy, quá trình dạy học môn GDCD là quá trình tổ chức cho HShoạt động để thông qua các hoạt động học tập, các em có thể tự khám phá và chiếmlĩnh kiến thức, kĩ năng mới Các hoạt động phải được thiết kế phù hợp với mục tiêu dạyhọc, phù hợp với đối tượng HS, với thời lượng và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp,của trường, của địa phương Trong hoạt động, HS vừa là đối tượng, vừa là chủ thể, còn

GV đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ HS hoạt động có hiệu quả

Các hoạt động dạy học GDCD ở trường THPT rất phong phú, đa dạng, baogồm các hình thức như: xử lí tình huống; đóng vai; bày tỏ ý kiến, thái độ đối với cácquan điểm, hành vi, việc làm; xây dựng kế hoạch hành động của bản thân; phân tíchcác sự kiện thực tiễn; quan sát, phân tích tiểu phẩm, băng hình; hát, đọc thơ, diễntiểu phẩm, vẽ tranh, triển lãm tranh, chơi các trò chơi có liên quan đến nội dung bàihọc… Tuy nhiên, các hoạt động cần được thiết kế, lựa chọn sắp xếp đan xen vớinhau một cách hợp lí để không gây nhàm chán đối với HS

Trang 22

+ Cách tiếp cận giải quyết vấn đề

Trong cuộc sống, con người đặc biệt là thế hệ trẻ luôn phải đối mặt với nhữngtình huống, khó khăn, thử thách của cuộc sống Họ cần phải biết cách giải quyết tíchcực, hiệu quả đối với những vấn đề đó để tự khẳng định mình, để phát triển tốt hơn

Giải quyết vấn đề là xem xét, phân tích những vấn đề đang tồn tại và xácđịnh các bước nhằm cải thiện tình hình Phương pháp giải quyết vấn đề giúp HSvạch ra những cách thức giải quyết vấn đề, tình huống cụ thể gặp phải trong đờisống hàngngày

Trong phương pháp tiếp cận này, vấn đề, tình huống được lựa chọn phải phùhợp chủ đề bài giáo dục công dân, gần gũi với thực tề cuộc sống của HS, kích thíchđược sự sáng tạo của người học Cách giải quyết vấn đề phải là giải pháp tối ưu nhất

+ Cách tiếp cùng tham gia

Cùng tham gia là một cách tiếp cận quan trọng Chìa khoá của cách tiếp cận này

là sự tham gia tích cực của HS vào bài học của chính các em

Trong phần lớn cách dạy học truyền thống, GV giữ vị trí trung tâm của quátrình dạy học: GV nói, GV hỏi, GV viết trên bảng hay sử dụng một số phương tiệnnghe nhìn phục vụ cho công tác giảng dạy; HS theo dõi và lắng nghe những gì GV nói,trả lời những câu hỏi của GV và ghi chép tất cả những gì GV trình bày

Trong phương pháp tiếp cận cùng tham gia, sự tập trung chú ý lại hướng vào

HS, vào suy nghĩ của chính HS Ý nghĩa triết học sâu xa đằng sau cách tiếp cận nàynhấn mạnh rằng mọi người đều có thể là một nguồn thông tin và vai trò chủ yếu của

GV là nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc hơn về những gì mà các em cũng như các bạncùng lứa với các em đã biết GV khuyến khích, hỗ trợ để HS được hiểu biết tốt hơn vềnhững gì mà các em đã biết, hay tổ chức tốt hơn cách suy nghĩ của HS và giúp các emtìm ra những nguồn thông tin thích hợp, rồi từ đó các em sẽ học thêm

Với phương pháp cùng tham gia, GV không phải là nguồn thông tin duynhất GV chỉ là một nguồn thông tin – nhưng chỉ là một trong số nhiều nguồnthông tin

Trang 23

+ Cách tiếp cận kĩ năng sống

Mục đích của môn GDCD là hình thành ý thức và hành vi của người công dâncho HS, giáo dục các em trở thành những người công dân tốt, có các phẩm chất vànăng lực đáp ứng được những đòi hỏi của thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu tâm lí – xã hội học đã cho thấy: Có hiểubiết về những giá trị của người công dân, về quyền và nghĩa vụ công dân vẫn chưa đủđảm bảo để thanh thiếu niên có những hành vi tích cực Giữa nhận thức và hành vi củacon người nhiều khi có mâu thuẫn với nhau Người ta có thể thực hiện những hành vilệch chuẩn mặc dù không phải không biết làm thế là sai, là có hại Các kĩ năng sống( như: xác định giá trị, ra quyết định, giải quyết vấn đề, kiên định, ứng phó với căngthẳng, kĩ năng từ chối, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kĩ năng kiểm soát cảm xúc, kĩ năng

tự nhận thức, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thể hiện sự cảmthông, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng thương lượng, kĩ năng hợp tác,…) chính lànhững yếu tố cần thiết để giúp thanh thiếu niên có thể ứng phó, giải quyết một cáchtích cực, có hiệu quả trước những tình huống, vấn đề của cuộc sống, khắc phục được sựkhông thống nhất giữa nhận thức và hành vi của họ

Để hình thành các kĩ năng sống cho HS, cần phải sử dụng các phương pháp đặctrưng như: động não, thảo luận nhóm, đóng vai, tổ chức trò chơi, dự án…[4,25]

+ Cách tiếp cận phát triển năng lực

Nội dung dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ giới hạntrong tri thức và kĩ năng chuyên môn mà gồm những nhóm nội dung nhằm pháttriển các lĩnh vực năng lực: Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực

xã hội, năng lực cá thể

PPDH theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá HS vềhoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tìnhhuống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thựchành, thực tiễn Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV – HS theohướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội (làm việc trongnhóm, học cách ứng xử, tinh thần trách nhiệm…) “Theo quan điểm phát triển năng lực,

Trang 24

việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã họclàm trung tâm của việc đánh giá Đánh giá kết quả học tập cần chú trọng khả năng vậndụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau” [14,32].

- Một số phương pháp cụ thể

+ Phương pháp động não

Động não là phương pháp giúp cho HS trong một thời gian ngắn nảy sinh đượcnhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó Đây là một phương pháp có ích để

“lôi ra” một danh sách các thông tin

Ví dụ: Để tìm hiểu quan niệm về tình yêu GV có thể sử dụng phương phápđộng não, nêu câu hỏi: Tình yêu là gì? Yêu cầu HS nêu quan niệm của bản thânhoặc những quan niệm mà em biết về tình yêu (có thể bằng lời hoặc viết ra giấy vàdán trên bảng) Các ý kiến của HS được liệt kê và tìm ra những điểm chung Cuốicùng, GV kết luận về sự đa dạng của các định nghĩa, quan niệm về tình yêu trongsách giáo khoa GDCD lớp 10

Phương pháp động não có thể dùng để lí giải bất kì một vấn đề nào, song đặcbiệt phù hợp với các vấn đề ít nhiều đã quen thuộc trong thực tế cuộc sống của HS

Tất cả mọi ý kiến đều cần được GV hoan nghênh, chấp nhận mà không nên phêphán, nhận định đúng sai ngay

Cuối giờ thảo luận GV nên nhấn mạnh kết luận này là kết quả của sự tham giachung của tất cả HS

Động não không phải là một phương pháp hoàn chỉnh, mà chỉ là sự khởi đầu.Một khi danh sách các câu trả lời đã được hoàn thành, cần phải cho cả lớp dùng danhsách này để xác định xem câu trả lời nào là sai

+ Phương pháp thảo luận nhóm

Phương pháp thảo luận nhóm là sự phát triển của phương pháp thảo luận trênlớp Phương pháp này hiện nay được sử dụng khá phổ biến ở tất cả các môn học trongtrường THPT, trong đó có môn GDCD

Mục đích của thảo luận nhóm là làm tăng tối đa cơ hội để HS được làm việc vàthể hiện khả năng của mình, được chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyếtmột vấn đề có liên quan đến nội dung bài học

Trang 25

Đây là PPDH hợp quy luật tâm lí của con người Mọi cá nhân từ nhỏ đến lớnđều có xu hướng thích sinh hoạt, quan hệ và làm việc trong các nhóm nhỏ Ở đó cánhân không những được thoả mãn nhu cầu giao tiếp, có cảm giác an toàn mà còn xuấthiện những hứng khởi làm tăng hiệu suất làm việc do có sự tương tác mặt đối mặt giữacác thành viên, có sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực và trách nhiệm phải giảithích vấn đề thuộc về từng cá nhân trong nhóm, hình thành kĩ năng hợp tác nhóm và kĩnăng xử lí tình huống trong nhóm.

Các nghiên cứu về phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD đãchứng minh rằng, nhờ việc thảo luận trong nhóm nhỏ mà:

Kiến thức của HS sẽ giảm bớt tính chủ quan, phiến diện, làm tăng tính kháchquan khoa học.Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững dễ nhớ và nhớ nhanh hơn do đượcgiao lưu học hỏi giữa các thành viên trong nhóm HS được rèn luyện kĩ năng diễn đạt,phương pháp tư duy

Nhờ không khí thảo luận sôi nổi, cởi mở giúp HS thoải mái, tự tin hơn trongviệc trình bày ý kiến của mình và biết lắng nghe có phê phán ý kiến của những thànhviên khác Tạo yếu tố kích thích thi đua giữa các thành viên trong nhóm và giữa cácnhóm, đặc biệt là trong những chủ đề có tính sáng tạo cao

Tạo điều kiện cho GV nhận được nhiều thông tin phản hồi từ phía HS, thuđược những tri thức kinh nghiệm qua các ý kiến phát biểu có suy nghĩ và sáng tạocủa HS

Phương pháp thảo luận nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các bănkhoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới Bằng cách nói

ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận thức rõ trình độ hiểu biết của mình vềchủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì Bài học trở thành quá trình họchỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ GV Thành công của bài họcphụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên, vì vậy phương pháp này còngọi là phương pháp cùng tham gia

Như vậy, nếu thảo luận nhóm được tổ chức tốt sẽ tăng cường tính tích cực, chủđộng của HS, giúp HS tập trung vào bài học, phát triển được kĩ năng tư duy, óc phê

Trang 26

phán, các kĩ năng giao tiếp và xã hội, đặc biệt là PTKNTLN còn gọi là kĩ năng làmviệc theo nhóm hay kĩ năng hợp tác.

Mặt khác, phương pháp thảo luận nhóm cũng có một số hạn chế như sau:

Các nhóm và cá nhân HS trong nhóm dễ bị chệch hướng với chủ đề mà GV đưa

ra Với các chủ đề thảo luận có nội dung phong phú, hấp dẫn, phát biểu của HS dễ bịtản mạn, thiếu tập trung do mải theo đuổi ý tưởng riêng

Hiệu quả của phương pháp thảo luận nhóm phụ thuộc nhiều vào tinh thần thamgia của các thành viên trong nhóm Nếu chỉ có một vài HS tham gia tích cực sẽ dẫn đếntình trạng một số HS là chủ nhân số còn lại là khách ngồi nghe, là người ngoài cuộc, đểmặc cho người khác dẫn dắt và quyết định

Đây là phương pháp tốn nhiều thời gian, dễ gây hưng phấn cao cho HS nhưngcũng dễ tạo ra trạng thái mệt mỏi, trì trệ

Ở các trường THPT hiện nay, việc sử dụng phương pháp thảo luận nhómthường bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, bởi thời gian hạn định của tiếthọc, cho nên GV phải biết tổ chức hợp lí và HS đã khá quen với phương pháp này thìmới có kết quả Cần lưu ý, trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của HS phải đượcphát huy và ý nghĩa tích cực của phương pháp này là rèn luyện năng lực hợp tác giữacác thành viên trong tổ chức lao động Cần tránh khuynh hướng hình thức và đề phònglạm dụng, cho rằng tổ chức hoạt động nhóm là dấu hiệu tiêu biểu nhất của đổi mớiPPDH và hoạt động nhóm càng nhiều thì chứng tỏ PPDH càng đổi mới

Có nhiều hình thức thảo luận theo nhóm, hiệu quả của chúng tuỳ thuộc vào ý đồ

và tính chất sử dụng của GV Dưới đây là một số hình thức thảo luận nhóm trong dạyhọc môn GDCD ở trường THPT:

Nhóm nhỏ thông thường: GV chia lớp học thành các nhóm nhỏ(từ 5-7 HS) đểthảo luận một vấn đề cụ thể và nhanh chóng đưa ra kết luận tập thể về vấn đề đó Hìnhthức này thường được sử dụng kết hợp với các PPDH khác trong một bài học, một tiếthọc, nội dung thảo luận của nhóm nhỏ thông thường là các vấn đề ngắn, thời lượng ít(từ 10-15 phút)

Nhóm nhỏ rì rầm: GV chia lớp thành các nhóm “cực nhỏ” từ 2-3 HS (thường làcùng một bàn) để trao đổi (rì rầm) và thống nhất trả lời một câu hỏi, giải quyết một vấn

Trang 27

đề, nêu một ý tưởng, một thái độ… Để nhóm rì rầm có hiệu quả, GV cần cung cấp đầy

đủ, chính xác các dữ kiện, gợi ý và nêu rõ yêu cầu đối với các câu trả lời để các thànhviên tập trung vào giải quyết

Nhóm kim tự tháp: Đây là hình thức mở rộng của nhóm rì rầm, sau khi thảoluận theo cặp (nhóm rì rầm) các cặp (2-3 nhóm rì rầm) kết hợp thành một nhóm đểhoàn thiện một vấn đề chung Nếu cần thiết có thể kết hợp nhóm này thành nhóm lớnhơn (8-16 HS)

Nhóm đồng tâm: GV chia lớp thành hai nhóm: nhóm thảo luận và nhóm quansát (sau đó hoán vị cho nhau) Nhóm thảo luận là nhóm nhỏ (6-8 HS) có nhiệm vụ thảoluận, trình bày vấn đề được giao, còn lại các thành viên khác trong lớp đóng vai trò làngười quan sát và phản biện Hình thức nhóm này rất có hiệu quả đối với việc dạy họccác nội dung tri thức có tính khái quát, trừu tượng của môn GDCD, nó làm tăng ý thứctrách nhiệm của cá nhân HS trước tập thể và tạo động cơ cho những HS ngại trình bày

ý tưởng của mình trước tập thể

Có nhiều cách chia nhóm, có thể theo số điểm danh, theo giới tính, theo vị tríngồi… Quy mô nhóm có thể lớn hoặc nhỏ, tuỳ theo vấn đề thảo luận Tuy nhiênnhóm từ 6-8 HS là tốt nhất, vì số HS như vậy vừa đủ nhỏ để đảm bảo tất cả HS cóthể tham gia ý kiến nhưng cũng vừa đủ lớn để đảm bảo rằng HS không có ý tưởng

và không có gì để nói

Nội dung thảo luận của các nhóm có thể giống hoặc khác nhau

Cần quy định rõ thời gian thảo luận cho các nhóm

Mỗi nhóm cần chọn một trong những thành viên trong nhóm làm trưởng nhóm.Trưởng nhóm điều khiển dòng thảo luận của nhóm, mời các thành viên phát biểu,chuyển sang câu hỏi khác khi thích hợp, đảm bảo rằng mỗi người, bao gồm cả những

cá nhân có tính nhút nhát hoặc ngại phát biểu đều có cơ hội để đóng góp Đồng thời, ởnhiều trường hợp nhưng không phải là tất cả, trong nhóm cần có một người ghi biênbản, ghi lại những điểm chính của cuộc thảo luận để trình bày trước cả lớp HS cầnđược luân phiên nhau làm “trưởng nhóm” và “thư kí”, luân phiên nhau đại diện chonhóm trình bày kết quả thảo luận

Trang 28

Kết quả thảo luận có thể được trình bày dưới nhiều hình thức: bằng lời, đóngvai, viết hoặc vẽ trên giấy khổ to… có thể do một người thay mặt nhóm trình bày, cóthể nhiều người trình bày, mỗi người một đoạn nối tiếp nhau.

Phương thức trình bày kết quả thảo luận: GV có thể chỉ định một đại diện bất kìlên trình bày kết quả thảo luận (để đảm bảo tất cả các em đều có ý thức tích cực thamgia thảo luận)

Phương thức cho điểm nhóm: Căn cứ vào kết quả thảo luận nhóm, GV sẽ xácđịnh điểm trung bình của nhóm rồi nhân với số người và cho nhóm tổng điểm Điểm cụthể của từng thành viên sẽ do nhóm trưởng quyết định (quy định không được chia đồngđều) tuỳ theo mức độ đóng góp nhưng không vượt quá tổng điểm mà GV đã cho (vídụ: Nhóm 1 đạt điểm trung bình là 8, số thành viên của nhóm 1 là 10 Vậy tổng điểm là

8 x 10 = 80 điểm GV tuyên bố trước lớp điểm của nhóm là 80 Nhóm trưởng sẽ chiađiểm cho các thành viên theo mức độ đóng góp Bạn đóng góp nhiều nhất có thể đượctối đa là 10 điểm, bạn ít đóng góp có thể là 5 hay 6 điểm nhưng tổng điểm của 10 bạnchỉ bằng 80 điểm)

Trong thời gian HS thảo luận theo nhóm nhỏ, GV cần đi vòng quanh các nhóm

và lắng nghe ý kiến của HS, giúp đỡ, gợi ý, nếu cần thiết

Đảm bảo các yếu tố cạnh tranh và thi đua giữa các nhóm, GV không nên tiếtkiệm lời khen đối với thành công và sự tiến bộ của các nhóm

Như vậy, về bản chất phương pháp thảo luận là PPDH sử dụng trí tuệ tập thể

HS cùng đi tìm chân lí, là một trong những xu hướng đổi mới của PPDH hiện đại Tuynhiên, để phát huy tính tích cực của phương pháp này, quá trình dạy học cần kết hợpphương pháp thảo luận nhóm với các PPDH khác

Ví dụ: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm về các đặc điểm của tình yêuchân chính? (Bài 12- Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình); về sự bùng

nổ dân số và ô nhiễm môi trường? (Bài 15- Công dân với một số vấn đề cấpthiết của nhân loại)

Trang 29

+ Phương pháp đóng vai

Trong đời sống xã hội, con người không tồn tại như một ốc đảo, mà luôn có mốiquan hệ hữu cơ và tương tác với người khác Nói đúng hơn, con người chỉ tồn tại vàphát triển thông qua sự tương tác với người khác Trong quá trình tương tác, con ngườihọc được các ứng xử hành vi của người khác và nhận ra hành vi của mình thông quanhững phản ứng của người đối diện, từ đó điều chỉnh hành vi của mình [21,169]

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho người học thực hành, “làm thử” một sốcách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định Đây là PPDH nhằm giúp HS suynghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các emquan sát được

Trong phương pháp này việc diễn không phải là phần chính mà điều quan trọng

là sự thảo luận sau phần diễn ấy

PPDH đóng vai rất thích hợp với các môn khoa học xã hội nhằm hình thànhcho HS các kĩ năng thâm nhập vào đời sống nội tâm của người khác, thấu cảm vàlắng nghe tâm sự của người khác cũng như kĩ năng giao tiếp, ứng xử của HS

Phương pháp đóng vai có một số ưu điểm và hạn chế sau:

Qua vai diễn có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm

mà các vai diễn đã thể hiện

Hạn chế

Nếu HS đóng vai không hiểu rõ vai của mình (lạc đề) thì sẽ không thu được kếtquả như mong muốn, có khi kết quả ngược lại

Trang 30

Nếu không có yếu tố hoá trang và đạo cụ thì sẽ giảm hiệu quả của giờ học,không gây được hứng thú cho HS Người đóng vai ít có kinh nghiệm và khả năng diễnđạt sẽ làm cho lớp học không tập trung hoặc rối nhiễu.

Dạy học theo phương pháp đóng vai cần phải tuân theo một số yêu cầu sưphạm như:

Tình huống đóng vai phải là những chủ đề phù hợp với nội dung tri thức củamôn GDCD, phù hợp với tâm lí lứa tuổi, trình độ HS và điều kiện, hoàn cảnh củalớp học

Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai

Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập đóng vai để khônglạc đề

Nên khích lệ tất cả HS cùng tham gia, kể cả những HS nhút nhát

Nên có hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của trò chơi đóng vai.Trao quyền cho HS để các em được tự bộc lộ khả năng của mình

Ví dụ: Tổ chức cho học sinh đóng vai theo tình huống về ứng xử với người bị

nhiễm HIV/ AIDS ( Bài 13- Công dân với cộng đồng)

+ Phương pháp nghiên cứu tình huống (hay nghiên cứu các trường hợp điển hình)Nghiên cứu tình huống thường là một câu chuyện được viết nhằm tạo ra mộttình huống “thật” để chứng minh một vấn đề hay một loạt vấn đề Đôi khi nghiêncứu tình huống có thể được thực hiện trên video hay một băng catset mà không phảitrên dạng chữ viết Vì tình huống này được nêu lên nhằm phản ánh tính đa dạng củacuộc sống hiện thực, nó phải tương đối phức tạp, với các dạng nhân vật và nhữngtình huống khác nhau chứ không phải là một câu chuyện đơn giản

Ví dụ: Khi dạy về các đặc điểm của tình yêu chân chính, có thể tổ chức cho

học sinh nghiên cứu các trường hợp như:

Tình huống 1: Hoa là một cô gái xinh đẹp, đã có nhiều chàng trai theo đuổi

nhưng cô vẫn chưa nhận lời yêu ai Thấy vậy, Phong - một bạn trai cùng trườngđánh cuộc với các bạn rằng mình sẽ chinh phục bằng được Hoa Từ đấy, Phong rasức săn đón, chăm sóc, chiều chuộng Hoa và nói với Hoa rằng anh ta không thểsống nếu thiếu cô Cuối cùng, Hoa đã siêu lòng…

Trang 31

Em nghĩ gì về tình cảm giữa Hoa và Phong? Tình cảm đó có phải là tình yêu không? Vì sao?

Tình huống 2: Tân là một chàng trai nhanh nhẹn, giỏi giang, tốt bụng Biết Tân

đã có người yêu nhưng Xuân vẫn quyết tâm tìm cách dành tình yêu của Tân Sau nhiềulần bị Tân từ chối, Xuân đã tuyên bố: Nếu không được Tân yêu cô sẽ tự tử…

Em nghĩ gì về việc làm của Xuân? Có người nói tình yêu của Xuân thật mãnh liệt Em có đồng ý với ý kiến đó không?Vì sao?

Tình huống 3: Thương là một cô gái xinh đẹp, nết na, có nhiều chàng trai

theo đuổi Trong số đó có cả bác sĩ, kĩ sư, có người là con nhà giàu có trong vùng…Nhưng Thương lại dành tình yêu của mình cho Hùng- một chàng trai ở cùng xóm,hiền lành tốt bụng, hay lam, hay làm Bạn bè nhiều người chê Thương là dại dột,

mù quáng trong tình yêu

Em có đồng ý với nhận xét đó không? Vì sao?

Khi sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống cần chú ý các yêu cầu sau:

Tình huống có thể dài hay ngắn, tuỳ từng nội dung vấn đề

Tình huống phải được kết thúc bằng một loạt các vấn đề hoặc câu hỏi như:Bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Bạn sẽ làm gì nếu bạn là nhân vật A? nhân vậtB…Vấn đề này có thể đã được ngăn chặn như thế nào? Lúc này cần phải làm gì đểhạn chế tính trầm trọng của vấn đề?

Vấn đề trả lời các câu hỏi này phải được dùng để khái quát một tình huốngrộng hơn

+ Phương pháp trò chơi

Trò chơi là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay thựchiện những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơinào đó

Cùng với học tập, giao lưu với bạn bè, vui chơi cũng là một nhu cầu củathanh thiếu niên HS Lí luận và thực tiễn đã chứng tỏ rằng: Nếu biết tổ chức chothanh thiếu niên vui chơi một cách hợp lí, lành mạnh thì đều mang lại hiệu quả giáodục Qua trò chơi, lớp trẻ không những được phát triển về các mặt trí tuệ, thể chất,

Trang 32

thẩm mĩ mà còn được hình thành nhiều phẩm chất và hành vi tích cực Chính vìvậy, trò chơi được sử dụng như là một PPDH quan trọng để dạy học môn GDCD.

Qua trò chơi, HS có cơ hội để thể nghiệm những thái độ, hành vi Chính nhờ

sự thể nghiệm này, sẽ hình thành được ở các em niềm tin vào những thái độ, hành vitích cực, tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống

Qua trò chơi, HS sẽ được rèn luyện khả năng quyết định lựa chọn cho mìnhcách ứng xử đúng đắn, phù hợp trong tình huống, được hình thành năng lực quansát, được rèn luyện kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi

Bằng trò chơi, việc học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động,không khô khan nhàm chán HS được lôi cuốn vào quá trình luyện tập một cách tựnhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, đồng thời giải trừ được những mệtmỏi, căng thẳng trong học tập.Trò chơi còn giúp tăng cường khả năng giao tiếp giữa

HS với HS, giữa GV với HS

Yêu cầu sư phạm khi dạy học theo phương pháp trò chơi:

Trò chơi phải dễ tổ chức và thực hiện, trò chơi phải phù hợp với chủ đềGDCD, với đặc điểm và trình độ HS THPT, với quỹ thời gian, với hoàn cảnh, điềukiện thực tế của lớp học, đồng thời phải không gây nguy hiểm cho HS

HS phải nắm được quy tắc chơi và phải tôn trọng luật chơi

Phải quy định rõ thời gian, địa điểm chơi

Phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, tạo điều kiện cho HStham gia tổ chức, điều khiển tất cả các khâu: từ chuẩn bị, tiến hành trò chơi và đánhgiá sau khi chơi

Trò chơi phải được luân phiên, thay đổi một cách hợp lí để không gây nhàmchán cho HS

Sau khi chơi, GV cần cho HS thảo luận để nhận ra ý nghĩa giáo dục của trò chơi.+ Phương pháp dự án

Phương pháp dự án được hiểu như là một phương pháp trong đó người họcthực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết với thực tiễn,thực hành Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn

Trang 33

bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự

án, kiểm tra, điều chỉnh đánh giá quá trình và kết quả thực hiện

Phương pháp dự án có những ưu điểm:

Gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội.Kích thích động cơ, hứng thú học tập của HS

Phát huy tính tự lực, tinh thần trách nhiệm, phát triển khả năng sáng tạo, rènluyện tính bền bỉ, kiên nhẫn, kĩ năng hợp tác, năng lực đánh giá

HS có cơ hội rèn luyện nhiều kĩ năng sống quan trọng như: giao tiếp, raquyết định, giải quyêt vấn đề, đặt mục tiêu…

Phương pháp dự án được tiến hành theo các bước cơ bản nhu sau:

Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án: GV và HS cùng nhau đềxuất, xác định đề tài và mục đích dự án GV có thể giới thiệu một số hướng đềtài để HS lựa chọn và cụ thể hoá Trong một số trường hợp, việc đề xuất đề tài

có thể từ phía HS

Xây dựng đề cương, kế hoạch thực hiện: Trong giai đoạn này, HS với sựhướng dẫn của GV xây dựng đề cương, kế hoạch cho việc thực hiện dự án Trongviệc xây dựng kế hoạch cần xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến,cách tiến hành, người phụ trách mỗi công việc…

Thực hiện dự án: Các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề racho nhóm và cá nhân

Thu thập kết quả và công bố sản phẩm: Kết quả thực hiện dự án có thể đượcviết dưới dạng thu hoạch, báo cáo Sản phẩm dự án cũng có thể là tranh, ảnh, pan-nô… để triển lãm, cũng có thể là những sản phẩm phi vật thể như: diễn một vở kịch,một cuộc tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách dân số trong cộng đồng…Sản phẩm dự án có thể được trình bày giữa các nhóm HS, có thể được giới thiệutrong nhà trường hay ngoài xã hội

Đánh giá dự án: GV và HS đánh giá quá trình thực hiện, kết quả và kinhnghiệm đạt được Từ đó rút kinh nghiệm cho các dự án tiếp theo

Trang 34

Ví dụ:

Tổ chức cho HS xây dựng và thực hiện các dự án: Giúp đỡ một số HS nghèovượt khó hoặc một số người có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương

1.1.2 Phương pháp phát triển kĩ năng thảo luận nhóm trong dạy học phần

“Công dân với đạo đức” ở trường THPT

1.1.2.1 Phương pháp phát triển kĩ năng thảo luận nhóm

* Kĩ năng là gì?

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kĩ năng Những định nghĩa nàythường bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của người viết.Tuy nhiên, hầu hết các quan niệm đều thừa nhận rằng kĩ năng được hình thành khichúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn Kĩ năng học được do quá trình lặp đi lặplại một hoặc một vài nhóm hoạt động nào đó Kĩ năng luôn có chủ đích và địnhhướng rõ ràng Kĩ năng là hành động thuần thục trên nền tảng kiến thức

Theo quan điểm của Tâm lí học hoạt động kĩ năng được xem là tri thức tronghành động Kĩ năng chính là khả năng vận dụng tri thức vào việc giải quyết nhữngnhiệm vụ cụ thể

Tác giả Nguyễn Văn Luỹ và Lê Quang Sơn cho rằng: “ Kĩ năng là khả năngthực hiện một công việc có kết quả bằng cách vận chuyển những tri thức, nhữngkinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép” Theocách hiểu này, người có kĩ năng về một hành động, tức là phải nắm được nội dung,cách thức, điều kiện thực hiện hành động đó

Vậy, kĩ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục mộthay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết ( kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằmtạo ra kết quả mong đợi

Trang 35

* Kĩ năng thảo luận nhóm là khả năng của HS thực hiện thuần thục các bướctrong quá trình thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ học tập mà GV giao cho nhằm đạtđược mục tiêu của bài học.

Người có kĩ năng thảo luận nhóm phải là người có tri thức về phương phápthảo luận nhóm như: mục đích, yêu cầu, nguyên tắc, cách thức tiến hành, nhữngđiều kiện phương tiện môi trường cần thiết cho thảo luận nhóm và phải biết vậndụng trong thực tiễn học tập một cách đúng đắn, linh hoạt, mềm dẻo và có hiệu quả

Người có kĩ năng thảo luận nhóm là người vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ cánhân trong nhóm khi được giao vừa biết phối hợp, chia sẻ, hỗ trợ các thành viênkhác trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập mà GV giao cho

* Phát triển kĩ năng thảo luận nhóm

Phát triển kĩ năng thảo luận nhóm là quá trình biến đổi tăng tiến các kĩ năngthảo luận nhóm của HS từ mức độ thấp đến mức độ cao, từ chưa hoàn thiện đếnhoàn thiện làm cho việc học tập trở nên có hiệu quả

Phát triển kĩ năng thảo luận nhóm biểu hiện sự tiến bộ trong nhận thức, thái

độ, hành động và kĩ thuật thảo luận của HS trong nhóm làm cho việc học tập ngàycàng hoàn thiện có kết quả tốt hơn

Phát triển kĩ năng thảo luận nhóm là kết quả của quá trình HS thường xuyênhọc tập với nhau có ý thức về nhiệm vụ của mình, của nhóm để hỗ trợ nhau, cộngtác với nhau, tương tác lẫn nhau, tạo ra tính tích cực, hứng thú trong học tập đưađến kết quả học tập ngày càng cao

* Phương pháp phát triển kĩ năng thảo luận nhóm là quá trình dạy học, trong

đó dưới sự chỉ đạo của GV (tổ chức, cố vấn, tham gia, kiểm tra, đánh giá…), HSđược chia thành những nhóm nhỏ tích cực cùng nhau tiến hành các hoạt động đểhoàn thành nhiệm vụ học tập, qua đó vừa nắm được kiến thức vừa hình thành vàphát triển các kĩ năng học tập trong đó có kĩ năng thảo luận nhóm

1.1.2.2 Các đặc điểm của phương pháp phát triển kĩ năng thảo luận nhóm

- Mục tiêu dạy học

Phương pháp PTKNTLN một mặt chú trọng mục tiêu phát triển tri thức, thái

Trang 36

độ, kĩ năng khoa học cho HS Mặt khác, PTKNTLN, các bước tiến hành, tinh thần,thái độ trong quá trình thảo luận nhóm chuẩn bị cho HS thích ứng với các hình thứchọc tập ở các cấp học tiếp theo.

- Hoạt động của giáo viên

GV thiết kế các nhiệm vụ, các tình huống học tập cho HS.

+ Nội dung dạy học phải được GV thiết kế thành các nhiệm vụ học tập Cácnhiệm vụ học tập phải kích thích HS có nhu cầu làm việc nhóm để có sự hợp tác, hỗtrợ, giúp đỡ, chia sẻ, phối hợp để hoàn thành nhiệm vụ Do vậy đòi hỏi người GVphải có tri thức sâu rộng, có kĩ năng thiết kế nhiệm vụ, có nghệ thuật sư phạm, tạomôi trường hợp tác, kích thích nhu cầu ham muốn giải quyết vấn đề của HS

+ Trong quá trình thiết kế nhiệm vụ, GV phải dự đoán trước được những khókhăn vướng mắc của HS trong quá trình giải quyết nhiệm vụ; dự đoán được các kĩnăng hiện có của HS để giao nhiệm vụ phù hợp và kích thích sự phát triển; xác địnhnhiệm vụ sẽ đồng nhất hay khác nhau giữa các nhóm; dự kiến thời gian hoàn thànhnhiệm vụ và phương thức tổ chức hoạt động của HS để có thể hoàn thành nhiệm vụ

+ Việc giao nhiệm vụ cho các nhóm cũng rất quan trọng, có thể sử dụngcông nghệ thông tin để kích thích nhu cầu, hứng thú giải quyết vấn đề của HS

Nghiên cứu cách thức chia nhóm

+ Cần phải chia đều về số lượng và năng lực làm việc giữa các nhóm Khôngchia nhóm này quá nhiều, nhóm kia quá ít; nhóm này tập trung HS giỏi, nhóm kia

HS yếu kém, ý thức học tập chưa cao

+ Nếu vấn đề đặt ra trong bài học không nhiều, GV có thể cho hai nhómcùng thảo luận một vấn đề Nhưng sau đó GV có thể linh hoạt cho nhóm này báocáo, nhóm kia đặt ra câu hỏi phản biện

Phân chia vai trò của các thành viên trong nhóm

+ Sau khi phân chia thành các nhóm, GV hướng dẫn HS phân chia vai tròcủa các thành viên trong nhóm như: nhóm trưởng, thư kí… Các thành viên dựa vàonhau thực hiện nhiệm vụ và tăng cường hiệu quả của thảo luận nhóm

Trang 37

+ Vai trò của các thành viên trong nhóm cũng thường xuyên thay đổi không

cố định HS cần được luân phiên nhau làm nhóm trưởng hoặc thư kí, luân phiênnhau đại diện cho nhóm trình bày kết quả thảo luận

Bố trí không gian lớp học

+ Bố trí không gian lớp học cũng có sức ảnh hưởng lớn đến dạy học, ở lớphọc truyền thống việc bố trí không gian lớp học thuận lợi cho việc HS hướng vềmột phía bảng, thể hiện trạng thái “tĩnh” trong dạy học Nét sáng tạo trong dạy họcphát triển kĩ năng cho HS là GV xắp xếp, bố trí lại không gian lớp học, phá vỡ trạngthái “tĩnh” chuyển sang trạng thái “động” giúp cho HS mặt đối mặt tích cực hợp tácnhằm hoàn thành nhiệm vụ học tập

+ Tuỳ vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của lớp học, GV phải khéo léo sắp xếpcác nhóm sao cho không ảnh hưởng tới nhau trong lúc tham gia thảo luận, giữa cácnhóm có khoảng cách thuận lợi cho GV đi lại kiểm tra giám sát; thuận lợi cho việc

di chuyển nhóm theo chiến lược dạy học của GV Tuy nhiên, hầu hết phòng họchiện nay không đủ rộng và thuận lợi cho việc học tập theo nhóm, thường GV phải

vẽ sơ đồ nhóm lên bảng để HS dễ dàng thực hiện theo ý đồ của GV mà không mấtthời gian tiết học

Sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học

+ PPDH thể hiện cách thức hoạt động của GV và HS, đồng thời cũng thểhiện sự sáng tạo của người thầy trong quá trình dạy học Tuy nhiên sự sáng tạo đóphải tuân theo quy tắc nhất định PPDH phải được lựa chọn dựa trên mục tiêu,nhiệm vụ, nội dung, đối tượng và điều kiện thực tế của dạy học

+ Dạy học theo phương pháp PTKNTLN đòi hỏi GV phải lựa chọn đa dạng cácPPDH tích cực nhằm tạo ra sự tương tác giữa HS với HS Trong giới hạn nghiên cứucủa đề tài chúng tôi tập trung nghiên cứu các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cựcnhư: thảo luận nhóm, đóng vai, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật khăn trải bàn…

Tổ chức, điều khiển, cố vấn, giúp đỡ HS trong quá trình thảo luận nhóm

+ Trong quá trình dạy học theo phương pháp PTKNTLN, GV luôn phải thayđổi vai trò của mình, lúc là người hợp tác, là người cổ vũ, người động viên, người

Trang 38

quan sát… GV càng thâm nhập vào nhiều hoạt động của HS càng đưa ra được nhiềuchỉ đạo thích đáng.

+ GV phải luôn giữ một tinh thần bình đẳng, hữu nghị và có tính xây dựng

GV không can dự quá nhiều vào quá trình thảo luận của HS, cũng không thể khoanhtay đứng nhìn đối với những khó khăn và nghi vấn của HS Với tư cách là ngườiđiều khiển, nhiệm vụ của GV là xây dựng một bầu không khí lớp học hài hoà, vui

vẻ thoải mái, hoạt động nhịp nhàng, tạo nên sự hứng thú học tập của HS

+ GV phải thâm nhập vào nhóm, quan sát tỉ mỉ quá trình thảo luận của HS đểchẩn đoán, phát hiện những vấn đề còn tồn tại trong quá trình thảo luận từ đó lựachọn biện pháp điều hành một cách chắc chắn và có xử lí kịp thời đảm bảo hoạtđộng thảo luận diễn ra nhịp nhàng và hiệu quả

+ GV cần khống chế thời gian thảo luận của HS thật khoa học để quá trìnhthảo luận không diễn ra chậm chạp, cũng không diễn ra quá nhanh theo kiểu chiếu

lệ hình thức

Như vậy phương pháp PTKNTLN không chỉ coi trọng tác động qua lại giữathầy và trò mà nổi bật là coi trọng sự tương tác giữa HS với HS trong quá trình thảoluận nhóm

- Hoạt động của học sinh

Dạy học theo phương pháp PTKNTLN học sinh không phải làm việc một mình

mà luôn hoạt động trong một nhóm cụ thể Vì vậy các hoạt động của HS bao gồm:

Chuẩn bị: Từng HS chuẩn bị tri thức, phương tiện phục vụ cho bài học;

chuẩn bị về mặt tinh thần thái độ hợp tác làm việc như: tính sẵn sàng chung sức,tích cực xây dựng nhóm, tích cực tham dự, tích cực ủng hộ và khích lệ các thànhviên trong nhóm cùng hoàn thành nhiệm vụ

Trang 39

Tham gia hoạt động nhóm

+ HS tích cực thành lập nhóm theo sự hướng dẫn của GV

+ Phân công, tiếp nhận nhiệm vụ của nhóm, cá nhân, tích cực hoàn thànhnhiệm vụ

+ Các cá nhân chia sẻ kết quả làm việc của mình với các thành viên kháctrong nhóm Các thành viên trong cùng một nhóm trao đổi, thảo luận, thương lượng

đi đến thống nhất ý kiến hoàn thành nhiệm vụ học tập

+ Dưới sự hướng dẫn, điều khiển, cố vấn của GV, HS có thể trình bày kếtquả thảo luận của nhóm trước toàn thể lớp

+ Cuối cùng là cùng nhau nhận xét, đánh giá kết quả đạt được giữa các nhómvới nhau; đánh giá kết quả học tập cũng như tinh thần, hành vi hợp tác của từng cánhân trong một nhóm; rút kinh nghiệm cho những bài học tiếp theo

Tuy nhiên, để thực hiện được quá trình thảo luận nhóm yêu cầu đặt ra là HSphải nắm được nguyên tắc làm việc nhóm HS phải biết thành lập nhóm, biết nhận

và phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực, biết lên kế hoạch hoạt động và dựkiến hoàn thành sản phẩm của nhóm…

Mỗi HS phải nhận thức rõ nhiệm vụ của mình, tích cực suy nghĩ, tìm tòi đểgiải quyết các vấn đề mà GV giao cho Mỗi HS phải có trách nhiệm tương trợ, giúp

đỡ, động viên, khuyến khích cũng như nhắc nhở các thành viên khác trong nhómhoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian quy định để hưởng thành quả chung của nhóm

HS phải nhận thức sản phẩm của nhóm là sự nỗ lực tổng hợp của từng HS vàkết quả sau khi thảo luận là tất cả các thành viên trong nhóm đều phải có khả nănghiểu, nắm vững kiến thức, kĩ năng mà nhiệm vụ học tập đề ra đặc biệt làPTKNTLN

- Kiểm tra đánh giá

Sau khi kết thúc hoạt động nhóm GV phải tổ chức cho HS báo cáo kết quả vàtổng kết rút kinh nghiệm, đồng thời đóng vai trò là người nhận xét đánh giá

GV phải lựa chọn nhiều phương thức đánh giá để khắc phục được tình trạng

Trang 40

chỉ quan tâm đến nhóm mà không chú ý từng HS, chỉ quan tâm kết quả học tập màkhông chú ý sự tiến bộ của từng HS.

Kiểm tra đánh giá phải nhằm động viên khuyến khích kịp thời những HS tíchcực, đồng thời lưu ý đến những HS có năng lực yếu để các em có thêm lòng tự tin,phương pháp hoàn thành nhiệm vụ

Tóm lại, phương pháp PTKNTLN lấy mối quan hệ tác động qua lại giữa HS với

HS làm trung tâm của quá trình dạy học dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của GV nhằm pháttriển tri thức, kĩ năng, thái độ tích cực đặc biệt là kĩ năng thảo luận nhóm

- Sử dụng hợp lí các kĩ thuật dạy học tích cực

Kĩ thuật dạy học là những cách thức hành động của GV và HS trong các tìnhhuống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học Các kĩ thuậtdạy học là những đơn vị nhỏ nhất của PPDH Có những kĩ thuật dạy học chung, cónhững kĩ thuật đặc thù của từng PPDH, ví dụ kĩ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại.Ngày nay người ta chú trọng và phát triển các kĩ thuật dạy học phát huy tính tíchcực, sáng tạo của người học như: kĩ thuật động não, kĩ thuật bể cá, kĩ thuật XYZ, kĩthuật lắp ráp, …

+ Kĩ thuật “Bể cá”

Kĩ thuật bể cá là một kĩ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó một nhóm HSngồi giữa lớp và thảo luận với nhau, còn những HS khác trong lớp ngồi xung quanh ởvòng ngoài theo dõi cuộc thảo luận đó và sau khi kết thúc cuộc thảo luận thì đưa ranhững nhận xét về cách ứng xử của những HS thảo luận

Trong nhóm thảo luận có thể có một vị trí không có người ngồi HS thamgia nhóm quan sát có thể thay nhau ngồi vào chỗ đó và đóng góp ý kiến vào cuộcthảo luận, ví dụ đưa ra một câu hỏi đối với nhóm thảo luận hoặc phát biểu ý kiếnkhi cụôc thảo luận bị chững lại trong nhóm Cách luyện tập này được gọi làphương pháp thảo luận “bể cá”, vì những người ngồi vòng ngoài có thể quan sátnhững người thảo luận, tương tự như xem những con cá trong một bể cá cảnh.Trong quá trình thảo luận, những người quan sát và những người thảo luận sẽthay đổi vai trò với nhau

Bảng câu hỏi cho những người quan sát

Ngày đăng: 21/04/2017, 22:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lưu Thị Biên (2010), “Vận dụng phương pháp đóng vai vào dạy học phần “Công dân với đạo đức” môn giáo dục công dân ở trương THPT Đoàn Thị Điểm – Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng phương pháp đóng vai vào dạy học phần "“Công dân với đạo đức” môn giáo dục công dân ở trương THPT Đoàn Thị Điểm – Hà Nội
Tác giả: Lưu Thị Biên
Năm: 2010
2. Nguyễn Lăng Bình (2010), Dạy và học tích cực, Dự án Việt - Bỉ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy và học tích cực
Tác giả: Nguyễn Lăng Bình
Năm: 2010
3. Nguyễn Thanh Bình (2009), Giáo dục kĩ năng sống, Giáo trình chuyên đề, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục kĩ năng sống
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2009
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa lớp 10 môn Giáo dục công dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa lớp 10 môn Giáo dục công dân
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2004
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 11 môn Giáo dục công dân, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 11 môn Giáo dục công dân
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Sách giáo khoa Giáo dục công dân 10, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa Giáo dục công dân 10
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2010
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Sách giáo viên Giáo dục công dân 10, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo viên Giáo dục công dân 10
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2010
8. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học
Tác giả: Nguyễn Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005
9. Trần Đình Chiến (2012), “ Về mối quan hệ giữa giáo dục đạo đức và thực tiễn cuộc sống”, Tạp chí Giáo dục số 281 (Kì 1 Tháng 3) trang 22-24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về mối quan hệ giữa giáo dục đạo đức và thực tiễn cuộc sống”, "Tạp chí Giáo dục
Tác giả: Trần Đình Chiến
Năm: 2012
10. Nguyễn Văn Cư, Nguyễn Duy Nhiên (Đồng chủ biên) (2007), Dạy và học môn giáo dục công dân ở trường THPT những vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy và học môn giáo dục công dân ở trường THPT những vấn đề lí luận và thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Văn Cư, Nguyễn Duy Nhiên (Đồng chủ biên)
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2007
11. Nguyễn Văn Cư (2008), Giáo trình phương pháp dạy - học chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phương pháp dạy - học chủ nghĩa xã hội khoa học
Tác giả: Nguyễn Văn Cư
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2008
12. Nguyễn Văn Cường (2005), Phát triển năng lực thông qua phương pháp và phương tiện dạy học mới, Tài liệu hội thảo tập huấn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển giáo dục THPT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển năng lực thông qua phương pháp và phương tiện dạy học mới
Tác giả: Nguyễn Văn Cường
Năm: 2005
13. Nguyễn Văn Cường (2006), Đổi mới phương pháp dạy học THPT, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển giáo dục THPT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp dạy học THPT
Tác giả: Nguyễn Văn Cường
Năm: 2006
14. Bernd Meir, Nguyễn Văn Cường (2012), Lí luận dạy học hiện đại, Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận dạy học hiện đại, Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học
Tác giả: Bernd Meir, Nguyễn Văn Cường
Năm: 2012
15. Hồ Thanh Diện (2008), Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân 10, NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân 10
Tác giả: Hồ Thanh Diện
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 2008
16. Nguyễn Thị Kim Dung (2000), “Thảo luận nhóm và quá trình xây dựng quan hệ nhân ái giữa học sinh với nhau ở trường trung học”, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục số 11, trang 10- 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thảo luận nhóm và quá trình xây dựng quan hệ nhân ái giữa học sinh với nhau ở trường trung học”, "Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Dung
Năm: 2000
17. Nguyễn Thị Kim Dung (2001), Rèn luyện kĩ năng thảo luận nhóm cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, đề tài cấp cơ sở, Viện nghiên cứu sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện kĩ năng thảo luận nhóm cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Dung
Năm: 2001
18. Ngô Thị Thu Dung (2001), “Mô hình tổ chức dạy học theo nhóm trong giờ học trên lớp”, Tạp chí Giáo dục số 5, trang 21-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình tổ chức dạy học theo nhóm trong giờ học trên lớp”, "Tạp chí Giáo dục
Tác giả: Ngô Thị Thu Dung
Năm: 2001
19. Ngô Thị Thu Dung (2002), Cơ sở khoa học của việc rèn kĩ năng học theo nhóm cho học sinh tiểu học bằng phương pháp dạy học nhóm, Đề tài cấp cơ sở, mã số C13 – 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học của việc rèn kĩ năng học theo nhóm cho học sinh tiểu học bằng phương pháp dạy học nhóm
Tác giả: Ngô Thị Thu Dung
Năm: 2002
20. Lê Văn Đoán, Đào Đức Doãn (2012), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Lê Văn Đoán, Đào Đức Doãn
Năm: 2012

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w