Với những di tích lịch sử văn hóa như: chùa Bác Ái được xây dựng năm 1932 do vua Bảo Đại sắc phong, tòa Giám mục Kon Tum có sự pha trộn hài hòa kiến trúc bản địa và phương Tây, nhà thờ g
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
Hà Nội - 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành được luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô và bạn bè, đồng nghiệp Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy hướng dẫn khoa học: GS.TS Trương Quang Hải đã dành nhiều thời gian, tâm huyết
chỉ bảo để tôi thực hiện đề tài “ Nghiên cứu phát triển du lịch gắn với bảo tồn các
di sản ở thành phố Kon Tum” với sự hỗ trợ và tạo điều kiện của đề tài khoa học cấp
nhà nước thuộc chương trình Tây Nguyên 3: “ Nghiên cứu đánh giá tổng hợp tài
nguyên du lịch, hoạch định không gian và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch ở Tây Nguyên”, mã số TN3/T18 Tôi cũng xin cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ tận tình
và chuyên nghiệp của các thầy, cô cùng các cán bộ đang công tác tại Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Khoa Địa lý – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kon Tum, Uỷ ban Nhân dân thành phố Kon Tum đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi thu thập số liệu cũng như nghiên cứu thực địa tại các cơ sở, địa điểm cần thiết cho việc thực hiện luận văn tốt nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu nghiêm túc của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Trương Quang Hải Các số liệu và kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Học viên
Hồ Thị Khánh Giang
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 Tiềm năng phát triển du lịch gắn với di sản tại thành phố Kon Tum 8
1.1 Điều kiện tự nhiên – đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội 8
1.1.1 Điều kiện tự nhiên 8
1.1.2 Đặc điểm kinh tế - văn hóa – xã hội 13
1.2 Di sản thiên nhiên 26
1.3 Di sản văn hóa 27
1.3.1 Di sản văn hóa tiêu biểu 28
1.3.2 Đặc trưng giá trị 42
Chương 2.Thực trạng phát triển du lịch gắn với di sản ở thành phố Kon Tum 43
2.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 43
2.1.1 Hệ thống cơ sở lưu trú 43
2.1.2 Hệ thống cơ sở dịch vụ ăn uống 45
2.1.3 Điểm vui chơi giải trí 47
2.1.4 Giao thông vận tải – hệ thống thông tin liên lạc 52
2.2 Phân hệ quản lý du lịch 56
2.2.1 Quản lý nhà nước về du lịch 56
2.2.2 Các công ty du lịch 59
2.2.3 Cộng đồng dân cư 60
2 3 Nguồn khách và doanh thu du lịch 63
2.3.1 Nguồn khách 63
2.3.2 Doanh thu du lịch 69
2.4 Sản phẩm du lịch và quảng bá du lịch 70
2.4.1 Các tuyến điểm du lịch 70
2.4.2 Các loại hình – sản phẩm du lịch 72
2.4.3 Công tác quảng bá du lịch 72
Trang 62.5 Điểm mạnh, điểm yếu trong phát triển du lịch thành phố Kon Tum 76
2.6 Cơ hội, thách thức trong phát triển du lịch thành phố Kon Tum 79
Chương 3 Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản ở thành phố Kon Tum 84
3.1 Thực trạng phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản ở thành phố Kon Tum 84 3.1.1 Tác động của du lịch đến di sản 84
3.1.2 Quản lý bảo tồn di sản 87
3.1.3 Đầu tư phục hồi di sản 92
3.2 Một số giải phát phát triển du lịch thành phố Kon Tum 93
3.2.1 Giải pháp về tổ chức quản lý 93
3.2.2 Giải pháp về đầu tư 94
3.2.3 Giải pháp về bảo vệ môi trường 99
3.2.4 Giải pháp bảo tồn phát huy các giá trị di sản 102
3.2.5 Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch 105
3.2.6 Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng 106
KẾT LUẬN 108 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC VIẾT TẮT
HĐND : Hội đồng nhân dân
VH – TT – TT : Văn hóa – Thông tin – Thể thao PTDLCĐ : Phát triển du lịch cộng đồng CSLTDL : Cơ sở lưu trú du lịch
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế 16
Bảng 1.2 Số giáo viên đạt chuẩn của thành phố Kon Tum 17
Bảng 1.3 Một số chỉ tiêu chủ yếu về y tế trên địa bàn thành phố 18
Bảng 1.4 Bảng đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu môi trường 24
Bảng 2.1 Hiện trạng các nhà máy điện trên địa bàn tỉnh Kon Tum 55
Bảng 2.2 Số lượng khách du lịch đến Kon Tum giai đoạn 2006 - 2011 64
Bảng 2.3 Khách quốc tế đến Kon Tum phân theo quốc tịch 65
Bảng 2.4 Doanh thu du lịch năm 2014 của tỉnh Kon Tum 80
Bảng 3.1 Hoạt động của thư viện tỉnh Kon Tum 89
Trang 9DANH MỤC BIỂU ĐỔ
Biểu đồ 2.1 Các hình thức lưu trú được du khách sử dụng khi đếnthành phố
Kon Tum 44
Biểu đồ 2.2 Mức độ hài lòng về dịch vụ du lịch tại thành phố Kon Tum của khách du lịch 51
Biểu đồ 2.3 Các loại phương tiện được khách nội địa sử dụng đến thành phố Kon Tum 54
Biểu đồ 2.4 Đánh giá sự tác động của du lịch đến truyền thống gia đình tại thành phố Kon Tum 61
Biểu đồ 2.5 Thu nhập của cộng đồng dân cư địa phương tham gia hoạt động 63
du lịch 63
Biểu đồ 2.6 Các hình thức tổ chức du lịch của khách nội địa đến thành phố 67
Kon Tum 67
Biểu đồ 2.7 Mục đích các chuyến đi của du khách đến thành phố Kon Tum 68
Biểu đồ 2.8 Đánh giá điểm du lịch thu hút nhất tại thành phố Kon Tum 69
Biểu đồ 2.9 Các nguồn cung cấp thông tin du lịch về thành phố Kon Tum 75
cho du khách 75
Biểu đồ 2.10 Đánh giá khó khăn trong hoạt động phát triển du lịch tại thành phố Kon Tum của cộng đồng địa phương 79
Biểu đồ 3.1 Đánh giá vai trò của hệ thống di sản đối với phát triển du lịch của thành phố 84
Biểu đồ 3.2 Đánh giá sự tác động của hoạt động du lịch đối với chất lượng môi trường tại thành phố Kon Tum 86
Biểu đồ 3.3 Đánh giá hiện trạng các di sản của thành phố Kon Tum 93
Biểu đồ 3.4 Đánh giá hướng bảo tồn di sản của thành phố Kon Tum 104
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch là một trong những lĩnh vực được nhà nước chú trọng trong những năm gần đây Được coi là một ngành kinh tế quan trọng đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển chính trị và xã hội của đất nước, đầu tư vào du lịch đã đem lại công việc, nâng cao mức sống và cải thiện dân trí cho người dân
Trong những năm qua, nắm bắt lợi thế về nguồn tài nguyên du lịch phong phú, Tổng cục Du lịch đã đưa ra nhiều chính sách, chương trình quảng bá hình ảnh đất nước – con người Việt Nam đến bạn bè năm châu Không chỉ có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, chúng ta còn có cả kho tàng văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc có thể trở thành những nguồn lợi lâu dài Lấy tôn chỉ phát triển du lịch theo hướng bền vững, hoạt động khai thác du lịch luôn được gắn liền với việc bảo tồn di sản; đặc biệt là đối với khu vực trung du miền núi, biên giới và hải đảo như: Tây Bắc, Tây Nguyên Tại đây, hiệu quả của việc phát triển du lịch được thể hiện rõ nét, đem lại cho đồng bào dân tộc công ăn việc làm, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng nhưng đồng thời cũng mang đến nhiều tác động tiêu cực về mặt xã hội, hao mòn đi nhiều giá trị văn hóa truyền thống
Tỉnh Kon Tum có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng Kon Tum là cửa ngõ phía Bắc của vùng đất cao nguyên với những bản sử thi hùng tráng, nơi có ngã ba Đông Dương huyền thoại với hệ thống đường bộ kết nối các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên, thông thương với cả hai miền Nam - Bắc qua đường Hồ Chí Minh lịch sử Đặc biệt, cửa khẩu quốc tế Bờ Y của Kon Tum nằm ở trung tâm của khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào – Campuchia; là đầu cầu ngắn nhất nối Tây Nguyên, duyên hải miền Trung, đồng bằng Nam Bộ với Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan và Đông Bắc Campuchia Tương lai, có thể liên kết với tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) nối dài để phát triển thương mại và du lịch
Tỉnh Kon Tum có tài nguyên du lịch dồi dào, đặc biệt có điều kiện để phát triển loại hình du lịch văn hoá, du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng Trong những
Trang 11năm gần đây, được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kon Tum,
Sở Văn hoá- Thể thao và Du lịch Kon Tum đã tiến hành xây dựng nhiều đề án, đề tài nghiên cứu khoa học về xây dựng mô hình phát triển du lịch trên địa bàn Xét trên tổng thể, có thể thấy thành phố Kon Tum là nơi có thể xây dựng thành trung tâm du lịch của tỉnh Với những di tích lịch sử văn hóa như: chùa Bác Ái được xây dựng năm 1932 do vua Bảo Đại sắc phong, tòa Giám mục Kon Tum có sự pha trộn hài hòa kiến trúc bản địa và phương Tây, nhà thờ gỗ Kon Tum – một di sản độc đáo
về cả kiến trúc và văn hóa, di tích ngục Kon Tum – một chứng tích lịch sử thời Pháp thuộc…và các điểm du lịch tự nhiên như: sông Đăk Bla - một phụ lưu của sông Sê San, bãi Mộng Mơ tạo ra một sự kết hợp vừa thơ mộng vừa đậm tính nhân văn, thuận lợi để phát triển cả du lịch văn hóa với du lịch sinh thái Kon Tum mang một sức hút đặc biệt từ vẻ nguyên sơ, mộc mạc gây ấn tượng sâu sắc đối với những
du khách trẻ ưa khám phá, các nhà nghiên cứu và khách quốc tế từ thị trường: Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp, Mỹ
Tuy nhiên với những bất lợi về vị trí địa lý, khí hậu, kinh tế chậm phát triển, trình độ dân trí chưa cao so, du lịch thành phố Kon Tum chưa khai thác được những thế mạnh riêng Bên cạnh đó, những tác động của quá trình “Mở cửa” không chỉ mang lại cho thành phố một diện mạo mới mà còn đặt ra những yêu cầu về bảo tồn
hệ thống các di sản, giữ gìn những nét văn hóa truyền thống, gây dựng lại các làng nghề đang dần mai một, bị “Kinh hóa”, “ Tây hóa”
Từ thực tế trên, có thể thấy vấn đề phát triển du lịch một cách bền vững chính là nhiệm vụ cấp bách của ngành du lịch thành phố Kon Tum trong thời gian
tới Do vậy, tác giả xin lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu phát triển du lịch gắn với bảo
tồn các di sản ở thành phố Kon Tum” cho luận văn thạc sĩ của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Các công trình nghiên cứu về du lịch gắn với bảo tồn di sản
Từ lâu du lịch là đã trở thành một lĩnh vực được nghiên cứu trên nhiều phương diện tại Việt Nam.Trước hết phải kể đến các công trình dẫn luận về du lịch
đã được xuất bản như: Nhập môn khoa học du lịch (Trần Đức Thanh – 2003) và
Tổng quan du lịch (Vũ Đức Minh – 1999) đã chỉ ra đối tượng, nội dung, phương
Trang 12pháp nghiên cứu và lịch sử phát triển của ngành du lịch Hay Giáo trình kinh tế du
lịch của Nguyễn Văn Đính – Trần Thị Minh Hòa (2004) đã chỉ ra xu hướng phát
triển, ý nghĩa kinh tế xã hội cùng điều kiện phát triển và tính thời vụ của du lịch
Dưới góc độ thị trường, trong nghiên cứu Thị trường du lịch (1998) tác giả Nguyễn
Văn Lưu đã đề cập đến khái niệm, bản chất, đặc điểm, chức năng và phân loại thị trường du lịch
Dưới giác độ địa lý học, tác giả Nguyễn Minh Tuệ với công trình Địa lý du
lịch (1999) đã luận giải những vấn đề lí luận về địa lý du lịch Việt Nam, các nhân tố
ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch của một số vùng địa lí du lịch…
Hướng nghiên cứu phát triển du lịch gắn với bảo tồn các di sản được các nhà khoa học đề cập trong nhiều đề tài, dự án, hội thảo Từ những năm 70- 80 của thế
kỷ XX, đề án ”Lấy di tích nuôi di tích” đã được nhà nước triển khai và thu được
nhiều kết quả tốt đẹp Tại các điểm du lịch nổi tiếng như: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Ninh Bình đã có nhiều công trình nghiên cứu về bảo tồn, phục dựng các di tích,
làng nghề truyền thống như là: Phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại làng
gốm Bát Tràng của Ths Nguyễn Đức Thọ, dự án Giữ gìn, khai thác tiềm năng di sản văn hóa một số di tích huyện Gia Lâm- UBND huyện Gia Lâm và Liên hiệp
Khoa học Bảo tồn Phát triển Văn hóa Việt Nam- Đông Nam Á chủ trì, dự án Doanh nhân đồng hành cùng di sản văn hóa- Quỹ hỗ trợ Bảo tồn Di sản Văn hóa Việt Nam chủ trì được tổ chức tại Khu di sản Văn hóa thế giới thành Nhà Hồ (Thanh Hóa) Các công trình, dự án này đã đưa ra những đánh giá về thực trạng của điểm nghiên cứu mà đề tài khảo sát đồng thời đưa ra giải pháp để phát triển du lịch gắn với bảo tồn các di sản
Có thể nói, các công trình nghiên cứu du lịch nêu trên đã cung cấp những tiền đề lí luận cần thiết cho luận văn và là những tư liệu tham khảo hết sức hữu ích trong quá trình nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch thành phố Kon Tum
2.2 Các công trình nghiên cứu về du lịch tỉnh Kon Tum
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Kom Tum đến năm 2020 đã đưa ra phương án tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Kom Tum dựa trên xác định các khu du lịch
Trang 13như khu du lịch Măng Đen, khu nước khoáng Đăk Tô, vùng hồ Ya Ly, khu du lịch ĐăkBla, khu du lịch tại khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, các khu du lịch gắn với vườn quốc gia Chư Mon Ray, khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, khu du lịch Đăk
Uy Chiến lược phát triển du lịch đến 2020 của tỉnh Kom Tum đã xác định việc hình thành và đưa vào khai thác khu du lịch Măng Đen, rừng đặc dụng Đăk Uy, lòng hồ thủy điện Ya Ly, khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, đuờng Hồ Chí Minh và các khu bảo tồn thỉên nhiên, vườn quốc gia Một số nghiên cứu về du lịch sinh thái và
du lịch văn hóa ở Kom Tum cũng được đề cập trong một số công trình, ví dụ của Lê Huy Bá (2007) về nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái và văn hoá Kon Tum từ 2007- 2015
Báo cáo: “Du lịch Kon Tum trên đường phát triển” của Sở VH- TT- DL và
đề tài: “ Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn
tỉnh Kon Tum” [24] đã phân tích các khó khăn, thuận lợi trong điều kiện phát triển
du lịch tỉnh Kon Tum và đưa ra những qui hoạch và định hướng phát triển du lịch của tỉnh trên các phương diện như là: nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, quản lý nhà nước về du lịch, tuyên truyền quảng bá Đồng thời đưa ra những định hướng phát triển dưới hình thức tổng quan,
khái lược nhất Trong đó, đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch
cộng đồng trên địa bàn tỉnh Kon Tum”của tác giả Bùi Thị Thanh Vân đã đi sâu vào
phân tích các điều kiện để phát triển loại hình du lịch cộng đồng và đưa ra một số
mô hình thí điểm để áp dụng vào thực tế
Các công trình “Di tích và danh thắng Kon Tum” [18] đi sâu vào thống kê
các các công trình văn hóa, lịch sử và các điểm du lịch tự nhiên của tỉnh
Đi theo hướng nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại một số điểm du lịch
tiềm năng của Kon Tum có luận văn thạc sỹ của Đặng Thanh Nam: ”Đánh giá tiềm
năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Konplông tỉnh Kon Tum” đi sâu vào
phân tích những ưu thế và nhược điểm trong việc xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại nơi được gọi là ” Đà Lạt thứ 2” của Việt Nam
2.3 Các công trình nghiên cứu về du lịch thành phố Kon Tum
Cho đến nay, có rất ít công trình đi vào nghiên cứu về du lịch thành phố Kon Tum mà chỉ được đề cập như một điểm trong tuyến du lịch của vùng trong các đề
Trang 14tài nghiên cứu Bước đầu mới phân tích được những điều kiện, tài nguyên du lịch,
vị trí địa lý, lịch sử hình thành của nơi đây
Qua việc tổng hợp tài liệu, tác giả nhận thấy việc đi vào phân tích tiềm năng, hiện trạng và đề xuất các giái pháp phát triển du lịch gắn với bảo tồn hệ thống di sản
ở thành phố Kon Tum là một vấn đề mới, chưa có công trình nào được công bố
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích
Đề tài đặt ra mục tiêu nghiên cứu là vận dụng lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch ở Việt Nam để đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở thành phố Kon Tum, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển du lịch khu vực nghiên cứu gắn liền với bảo tồn hệ thống các di sản một cách bền vững
Nhiệm vụ
Tổng quan những vấn đề lý luận về phát triển du lịch gắn với bảo tồn các di sản Phân tích đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở thành phố Kon Tum
Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển du lịch khu vực thành phố Kon Tum
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng
Hệ thống các di sản cùng hoạt động khai thác du lịch gắn với bảo tồn tại thành phố Kon Tum
Phạm vi nghiên cứu
Về mặt lãnh thổ: Phạm vi nghiên cứu gồm toàn bộ phạm vi lãnh thổ hành
chính thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
Về mặt thời gian: số liệu và tài liệu được đưa vào nghiên cứu, xem xét phân
tích, tổng hợp chủ yếu từ các nguồn tài liệu về thành phố Kon Tum được giới hạn trong thời kỳ từ 2009-2013 (có bổ sung số liệu 2014, 2015)
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã thu thập các số liệu, tài liệu từ các nguồn khác nhau: Sở VH- TT – Dl tỉnh
Trang 15Kon Tum, phòng Văn hóa – Thông tin thành phố Kon Tum, chi cục thống kê thành phố Kon Tum, thư viện tỉnh Kon Tum, Công ty Du lịch Sinh thái Miền Cao Từ đó tiến hành tổng hợp, phân tích các thông tin cho mục đích của đề tài ( Phụ lục 2)
Phương pháp so sánh: Từ các tài liệu thu thập được kết hợp với kinh nghiệm thực địa, tác giả đã so sánh tiềm năng tài nguyên cùng thực trạng phát triển du lịch gắn với bảo tồn thành phố Kon Tum đặt trong tương quan du lịch tỉnh Kon Tum
Phương pháp thực địa: Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tiến hành khảo sát và điền dã kết hợp điều tra xã hội học (phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý
du lịch – văn hóa, các công ty lữ hành, dân làng, các giám mục, trụ trì và phỏng vấn bảng hỏi: 15 phiếu khách nội địa, 35 phiếu khách quốc tế, 20 phiếu cộng đồng địa phương) trên địa bàn thành phố để khai thác thông tin cần thiết, nâng cao tính thực tiễn của đề tài
Phương pháp phân tích SWOT: Tác giả đã phân tích điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội và thách thức trong phát triển du lịch thành phố Kon Tum
Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Khác với nghiên cứu chuyên ngành lấy riêng một lĩnh vực hoạt động nào đó của con người làm đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu liên ngành lấy không gian văn hóa làm đối tượng tìm hiểu, chú trọng tới mối liên hệ mật thiết giữa các hoạt động của con người và quan hệ tương tác giữa con người với điều kiện tự nhiên hay hoàn cảnh xã hội Áp dụng phương pháp liên ngành vào nghiên cứu du lịch gắn với bảo tồn các di sản thành phố Kon Tum có nghĩa là đặt nó dưới góc độ nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau nhằm đạt được nhận thức toàn diện, tổng thể; từ đó đưa ra các kết luận, đánh giá khách quan
6 Những đóng góp mới của đề tài
Kết quả nghiên cứu chủ yếu của luận văn là đánh giá tiềm năng du lịch và phân tích thực trạng hệ thống các di sản trên địa bàn thành phố Kon Tum, từ đó đề xuất phát triển du lịch gắn với bảo tồn Đồng thời, luận văn là kết quả nghiên cứu theo hướng liên ngành, sử dụng kiến thức của nhiều ngành khoa học: du lịch, địa lý, lịch sử, kinh tế, văn học… Vì vậy, những đánh giá, phân tích về tiềm năng và thực trạng du lịch của thành phố được nhìn nhận một cách toàn diện, không đơn thuần là
Trang 16số liệu kinh tế mà còn dựa trên cơ sở phân tích những giá trị nhân văn và biến đổi
xã hội, biến đổi thiên nhiên trước ảnh hưởng của hoạt động du lịch
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương
Chương 1 Tiềm năng phát triển du lịch gắn với di sản tại thành phố Kon Tum Chương 2 Thực trạng phát triển du lịch gắn với di sản tại thành phố Kon Tum Chương 3 Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo tồn các giá trị di sản ở thành phố Kon Tum
Trang 17Chương 1 Tiềm năng phát triển du lịch gắn với di sản tại thành
phốKon Tum
1.1 Điều kiện tự nhiên – đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Kon Tum là một tỉnh miền núi biên giới, nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên là 9.689,61km² có tọa độ địa lý từ 13°55’10’’ đến 15°27’15’’ vĩ
Thành phố Kon Tum là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Kon Tum, nằm ở phía Nam, bên bờ sông Đăk Bla Từ trên cao nhìn xuống, thành phố Kon Tum có hình lòng chảo Vị trí của thành phố:
Phía Bắc giáp huyện Đăk Hà
Phía Nam giáp tỉnh Gia Lai
Phía Đông giáp huyện Kon Rẫy
Phía Tây giáp huyện Sa Thầy
Thành phố Kon Tum có tọa độ địa lý như sau: từ 14017’ 00” đến 15001’ 58” vĩ
độ Bắc, từ 107042’12” đến 108010’00” kinh độ Đông
Thành phố có vị trí cách Buôn Ma Thuột 246 km, cách Qui Nhơn 215 km và cách Pleiku 49 km; là một thành phố trẻ được thành lập từ năm 2009
Ý nghĩa tên gọi
Tên gọi “ Kon Tum” được giải thích theo truyền thuyết của dân tộc Bahnar Vào thời xa xưa, có một làng người địa phương ở khu vực thành phố Kon Tum hiện nay với tên gọi Kon Trang - Or Lúc ấy, làng Kon Trang - Or rất thịnh vượng với dân số khá đông Trong khoảng thời gian này, giữa các buôn làng luôn gây chiến với nhau để chiếm đoạt của cải và bắt người về làm nô lệ Hai con trai của Ja Xi -
Trang 18một trong số những người đứng đầu làng Kon Trang - Or tên là Jơ Rông và Uông không thích cảnh chiến tranh nên làm nhà ở riêng gần hồ nước, cạnh dòng Đăk Bla Vùng đất này rất thuận lợi cho phương thức sống định cư nên dần dần có nhiều người đến ở, lập thành làng mới có tên gọi là Kon Tum Từ đó, Kon Tum trở thành tên gọi chính thức cho nơi đây (Theo tiếng Kinh, Kon Tum có nghĩa là “Làng Hồ”, Kon là làng, Tum là hồ, ao, bàu nước ) Với vị trí là vùng đất bằng, được dòng Đăk Bla uốn quanh bồi đắp phù sa màu mỡ, trải qua những biến động, thăng trầm của lịch sử, vùng đất này có nhiều biến đổi về mặt địa giới và tên gọi nhưng vẫn là mảnh đất an lành cho các dân tộc anh em cùng sinh sống [19]
Lịch sử hình thành
Các nhà truyền giáo thuộc Pháp đã đến Kon Tum từ năm 1851 Nơi đây là trung tâm hành chính cũ của Pháp ở Tây Nguyên Sau năm 1975, thị xã Kon Tum thuộc tỉnh Gia Lai - Kon Tum, gồm 4 phường: Quang Trung, Quyết Thắng, Thắng Lợi, Thống Nhất và 11 xã: Đăk Blà, Đăk Cấm, Đăk La, Đăk Uy, Đoàn Kết, Hòa Bình, Ia Chim, Ia Ly, K'roong, Ngọk Bay, Vinh Quang [1]
Ngày 10 tháng 10 năm 1978, chia Ia Ly thành 2 xã: xã Ia Ly thuộc Gia Lai, phía Nam sông Sê San và phía Bắc là xã Ia Ly thuộc Kon Tum, chuyển về huyện Sa Thầy quản lý1
Ngày 17 tháng 8 năm 1981, chia xã Đoàn Kết thành 2 xã: Đoàn Kết và Chư H'reng; chia xã Đăk Cấm thành 2 xã: Đăk Cấm và Ngọk Réo2
Ngày 1 tháng 2 năm1985, chia xã Đăk La thành 2 xã: Đăk La và Hà Mòn Đầu năm 1991, thị xã Kon Tum có 4 phường: Quang Trung, Quyết Thắng, Thắng Lợi, Thống Nhất và 13 xã: Chư H'reng, Đăk Blà, Đăk Cấm, Đăk La, Đăk
Uy, Đoàn Kết, Hà Mòn, Hòa Bình, Ia Chim, K'roong, Ngọk Bay, Ngọk Réo, Vinh Quang
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tái lập tỉnh Kon Tum từ tỉnh Gia Lai - Kon Tum, thị xã Kon Tum trở lại là tỉnh lị của tỉnh Kon Tum
Trang 19Ngày 24 tháng 3 năm 1994, tách 4 xã: Đăk La, Hà Mòn, Đăk Uy, Ngọk Réo
Ngày 7 tháng 10 năm 2005, thị xã Kon Tum được công nhận là đô thị loại III4 Ngày 9 tháng 6 năm 2008, chia xã Ia Chim thành 2 xã: Ia Chim và Đăk Năng
Ngày 10 tháng 12 năm 2008, Hội đồng Nhân dân Tỉnh đã thông qua đề án thành lập thành phố Kon Tum trên cơ sở diện tích và dân số hiện tại của thị xã Kon Tum
Ngày 13 tháng 9 năm 2009, thị xã Kon Tum chính thức trở thành thành phố Kon Tum
Năm 2013, thành phố điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính phường Ngô Mây trên cơ sở 1.098,43 ha diện tích tự nhiên và 1.628 nhân khẩu của xã Vinh Quang
Hiện nay, thành phố có 21 đơn vị hành chính gồm:
10 phường là: Quyết Thắng, Thắng Lợi, Quang Trung, Thống Nhất, Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Ngô Mây, Trường Chinh, Lê Lợi và Duy Tân
11 xã là: Hoà Bình, Ia Chim, Đoàn Kết, Vinh Quang, Ngọc Bay, Kroong, Đăk Cấm, Đăk Blà, Chư Hreng, Đăk Năng, Đăk Rơ wa5
Nghị định 73- CP về việc thành lập các xã và thị trấn thuộc các huyện Kon Plông, Đăk Glei, Ngọc Hồi, Đăk
Hà và thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum, năm 1996
Trang 20Địa hình núi thấp, phân bổ xung quanh thành phố chủ yếu ở phía Bắc và phía Đông, Đông - Nam (xã Đăk Cấm, Đăk BLà, Đăk Rơ Wa) Địa hình này thích hợp với kinh tế trồng cây công nghiệp lâu năm và lâm nghiệp
Địa hình đồi núi với độ cao 530 - 600m nằm tiếp giáp và xen kẽ với địa hình thấp trũng Đây là địa bàn chủ yếu để phát triển cây công nghiệp dài ngày, trồng màu, trồng cây lương thực, cây ăn quả
Địa hình đồng bằng trũng có độ cao 500-530m, được phân bố dọc theo sông Đăk Bla và hệ thống sông suối nhỏ ở các xã ngoại thành Đây là địa bàn sản xuất cây ngắn ngày, nhất là lương thực (lúa nước) và vùng thường xuyên bị ngập lụt trong mùa mưa
Địa hình thành phố Kon Tum rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp, phát triển nông nghiệp toàn diện, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và phát triển đô thị
Khí hậu
Thành phố Kon Tum nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới - gió mùa cao
nguyên với các đặc trưng:
Nhiệt độ trung bình năm 23,20C, nhiệt độ cao tuyệt đối 37,90C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 4,50C, chênh lệch nhiệt độ ngày/đêm là 90C, tổng tích ôn trung bình
85000C, ánh sáng dồi dào6
Lượng mưa trung bình năm là 1.764mm nhưng phân bố không đều Mùa mưa
từ tháng 05 đến tháng 10 với 85- 90% lượng mưa cả năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 04 năm sau chỉ có 10 - 15% lượng mưa cả năm Độ ẩm trung bình 78- 80%
Chế độ khí hậu đặc trưng nêu trên cùng với sự đa dạng về địa hình và thổ nhưỡng cho phép thành phố Kon Tum phát triển nhiều loại cây trồng như: cà phê, sắn, mắc ca, hồ tiêu ; các vật nuôi như: bò, lợn ; đây là thuận lợi lớn trong phát triển nông nghiệp ở thành phố Kon Tum
Thuỷ văn
Nguồn nước mặt
Hiện nay trên địa bàn thành phố Kon Tum có 02 con sông lớn chảy qua và
nhiều suối nhỏ được phân bố trên địa bàn thành phố Cụ thể là:
6
Thống kê của đài khí tượng thủy văn tỉnh Kon Tum
Trang 21Sông Đăk Bla: bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn thuộc huyện Kon Plông chảy
từ Đông sang Tây, lưu lượng vào mùa mưa trùng bình khoảng 2.040 m3/s, mùa khô trung bình khoảng 14.1m3/s, là nguồn cung cấp nước sạch chính cho toàn thành phố
Sông Krông PôKô: bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn thuộc huyện Đăk GLei chảy từ Bắc xuống Nam, lưu lượng trung bình khoảng 390m3/s cung cấp lượng nước dồi dào cho sinh hoạt và sản xuất7
Hai con sông này đều ít nước về mùa khô và chảy mạnh về mùa mưa
Nguồn nước ngầm
Nguồn nước ngầm ở tỉnh Kon Tum có tiềm năng và trữ lượng công nghiệp cấp C2: 100 nghìn m3/ngày, đặc biệt ở độ sâu 60 - 300 m có trữ lượng tương đối lớn Kết quả điều tra của Liên đoàn Địa chất thuỷ văn miền Nam cho thấy mực nước ngầm của Kon Tum thường phân bố ở độ sâu từ 10 m -25 m, lưu lượng các lỗ khoan từ 1-3 lít/s Với trữ lượng nước ngầm như vậy có thể đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng [19]
Nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình hàng năm khá cao từ 1800 mm-
2000 mm cùng với trữ lượng nước ngầm khá lớn, về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu nước sạch cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất của thành phố Kon Tum Bên cạnh đó, do lượng mưa tập trung 80% vào các tháng mùa mưa nên thành phố luôn đặc biệt chú trọng vấn đề điều tiết nước, chống xói mòn và bảo vệ các công trình thủy điện, thủy lợi để sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này
Thổ nhưỡng
Do tỉnh Kon Tum nằm trong địa khối cổ phía Nam hay còn gọi là địa khối cổ Kon Tum nên nền địa chất được cấu tạo từ 4 nhóm đá mẹ chủ yếu: Nhóm đá Macma axít, nhóm đá sét biến chất, nhóm đá Macma kiềm, nhóm nền địa chất bồi
và dốc tụ [19] Thổ nhưỡng của thành phố Kon Tum được chia thành 5 nhóm với 16 loại đất chính:
Nhóm đất phù sa: gồm ba loại đất chính là đất phù sa được bồi, đất phù sa loang lổ, đất phù sa ngoài suối
7
Thống kê của đài khí tượng thủy văn tỉnh Kon Tum
Trang 22Nhóm đất xám: gồm hai loại đất chính là đất xám trên macma axít và đất xám trên phù sa cổ
Nhóm đất vàng: gồm 6 loại chính là đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên macma axít, đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, đất nâu đỏ trên đá bazan phong hoá, đất vàng nhạt trên đá cát và đất nâu tím trên đá bazan
Nhóm đất mùn vàng trên núi: gồm 5 loại đất chính là đất mùn vàng nhạt có nơi Potzon hoá, đất mùn vàng nhạt trên đá sét và biến chất, đất mùn nâu đỏ trên macma bazơ và trung tính, đất mùn vàng đỏ trên macma axít
Nhóm đất thung lũng: chỉ có một loại đất chính là đất thung lũng có sản phẩm dốc tụ
Đất đai ở đây có tầng dày mỏng không đồng đều, hàm lượng dinh dưỡng của các nhóm đất chính đa phần là trung bình hoặc nghèo, độ chua và độ bazơ thấp Đất
có khả năng nông nghiệp chủ yếu là các loại đất xám trên phù sa cổ, đất xám trên đá macma axít, đất phù sa được bồi và đất phù sa có tầng loang lổ Ở một số khu vực của thành phố có tầng dày canh tác rất phù hợp với phát triển cây công nghiệp dài ngày
Tính đến hết năm 2012, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của thành phố là 26376,99 ha chiếm 61% tổng diện tích đất; diện tích đất lâm nghiệp: 3165,15ha chiếm 7%; đất chuyên dùng: 5904,42 ha chiếm 14%; đất ở: 2904,62 ha chiếm 7%8 1.1.2 Đặc điểm kinh tế - văn hóa – xã hội
Dân cư – lao động
Tỷ lệ dân cư thành thị của tỉnh Kon Tum ngày càng tăng lên theo các năm tuy nhiên mức tăng chậm Năm 2006 dân số thành thị là 131.748 người, chiếm 33,22% đến năm 2011 dân số thành thị là 156.385 người, chiếm 34,51% tổng số dân
Bộ phận người Kinh chiếm nhiều nhất với 46,82% tiếp theo là dân tộc Xơ Đăng 24,37%, Bahnar 12,48%, còn lại là các dân tộc ít người khác như: Giẻ Triêng , Gia Rai, Brâu, Rơ Mâm… Khu vực cư trú của đồng bào dân tộc chia theo từng lãnh thổ, có quá trình phát triển không đồng nhất, với đa dạng về ngôn ngữ, tâm lý, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, văn hóa nghệ thuật…
8
Thống kê của Phòng Tài nguyên – Môi trường thành phố Kon Tum, năm 2012
Trang 23Tính đến hết năm 2013, thành phố có 155.214 người gồm 20 dân tộc cùng sinh sống Trong đó có 29,26 % là người dân tộc thiểu số, tiêu biểu như: Xơ Đăng, Giẻ Triêng, Bahnar, Gia Rai9 với 43.298,15 ha diện tích tự nhiên Mật độ dân số:
360 người/km²
Thành phố có 4 loại tôn giáo chính là: Công giáo, Phật giáo, Tin lành và Cao Đài trong đó chủ yếu là người theo Công giáo với hệ thống nhà thờ, nhà nguyện tương đối lớn, tạo ra một số công trình có giá trị về mặt kiến trúc và văn hóa tiêu biểu như: Nhà thờ Gỗ, tiểu chủng viện Thừa Sai, nhà thờ Tân Hương, nhà thờ Phương Nghĩa
Trong những năm qua, chất lượng dân số của thành phố ngày càng được nâng cao về sức khỏe, thể chất, trình độ học vấn và tuổi thọ Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng ngày càng giảm, nhân dân được chăm sóc sức khỏe ngày càng tốt hơn, tuổi thọ bình quân đã được nâng lên
Cơ cấu lao động đang chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng nhanh lao động làm việc trong các ngành phi nông lâm nghiệp và thủy sản (từ 12.835 người năm
2008 lên 18.769 người năm 2012); tăng khá lao động làm việc trong ngành nông, lâm, thủy sản (từ 30.564 người năm 2008 lên 33.295 năm 2012) trong đó ngành nông nghiệp luôn chiếm khoảng 99% cơ cấu lao động10
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm (2005-2010) đạt 16,29% Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, tăng từ 44,64% lên 46,25%; tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ tăng từ 35,36% lên 36,34%; tỷ trọng ngành Nông -lâm-thủy sản giảm từ 20% xuống còn 17,41% Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 10,588 triệu đồng năm 2008 lên 13,364 triệu đồng năm 2010, đến năm 2012 là 25,779 triệu Chênh lệch mức sống giữa nhóm thu nhập cao nhất với nhóm thu nhập thấp nhất ngày càng gia tăng từ 5,9 lần năm 2008 lên 9,1 lần năm 201211
Trong các ngành, khu vực kinh tế: nông, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng, thương nghiệp và hoạt động phục vụ cộng đồng là những ngành có số lượng lao động chiếm tỷ lệ lớn nhất
Trang 24Kinh tế
Trong những năm gần đây, thành phố Kon Tum đã đạt được sự tăng trưởng trong cả ba lĩnh vực: nông - lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp và xây dựng, dịch
vụ đặc biệt là từ khi thành lập thành phố đến nay
Giá trị của ngành dịch vụ giai đoạn 2008 – 2012 tăng đều qua các năm từ 492.375 triệu đồng năm 2008 lên 1.451.160 triệu đồng năm 2012 trong đó tốc độ tăng trưởng nhanh vào các khoảng thời gian 2011 -2012 và 2008 -2009 nhờ hưởng lợi từ sự điều chỉnh chính sách phát triển cũng như sự thành lập thành phố Giá trị của ngành nông lâm- thủy sản tăng từ 625.444 triệu đồng năm 2008 lên 1.594.997 triệu đồng năm 2012 Ngành công nghiệp và xây dựng cũng đạt mức tăng từ 1.647.797 triệu đồng năm 2008 lên 2.685.692 triệu đồng năm 2012
Theo đó, ngành công nghiệp và xây dựng luôn dẫn đầu về giá trị sản xuất vượt trội; ngành nông – lâm nghiệp và thủy sản đứng thứ 2 và dịch vụ đứng thứ 3 với khoảng cách không đáng kể
Tổng thu ngân sách nhà nước tăng từ 112.895 triệu đồng năm 2008 lên 1.179.093 triệu đồng năm 2012, trong đó chủ yếu là nguồn thu từ khu vực kinh tế quốc doanh Nguồn thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tương đối thấp
so với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và quốc doanh Điều này xuất phát từ khả năng thu hút đầu tư của thành phố cho đến nay còn rất hạn chế Là một thành phố trẻ, Kon Tum có cơ sở hạ tầng còn yếu kém, trình độ dân trí chưa cao, bên cạnh đó, chính sách thu hút vốn, giảm thuế gần như chưa có bởi vậy không tạo ra được môi trường có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư
Trang 25Bảng 1.1: Giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế
Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Kon Tum
Giáo dục - Đào tạo
Toàn thành phố đến năm 2012 có 85 trường học, gồm12: 25 trường mầm non;
34 trường tiểu học; 18 trường trung học cơ sở, 3 trường trung học (cấp 2-3), 5 trường trung học phổ thông Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học từng bước được nâng cấp, đầu tư, mua sắm theo hướng chuẩn hóa Tổng số giáo viên giảng dạy bậc phổ thông là 2064 người với 33,367 nghìn học sinh ( năm 2012) Chất lượng giáo viên ngày càng được nâng cao, cho đến hết năm 2012, tổng số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đã đạt tỷ lệ 100% Tính đến nay, thành phố đã hoàn thành chương trình phổ cập trung học cơ sở Đến tháng 6/2015, thành phố có 31/76 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1: 06 trường mầm non, 18 trường tiểu học, 07 trường trung học cơ sở Dự kiến đến cuối năm 2015, ngành giáo dục thành phố phấn đấu có thêm 3 trường nữa được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 là trường trung học cơ sở Huỳnh Thúc kháng, tiểu học Nguyễn Văn Trỗi và tiểu học Phùng Khắc Khoan.13 Công tác xã hội hóa giáo dục được nâng cao với sự tham gia của nhiều ban ngành và toàn thể nhân dân đem lại nguồn kinh phí hàng trăm tỷ phục vụ cho sự nghiệp trồng người
Trang 26Bảng 1.2 Số giáo viên đạt chuẩn của thành phố Kon Tum
14
Niên giám thống kê thành phố Kon Tum, năm 2012
Trang 27Bảng 1.3 Một số chỉ tiêu chủ yếu về y tế trên địa bàn thành phố
Tỷ ệ trẻ em dưới 1 tuổi được
tiêm chủng đầy đủ các loại
vác xin
Tỷ lệ trẻ sơ sinh có trọng
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy
Công tác thông tin tuyên truyền được đẩy mạnh, chất lượng thông tin tuyên truyền được nâng lên rõ nét Tuy nhiên, thiết chế văn hóa cơ sở còn thiếu nhất là các điểm vui chơi giải trí lành mạnh dành cho thanh thiếu niên chưa đáp ứng nhu cầu nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần cho nhân dân Theo thống kê đến năm 2011, thành phố Kon Tum đã lưu giữ và phục dựng được 57 nhà rông; tỷ lệ thôn – làng văn hóa đạt 74,86% Tính đến tháng 5/ 2015, toàn tỉnh Kon Tum đã có 4
Trang 28xã đạt được 19/19 tiêu chí về nông thôn mới 15 Mục tiêu phấn đấu đến hết 2015 sẽ
có 16 xã hoàn thành các tiêu chí bao gồm: xã Hòa Bình, Ya Chim, Đoàn Kết - Thành phố Kon Tum; Xã Đăk La - Huyện Đăk Hà; xã Pờ Ê – Huyện Kon Plông; xã Đăk Ruồng, xã Đăk Tờ Lung - Huyện Kon Rẫy; xã Đăk Môn – Huyện Đăk Glei; xã Diên Bình, xã Kon Đào - Huyện Đăk Tô; Xã Sa Sơn - Huyện Sa Thầy; Xã Đăk Kan, Đăk Nông – Huyện Ngọc Hồi; xã Đăk Rơ Ông – Huyện Tu Mơ Rông; xã Hà Mòn, Đăk Mar - Huyện Đăk Hà16; trong đó xã Đoàn Kết của thành phố Kon Tum
đã được công nhận vào tháng 5/2015 Đây là kết quả của sự nỗ lực không ngừng của cả chính quyền và người dân trong tỉnh nói chung cũng như của thành phố nói riêng do phần lớn các xã trên địa bàn thuộc vùng sâu, vùng xa nên việc huy động vốn, thu hút đầu tư trong xây dựng nông thôn mới gặp không ít khó khăn Tuy nhiên với sự vận động từ nhiều nguồn kinh phí như vốn từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng, vốn lồng ghép, vốn doanh nghiệp hỗ trợ, sự ủng hộ của nhân dân đã có ý nghĩa quyết định đến việc triển khai quá trình xây dựng nông thôn mới
Với 4 tôn giáo chính: Công giáo, Phật giáo, Tin lành và Cao đài, tín đồ là người dân tộc thiểu số chiếm số lượng lớn, một mặt đã tạo ra những nét đặc sắc trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân thành phố, mặt khác lại đặt ra những thách thức về vấn đề đại đoàn kết dân tộc
Tại thành phố Kon Tum, ngoài người Kinh thì đồng bào người dân tộc Bahnar chiếm một số lượng lớn Địa bàn cư trú của các tộc người bản địa ở Kon Tum nói chung tuy có sự đan xen lẫn nhau ở từng vùng cư trú, nhưng đồng bào thường tập trung sinh sống chủ yếu ở những nơi có địa hình phù hợp với sinh hoạt nương rẫy, những thung lũng có bến nước, rừng thiêng
Về quan hệ xã hội: Đơn vị hành chính cổ truyền duy nhất của các tộc người bản địa ở thành phố KonTum là buôn làng Mỗi buôn làng có một ngôi nhà chung (nhà rông), là nơi tiến hành các nghi lễ, chỗ hội họp của làng…Từng buôn làng có đời sống tự quản, đứng đầu là ông già làng Lãnh thổ của buôn làng là sở hữu chung, trên đó mỗi người có quyền sở hữu ruộng đất để làm ăn Tuy đã phân hóa
Trang 29giàu - nghèo nhưng chưa có sự bóc lột một cách rõ rệt, xưa kia nô lệ mua về và người ở đợ không bị đối xử hà khắc Mọi vi phạm của người dân trong buôn làng đều được già làng và hội đồng già làng xét xử theo luật tục của từng tộc người
Hoạt động sản xuất của các tộc người bản địa ở thành phố Kon Tum chủ yếu
bằng trồng trọt nương rẫy (rẫy cung cấp không chỉ lúa gạo, mà còn cung cấp nhiều
nhu yếu phẩm cho đời sống vật chất Từ đầu thế kỷ XX, việc làm ruộng nước bằng cày đã ngày càng phát triển ở nhiều nơi) Nếp sống nương rẫy của các tộc người nơi đây được thể hiện trên nhiều phương diện Về kinh tế, đó là truyền thống canh tác trên vùng đất khô của cao nguyên, đó là phương thức canh tác bắt con người hoàn toàn phụ thuộc vào hoàn cảnh tự nhiên, thích ứng nhạy bén với thay đổi của điều kiện tự nhiên và khí hậu Về phương diện xã hội, nếp sống nương rẫy duy trì các
quan hệ xã hội cộng đồng, gia tộc, cộng đồng làng, các quan hệ bình đẳng…Nếp
sống nương rẫy, còn tạo cho con người gắn bó với môi trường rừng núi, đó là môi trường sống, sinh tồn của mỗi con người, mỗi cộng đồng làng, nó tác động đến đời sồng vật chất cũng như thế giới tinh thần của con người Nếu thay đổi nếp sống nương rẫy là thay đổi tận gốc đời sống đồng bào các tộc người bản địa ở Kon Tum
Với phương thức sản xuất nông nghiệp từ nương rẫy nên phương tiện vận
chuyển nông sản chủ yếu là “Gùi” Gùi được dùng hàng ngày chuyên chở hầu như
mọi thứ trên lưng, mỗi quai khoác vào một vai Có các loại gùi khác nhau: đan thưa, đan dày, có nắp, không nắp, có hoa văn, không có hoa văn Nam giới còn có riêng gùi 3 ngăn (gùi "cánh dơi") hoặc gùi gần giống hình con ốc sên Gùi ở các tộc người
có sự khác biệt nhau về kiểu dáng, kỹ thuật đan
Bữa ăn của đồng bào dân tộc tại thành phố chủ yếu là ăn cơm tẻ, cơm nếp với muối ớt và các thứ kiếm được từ rừng; khi cúng bái mới có thịt gia súc, gia cầm Phổ biến là món canh nấu rau hoặc măng lẫn thịt hay cá, ốc và các món nướng Họ uống nước lã (nay nhiều người đã đun chín) và rượu cần Ðặc biệt rượu được chế từ loại kê, mì, nếp than… Nam nữ đều hút thuốc lá; có nơi, đồng bào nghiền thuốc lá thành bột và ngậm trong miệng thay vì hút trong tẩu
Về trang phục, nam thường đóng khố, ở trần Nữ mặc váy, áo Trời lạnh dùng tấm vải choàng người Trước kia, nhiều nơi các tộc người phải dùng y phục
Trang 30bằng vỏ cây Trang phục truyền thống của các tộc người bản địa ở KonTum khác nhau về hoa văn và gam màu Nhưng tựu chung lại, gam màu chủ đạo chính vẫn thường dùng các màu đen, trắng, đỏ Trang sức của các tộc người bản địa chủ yếu là vòng đồng, chũi hạt cườm, ngà voi…
Đồng bào các dân tộc thường ở nhà sàn, trước kia nhà dài, thường cả đại gia đình ở chung (nay phổ biến hình thức tách hộ riêng) Nhà ở trong buôn làng được
bố trí theo tập quán từng vùng: có nơi quây quần vây quanh nhà rông Kỹ thuật làm nhà chủ yếu là sử dụng dao, rìu khoét ngàm và buộc dây, mỗi hàng cột chạy dọc nhà được liên kết thành một vì kèo Mỗi tộc người có cách bài trí, kiểu dáng ngôi nhà sàn khác nhau
Phong tục cưới xin hiện nay, trai gái tự tìm bạn đời, cha mẹ thường chấp thuận nếu không vi phạm tập tục Việc cưới xin trải qua nhiều bước, bao giờ cũng
có lễ kết gắn cô dâu chú rể với nhau (thông qua việc họ đưa cơm với gan gà cho nhau cùng ăn và uống chung can rượu cần) Tuy nhiên về phong tục cưới ở các tộc người của từng khu vực không hoàn toàn giống nhau Phổ biến là cư trú luân phiên mỗi bên từ 3-4 năm, sau đó mới ra ở riêng; lễ vật cưới của mỗi tộc người có những quy định riêng nhưng không có tính chất thách cưới nặng hay mang tính mua bán trong hôn nhân
Trong tang ma, khi một gia đình có người qua đời thì cả làng chia buồn với tang chủ và giúp việc đám ma Quan tài gỗ đẽo độc mộc Những người chết bình thường được chôn trong khu mộ chung của làng Lệ tục cụ thể không giống nhau giữa các tộc người như có tộc người có lễ bỏ mả (Bahnar, Gia Rai), có tộc người không làm lễ bỏ mả (Xơ Đăng, Giẻ-Triêng…) Tuy nhiên ở các tộc người bản địa, tục "chia của" cho người chết (đồ mặc, tư trang, công cụ, đồ gia dụng ) hầu như phổ biến
Trong phục tục thờ cúng của đồng bào dân tộc ở thành phố Kon Tum, hầu hết các tộc người bản địa đều tin vào sức mạnh siêu nhiên, họ quan niệm mọi vật đều có nhiều thần linh ngự trị, cũng như con vật, con người đều có siêu linh ẩn trú Các vị thần nước, thần trời, thần đất, thần làng, thần lúa, thần đá, thần cây đa được
họ cầu cúng Mỗi làng thường có vật "thiêng" như thứ bùa hộ mệnh, được cất dấu ở
Trang 31rừng và giữ bí mật với người ngoài Dòng họ, gia đình cũng có vật "thiêng" để cầu mùa gắn với canh tác lúa Ma người chết cũng được coi là một thế lực chi phối đối với cuộc sống Liên quan đến thế giới siêu nhiên đó, có rất nhiều lễ thức tín ngưỡng theo tập tục Trong đời sống và canh tác rẫy có rất nhiều nghi lễ cúng bái đối với các lực lượng siêu nhiên, tập trung vào mục đích cầu mùa, cầu an, tránh sự rủi ro cho cộng đồng và cá nhân
Văn hóa dân gian của các tộc người bản địa ở thành phố KonTum mang những nét chung của những dân tộc Tây Nguyên Nó gắn liền với sản xuất nông nghiệp và mang tính cộng đồng cao Trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt, ứng xử với thiên nhiên đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm sống trong mỗi tộc người, cũng từ đó nhiều lễ hội, nhiều tác phẩm văn học độc đáo được ra đời nhằm phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt của từng tộc người [19]
Lễ hội thường xoay quanh ba trục chính: Thứ nhất đó là hệ thống lễ hội xung quanh vòng đời người (con người từ khi sinh ra đến khi từ giã cõi trần phải trải qua nhiều quá trình của mối quan hệ ứng xử; mối quan hệ ứng xử của cộng đồng người đối với một cá nhân, cũng là sự ứng xử đối với toàn bộ xã hội, toàn bộ thế giới tự nhiên bao quanh con người Nghi lễ vòng đời người là nghi lễ mà gia đình, cộng đồng thực hiện cho mỗi con người )
Thứ hai, đó là hệ thống lễ hội liên quan đến quá trình sinh trưởng cây trồng (theo vòng đời cây lúa): Chọn đất, phát rẫy, tỉa lúa, mừng lúa mới…Hệ thống nghi
lễ liên quan đến quá trình sinh trưởng của cây trồng từ bao đời nay đã trở thành mảng văn hoá tinh thần không thể thiếu được trong đời sống tín ngưỡng, tâm linh của người dân địa phương, với ước nguyện có một cuộc sống no đủ và tốt đẹp hơn
Thứ ba, đó là hệ thống lễ hội liên quan đến sự tồn tại và phát triển của cộng đồng Đây là những lễ hội đặc biệt quan trọng và nó chỉ được tổ chức khi có những biến động lớn ảnh hưởng đến sự hưng vong của cả cộng đồng như: lễ cúng máng nước, lễ ăn trâu mừng nhà rông … [25]
Bên cạnh đó các tộc người bản địa ở Kon Tum còn có một kho tàng văn học dân gian khá phong phú, gồm các thể loại khác nhau như: Truyện cổ dân gian, ca dao, tục ngữ, sử thi, luật tục, dân ca Đó là các sản phẩm còn khá nguyên sơ, chưa
Trang 32bị ảnh hưởng ngoại lai làm pha tạp Hiện nay nó vẫn tồn tại sống động, trong đời
sống tinh thần của đồng bào ở khắp các Plei Đây cũng chính là nền tảng khá chắc
chắn cho sinh hoạt cộng đồng, góp phần làm nên bản sắc văn hoá của cộng đồng các tộc người ở Kon Tum
Văn nghệ dân gian rất phong phú, họ có nhiều loại nhạc cụ (đàn, nhị, sáo,
Klông Pút, trống, cồng chiêng, tù và, ống gõ, đàn T’rưng nước ) Có loại dùng giải
trí thông thường, có loại dùng trong lễ hội Các loại nhạc cụ cụ thể và điệu tấu nhạc
có sự khác nhau giữa các tộc người Những điệu dân ca phổ biến là: hát đối đáp của trai gái, hát ru Ngoài ra, những món ăn đậm nét văn hóa ẩm thực truyền thống của những con người gắn bó với núi rừng Kon Tum như: cơm ống, rượu cần, măng chua nấu cá suối, gỏi kiến…được người dân khai thác chủ yếu từ thiên nhiên
Văn hóa của người Bahnar tại Kon Tum có thể coi là đặc trưng cho bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở đây không chỉ vì họ là dân tộc bản địa mà họ còn mang trong mình một sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến các dân tộc khác trong suốt quá trình lịch sử
Thể dục thể thao
Hoạt động thể dục thể thao có nhiều tiến bộ, từng bước được mở rộng và phát triển với nhiều bộ môn nhưng còn ở trình độ thấp Phong trào thể thao quần chúng phát triển mạnh trong thời gian gần đây như cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền Nhu cầu sân bãi luyện tập và thi đấu thể dục thể thao ngày càng gây áp lực đối với đất đai và sử dụng đất đai của thành phố Diện tích đất thể dục, thể thao trên địa bàn thành phố là: 37,83 ha
Quốc phòng, an ninh
Nhìn chung tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố cơ bản ổn định Các tổ chức tôn giáo sinh hoạt bình thường, tuân thủ quy định pháp luật Tuy nhiên, tình trạng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật còn xảy ra
và có chiều hướng gia tăng; tình trạng khai thác, mua bán, vận chuyển, tàng trữ lâm sản trái phép vẫn còn diễn ra
Trang 33Môi trường – Quy hoạch đô thị
Trong những năm gần đây, sự tác động của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa không chỉ mang đến một diện mạo mới cho bộ mặt thành phố mà còn đặt ra nhiều thách thức đối với việc giữ gìn môi trường và quy hoạch đô thị Trong thời gian qua, UBND thành phố đã xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ môi trường đồng thời tập trung công tác bảo vệ môi trường, phân loại cơ sở sản xuất gây ô nhiễm để xử lý; thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, chủ động ứng phó với thiên tai; đảm bảo 100% dân cư khu vực đô thị, 92% dân cư khu vực nông thôn được dùng nước sạch
Bảng 1.4 Bảng đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu môi trường
Đơn vị tính: %, tỷ đổng
Đơn
vị tính
Thực hiện năm
2012
Ước thực hiện 2013
Kế hoạch năm
Trang 34Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường, thành phố Kon Tum
Vấn đề quy hoạch đô thị
Hiện nay, thành phố Kon Tum là một đô thị loại III và đang phấn đấu để đạt 70% tiêu chí của một đô thị loại II (đối với khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới) trong năm 2015 Vấn đề quan trọng trong quy hoạch đô thị của thành phố là tạo ra một không gian sống hiện đại, khoa học, có dấu ấn đặc trưng để ngoài việc đáp ứng
đủ các yêu cầu xếp hạng đô thị, hình ảnh của Kon Tum sẽ ấn tượng hơn với bạn bè bốn phương Đây cũng là một cách để tăng thu hút đầu tư và sự quan tâm của khách
du lịch như các thành phố: Đà Nẵng, Bình Dương đang làm Theo đúng nội dung
của Quyết định về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển mạng lưới đô thị tỉnh Kon
Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2025” đã đưa ra quan điểm phát triển:
Quy hoạch phát triển mạng lưới đô thị tỉnh Kon Tum tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn trên địa bàn tỉnh Với các mục tiêu cụ thể dành cho thành phố Kon Tum:
Đến năm 2015, thành phố Kon Tum đạt 70% mức tiêu chuẩn của đô thị loại
II (vùng cao, vùng sâu, biên giới)
Đến năm 2020, phấn đấu xây dựng thành phố Kon Tum trở thành đô thị loại
II trước hạn
Trang 35Lấy thành phố Kon Tum là hạt nhân của vùng trung tâm, làm động lực thúc đẩy phát triển cho các đô thị thuộc các huyện Đăk Hà, Sa Thầy và Đăk Tân thuộc huyện Kon Rẫy
Trong quá trình thực địa của mình, chúng tôi nhận thấy việc quy hoạch của thành phố chưa thực sự khoa học và có trọng điểm Về mặt cảnh quan, Kon Tum thiếu đi những khuôn viên xanh xen kẽ các công trình xây dựng, không có điểm nhấn như một quảng trường rộng và hiện đại ở Pleiku, một công trình kiến trúc nổi bật Địa điểm của các cơ quan hành chính của thành phố không phải là một khu như thường thấy mà lại cách xa nhau khiến cho việc hoàn thành các thủ tục hành chính của người dân gặp nhiều khó khăn ví dụ: UBND thành phố ở đường Nguyễn Huệ, chi cục thống kê thành phố ở đường Ure, Phòng Tài nguyên – Môi trường ở đường Nguyễn Trãi, Phòng Văn hóa – Thông tin ở đường Quy Hoạch sau quảng trường 16/3 Việc đánh tên đường, chia các tuyến phố chưa rõ ràng gây khó khăn cho việc đi lại của người dân cũng như du khách
Đề án tái định cư, giãn dân các làng đồng bào dân tộc thiểu số nội thành thành phố Kon Tum đã được chỉ đạo triển khai trong mấy năm gần đây Bắt đầu từ việc tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân các làng đồng bào dân tộc thiểu số tại phường Thống Nhất và phường Quang Trung; hoàn thành công tác xét duyệt giao đất sản xuất cho các hộ đủ điều kiện và triển khai lập thủ tục giao đất và triển khai giao đất cho các hộ ngay sau khi hình thành các tuyến đường trong quy hoạch 1.2 Di sản thiên nhiên
Xem xét trên địa bàn của thành phố, các di sản thiên nhiên không nhiều và không phải là thế mạnh có thể đưa vào khai thác được Để có thể phát triển du lịch tạo thành các tour, tuyến du lịch thì cần có sự kết hợp với các điểm du lịch tự nhiên
ở các huyện lân cận như trong đó phải kể đến: Khu du lịch sinh thái Măng Đen (Kon Plông), Vườn Quốc gia Chư Mom Ray (Sa Thầy), Rừng đặc dụng Đăk Uy (Đăk Hà), Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh ( Đăk Glei), Khu vực lòng hồ Yaly
Trang 36Di sản thiên nhiên tiêu biểu
Sông ĐăkBla
Điểm đặc biệt của thành phố Kon Tum cũng như của tỉnh Kon Tum là có dòng sông ĐăkBla như một dải lụa mềm chảy vắt ngang qua thành phố, dòng sông này không những đem lại nguồn nước và nguồn phù sa màu mỡ cho sản xuất nông nghiệp của nhân dân mà còn là một trong những hành trình khám phá du lịch của mọi du khách gần xa khi đến với Kon Tum
Cùng với cầu treo Kon K’lor, sông Đăkbla đã tạo nên một cảnh đẹp nên thơ dành cho du khách đến với thành phố, là điểm nối giữa thành phố và các làng dân tộc Kon K’lor, Kon K’tu
Một số điểm du lịch thiên nhiên phụ cận
Rừng thông Măng Đen với Khu du lịch sinh thái Măng Đen (Kon Plông)
Từ Kon Tum theo QL 24 về hướng Đông khoảng 55km, du khách đến một rừng thông bạt ngàn trên bình nguyên bao la ở độ cao trên 1.100m so với mực nước biển Ở đây, có những cây thông được trồng từ lâu, sừng sững cao vút Hiện nay khu rừng thông đã được quy hoạch thành nhiều khu, tuyến, điểm du lịch với hệ thống biệt thự, nhà nghỉ đầy đủ các tiện nghi và dịch vụ du lịch, ngày càng thu hút nhiều du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng
1.3 Di sản văn hóa
Có thể nói rằng, di sản văn hóa là thế mạnh của du lịch tỉnh Kon Tum nói chung và thành phố Kon Tum nói riêng Ở đây có sự pha trộn giữa văn hóa của
Trang 37người Kinh, văn hóa phương Tây với văn hóa của người dân tộc thiểu số, sự ảnh hưởng của tôn giáo, những yếu tố lịch sử, cách mạng với hiện đại
1.3.1 Di sản văn hóa tiêu biểu
1.3.1.1 Di sản văn hóa vật thể
Nhà thờ Gỗ Kon Tum
Nhà thờ chính tòa Kon Tum hay còn được gọi là nhà thờ Gỗ, là một nhà thờ Giáo hội Công giáo nằm ở thành phố Kon Tum Nhà thờ được xây dựng vào năm 1913 do các linh mục người Pháp khởi xướng, hiện nay dùng làm nhà thờ chính tòa, nơi đặt ngai tòa của vị giám mục giáo phận Kon Tum
Nhà thờ này theo kiến trúc Roman kết hợp với kiến trúc nhà sàn của người Bahnar - sự kết hợp giữa phong cách châu Âu và nét văn hóa của Tây Nguyên Việt Nam
Nhà thờ được xây dựng hoàn toàn bằng phương pháp thủ công với chất liệu hoàn toàn bằng gỗ, trong đó chiếm số lượng nhiều nhất là gỗ cà chít Các bức tường của nhà thờ đều được xây bằng kiểu vữa trộn rơm, một kiểu làm nhà truyền thống ởmiền Trung Việt Nam
Ngoài ra trong khuôn viên nhà thờ còn trưng bày các sản phẩm dân tộc
và tôn giáo, các cơ sở may, dệt thổ cẩm, cô nhi viện
Di tích ngục Kon Tum
Di tích lịch sử Ngục Kon Tum được Bộ VHTT & Dl công nhận theo quyết định số 1288/QĐ- VHTT ngày 16/11/1988 Di tích này nằm trên đường Trương Quang Trọng, phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum
Nhà lao được xây dựng trong khoảng từ 1915-1917, tuy không có quy mô lớn nhưng lại khét tiếng tàn bạo trong thời kỳ 1930-1931 Chính tại nhà tù này, ngày 25-9-1930, đồng chí Ngô Đức Đệ đã triệu tập một cuộc họp bí mật tại phòng biệt giam của mình, tuyên bố thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Kon Tum
Hiện nay, về với di tích lịch sử Quốc gia - Ngục Kon Tum, du khách sẽ được thăm quan quần thể di tích, bao gồm nhà tưởng niệm, nhà truyền thống, nhà đón tiếp, cụm tượng đài "Bất khuất" và hai ngôi mộ tập thể nằm bên bờ sông Đăk Bla lộng gió Khu di tích đã trở thành nơi thăm viếng của nhân dân và các đoàn khách trong và ngoài nước khi đến Kon Tum
Trang 38Chùa Tổ Đình Bắc Ái
Toạ lạc trên ngọn đồi trước đây vốn là rừng già hoang vu, được khởi công xây dựng vào năm 1932, vật liệu xây dựng chùa chủ yếu được làm bằng mè tre, vách đất, mái lợp ngói vảy Khi hoàn thành chùa được đặt tên là Tổ Đình Bác Ái Dưới thời vua Bảo Đại, chùa được sắc phong "Sắc tứ Bác ái tự" và tặng hai câu đối,
hiện được khắc sơn son thiếp vàng bên hai cột trước Đại Hùng bửu điện: "Kon Tum
thắng cảnh Đại Nam nhất thống dĩ lai - Bác Ái danh lam Bảo Đại bát niêm y thỉ"
Nhìn tổng thể kiến trúc, chùa Tổ đình Bác Ái xây dựng theo hướng Bắc Nam, kiểu chữ Môn, mở đầu cho hướng đó là cổng tam quan án ngự, đến nhà Chánh điện ở trung tâm và 2 bên tả hữu là Đông Lang và Tây Lang Chánh điện gồm 3 gian 2 chái Cổ lầu chia làm 3 gian tiền đường, trung điện, và thượng điện Mái lợp ngói, tường gạch quét vôi, trần đóng la phông Các vì, kèo, cột đều dùng các loại gỗ quý như sao tía, trắc, cà chít, được các nghệ nhân người Huế chạm trổ trau chuốt, công phu Gian này thờ Tam Thế Phật, Di Đà Tam Tôn, Hoa Nghiêm Tam Thánh… Đặc biệt thờ một tấm bia ghi công đức của ngài Đại uý Pháp Quenin
và trụ gỗ biểu tượng 7 đầu lâu của sĩ quan Nhật tự vẫn tại sân chùa vào cuối Thế chiến thứ II
Bên ngoài chánh điện là Hoa Viên, nơi tập trung các bia mộ, tháp, miếu thờ Thần hoàng Bổn cảnh, sơn thần, đoàn quán và nhà trù Qua nhiều lần trùng tu, Chùa
Tổ đình Bác Ái nét kiến trúc ban đầu đã bị thay đổi, một số điểm điêu khắc độc đáo như rồng chầu, dây cuốn, đã không còn Hệ thống tượng thờ được phủ lớp đồng sáng, không giữ được nét đẹp nguyên sơ Tuy nhiên, một số hiện vật quý giá mang giá trị nghệ thuật tạo hình như: Tượng Tam tòa Thánh Mẫu, tượng Quan Âm bằng gốm men rạn, hoành phi, câu đối, hộp sắc phong, bửu ấn…vẫn còn được trưng bày, phảng phất vết tích thời gian
Tòa Giám mục Kon Tum
Toà giám mục Kon Tum tên gọi đầy đủ là Chủng viện thừa sai Kon Tum, được xây dựng vào năm 1935 Tòa Giám mục là sự kết hợp hài hoà giữa lối kiến trúc phương Tây với lối kiến trúc dân tộc bản địa truyền thống Trừ hàng trụ dưới sàn nhà làm bằng xi măng cốt thép, còn lại toàn bộ ngôi nhà được xây dựng bằng
Trang 39các loại gỗ quý, có độ bền cao với thời gian Nằm khuất sau hai rặng đại luôn rợp bóng mát, toà giám mục mang dáng vẻ yên bình như chính nhịp sống của người Tây Nguyên Một trong những điểm nhấn tại Toà giám mục Kon Tum là căn nhà truyền thống, có thể coi đây là một bảo tàng nhỏ về vật dụng sinh hoạt, nông cụ, vật thể văn hóa các dân tộc bản địa đang sinh sống trên địa bàn Các hiện vật, bản đồ trưng bày trong chủng viện đều rất giá trị, được chạm khắc bằng gỗ tỉ mỉ Đây là nơi không thể bỏ qua khi du khách đến Kon Tum tìm hiểu lịch sử, văn hóa, đời sống người dân vùng đất mến khách này
Cầu treo Kon K’lor
Cầu nối liền hai bờ của dòng Đăk Bla, đứng giữa cầu, du khách sẽ thấy tâm hồn mình như thoáng đạt hơn, dưới chân cầu là dòng sông mải miết chảy, xung quanh là làng mạc và những bãi mía, ruộng ngô, đồng lúa Cầu treo Kon K’lor là điểm du lịch lý thú đối với du khách gần xa khi đến Kon Tum Bên cạnh cầu treo là nhà rông văn hóa thuộc phường Thắng Lợi - nhà rông văn hóa truyền thống lớn nhất Tây Nguyên
Làng văn hóa Kon Jơ Ri
Vượt qua cầu treo Kon K’lor khoảng 3 km, du khách đến làng văn hóa Kon
Jơ Ri Làng văn hóa Kon Jơ Ri nằm bên bờ Nam sông Đăk Bla, thuộc xã Đăk Rơ
Wa, thành phố Kon Tum, liền kề với làng cổ Kon K’tu Hai làng này đều là của người dân tộc Bahnar bản địa
Hiện tại ở Kon Jơ Ri gần như chưa có hoạt động khai thác du lịch Trong làng có thác nước đẹp, còn khá nhiều nhà sàn truyền thống Tuy nhiên, dân làng khá
e ngại với việc tiếp xúc với người lạ Đường lên làng khá khó khăn
Trang 401997 Công ty du lịch Sinh thái Miền Cao cũng đầu tư bước đầu để xây dựng một số dịch vụ du lịch và hướng dẫn người dân ở đây cách thức làm du lịch Hiện đã thu hút được một lượng khách quốc tế đến tham quan Đến đây du khách có thể ngủ qua đêm ở nhà rông, được thưởng thức đêm lễ hội cồng chiêng với điệu múa xoang bên bếp lửa bập bùng; đội cồng chiêng của làng có 18 người; đội múa xoang có 30 người đến đây du khách được ăn những món ăn độc đáo do người dân tộc Bahnar bản địa chế biến Khách du lịch cũng có thể tham quan, tìm hiểu những phong tục, tập quán, sinh hoạt đời thường với người dân hoặc tham quan tour du lịch sinh thái, leo núi, tắm sông, bơi thuyền trên dòng sông Đăk Bla Bên cạnh đó, đây cũng là một làng nghề truyền thống với nghề dệt vải Tại thành phố Kon Tum hiện nay có phòng trưng bày các sản phầm dệt của người Bahnar tại phường Thắng Lợi và ngay tại làng, người dân cũng bán các sản phẩm khăn, túi, bộ quần áo với giá giao động
từ vài trăm nghìn đến hàng triệu
Thôn Kon K’lor 2 ở phía bên kia cầu (vốn ở bên phường Thắng Lợi nhưng
do chính sách giãn dân của thành phố nên đã sang khu vực này sinh sống) với