1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hình thành và rèn luyện kĩ năng thảo luận nhóm cho học sinh trung cấp nghề trong dạy học giải bài tập về phương pháp tọa độ trong mặt phẳng hình học 10

113 768 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 1,74 MB

Nội dung

Khắc phục lối dạy truyền thống truyền thụ một chiều các kiến thức có sẵn Từ thực tế đó đòi hỏi mỗi giáo viên trong khâu chuẩn bị giáo án cũng như trong khi tiến hành tổ chức các hoạt độn

Trang 1

LỜI CÁM ƠN

Trước tiên, em xin chân trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới PGS TS Hoàng Lê Minh, người đã tận tình, chu đáo, động viên và hướng dẫn em thực hiện luận văn

Em xin gửi lời cám ơn tới toàn thể các cán bộ phòng Sau Đại học, các thầy cô khoa Toán trường Đại học Tây Bắc đã giúp đỡ, trang bị cho em những kiến thức quan trọng, quý báu trong suốt quá trình học tập của mình

Em cũng xin bày tỏ lời cám ơn chân thành đến UBND tỉnh Sơn La, Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo trong khoa Khoa học cơ bản trường Cao đẳng nghề Sơn La đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để em được học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp

đã động viên, giúp đỡ trong suốt quá trình em học tập và thực hiện luận văn

Em xin chân thành cảm ơn!

Sơn La, tháng 10 năm 2014

Tác giả

Khúc Ngọc Phúc

Trang 3

M C L C

MỞ ĐẦU 5

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 11

1.1 Phương pháp dạy học hợp tác 11

1.1.1 Khái niệm về phương pháp dạy học hợp tác 11

1.1.2 Tình huống dạy học hợp tác 14

1.1.3 Quá trình tổ chức dạy học hợp tác 16

1.2 Nhóm học tập hợp tác 22

1.2.1 Các loại hình nhóm học hợp tác 22

1.2.2 Những mục tiêu đặt ra khi thảo luận nhóm 24

1.2.3 Các bước thảo luận nhóm 24

1.3 Dạy học nội dung giải bài tập về phương pháp tọa độ trong mặt phẳng trường Trung cấp nghề 29

1.3.1 Những kiến thức cần dạy của giải bài tập về phương pháp tọa độ trong mặt phẳng 29

1.3.2 Thuận lợi và khó khăn khi dạy học rèn luyện kĩ năng thảo luận nhóm cho học sinh trung cấp nghề trong dạy học giải bài tập về phương pháp tọa độ trong mặt phẳng hình học 10 34

ết uận chương I 37

CHƯƠN II HÌNH THÀNH VÀ RÈN LUYỆN KĨ NĂN THẢO LUẬN NHÓM CHO HỌC SINH TRUNG CẤP NGHỀ TRONG DẠY HỌC GIẢI BÀI TẬP VỀ PHƯƠN PHÁP TỌA ĐỘ TRONG MẶT PHẲNG HÌNH HỌC 10 38

2.1 Hình thành và rèn luyện kĩ năng thảo luận nhóm trong dạy học về tọa độ, điểm và đường thẳng trong mặt phẳng 38

2.1.1.Thiết kế tình huống thảo luận nhóm 38

Trang 4

2.1.2.Tổ chức thảo luận theo 4 bước 38

2.2 Hình thành và rèn luyện kĩ năng thảo luận nhóm trong dạy học về phương trình đường tròn 52

2.2.1 Thiết kế tình huống thảo luận nhóm 52

2.2.2 Tổ chức thảo luận theo 4 bước 52

2.3 Hình thành và rèn luyện kĩ năng thảo luận nhóm trong dạy học về ba đường cônic 66

2.3.1 Thiết kế tình huống thảo luận nhóm 66

2.3.2.Tổ chức thảo luận theo 4 bước: 66

ết uận chương II 82

Chương III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 83

3.1 Tổ chức thực nghiệm 83

3.2 Giáo án thực nghiệm 84

3.3 Kết quả thực nghiệm sư phạm 91

ết uận chương III 96

KẾT LUẬN 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

PHỤ LỤC 101

Trang 5

MỞ ẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong giai đoạn đổi mới hiện nay trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, để tránh nguy cơ bị tụt hậu về kinh tế và khoa học công nghệ thì việc cấp bách là phải nâng cao chất ượng giáo dục và đào tạo Muốn vậy phải thực hiện đổi mới giáo dục toàn diện, đổi mới mạnh mẽ về nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa

Luật giáo dục năm 2005 chương II mục 2 điều 25 có ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động tư duy sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học; khả năng àm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm đem ại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh” Dạy học thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học để phát huy được tính chủ động, khả năng tư duy sáng tạo của học sinh Vì ngoài việc cung cấp những kiến thức cơ bản và phát triển những kỹ năng cần thiết cho học sinh, còn cần chú ý tạo ra sự gắn kết giữa các HS, sự tự tìm tòi khám phá, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Khắc phục lối dạy truyền thống truyền thụ một chiều các kiến thức có sẵn

Từ thực tế đó đòi hỏi mỗi giáo viên trong khâu chuẩn bị giáo án cũng như trong khi tiến hành tổ chức các hoạt động dạy học, phải làm thế nào để tác động đến từng cá nhân học sinh với những đặc điểm khác nhau về năng lực, sở thích, nhu cầu sao cho phát huy được tối đa khả năng của bản thân mỗi học sinh trong học tập

Đứng trước nhu cầu đó đã àm nẩy sinh và thúc đẩy một cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp trong ngành giáo dục đào tạo,

Trang 6

dần dần khắc phục những tồn tại phổ biến của phương pháp dạy học cũ như: Thuyết trình tràn lan, giáo viên cung cấp kiến thức dưới dạng có sẵn, thiếu sự hoạt động của HS Thầy áp đặt, trò thụ động, thiên về dạy, yếu về học, không kiểm soát được việc học Thay vào đó à sự đổi mới về phương pháp dạy học, với những tư tưởng chủ đạo được phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau như “Lấy học sinh àm trung tâm”, “Phương pháp dạy học theo hướng tích cực”, “Tích cực hóa hoạt động dạy và học” Đó à một hướng đổi mới PPDH được đông đảo các nhà nghiên cứu, các nhà lí luận và các Thầy cô giáo quan tâm Việc vận dụng phương pháp này vào dạy học môn toán còn gặp rất nhiều hạn chế, còn có những vấn đề cần phải nghiên cứu áp dụng một cách cụ thể

Trong việc đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học, việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh có ý nghĩa quan trọng Bởi xét cho cùng, công việc giáo dục phải được tiến hành trên cơ sở tự nhận thức, tự hành động Giáo dục phải được thực hiện thông qua hành động và b ng hành động của bản thân Cho nên việc khơi dậy, phát triển ý thức, ý chí, năng ực của người học

à con đường phát triển tối ưu của giáo dục Và để đáp ứng yêu cầu trên, hiện nay trong dạy học có nhiều phương pháp và hình thức dạy học đã được nhiều giáo viên áp dụng nh m phát triển tư duy người học Trong số đó, hình thức

tổ chức học tập theo nhóm đã và đang được vận dụng một cách hiệu quả

Như chúng ta đã biết, trong học tập thì không phải bất cứ một nhiệm vụ học tập nào cũng có thể được hoàn thành do những hoạt động thuần tuý của

cá nhân Có những câu hỏi, bài tập, những vấn đề đặt ra khó và phức tạp, đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa cá nhân mới có thể hoàn thành nhiệm vụ Vì vậy, bên cạnh hình thức học tập cá nhân, cần tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm Hình thức thảo luận nhóm có nhiều thế mạnh như:

Góp phần rèn luyện tinh thần tự lực của học sinh; giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng àm việc, kĩ năng giao tiếp; tạo điều kiện cho học

Trang 7

sinh học hỏi lẫn nhau; phát huy vai trò trách nhiệm, tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác Thông qua hoạt động nhóm, các em có thể cùng làm với nhau những công việc mà một mình không thể tự àm được trong một thời gian nhất định

Hình thức dạy học theo nhóm góp phần hình thành và phát triển các mối quan hệ qua lại trong học sinh, đem ại bầu không khí đoàn kết, giúp đỡ, tin tưởng nhau trong học tập

Tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm giúp các em học sinh nhút nhát, khả năng diễn đạt k m có điều kiện rèn luyện, tập dượt, từ đó tự khẳng định bản thân Tạo điều kiện để từng học sinh phát huy hết khả năng của mình, giúp cho việc phân hoá trong hoạt động dạy học được thuận lợi

Mặt khác giải bài tập về phương pháp tọa độ thuộc chương trình HH10CB là một khái niệm trừu tượng đối với học sinh, hơn nữa phân phối chương trình chiếm một thời gian rất ít nên việc nắm vững lí thuyết và vận dụng vào làm bài tập đối với học sinh là rất khó khăn, học sinh gặp không ít lúng túng sai sót khi giải bài tập Nếu các giờ dạy vẫn được tiến hành đồng loạt, áp dụng như nhau cho mọi đối tượng học sinh, các câu hỏi, bài tập đưa ra cho mọi đối tượng học sinh đều có chung một mức độ khó - dễ thì sẽ không phát huy được khả năng tư duy sáng tạo của học sinh khá, giỏi Còn học sinh yếu, kém thì sẽ không nắm được kiến thức và hình thành được kỹ năng cơ bản Điều đó àm cho đa số học sinh yếu, k m và trung bình chưa rõ khi học nội dung trên Đồng thời một số giáo viên còn gặp trở ngại khi dạy học nội dung đó Việc áp dụng thảo luận nhóm vào giải bài tập về phương pháp tọa độ giúp cho HS phát huy tốt hơn khả năng hoạt động của bản thân, giảm bớt sự khó khăn cho giáo viên, tạo ra một sự hợp tác qua lại giứa HS với HS, GV với

HS một cách hiệu quả Tôi đã ựa chọn kĩ năng thảo luận nhóm vào việc giảng dạy giải bài tập về phương pháp tọa độ thuộc chương trình HH10CB

Trang 8

Đề tài được chọn à: “Hình thành và rèn luyện kĩ năng thảo luận nhóm cho học sinh trung cấp nghề trong dạy học giải bài tập về phương pháp tọa độ trong mặt phẳng h nh học 10”

2 Mục đích nghiên cứu

Tìm ra biện pháp hình thành và rèn luyện kĩ năng thảo luận nhóm cho học sinh trong dạy học giải bài tập về phương pháp tọa độ trong mặt phẳng lớp 10 THPT nh m mục đích nâng cao chất ượng dạy học vừa rèn luyện kĩ năng thảo luận nhóm và bồi dưỡng năng ực xã hội cho HS

3 ối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Quá trình dạy học giải bài tập về phương pháp tọa độ trong mặt phẳng lớp 10 THPT b ng kĩ năng thảo luận nhóm

Phạm vi nghiên cứu: Bài tập Hình 10 CB (Trung học phổ thông )

4 Mẫu khảo sát

Trường Cao đẳng nghề Sơn La – Sơn La

5 Câu hỏi nghiên cứu

Hình thành và rèn luyện kĩ năng thảo luận nhóm cho học sinh trong dạy học giải bài tập về phương pháp tọa độ trong mặt phẳng lớp 10 THPT như thế nào để đạt được hiệu quả cao?

6 Giả thuyết khoa học

Nếu hình thành và rèn luyện kĩ năng thảo luận nhóm cho học sinh trong dạy học giải bài tập về phương pháp tọa độ trong mặt phẳng lớp 10 THPT thì vừa nâng cao hiệu quả dạy học vừa rèn luyện kĩ năng thảo luận nhóm vừa bồi dưởng năng ực xã hội cho HS

7 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của PPDH thảo luận nhóm

- Điều tra nhu cầu và hiểu biết của GV và HS tại trường Trung cấp nghề Sơn La về PPDH thảo luận nhóm

Trang 9

- Nghiên cứu về mục tiêu, yêu cầu, những thuận lợi và khó khăn khi dạy học giải bài tập về phương pháp tọa độ trong mặt phẳng bài tập Hình 10

CB

- Thiết kế một số tình huống dạy học thảo luận nhóm và một số giáo án hình thành và rèn luyện kĩ năng thảo luận nhóm trong giải bài tập về phương pháp tọa độ trong mặt phẳng Hình 10 CB

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm về tính khả thi và hiệu quả của đề tài

8 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, người nghiên cứu sử dụng một số phương pháp sau:

8.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận:

Nghiên cứu các tài liệu có iên quan đến đề tài

8.2 Phương pháp điều tra, quan sát:

Điều tra thực trạng dạy học thảo luận nhóm b ng phiếu trắc nghiệm, dự giờ, trao đổi ý kiến với giáo viên

8.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường Cao đẳng Nghề Sơn La nh m kiểm tra các kết quả nghiên cứu trong thực tiễn dạy học

9 Dự kiến luận cứ

- Luận cứ lý thuyết:

+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về PPDH thảo luận nhóm

+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về quá trình dạy học giải bài tập Toán học, giải bài tập hình học

+ Nghiên cứu chương trình hình học lớp 10 CB, bài tập HH10CB

- Luận cứ thực tế:

Trang 10

+ Thiết kế một số tình huống dạy học thảo luận nhóm và một số giáo án

vận dụng PPDH thảo luận nhóm vào dạy học giải bài tập về phương pháp tọa

độ trong mặt phẳng hình học lớp 10

+ Tổ chức và tiến hành kiểm tra đánh giá từ các bài dạy thực nghiệm để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của đề tài

10 Cấu trúc luận văn

Ngoài các phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trinh bày trong 3 chương:

Chương I Cơ sở lý luận và thực tiễn

Chương II Hình thành và rèn uyện kĩ năng thảo luận nhóm cho học sinh trung cấp nghề trong dạy học giải bài tập về phương pháp tọa độ trong mặt phẳng hình học 10

Chương III Thực nghiệm sư phạm

Trang 11

C ƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Phương pháp dạy học hợp tác

1.1.1 Khái niệm về phương pháp dạy học hợp tác

Phương pháp dạy học hợp tác là cách thức hoạt động và giao ưu hợp tác của thầy gây nên hoạt động và giao ưu hợp tác của trò nh m đạt được mục tiêu dạy học về kiến thức và kỹ năng xã hội

Trước khi đề cập tới phương pháp và kỹ thuật dạy học hợp tác, chúng

ta cần tìm hiểu sâu hơn về khái niệm: Thế nào là phong cách học và thế nào là phong cách dạy? Trước hết về phong cách học, đây à khái niệm chỉ phương pháp học tập khuyến khích sự suy nghĩ độc lập, sáng tạo và cải tiến, xây dựng cho HS những kỹ năng quý báu để có thêm nhiều lợi thế về năng ực và chuyên môn Phong cách học có thể chia ra làm bốn thao tác: hoạt động, quan sát, phân tích và ứng dụng Nếu hoạt động à bước đầu tiên khám phá trải nghiệm và làm thử thì thao tác quan sát là thông qua các hình ảnh để có được kết luận chính xác Từ quan sát, người học mới có khả năng phân tích qua nghiên cứu tài liệu và tự thân suy nghĩ Áp dụng vào bài tập thực hành là bước cuối cùng có vai trò hỗ trợ cho những thao tác trước đó hi được hình ảnh hóa phong cách học theo một hình tròn thì bốn thao tác này như một vòng

kh p kín được chia ra bốn phần trên mặt phẳng của một chiếc đồng hồ

Điều này cho thấy thao tác áp dụng vừa à bước cuối cùng nhưng nó cũng chính là sự tiếp nối cho thao tác hoạt động giống như trục quay liên tục của ngày và đêm, của bốn mùa: xuân - hạ - thu - đông

Còn về phong cách dạy, mỗi giáo viên đều có một phong cách dạy của riêng mình nhưng nói gì thì nói, phong cách dạy có hiệu quả nhất là khi kích

Trang 12

thích được tính chủ động, kích thích khả năng quan sát của học trò Tuy nhiên như thế vẫn chưa đủ, nếu người thầy không kích thích được năng ực phân tích - suy nghĩ và năng ực áp dụng của HS Bốn yêu cầu này tuy không đồng nhất nhưng nó cũng là một phần “bản sao” của bốn thao tác học tập như đã trình bày ở trên

Nói về dạy học tích cực thì đây à phương pháp giúp cho HS chủ động

và sáng tạo Muốn có một kết quả mỹ mãn, giáo viên phải yêu thương thật lòng, làm việc theo mệnh lệnh của trái tim và xúc cảm Yêu thương đó chính

là một que diêm đốt cháy lên bầu không khí thương yêu trong lớp học Phải tạo nên được mối quan hệ giữa lớp - nhóm hoặc giữa các nhóm với nhau Bài giảng sẽ có giá trị thực tế chân thật hơn khi giáo viên dạy học tích cực phù hợp với mức độ phát triển của HS trong lớp Ngược lại, dạy học tích cực sẽ buồn tẻ, đơn điệu khi giáo viên không biết đa dạng hóa các hoạt động trong lớp, chỉ lặp đi ặp lại cái đã cũ mòn Điều đó cũng có nghĩa là bó hẹp chân trời

tự do sáng tạo của người học

Phương pháp dạy học hợp tác là cách thức hoạt động và giao ưu hợp tác của thầy gây nên hoạt động và giao ưu hợp tác của trò nh m đạt được mục tiêu dạy học về kiến thức và kỹ năng xã hội

Theo PGS TS Hoàng Lê Minh: “Dạy học hợp tác là một phương pháp dạy học, trong đó mỗi học sinh được học tập trong một nhóm, có sự cộng tác giữa các thành viên trong nhóm, giữa các nhóm để đạt đến mục đích chung Trong phương pháp dạy học hợp tác, vai trò của giáo viên à người tổ chức, điều khiển việc học của học sinh thông qua học tập hợp tác b ng việc thiết kế các giờ học hợp tác, vai trò của học sinh à người học tập trong sự hợp tác”

Ma trận về mối quan hệ giữa sự hỗ trợ của giáo viên và nhu cầu HS đã cho thấy rõ hiệu ứng của cách dạy học tích cực hợp tác Dù nhu cầu nhiều hay

Trang 13

ít nhưng nếu giáo viên hỗ trợ ít thì các em sẽ học tập tích cực hơn Ngược lại, nếu giáo viên hỗ trợ àm thay, “cầm tay chỉ việc” cho HS quá nhiều thì kết quả à người học sẽ đi đến nhàm chán Trong kỹ thuật “các mảng gh p”, chủ

đề đơn giản nên các nhóm chỉ cần số ượng dưới 10 người (tốt nhất từ 5-6 người) chỉ cần nắm được ý trả lời à đủ Trong khi đó, với kỹ thuật “khăn trải bàn” do chủ đề khó hơn nên HS phải biết hợp tác chặt chẽ và có kỹ năng diễn đạt tự tin hơn ỹ thuật WL trước hết khẳng định điều bạn đã biết về một chủ đề nào đó ( now) Từ đây sẽ xác định điều bạn muốn biết về một chủ điểm (Want) và ghi lại những điều bạn vừa học được (Learn) Ngoài ra, kỹ thuật “học theo góc” và sơ đồ tư duy (mạng phân nhánh) còn giúp HS biết lựa chọn hoạt động và trải nghiệm khám phá tốt hơn

Tóm lại, dạy học hợp tác không ngoài mục đích định hướng, kích thích học tập tích cực, tăng cường hứng thú thoải mái, đào sâu kiến thức, hiệu quả vững bền cho HS Điều chỉnh được hoạt động dạy, người thầy sẽ tạo nên được mối quan hệ tương tác giữa thầy và trò, tạo điều kiện tốt nhất để các em góp sức mình một cách tốt nhất vào bài giảng

“Học tập hợp tác là một loại hình cụ thể của học tập tích cực, là một phương pháp giảng dạy chính thức, trong đó học sinh làm việc cùng nhau trong các nhóm nhỏ để đạt được một mục tiêu học tập chung” (định nghĩa về học tập hợp tác của David và Roger Johnson, hai nhà tâm lý học, giáo dục học)

Có ít nhất 4 loại nhóm khác nhau được phân biệt bởi mức độ gắn kết trong nhóm 4 cấp độ đó à :

Nhóm sơ giản :

Là nhóm mà ở đó các thành viên được yêu cầu làm việc với nhau nhưng thực sự họ không có hứng thú làm việc đó Vì thế hiệu quả công việc thường không b ng hiệu quả thực hiện của từng người

Trang 14

Nhóm truyền thống :

Là loại nhóm mà ở đó các thành viên đồng ý làm việc cùng nhau nhưng

họ chưa thực sự thấy hoặc ít thấy lợi ích của cách làm việc theo nhóm Kết quả là chỉ một số người được hưởng lợi từ cách làm việc này, số còn lại lại thấy r ng họ sẽ thực hiện công việc tốt hơn khi àm một mình

Nhóm hợp tác :

Là nhóm mà ở đó các thành viên tự nguyện hợp tác với nhau nh m thực hiện những mục tiêu chung có lợi cho toàn nhóm cũng như cho bản thân họ Các thành viên trong nhóm chia sẻ, động viên, giúp đỡ lẫn nhau về vấn đề hoàn thành nhiệm vụ chung Thông qua hoạt động nhóm, các thành viên có thể phát triển nhiều kỹ năng khác nhau, trong đó đặc biệt quan trọng là kỹ năng àm việc và học tập trong tập thể Kết quả là tổng sản phẩm mà họ thu được bao giờ cũng lớn hơn những gì mà một cá nhân trong nhóm có thể làm

Nhóm hợp tác cấp độ cao

Là nhóm mà ở đó tập hợp được tất cả những tiêu chí cần đạt được của một nhóm học tập hợp tác, thậm chí kết quả của sự hợp tác nhóm còn tốt hơn mong đợi và tình đoàn kết giữa các thành viên trong nhóm thông qua quá

trình làm việc được xây dựng và phát triển một cách tốt đẹp

1.1.2 Tình huống dạy học hợp tác

1.1.2.1: Khái niệm

Một tình huống dạy học hợp tác là tình huống dạy học trong đó xác định rõ mục tiêu học tập cho mỗi học sinh trong một nhóm, phù hợp với nhận thức của học sinh và tạo nhu cầu hợp tác trong học tập Thực chất đó à một dạng tình huống gợi vấn đề mà giáo viên đưa ra với dụng ý tạo ra hoạt động học tập hợp tác cho học sinh

Trang 15

Đặc điểm khác biệt nhất của tình huống dạy học hợp tác so với các tình huống dạy học khác là: Phải tạo được cơ hội cho học sinh thảo luận và từng bước đạt kết quả học tập

Một tình huống dạy học hợp tác phải đồng thời thỏa mãn ba điều kiện sau:

- Tình huống phải có tác dụng gợi ra vấn đề

- HS thấy có nhu cầu hợp tác, trao đổi với nhau và hy vọng sự hợp tác

đó sẽ có tác dụng tốt

- Tạo ra môi trường hợp tác để thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa vai trò cá nhân với vai trò tập thể

1.1.2.2: Quá trình thiết kế tình huống dạy học hợp tác

Thiết kế một tình huống dạy học hợp tác như à sáng tác một kịch bản, thể hiện rõ ý định của GV

Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học Ngoài mục tiêu chiếm lĩnh kiến

thức cụ thể trong hoạt động học tập cần chú trọng mục tiêu rèn luyện cách học

và cách giao tiếp cho học sinh Trong dạy học hợp tác mục tiêu đề ra là dạy cho học sinh phương pháp hợp tác và rèn luyện tư duy hội thoại, phê phán

Bước 2: Lựa chọn nội dung dạy học Phải chọn nội dung thích hợp để

dạy học hợp tác không phải nội dung nào cũng đưa ra để dạy hợp tác.Đó à những nội dung có nhu cầu và tác dụng hình thành hợp tác, những nội dung kích thích sự tranh luận Trong dạy học giải phương trình và bất phương trình

có thể chọn nội dung như: Tổng kết các phương pháp giải 1 bài toán, tổng kết chương…

Bước 3: Thiết kế các tình huống cụ thể, bao gồm những nhiệm vụ sau:

- Đề ra nhiệm vụ cho học sinh: có thể thông qua phiếu học tập, sử dụng máy chiếu để thiết kế tình huống như một đoạn phim…

- Dự kiến các cách nghĩ khác nhau và phương hướng giải quyết

Trang 16

- Dự kiến những mâu thuẫn trong thảo luận nhóm và cách hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm

- Chuẩn bị những câu hỏi phụ gợi ý cho học sinh cách thảo luận và cách thống nhất

- Dự kiến cách xác nhận kiến thức và đánh giá học sinh

Bước 4: Tổ chức học tập hợp tác Trong bước này giáo viên tổ chức cho

học sinh học tập theo nhóm Nhiệm vụ chính của học sinh là vận dụng kĩ năng hợp tác và kĩ năng tư duy hội thoại, phê phán để tìm ra kiến thức Tổng hợp kết luận vấn đề và phát triển vấn đề

1.1.3 Quá trình tổ chức dạy học hợp tác

1.1.3.1 Phân tích thông tin

Để xây dựng một giờ học hứng thú và nâng cao khả năng tự học ở HS, trước tiên GV cần nghiên cứu kĩ các tài liệu có iên quan đến nội dung bài học, xác định nội dung tri thức cơ bản, tri thức bổ trợ, những kiến thức thực tế, các ứng dụng khoa học vào cuộc sống…, nhu cầu kiến thức của

HS, đồng thời xác định các kiến thức phù hợp với PPDH đang sử dụng

1.1.3.2 Xác định mục tiêu bài học

Mục tiêu bài học được xác định rõ ràng và cụ thể cho cả ba lĩnh vực: Tri thức, mục tiêu này được xây dựng dựa trên cơ sở sáu cấp độ: biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá

Kĩ năng gồm: kĩ năng hóa học; kĩ năng giao tiếp (trao đổi, lắng nghe – chia sẻ, trình bày, tranh luận…); kĩ năng tìm kiếm thông tin; kĩ năng tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, hệ thống hóa…); kĩ năng àm việc hợp tác Lưu ý trong mỗi bài học chỉ đưa ra 2 – 3 mục tiêu kĩ năng cần hình thành hay phát triển cho HS, như vậy mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho HS thông qua các giờ học mới khả thi

Trang 17

Thái độ như: tiếp thu, hưởng ứng, đánh giá, hành động theo giá trị mới, quan điểm mới, có ý thức làm việc hợp tác với các TV khác trong nhóm, tôn trọng thành quả ao động của người khác, có ý thức xây dựng nhóm… Để thực hiện mục tiêu này, GV phải thiết kế được các hoạt động học tập tạo hứng thú cho người học, cung cấp cho HS thêm tư iệu bổ sung kiến thức để học sinh nâng cao khả năng tự học

1.1.3.3 Lập kế hoạch bài giảng

Gồm ba bước:

Bước 1: Chọn nội dung:

Không phải bất cứ một nội dung nào trong bài học cũng có thể áp dụng PPDH hợp tác nhóm đạt hiệu quả PPDH hợp tác nên được áp dụng với những kiến thức mang tính chất ôn tập, hệ thống hóa chương; bài học mang tính chất thực hành áp dụng lí thuyết; bài học về chất cụ thể; những vấn đề cần nhiều ý kiến tập thể; vấn đề iên quan đến thực tiễn các câu hỏi cần có sự phân tích, tổng hợp, sâu chuỗi các kiến thức cũ và mới để có được câu trả lời chính xác… Tóm ại là những nội dung không đơn trị, không quá khó, dễ kích thích sự thảo luận, hợp tác giữa các HS với nhau

Bước 2: Thiết kế hoạt động học hợp tác

Dựa vào nội dung đã chọn, V đặt ra các mục tiêu cần đạt trên ba mặt: tri thức, kĩ năng và thái độ GV thiết kế các hoạt động học hợp tác theo cấu trúc phù hợp thông qua các hình thức như: phiếu học tập, bài tập nhóm, thảo luận, thí nghiệm…

GV cần xây dựng hệ thống câu hỏi logic, phù hợp với trình độ HS Tuỳ nội dung bài học mà GV có thể chia ra thành nhiều phần nhỏ khác nhau có mức độ tương đương nhau Có thể theo hình thức mỗi cá nhân chịu trách nhiệm một phần nội dung và nhiệm vụ của cả nhóm là giải quyết một vấn đề mang tính tổng hợp các vấn đề của các TV hoặc GV có thể giao một đề tài

Trang 18

nhỏ cho một nhóm HS và nhóm HS tự phân công công việc cho từng TV trong nhóm … V cần dự kiến các tình huống xảy ra trong quá trình HS hoạt động như: có tranh cãi ngay gắt, đi ạc hướng, không hợp tác giữa các TV trong nhóm…

Khi thiết kế hoạt động học tập cho HS theo hướng hợp tác, GV cần chú

ý đến chỗ ngồi, sự di chuyển hợp lí của HS trong giờ học, giảm tối đa sự lộn xộn

Bước 3: Xây dựng phương án đánh giá

Nhiệm vụ học tập đặt ra cho nhóm HS rất đa dạng, vì vậy tùy theo cấu trúc hoạt động mà V định hướng cách đánh giá khác nhau về nội dung, hình thức, nhưng phải giải quyết được các điểm mấu chốt:

Đánh giá được mức độ hoạt động của mỗi TV – để tránh hiện tượng

“ăn theo”, ỷ lại

Đánh giá được mức độ hợp tác của cả nhóm, có thể b ng hình thức kiểm tra một cá nhân bất kì hay kiểm tra tập thể, nh m mục đích cho HS thấy được sự cố gắng của mỗi cá nhân đều có ý nghĩa trong sự thành công của nhóm Đánh giá được sự tiến bộ của mỗi TV về mặt kiến thức và kĩ năng hoạt động Điều ưu ý à PPDH hợp tác không chỉ được áp dụng trong 1 -2 tiết học

mà phải được sử dụng trong thời gian dài, nên GV phải có kế hoạch đánh giá

sự thay đổi theo hướng tích cực của HS trong suốt quá trình học GV cũng cần tạo điều kiện cho HS tham gia vào quá trình đánh giá ẫn nhau để HS tự biết điều chỉnh bản thân và nâng cao ý thức học tập

Việc thiết kế phương án đánh giá, khen thưởng kịp thời, chính xác, công b ng sẽ tạo niềm tin, hứng thú của HS với môn học và với những người bạn cùng nhóm

1.1.3.4 Tổ chức giờ học

Quy trình trong DHHT nhóm có thể chia thành ba bước cơ bản sau:

Trang 19

Bước 1: Chia nhóm

Chia nhóm ngẫu nhiên hay chia theo chủ định, phụ thuộc vào mục đích của việc hoạt động nhóm Có nhiều cách chia nhóm khác nhau, tùy vào hoàn cảnh cụ thể mà GV áp dụng như:

Nhóm theo khu vực gia đình ở của HS;

Nhóm theo trình độ năng ực của HS;

Nhóm theo sở thích bạn bè;

Nhóm theo cấu trúc tổ chức của lớp như tổ, nhóm;

Nhóm theo chỗ ngồi hay chọn một nhóm hỗn hợp có đủ thành phần HS giỏi, khá, trung bình, yếu…

Nhóm được chia theo ngẫu nhiên…

Lưu ý đến kích cỡ nhóm, tùy thuộc vào nhiệm vụ và yêu cầu cần đạt mà GV quyết định số người tham gia trong một nhóm Thời gian hoạt động nhóm cũng ảnh hưởng đến việc chia nhóm, nếu thời gian cần cho hoạt động nhóm ngắn thì nhóm nhỏ ít HS sẽ có hiệu quả hơn nhóm ớn Một nhóm

có khoảng từ 2 đến 6 HS à đạt hiệu quả nhất

Sau khi chia nhóm, HS phải chủ động hình thành nhóm và bầu ra một trưởng nhóm có vai trò điều hành nhóm trong suốt thời gian hoạt động nhóm

và một thư kí để ghi chép lại những hoạt động của nhóm

Bước 2: Giao nhiệm vụ

Giao nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng GV có thể sử dụng câu hỏi mở hay đóng tùy vào nội dung yêu cầu và thường được sử dụng theo hình thức phiếu học tập để HS hiểu và nắm rõ nhiệm vụ GV cần hướng dẫn HS cách thực hiện, cách hợp tác với TV khác, cung cấp tài liệu cho HS nếu cần thiết…

GV cần quy định rõ về thời gian hoàn thành nhiệm vụ đủ để HS di chuyển và thảo luận, đồng thời HS chủ động phân bố thời gian phù hợp với công việc

Trang 20

GV cần phổ biến cách đánh giá, chấm điểm cá nhân và nhóm cho HS nắm rõ, việc làm này sẽ tránh được sự ỷ lại của một số TV ười biếng

Bước 3: Làm việc trong nhóm

Tùy theo cấu trúc hoạt động hợp tác mà V hay nhóm trưởng sẽ phân việc cụ thể cho mỗi TV Nếu nhiệm vụ của nhóm được chia thành các mảng nhỏ thì mỗi TV phải nỗ lực hoàn thành phần việc của mình, sau thời gian làm việc cá nhân kết thúc sẽ chuyển nhanh sang phần làm việc trong nhóm là thảo luận, chia sẻ thông tin, kiến thức để giải quyết nhiệm vụ được giao Nếu nhiệm vụ nhóm là một vấn đề không cần chia nhỏ, không có thời gian cho cá nhân làm việc riêng, thì việc thảo luận, lấy ý kiến được tiến hành trực tiếp và khi đó nhóm trưởng có vai trò đôn đốc, hướng dẫn cũng như tạo môi

trường làm việc cởi mở thân thiện cho cả nhóm, thư kí có trách nhiệm ghi chép tất cả các ý kiến, ý tưởng của các TV

Tóm lại, hoạt động làm việc nhóm diễn ra dưới hình thức và thứ tự như thế nào thì công việc của các TV là tìm kiếm thông tin, tài liệu, cố gắng hiểu được vấn đề, sau đó à sự chia sẻ hiểu biết với các TV còn lại và cuối cùng nhóm phải tổng hợp, phân tích các ý kiến, phù hợp hay không để giải quyết nhiệm vụ được giao

Bước 4: Đánh giá

Đánh giá à công đoạn cuối cùng trong giờ học nhưng có tác động rất lớn đến

HS Tùy nội dung mà V đưa ra tiêu chí đánh giá, có thể cho HS tham giai vào gia đoạn này Phương án đánh giá cần chính xác, công b ng để HS nhận thấy được sự cố gắng của mỗi cá nhân trong nhóm đều có dấu ấn trong sự thành công của nhóm Việc khen thưởng cá nhân hay tập thể nhóm chính xác

sẽ kích thích các TV chia sẻ và hợp tác với nhau tốt hơn, HS sẽ nhận thức được: muốn được thưởng thì ngoài sự cố gắng của cá nhân còn phải phụ thuộc vào thành tích chung của nhóm

Trang 21

1.1.3.5 Rèn luyện kĩ năng hợp tác cho học sinh

Là một nhiệm vụ rất quan trọng trong dạy học hợp tác của người giáo viên Với mỗi con người, không có dạng kĩ năng nào quan trọng hơn kĩ năng hợp tác, bởi vì hầu hết mối quan hệ lẫn nhau giữa con người là quan hệ hợp tác Hợp tác là bản năng của con người, nhưng để hợp tác có hiệu quả thì con người cần phải được rèn luyện kĩ năng hợp tác để thích ứng với từng hoàn cảnh và trong từng mối quan hệ cụ thể Kĩ năng hợp tác là một trong các mục tiêu dạy học quan trọng có iên quan đến nghề nghiệp tương ai và sự thành đạt trong cuộc sống của học sinh sau này

1.1.3.6 Rút kinh nghiệm

Việc rút kinh nghiệm được thực hiện khi đã có kết quả kiểm tra sau giờ học, trước tiên GV rút kinh nghiệm về các mặt:

Mục tiêu đặt ra đã hoàn thành hay chưa? Nếu chưa thì tại sao?

Trong quá trình hoạt động của HS có vấn đề gì bất cập không?

Xử lí kết quả hợp tác của HS có phản ánh được đúng sự thật không? Đối với HS, việc rút kinh nghiệm được thực hiện ở trên lớp phải diễn ra nhanh chóng, đầy đủ, có trình tự và ogic như sau:

Nhận xét về hoạt động chung của các nhóm

Nhận xét về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân, lấy vài ví dụ để thấy được vai trò hoạt động tích cực của cá nhân đã ảnh hưởng đến kết quả của nhóm như thế nào

Nhận xét về hoạt động cộng tác của các thành viên, GV cần khen gợi các nhóm hợp tác tốt, chỉ ra nguyên nhân của các nhóm có kết quả kiểm tra chưa cao

GV nêu cho HS thấy các kĩ năng được hình thành trong từng giai đoạn hoạt động và cho HS tự đánh giá các kĩ năng đó của bản thân đạt mức độ nào

Trang 22

GV cần nghe sự phản hồi từ phía HS về khó khăn và cảm xúc khi tham gia bài học với PPDH thảo luận nhóm

Việc rút kinh nghiệm và nhận xét trong các tiết học đầu tiên làm quen với PPDH thảo luận nhóm thường tốn nhiều thời gian vì HS chưa quen với

1.2.1.1 Nhóm cặp 2 học sinh

Đây là hình thức HS trao đổi với bạn ngồi kế bên để giải quyết tình huống do GV nêu ra Trong quá trình giải quyết các tình huống, HS sẽ thu nhận kiến thức một cách tích cực Để HS làm việc theo cặp có hiệu quả, GV

phải tạo ra dạng bài tập lỗ hổng thông tin cho HS Điều này có nghĩa là:

HS A nắm giữ một số thông tin này, HS B nắm giữ một số thông tin khác Chỉ b ng cách hợp tác với nhau, chia sẻ, thảo luận những thông tin mình

có, nói cách khác là ghép các mảnh kiến thức lại với nhau, 2 HS mới có thể tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh Như vậy, nếu GV không tạo được lỗ hổng thông tin thì sẽ không tạo ra nhu cầu hợp tác thực sự giữa các HS

Trang 23

1.2.1.2 Nhóm 4 - 5 HS

GV chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm gồm 4-5 HS và thảo luận các bài tập, câu hỏi, tình huống do GV nêu ra Có hai loại hình bài tập dành cho kiểu nhóm này: Bài tập cho hoạt động trao đổi và bài tập cho hoạt động so sánh Trong hoạt động trao đổi, mỗi nhóm giải quyết một vấn đề khác nhau (nhưng cùng một chủ đề), sau đó trao đổi vấn đề và cách giải quyết vấn đề của nhóm mình với các nhóm khác Trong hoạt động so sánh, tất cả các nhóm cùng giải quyết một vấn đề, sau đó so sánh cách giải quyết khác nhau giữa các nhóm Loại hoạt động trao đổi thường được sử dụng cho những bài học có dung lượng kiến thức lớn mà thời gian trên lớp lại hạn hẹp Loại hoạt động so sánh thường dành cho những bài học có dung ượng kiến thức không lớn

được tách ra để thành lập nhóm mới Các thành viên này trở thành đại sứ

cho nhóm của mình trong nhóm mới, họ phải thông báo nhiệm vụ và cách giải quyết nhiệm vụ của nhóm mình cho nhóm mới

Hình thức ghép nhóm có ưu điểm rất lớn là việc báo cáo công việc của các nhóm sẽ do tất cả các thành viên trong nhóm đảm nhận chứ không phải chỉ

do một học sinh một HS khá, giỏi đảm nhận Cách học này góp phần làm tăng sự tự tin cho các thành viên trong nhóm

1.2.1.4 Nhóm kim tự tháp

Đây là cách tổ chức ý kiến của tập thể lớp học về một vấn đề của bài

Trang 24

học Hoạt động theo hình thức này, HS sẽ ghép nhóm nhiều lần Đầu tiên,

GV nêu lên một vấn đề cho các HS làm việc độc lập, sau đó, ghép 2 HS lại thành một cặp để các HS chia sẻ các ý kiến của mình Kế đến, các cặp sẽ kết hợp lại thành nhóm 4 người, tiếp tục trao đổi ý kiến Các nhóm 4 thành viên sẽ họp lại thành các nhóm 8, nhóm 16 thành viên Cuối cùng, cả lớp sẽ có một bảng tổng kết các ý kiến hoặc một giải pháp tốt nhất để giải quyết một vấn đề Kiểu nhóm kim tự tháp rất phù hợp với các giờ ôn tập khi HS cần phải nhớ các định nghĩa, khái niệm, công thức,… đã học trong một chương

1.2.1.5 Nhóm hoạt động trà trộn

Trong hình thức này, tất cả các HS trong lớp phải đứng dậy và di chuyển trong lớp để thu thập thông tin từ các thành viên khác, giống như các khách mời trong một buổi tiệc đứng gặp gỡ, tiếp xúc với nhau Sự di chuyển khỏi chỗ ngồi cố định làm cho các HS cảm thấy thích thú, năng động hơn Đối với HS trung bình hoặc kém thì đây là cơ hội cho họ hỏi nhiều người khác nhau cùng một câu hỏi mà không cảm thấy xấu hổ

Hoạt động này rất thích hợp với giờ ôn tập

1.2.2 Những mục tiêu đặt ra khi thảo luận nhóm

Thành lập nhóm có hiệu quả (chia nhóm hợp lí)

Đặt ra những kế hoạch làm việc cho hoạt động của nhóm

Thành lập những qui luật hoạt động chung cho hoạt động nhóm

Giao phó phân công có hiệu quả

Cung cấp những nhận x t, đánh giá đối với các thành viên

Mang lại hiệu quả đối với tất cả các thành viên và đối với công việc

1.2.3 Các bước thảo luận nhóm

( Phần này được àm dựa trên [14] )

1.2.3.1 Vai trò của làm việc theo nhóm:

Trang 25

Làm việc nhóm có vai trò to lớn bởi những lí do sau:

- Chia sẻ ý tưởng và kinh nghiệm giữa các thành viên

- Thay đổi cách học riêng của học sinh theo hướng tiến bộ, từ đó thành lập nên những mặt mạnh đối với bản thân các em

- Làm tăng chất ượng học tập

- Tìm thấy nhiều cách giải quyết những vấn đề khó khăn, cung cấp nên môi trường hỗ trợ cho những bài tập

- Cải tiến khả năng trình bày của học sinh trước lớp

- Thúc đẩy khả năng tự quản cho học sinh b ng cách chuyển một số nhiệm vụ dạy và học cho học sinh

Đây chính à những lợi ích cơ bản của hoạt động nhóm đối với học sinh

Sau đây à một loạt lợi ích xã hội về hoạt động nhóm, bao gồm:

- Phát triển kỹ năng hợp tác và lập kế hoạch

- Cơ hội ãnh đạo và cùng ãnh đạo

- Cơ hội để làm việc trong một dự án lớn hay phức tạp

- Tự tin hơn khi bước vào đời

- Có tinh thần hoạt động tập thể theo hướng tích cực làm cho công việc đạt hiệu quả hơn

- Cơ hội đánh giá hiểu biết bản thân và nhận sự phản hồi của bạn bè, khuyến khích khả năng suy nghĩ về việc học tập của các em, và quyết định điều kiện nào nên được sử dụng để đánh giá công việc của các em trong tương ai Điều đó cũng nói lên ý nghĩa thực tế của việc hoạt động nhóm

Tóm lại những kỹ năng hoạt động nhóm mà học sinh cần phát triển nó như một phần của việc học của học sinh, và những kỹ năng đó cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nghề nghiệp tương ai cho các em Nhóm làm việc được xem như một phần quan trọng cho cả việc học cao hơn

Trang 26

và trong công việc Như vậy, hoạt động nhóm không chỉ có ý nghĩa đối với học sinh tại nhà trường mà còn có ý nghĩa thực tế đối với các em

1.2.3.2 Hoạt động nhóm được sử dụng khi nào?

Hoạt động nhóm được sử dụng khi gặp các yếu tố sau:

Một số mục tiêu của môn học đạt được kết quả cao thông qua hoạt động nhóm của học sinh

Bài tập chỉ có thể tiến hành bởi hoạt động nhóm

Bài tập đưa ra tương đối phức tạp đối với một học sinh…

1.2.3.3 Vai trò của giáo viên:

iáo viên đảm nhận vai trò là nhận xét sự thành công của hoạt động nhóm và điều này cũng có thể là nguồn thách thức trong suốt hoạt động nhóm diễn ra, giáo viên dường như trở thành à người sáng tạo nhóm, người trung gian, người tổ chức, huấn luyện viên, người thầy và cố vấn trong việc giải quyết vấn đề giữa các nhóm Giáo viên có trách nhiệm giải quyết vấn đề không công b ng, phân công phù hợp giữa các nhóm và cung cấp lời nhận xét hữu ích cho cá nhân và nhóm

Giáo viên cần chắc chắn r ng thời gian tương đương để biết thông tin

về nhóm Giáo viên cần phá vỡ không khí ãnh đạo để có thể hòa nhập, khuyến khích học sinh nhận ra điểm mạnh cũng như điểm yếu của nhau, hoặc các thuộc tính thật hữu ích để hỗ trợ quá trình này

Người giáo viên cần phân phối thời gian hợp lí trong suốt tiến trình xây dựng và tăng cường mối quan hệ giữa các nhóm Những hoạt động này có thể

là nội dung tập trung hoặc được quan tâm thông qua thảo luận những gì mà họ đang cố gắng đạt được

1.2.3.4 Những kỹ năng hoạt động nhóm quan trọng:

Để àm tăng thêm sự thuận lợi làm việc nhóm Bạn cần biết (nắm bắt) những kỹ năng sau đây:

Trang 27

Kỹ năng giao tiếp: Bao gồm viết, nói, nghe và dùng ngôn ngữ cử chỉ

Kỹ năng hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm: Giải quyết những tình huống căng thẳng, giúp những thành viên khác giải quyết các vấn

đề khó khăn, cung cấp những đóng góp tích cực nh m đạt mục đích đặt ra

1.2.3.5: Hoạt động thảo luận nhóm trong học tập hợp tác

Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi đề ra giải pháp rèn luyện

kỹ năng tư duy khi thảo luận nhóm theo 4 bước:

Bước 1: Tìm hiểu vấn đề sẽ thảo luận: Mỗi học sinh cần tư duy một

cách độc lập, nghiên cứu nhiệm vụ và tìm phương án giải quyết vấn đề Khi

đó mỗi học sinh sẽ phải tiến hành những hoạt động trí tuệ trong giải toán như: quy lạ về quen, phân tích, tổng hợp, phê phán Trong khi học sinh tự tìm hiểu vấn đề giáo viên có thể đưa ra một số gợi ý (nếu cần), có thể gợi ý các câu hỏi như: Phiếu học tập cho ta biết điều gì? Yêu cầu ta làm gì? Có những khó khăn

và thuận lợi gì? Cần có những kiến thức nào để giải quyết nó?

Bước 2: Trình bày và lắng nghe: Mỗi học sinh phải sẵn sàng và luyện

tập khả năng diễn đạt về một kiến thức toán học cụ thể Qua đó thể hiện được

ý tưởng, sự cảm nhận, niềm tin, những phản ứng, nhu cầu, mục đích, mối quan tâm, vốn kiến thức của bản thân Học sinh cần có ý thức tiếp nhận ý kiến của các thành viên trong nhóm với tinh thần chia sẻ, hợp tác nh m sáng tỏ vấn

đề, dẫn đến thống nhất trong suy nghĩ, hành động trên cơ sở giúp đỡ, thúc đẩy

Trang 28

nhau cùng tiến bộ Để đạt được điều đó, phải tạo ra sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau

Bước 3: Hoạt động tư duy đối thoại có phê phán: Để có cuộc đối thoại

tốt, mỗi học sinh cần phải học cách hỏi và cách trả lời, phải biết nên hỏi vào lúc nào và hỏi câu gì? Học sinh phải học cách lập luận, biết lập luận như thế nào để ý kiến của mình có sức thuyết phục nhất Giáo viên cần tạo cho học sinh có thái độ tích cực như: có nguyện vọng và sẵn sàng đối thoại, phải chuẩn bị tư tưởng đón nhận thử thách từ các ý kiến khác và mong muốn đi đến những kết luận chân lý Trong lĩnh vực Toán học có thể cụ thể hóa các lĩnh vực mà ông đề cập qua các câu hỏi sau:

1) Cách biểu đạt vấn đề có rõ ràng, sáng sủa không?

2) Cách diễn đạt có mâu thuẫn không?

3) Suy luận có hợp lôgic không?

4) Đã bao quát được đầy đủ các trường hợp của vấn đề chưa?

5) Những căn cứ của lập luận đã đúng chưa?

Trang 29

các ý kiến tranh luận Trong qúa trình tranh luận học sinh cần chuẩn bị những luận cứ sắc bén, trình bày và bảo vệ ý kiến của mình, phản bác hay chấp nhận

ý kiến đối nghịch cần dựa trên nguyên tắc lấy chân ý àm cơ sở Cần quán triệt tư tưởng cho học sinh trong thảo luận nhóm à: coi tranh cãi như những tình huống giải quyết vấn đề, phê phán ý tưởng chứ không phê phán người đưa ra ý tưởng Vai trò của giáo viên là khích lệ học sinh thay đổi cách nghĩ, động viên học sinh đặt mình ở nhiều góc độ khác nhau và đặt mình vào địa vị người khác, biết lắng nghe và chấp thuận Giáo viên là trọng tài khoa học giúp học sinh đi đến kết luận cuối cùng

Bước 4: Tổng hợp, kết luận vấn đề và phát triển vấn đề: Qua thảo luận

học sinh rút ra những kinh nghiệm cho bản thân, biết cách trình bày vấn đề đã được thống nhất trong nhóm và thực hành thông qua ngôn ngữ Học sinh cần

tự đặt ra và trả lời được những câu hỏi như à:

- Ý kiến nào đúng? Vì sao đúng? Ý kiến nào chưa đúng? Mức độ sai lầm như thế nào, nguyên nhân dẫn đến sai lầm?

- Cần phải ôn tập kỹ kiến thức nào?

- Nên trình bày kết quả này như thế nào để thuyết phục nhất?

- Kết luận được rút ra trong giờ học có tác dụng gì?

- Để giờ học sau hiệu quả hơn cần chuẩn bị trước vấn đề gì?

1.3 Dạy học nội dung giải bài tập về phương pháp tọa độ trong mặt phẳng trường Trung cấp nghề

1.3.1 Những kiến thức cần dạy của giải bài tập về phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

1.3.1.1 Véc tơ và tọa độ véc tơ

a Định nghĩa

ux y  u x iy j

Trang 30

1.3.1.2 Mối liên hệ giữa toạ độ điểm và toạ độ véc tơ

Trong mặt phẳng toạ độ Oxy cho ba điểm A(x ;y );B(x ;y );C(x ;y ) A A B B C C

d Ba điểm A,B,C thẳng hàng AB,AC cùng phương

Chú ý:Trong tam giác ABC :

a) Trọng tâm à giao điểm của 3 đường trung tuyến của tam giác

Trang 31

b) Trực tâm H à giao điểm của 3 đường cao của tam giác

c) Tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác là giao của 3 đường trung trực d) Tâm đường tròn nội tiếp tam giác là giao của 3 đường phân giác của các góc

+) Trung tuyến AM: Đi qua đỉnh A và trung điểm M của cạnh đối diện

BC

+) Đường cao AH : Đi qua đỉnh A và vuông góc với cạnh đối diện BC +) Đường trung trực của cạnh BC: Vuông góc với BC tại trung điểm của BC( đường trung trực của BC có thể không đI qua A)

+) Đường phân giác của góc ABC: chia góc ABC thành 2 góc b ng nhau

( xem lại các kiến thức cũ đã học về tính chất của các đường này-SGK toán 7)

1.3.1.3 Phương trình đường thẳng

a Phương trình tham số của đường thẳng

Trong mặt phẳng Oxy, cho đường thẳng  đi qua M0( ;x y0 0) và có v c tơ chỉ phương u  ( ;u u1 2) hi đó phương trình tham số của  là :

Đ/n: V c tơ n được gọi à v c tơ pháp tuyến ( vtpt ) của đường thẳng

 nếun 0 và n vuông góc với v c tơ chỉ phương của 

Trang 32

Nếu u ( ;u u1 2) à v c tơ chỉ phương của đường thẳng thì v c tơ pháp tuyến là n ( ;u2 u1 ) hoặc n  ( u u2 ; 1 )

b Phương trình tổng quát của đường thẳng

Trong mặt phẳng Oxy, cho đường thẳng  đi qua M0( ;x y0 0) và có véc

tơ pháp tuyến n ( ; )a b hi đó phương trình tổng quát của  được xác định bởi phương trình : a x( x0) b y( y0)  0 (2) ( 2 2

a Phương trình đường tròn có tâm và bán kính cho trước

Trong mặt phẳng Oxy cho đường tròn tâm I a b( ; ) bán kính R hi đó phương trình của đường tròn là :

b Phương trình tiếp tuyến của đường tròn

Trong oxy cho đường tròn (C) có tâm I a b( ; ), bán kính R

Điều kiện tiếp xúc của đường thẳng và đường tròn

Đường thẳng tiếp xúc với đường tròn khi và chỉ khi khoảng cách từ

tâm đường tròn đến đường thẳng b ng bán kính của đường tròn

 tiếp xúc (C) d(I, )=R

Trang 33

Tiếp tuyến tại điểm M0(x0; y0) thuộc (C)

Phuơng trình tiếp tuyến của (C) tại điểm M0(x0; y0) là:

(x0-a).(x-x0)+(y0-b).(y-y0) =0

Tiêu cự: F1F2=2c; Độ dài trục lớn A1A2=2a; Độ dài trục bé B1B2=2b

Hai tiêu điểm F1c;0 , F c2 ;0

Trang 34

Hai tiêu điểm F1c;0 , F c2 ;0

Trong dạy học tích cực, thảo luận nhóm à phương pháp có nhiều ưu

điểm Trong đó người học được phát huy tối đa được bộc lộ những khả năng của bản thân Đồng thời qua đó, các em còn có điều kiện học hỏi lẫn nhau, tạo không khí thoải mái trong học tập Điều đặc biệt à uôn có được cảm giác tự

do, thoải mái không bị áp đặt (khác với kiểu dạy học truyền thống- kiểu

y=

b

ax

b

Trang 35

truyền thụ một chiều: thầy nói trò nghe Học trò học thuộc lời thầy như cái máy ghi âm…) thảo luận nhóm khiến cho giờ học sinh động hơn

Sau khi được trang bị kiến thức về phương pháp dạy học tích cực, một

số giảng viên đã áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào quá trình soạn bài

và lên lớp

Ngoài những phương tiện dạy học truyền thống, giảng viên đã tích cực

sử dụng các phương tiện dạy học mới nh m nâng cao chất ượng cho bài giảng (máy vi tính, projecto, bảng ghim, tài liệu phát tay, …)

Đối tượng cán bộ ở cơ sở đã từng bước được trẻ hóa Trình độ văn hóa

và sự hiểu biết các lĩnh vực ngày càng được nâng ên trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường ngày hiện đại, đáp ứng yêu cầu giảng dạy cho giảng viên

* Về phía HS và GV

Tạo được không khí vui tươi, sinh động cho giờ dạy

Có thể phát triển năng ực toàn diện cho học sinh từ tâm lí, tính cách cho đến kỹ năng và hành vi giao tiếp…

Số ượng hợp tác làm việc tập thể nên có thể bổ sung cho nhau những thiếu sót

Qua quan sát hoạt động của các nhóm, giáo viên có thể đánh giá chính xác năng ực của từng học sinh từ đó kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học

Trang 36

cho phù hợp, đồng thời cũng kịp thời trấn chỉnh thái độ học tập không tốt của học sinh

1.3.2.2: Khó khăn:

Do thói quen thụ động trong quá trình dạy và học Đã từ lâu, trong các tiết học lý luận, hình ảnh người thầy thuyết trình một cách say sưa từ đầu đến cuối buổi, học sinh thì nghe giảng và chép bài một cách thụ động đã thành một dấu ấn trong mỗi người

Hiện nay, do nhu cầu đào tạo rất lớn, sĩ số học sinh trong lớp khá đông, mỗi lớp có từ 70 đến 90 học viên, thậm chí có lớp đến 100 người Với số ượng như vậy, việc áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực cũng phần nào

bị hạn chế

Về cơ sở vật chất nhà trường đã từng bước hoàn hiện hơn, tuy nhiên phòng học để đáp ứng cho việc giảng dạy phương pháp tích cực hiện nay của trường cũng chưa thể đáp ứng đầy đủ mà từng bước khắc phục dần theo kế hoạch

iáo viên thường bị động về thời gian

Một số HS không những lớn tuổi mà lại có trình độ không đồng đều, sự nhiệt tình chưa cao, không dễ hợp tác với giảng viên

Đa phần học sinh là con em dân tộc nên nhận thức chậm, các em ít chuẩn bị trước ở nhà Họ sẽ có cảm giác e ngại khi cho học viên thảo luận, nêu lên những vấn đề “nhạy cảm” hoặc quá khó, không thể xử ý được cho nên đôi khi còn úng túng

Trong nhóm thường chỉ tập trung ở một số đối tượng tích cực, có năng lực, đa phần thuộc nhóm học sinh ười biếng hay ỷ lại vào người khác nên ít mang lại hiệu quả như mong muốn

Vì thế, muốn hoạt động thảo luận nhóm thành công, giáo viên phải nắm vững phương pháp, biết cách tổ chức, biết kết hợp nhiều phương tiện, kỹ

Trang 37

thuật hỗ trợ Song yếu tố quyết định vẫn là ở học sinh Vì thế, ngoài việc phải năng động, tích cực, các em cần được hướng dẫn cụ thể trước khi tiến hành thảo luận và ngay cả khi chuẩn bị soạn bài ở nhà trong tiết học trước

ết uận chương I

Chúng tôi đã nghiên cứu khái quát về phương pháp dạy học hợp tác thảo luận nhóm, PPDH thảo luận nhóm là một PPDH tích cực và mang tính cộng đồng cao Nó có thể giúp HS tự lĩnh hội tri thức đồng thời rèn luyện cho

Đó chính à cơ sở lý luận và thực tiễn để chúng tôi xây dựng chương 2

là hình thành và rèn luyện kĩ năng thảo luận nhóm cho học sinh trung cấp nghề trong dạy học giải bài tập về phương pháp tọa độ trong mặt phẳng hình học lớp 10

Trang 38

C ƯƠNG II HÌNH THÀNH VÀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG T ẢO LUẬN NHÓM CHO HỌC SINH TRUNG CẤP NGHỀ TRONG DẠY HỌC GIẢI BÀI TẬP VỀ P ƯƠNG P ÁP TỌ Ộ TRONG MẶT PHẲNG

N ỌC 10 2.1 Hình thành và rèn luyện kĩ năng thảo luận nhóm trong dạy học về tọa độ, điểm và đường thẳng trong mặt phẳng

2.1.1.Thiết kế tình huống thảo luận nhóm

Nội dung dạy học về tọa độ, điểm và đường thẳng trong mặt phẳng là những nội dung cơ bản nhất của phương pháp tọa độ trong hình học phẳng Vì vậy các trường hợp thiết kế chủ yếu tập trung vào rèn luyện cho học sinh các kỹ năng biến đổi đơn giản, củng cố kiến thức cơ bản và khai thác để vận dụng vào những dạng bài tập cơ bản, nâng cao

2.1.2.Tổ chức thảo luận theo 4 bước

2.1.2.1 Rèn luyện kỹ năng giải các dạng toán về phương trình tổng quát của đường thẳng

a) Chọn nội dung: Giải các bài tập về phương trình tổng quát của đường thẳng Rèn luyện kỹ năng ập phương trình tổng quát

b) Nhiệm vụ thảo luận

PHIẾU THẢO LUẬN SỐ 1 Cho ABCA(3; 2), B(1;1) và C( 1; 4)  Viết phương trình tổng quát của a) Đường cao AH và đường thẳng BC

b) Trung trực của AB

c) Đường trung bình ứng với AC

c) Hình thành và rèn luyện kỹ năng thảo luận nhóm cho học sinh

Bước 1: Tìm hiểu vấn đề sẽ thảo luận:

Trang 39

GV chia lớp thành nhiều nhóm như sau: Hai bàn iên tiếp tạo một nhóm; phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A1

Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh đồng thời yêu cầu học sinh không được thảo luận ngay mà bản thân mỗi học sinh phải tự nghiên cứu phiếu học tập, viết ý kiến của mình vào phiếu học tập Trong quá trình đó nếu giáo viên thấy cần thiết thì đưa ra các câu hỏi gợi ý

Dự kiến các câu hỏi gợi ý:

- Phiếu học tập cho biết điều gì? Yêu cầu gì?

- Phương trình đường thẳng đi qua điểm M x ; y và vuông góc với  0 0

Bước 2: Trình bày và lắng nghe:

Các thành viên trao đổi về cách giải quyết bài toán của mình, khi trình bày cần nói rõ cách àm, hướng đi của bài, các thành viên khác lắng nghe và đưa ra ý kiến phản bác (nếu có)

Dự kiến các tình huống trong khi học sinh trình bày trong nhóm:

Trang 40

Câu hỏi đặt ra à: Cơ sở nào để giải được các bài tập trên? Các thành viên trong nhóm đưa ra câu hỏi mà mình đã chuẩn bị sẵn để người trình bày sẵn sàng trả lời Xin ý kiến của cả nhóm để thống nhất ý kiến Nhóm trưởng trình bày các ý kiến cho thành viên trong nhóm nghe Thông qua việc trao đổi

đó mỗi thành viên trong nhóm đều rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân Đồng thời củng cố được kết quả chung cần đạt được

Thống nhất các ý kiến thảo luận nhóm:

a) Đường cao AH đi qua điểm A(3;2) và vuông góc BC 2 ; 3nên có phương trình à:

52(x 0) 1(y ) 0 4x – 2y+5 0

2

Bước 4: Tổng hợp để trình bày kết quả của nhóm

Mỗi thành viên tự xem xét, tổng hợp kết quả để khi cần thiết đều có thể trình bày kết luận của nhóm, nếu chỗ nào chưa rõ thì trao đổi lại với cả nhóm

Ngày đăng: 20/12/2014, 08:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[3]. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật giáo dục và hướng dẫn thực hiện, NXB giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật giáo dục và hướng dẫn thực hiện
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: NXB giáo dục Hà Nội
Năm: 2005
[4]. Đặng Đình Bôi (2010), Kĩ năng làm việc nhóm, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kĩ năng làm việc nhóm
Tác giả: Đặng Đình Bôi
Năm: 2010
[6]. Nguyễn Hữu Dũng (2012), Luận văn Th.s Dạy học chủ đề " Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng", Trường Đại học Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng
Tác giả: Nguyễn Hữu Dũng
Năm: 2012
[8]. Nguyễn Bá Kim (2007), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học Sƣ Phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học môn Toán
Tác giả: Nguyễn Bá Kim
Nhà XB: NXB Đại học Sƣ Phạm
Năm: 2007
[9]. Hoàng Lê Minh (2013), Hợp tác trong dạy học môn Toán, NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp tác trong dạy học môn Toán
Tác giả: Hoàng Lê Minh
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2013
[10]. Hoàng Lê Minh (2007), Rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh khi thảo luận nhóm trong giờ học môn Toán, Tạp chí Giáo dục số 163 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh khi thảo luận nhóm trong giờ học môn Toán
Tác giả: Hoàng Lê Minh
Năm: 2007
[11]. Hoàng Lê Minh (2004), Phân bậc hoạt động trong dạy học môn Toán, Tạp chí giáo dục, số 86, tr 26- 27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân bậc hoạt động trong dạy học môn Toán
Tác giả: Hoàng Lê Minh
Năm: 2004
[13]. Hoàng Lê Minh (2001), Một số giải pháp quản l nhằm tăng cường hoạt động tự học môn Toán cho học sinh T PT tại ải Phòng, Luận văn Thạc sỹ giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp quản l nhằm tăng cường hoạt động tự học môn Toán cho học sinh T PT tại ải Phòng
Tác giả: Hoàng Lê Minh
Năm: 2001
[14]. Hoàng Lê Minh (2007), Tổ chức dạy học hợp tác trong môn Toán ở trường T PT, Luận án Tiến sĩ giáo dục học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức dạy học hợp tác trong môn Toán ở trường T PT
Tác giả: Hoàng Lê Minh
Năm: 2007
[15]. Lê Thống Nhất (1996), n luyện năng lực giải Toán cho học sinh T PT qua việc phân tích và sửa chữa sai lầm của học sinh khi giải toán, Luận án Phó tiến sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: n luyện năng lực giải Toán cho học sinh T PT qua việc phân tích và sửa chữa sai lầm của học sinh khi giải toán
Tác giả: Lê Thống Nhất
Năm: 1996
[16]. Bùi Văn Nghị (2008), Vận dụng lí luận dạy học trong dạy học môn Toán ở trường phổ thông, Chuyên đề cao học, khoa Toán- ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng lí luận dạy học trong dạy học môn Toán ở trường phổ thông
Tác giả: Bùi Văn Nghị
Năm: 2008
[17]. Bùi Văn Nghị (2008), Phương pháp dạy học những nội dung cụ thể môn Toán, NXB Đại học sƣ phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học những nội dung cụ thể môn Toán
Tác giả: Bùi Văn Nghị
Nhà XB: NXB Đại học sƣ phạm
Năm: 2008
[18]. J.Piaget (1999), Tâm l và giáo dục, NXB iáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm l và giáo dục
Tác giả: J.Piaget
Nhà XB: NXB iáo dục
Năm: 1999
[19]. G.Pôlia (1977), Toán học và những suy luận có l , NXB iáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toán học và những suy luận có l
Tác giả: G.Pôlia
Nhà XB: NXB iáo dục
Năm: 1977
[20]. G.Pôlia (1977), iải toán như thế nào, NXB iáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: iải toán như thế nào
Tác giả: G.Pôlia
Nhà XB: NXB iáo dục
Năm: 1977
[1]. Bộ giáo dục và đào tạo (2005), Tài liệu bồi dƣỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa ớp 10, NXB Giáo dục Khác
[2]. Bộ giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa và sách giáo viên hình học 10 Khác
[5]. Nguyễn Hải Châu- Nguyễn Thế Thạch (2008), Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì môn Toán lớp 10, NXB Giáo dục Khác
[7]. Nguyễn Thái Hòe (1998), Rèn uyện tƣ duy qua việc giải bài tập Toán, NXB iáo dục Khác
[12]. Hoàng Lê Minh (2007), Dạy học môn Toán ở trường THPT đáp ứng mục tiêu giáo dục trong thế kỷ XXI, Tạp chí khoa học trường ĐHSP Hà Nôi, số 3, tr9 -14 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w