Cơ hội
Cơ quan quản lý nhà n kiện toàn về cơ cấu tổ ch mưu quản lý, phát triển du l
Khách du lịch đến 2014 thì lượng khách du l hoạch.
41
Kết quả xử lý phiếu điều tra cộng đồng địa ph
25% 15%
Đánh giá khó khăn trong hoạt động phát triển du lịch t Kon Tum của cộng đồng địa phương41
c trong phát triển du lịch thành phố Kon Tum
n lý nhà nước về du lịch của thành phố và tỉnh ngày càng đư chức và chức năng nhiệm vụ, thực hiện tốt ch
n du lịch ở mỗi địa phương.
n Kon Tum tăng lên qua mỗi năm, cụ thể theo s ng khách du lịch đã tăng 7,9% so với năm 2013, đạt 91,3% so v
ết quả xử lý phiếu điều tra cộng đồng địa phương tham gia hoạt động du lịch (tổng 20 phiếu)
35%
15% 10%
Vốn Chính sách Giao thông vận tải Nghiệp vụ du lịch Khác ch tại thành phố Kon Tum ngày càng được t chức năng tham
theo số liệu năm t 91,3% so với kế
ạt động du lịch (tổng 20 phiếu) Chính sách Giao thông vận tải Nghiệp vụ du lịch Khác
Bảng 2.4. Doanh thu du lịch năm 2014 của tỉnh Kon Tum Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện năm 2013 Ước thực hiện năm 2014 % so với cùng kỳ năm 2013 % so với kế hoạch Tổng lượt khách Lượt khách 193.540 208.887 7.9 91,3 Khách quốc tế || 66.403 72.029 8.5 91,6 Khách nội địa || 127.137 136.858 7.6 91,2 Tổng ngày khách Ngày khách 306.177 333.830 9.0 92,4 Khách quốc tế || 105.300 116.207 10.4 86,9 Khách nội địa || 200.877 217.623 8.3 95,6 Tổng doanh thu chuyên ngành Triệu đồng 94.572 108.485 14.7 98,3 Tổng thu nhập xã hội từ du lịch Triệu đồng 442.296 487.316 10.2 94,1 Công suất % 66,8 66,4 -0,6 93,2
Nguồn: Sở VH – TT – DL tỉnh Kon Tum
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ở các thành phố đã được quan tâm đầu tư nâng cấp và xây dựng mới tạo nên một diện mạo mới cho các đô thị, cho các khu du lịch…, từng bước đáp ứng được nhu cầu cho phát triển du lịch như: khánh thành “Công viên Giọt Nước Đăk Bla” chào mừng 100 năm thành lập tỉnh (1913-
2013), tu bổ và dựng lại các nhà rông với nguồn kinh phí hỗ trợ của nhà nước...
Nguồn nhân lực du lịch của thành phố ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, số lao động có trình độ đào tạo đại học và sau đại học ngày càng gia tăng, các hình thức đào tạo ngày càng đa dạng…, đang từng bước đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch trong xu thế hội nhập. Số lượng hướng dẫn viên đã được cấp thẻ hướng dẫn theo quy định của là 23 người trong đó có 3 thẻ hướng dẫn quốc tế, 20 thẻ hướng dẫn nội địa...Phối kết hợp với phân viện đại học Đà Nẵng, tổ chức các
lớp ngắn hạn về đào tạo nghiệp vụ hướng dẫn, nghiệp vụ khách sạn để các cán bộ
ngành du lịch cũng như người dân có thể đăng kí học tập.
Công tác đầu tư phát triển hạ tầng du lịch tại thành phố đã từng bước được hoàn thiện, chất lượng các công trình đều bảo đảm..., góp phần quan trọng vào cải thiện môi trường du lịch, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận đến các khu, điểm du
lịch.
Du lịch đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, gắn với an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội của thành phố. Đối với một lãnh thổ có đường biên giới như Kon Tum, các điều kiện hạ tầng xã hội nhìn chung còn khó khăn, hoạt động phát triển du lịch đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động của thành phố, thu hút ngày càng nhiều các thành phần kinh tế tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch, tạo động lực cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển, góp phần nâng cao mức đóng góp vào GDP, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân, ổn định an ninh chính trị tại các địa bàn trong tỉnh.
Thách thức
Mặc dù tốc độ tăng trưởng về số lượng khách và tổng thu nhập của toàn vùng Tây Nguyên nói chung tương đối cao, nhưng tỉ trọng so với cả nước còn rất thấp, chưa được cải thiện và chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế so sánh về du lịch. Trong đó Kon Tum luôn xếp áp chót trong 5 tỉnh Tây Nguyên về khả năng thu hút khách du lịch.
Xuất phát điểm và sức cạnh tranh của du lịch toàn vùng Tây Nguyên so với các vùng khác trong cả nước... còn thấp dẫn đến khả năng cạnh tranh của một tỉnh nghèo như Kon Tum cũng kéo theo. Bản thân tỉnh Kon Tum cũng như thành phố không có nhiều sự bứt phá hay vận động nội tại để có thể thay đổi được năng lực của chính mình nên trong những năm gần đây, nguồn kinh phí đầu tư cho phát triển du lịch của thành phố rất hạn hẹp. Nguồn vốn chủ yếu từ ngân sách nhà nước khiến cho chính quyền thành phố không chủ động được trong việc quy hoạch, đầu tư cho du lịch.
Sản phẩm và dịch vụ du lịch của thành phố Kon Tum và tỉnh Kon Tum chưa đặc sắc, còn trùng lặp, chất lượng thấp và sức cạnh tranh còn hạn chế. Nếu xét về
tham quan nghỉ dưỡng, Kon Tum không thể bằng thành phố Đà Lạt. Xét về du lịch khám phá mạo hiểm, Kon Tum không bằng được Pleiku (Gia Lai). Xét về các loại hình du lịch khám phá buôn làng, sự đầu tư các dịch vụ bổ sung thì không thể bằng Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk). Việc xây dựng các sản phẩm du lịch ở Kon Tum thời gian qua gần như chưa rõ nét và còn mang tính chủ quan, dựa vào khai thác tài nguyên sẵn có của các địa phương, thiếu đầu tư và chưa dựa vào thế mạnh đặc thù về tiềm năng tài nguyên và nhu cầu thị trường. Đặc biệt là các chương trình tham quan bản làng văn hóa các dân tộc như: Kon L’lor, Kon K’tu, các chương trình trekking... còn trùng lặp giữa các địa phương. Trong phát triển các sản phẩm du lịch, việc liên kết, hợp tác giữa các địa phương còn hạn chế.
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch mặc dù đã được cải thiện đáng kể, nhưng nhìn chung chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch hiện nay. Tính đa dạng và chất lượng các dịch vụ còn hạn chế. Hiện nay, phần lớn các cơ sở lưu trú ở Kon Tum có quy mô nhỏ, 02 khách sạn 3 sao là Indochine, Quang Trung có chất lượng phục vụ tốt hơn hẳn.
Hoạt động kinh doanh lữ hành của các doanh nghiệp du lịch tại Kon Tum còn mỏng và thiếu tính chuyên nghiệp, khả năng cạnh tranh và vươn ra thị trường nước ngoài còn yếu, hiệu quả kinh doanh lữ hành thấp. Năng lực về nghiệp vụ của hầu hết các doanh nghiệp lữ hành hiện còn nhiều hạn chế. Khách du lịch quốc tế đến Kon Tum hiện nay chủ yếu do các doanh nghiệp lữ hành ở các trung tâm phân phối khách lớn là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh khai thác, đưa đến. Họ gần như ít lưu trú mà chỉ dừng chân lại tham quan quanh thành phố rồi dời đi.
Hoạt động đầu tư là một điểm đáng lưu ý của du lịch Kon Tum khi khả năng thu hút đầu tư của thành phố và tỉnh rất hạn chế, phụ thuộc nhiều vào ngân sách, chưa huy động được nhiều vốn xã hội hóa. Nguồn tài nguyên dồi dào nhưng việc đầu tư rất nhỏ giọt và chỉ tập trung vào một số điểm di sản nổi bật như: nhà thờ Gỗ, Ngục Kon Tum...Các công trình về tôn giáo chủ yếu dựa vào sự đóng góp của tín đồ và cộng đồng địa phương.
Chất lượng lao động du lịch ở Kon Tum chưa cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình phát triển du lịch.
Số lượng lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng còn cao, đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực và kinh nghiệm chuyên ngành du lịch còn ít... Thực trạng này đã làm cho chất lượng dịch vụ du lịch nhìn chung còn thấp hơn so với yêu cầu, đòi hỏi của khách du lịch.
Môi trường du lịch có dấu hiệu xuống cấp, gây ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du lịch. Tình trạng chèo kéo khách, ép giá, cạnh tranh thiếu lành mạnh... đã bắt đầu xuất hiện.
Công tác thống kê du lịch còn yếu kém do liên quan tới nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực…, chính vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc đánh giá, nhận diện các yếu tố tác động và dự báo các chỉ tiêu phát triển ngành cũng như hoạt động điều hành du lịch ở thành phố cũng như toàn tỉnh.
Tiểu kết
Nói tóm lại, thông qua việc phân tích thực trạng của ngành du lịch thành phố đồng thời chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi phát triển du lịch đã cho thấy : trong những năm gần đây, bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước dồng thời huy động các nguồn vốn xã hội hóa, thành phố Kon Tum đã xây dựng và kiện toàn hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch trên địa bàn. Về cơ bản, các công trình này đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của người dân địa phương và khách du lịch. Sự quản lý nhà nước về du lịch bước đầu đã thể hiện được vai trò trong việc các hoạt động nghiệp vụ, thanh tra, quảng bá hình ảnh du lịch thành phố. Tuy nhiên, du lịch Kon Tum chưa đóng góp được nhiểu trong tỷ trọng GDP của thành phố, vẫn còn tồn tại nhiều yếu như : tận dụng được tiềm năng vốn có, doanh thu du lịch thấp, thời gian lưu trú của khách ngắn, sản phẩm du lịch không có nét riêng biệt ; chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, cần đào tạo chuyên sâu ; khả năng tham gia hoạt động du lịch của cộng đồng dịa phương thấp...Trước thực trạng như vậy, du lịch thành phố Kon Tum cần nhìn nhận phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu để du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố trong thời gian tới.
Chương 3. Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản ở thành phố Kon Tum