Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch gắn với bảo tồn các di sản ở thành phố kontum (Trang 52)

2.1.1. Hệ thống cơ sở lưu trú

Đến tháng 4/2015 thành phố Kon Tum có 75 cơ sở lưu trú trong đó có 21cơ sở đạt chuẩn gồm: 2 khách sạn 3 sao, 2 khách sạn 2 sao, 13 khách sạn 1 sao và 3 nhà nghỉ, 1 nhà khách19.

Sự phân bố các cơ sở lưu trú ở Kon Tum là không đồng đều. Hầu hết các khách sạn đều tập trung ở quanh khu vực đường Phan Đình Phùng, Duy Tân, Trần Hưng Đạo, Trường Chinh. Đây là nơi tập trung các cơ quan của thành phố và của tỉnh đồng thời cũng khá thuận lợi cho việc di chuyển đến các điểm tham quan trong thành phố.

Công suất sử dụng phòng trung bình năm của các cơ sở lưu trú trên địa bàn nhìn chung ở mức trung bình, khoảng 60%. Khách lưu trú qua đêm chiếm số lượng nhỏ chủ

yếu là khách công vụ, khách quốc tế...Mùa cao điểm trong năm là tháng 2- tháng 5. Họ

lựa chọn khách sạn, nhà nghỉ là nơi trú chân chính trên hành trình của mình.

19 Congankontum.gov.vn 93% 7% 0%0% Khách nội địa khách sạn, nhà nghỉ nhà dân nhà Rông khác

Biểu đồ 2.1. Các hình thức lưu trú được du khách sử dụng khi đến thành phố Kon Tum20

Giá khách sạn ở đây tùy theo loại phòng. Phòng đơn dao động ở mức: 150.000đ-200.000đ/đêm đối với khách sạn nhỏ và nhà nghỉ, 500.000đ- 600.0000đ/phòng/đêm đối với khách sạn 2-3 sao. Phòng đôi và tiêu chuẩn ở mức: 450.000-600.000đ/phòng/đêm thậm chí là 900.000đ/đêm như ở khách sạn Đông Dương, khách sạn Quang Trung. (Phụ lục 5.1)

Hầu hết ở thành phố Kon Tum, khách sạn nhỏ và nhà nghỉ chiếm đa số.Số lượng phòng ở loại cơ sở lưu trú này dao động từ 15-20 phòng, hầu hết do các gia đình tự quản lý. Cơ cấu tổ chức gồm: 1 giám đốc, 1 lễ tân, 2 phục vụ phòng thậm chí có khách sạn, giám đốc kiêm luôn lễ tân hoặc lễ tân kiêm phục vụ phòng như ở khách sạn Tây Nguyên, khách sạn Bắc Hương...

Nhìn chung, hệ thống cơ sở lưu trú ở đây có quy mô nhỏ, tiện nghi cơ bản không đầy đủ và hay bị trục trặc. Thái độ phục vụ của nhân viên chưa được chuyên nghiệp, có một số khách sạn tuyển nhân viên là người dân tộc nói tiếng phổ thông chưa rõ tạo ra khó khăn trong giao tiếp với chính khách nội địa. Bên cạnh đó, số lượng khách sạn, nhà nghỉ có nhân viên hoặc quản lý có thể nói được ngoại ngữ là

20

Kết quả xử lý phiếu điều tra khách nội địa + khách quốc tế 85%

3% 9%

3%

Khách quốc tế

rất ít, đồng thời họ cũng hạn chế cung cấp dịch vụ lưu trú cho khách quốc tế. Những khách sạn có nhân viên biết ngoại ngữ hoặc thuộc một công ty lữ hành, giá phòng luôn cao hơn hẳn so với các khách sạn cùng tiêu chuẩn: khách sạn Hưng Yên, khách sạn Afamily, khách sạn Bắc Hương, khách sạn Thịnh Vượng... Ngoài dịch vụ lưu trú và ăn uống, ở một số khách sạn hiện nay phát triển thêm các dịch vụ như massage, karaoke, giặt là…Một số khách sạn như: Đông Dương, Quang Trung, Hưng Yên...có thêm đại lý bán vé máy bay và các tour du lịch. Khách sạn Đông Dương (Indochine) là khách sạn có chất lượng tốt nhất được đánh giá 3 sao bao gồm cả 1 nhà hàng – cafe đã từng được vinh danh trên tạp chí kiến trúc của Mỹ. 2.1.2. Hệ thống cơ sở dịch vụ ăn uống

Tại thành phố Kon Tum, các cơ sở phục vụ ăn uống hầu hết nằm độc lập với các cơ sở lưu trú. Các nhà hàng, quán ăn hiện nay tập trung chủ yếu tập trung quanh các cơ quan trụ sở làm việc, các khách sạn như đường: Nguyễn Huệ, Đào Duy Từ, Hùng Vương, Phan Chu Trinh...đáp ứng theo từng nhu cầu: đi ăn gia đình, đi nhậu, tiếp khách, tổ chức sự kiện. (Phụ lục 5.2)

Tại đây chúng ta có thể thưởng thức được nhiều món ăn đặc trưng của Tây Nguyên cũng như đặc sắc ẩm thực của riêng Kon Tum như là: Cá gói kiến vàng, mây đắng nấu với cá nhét, thịt bò nướng muối ớt, tiết canh dúi, xương nhím trộn bằm sả ớt của dân tộc Rơ Mâm . Dân tộc Giẻ Triêng cũng có Cá chua ống nứa, Gỏi sa nhân heo rừng, Thịt sóc khô gác bếp, Cơm nếp cuốn lá đót, Sóc xào k’tem, Gà rừng nướng ống nứa; lá mì nấu cá kho, Cá suối nướng lá lốt, Thịt chuột nướng ống, Gà rừng trộn lá mì chua, Thịt nhím nấu bột bắp (dân tộc Brâu).

Các nhà hàng thường có thực đơn trung bình 20-30 món, có sức chứa từ 100- 500 khách như: Nhà hàng Ngọc Linh, nhà hàng Đăk Bla, nhà hàng Hiệp Thành21... khai thác tối đa những món đặc sản từ rừng có cả hải sản nếu khách có yêu cầu. Ngoài cung cấp dịch vụ ăn uống, các nhà hàng có không gian rộng rãi còn là nơi cho thuê địa điểm tổ chức các sự kiện, tiệc cưới, họp mặt.

Kiến trúc của các nhà hàng, quán ăn ở thành phố Kon Tum khá được chú trọng. Mặc dù hầu hết là các quán ăn, nhà hàng cỡ nhỏ nhưng cũng có nhiều địa

21

điểm gây ấn tượng với thực khách từ lối trang trí cho đến phong cách phục vụ. Ví dụ: nhà hàng Đăk Bla được trang trí mang đậm màu sắc Tây Nguyên tạo cảm giác ấm cúng, gần gũi; nhà hàng Đông Dương được thiết kế như một ngôi nhà rông cách điệu chuyên phục vụ các món: cơm lam, gà sa lửa, rau rừng chấm mắm cua, cá Sê San nướng tại bàn...(Phụ lục 5.2)

Giá cả dịch vụ ăn uống ở đây tương đối hợp lý, một suất cơm bình dân khoảng 20.000đ, một suất cơm tấm: 25.000đ...Nếu ăn các loại đặc sản thì tùy theo các nhà hàng nhưng giá cũng khá mềm, phù hợp với mức sống của người dân và túi tiền của khách du lịch ví dụ: 1 đĩa thỏ quay ở quán 98 Đào Duy Từ có giá 200.000đ, 1 đĩa thịt dê chấm tương gừng quán Dê Cao Nguyên có giá 220.000đ....

Các món ăn vặt ở Kon Tum cũng khá đa dạng. Đầu tiên phải kể đến là gỏi lá Kon Tum, món ăn đặc trưng của núi rừng được bán trên con phố Trần Cao Vân với giá chung là 60.000đ/suất chưa có nước uống. Quán ăn gỏi lá ngon nhất là quán Út Cưng. Nhân viên và chủ rất thân thiện với khách khi phục vụ, tỉ mỉ hướng dẫn cách ăn cho khách. Quán mỳ A Tỷ ở 67 Hoàng Văn Thụ chuyên mỳ hoành thánh, phở bò viên, bò tái ngon, hợp khẩu vị nếu khách là người Bắc, 20.000đ-25.000đ/ bát. Quán thịt trâu gần quảng trường 16/3. Quán ốc ở đoạn bùng binh đường Phan Đình Phùng. Quán bún cua đầu đường Bạch Đằng có một mặt nhìn ra bờ sông Đăk Bla.

Ở thành phố Kon Tum, nếu muốn ăn đêm, du khách có thể đến khu vực đường Trần Quang Khải với vô số các món ăn như: cháo chim câu, bánh xèo, phở khô...nhưng chỉ tầm hơn 10h đêm, các quán bắt đầu dọn bớt chứ không bán đến khuya muộn như nhiều nơi. Đây là một điểm rất riêng trong nhịp sống ở Kon Tum.

Cafe là đồ uống đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên, đến Kon Tum, khách du lịch sẽ có một cảm nhận khá thú vị khi thưởng thức loại đồ uống này. Không có hẳn một không gian rộng rãi với nhiều công trình kiến trúc như làng cafe ở Buôn Mê Thuột, không có các quán cafe mang kiến trúc Pháp sang trọng như ở Đà Lạt cũng không chỉ có những quán cafe vỉa hè, ở Kon Tum, có khá nhiều quán cafe mang “hồn cốt Tây Nguyên” được đầu tư một không gian với nhiều tiểu cảnh đẹp như: Eva cafe, Adam và Eva cafe...thậm chí có cả một quán cafe đạt giải kiến trúc của Mỹ là tổ hợp nhà hàng – cafe Indochine nằm bên bờ sông Đăk Bla, được làm

bằng tre, mái được phủ các tấm sợi thủy tinh rất thân thiện với môi trường lại tiết kiệm điện năng (Phụ lục 5.3). Chất lượng đồ uống tương đối tốt nhất là cafe, giá rẻ hơn hẳn so với ngoài Bắc, một ly cafe dao động 10.000đ- 12.000đ, người uống không chỉ có đồ uống ngon, có nhạc để nghe mà còn có cảnh đẹp để ngắm. Văn hóa uống cafe nhờ thế đã hình thành rõ nét trong đời sống của người dân Kon Tum, nói

như họa sĩ Nguyễn Ngọc Ẩn - Chủ quán cà phê Eva: “Ngày nay, khách uống cà phê

không còn chỉ vì thích hay thói quen nữa mà người ta cần uống cà phê là cần thưởng thức cái không gian văn hóa. Nghĩa là người ta uống cà phê người ta phải biết ly cà phê đó người ta uống ở đâu, người ta ăn món ăn đó người ta phải biết món ăn đó bắt nguồn từ văn hóa gì và như vậy tất cả đều có một mơ ước đi xa hơn trong cái hội nhập". Tuy nhiên, có một thực trạng đáng lưu ý là các quán cafe được

đánh giá cao về kiến trúc và giá trị văn hóa như Eva Cafe, Adam và Eva Cafe đang trở nên kén khách, người ta thường giới thiệu với khách du lịch, bạn bè phương xa đến đây cho biết còn hàng ngày đi uống café, nghe nhạc ở những quán “phê” hơn,

“modern” hơn phù hợp với thị hiếu của giới trẻ.

Nhìn chung các cơ sở ăn uống ở thành phố Kon Tum thường có quy mô nhỏ, kiến trúc được đầu tư khá cầu kỳ, giá thành phải chăng. Thực đơn được xây dựng từ các món ăn nổi tiếng nơi đây, một số món ăn phải đặt trước du khách mới có thể thưởng thức, phong cách phục vụ khá nhiệt tình nhưng chưa thực sự chuyên nghiệp. Các món ăn vặt nhiều, giá rẻ, có thể đi bộ đến nơi để thưởng thức. Các quán ăn, nhà hàng đóng cửa khá sớm nên ở Kon Tum không có phong cách đi ăn đêm muộn, đi chợ đêm như ở nhiều vùng khác.

2.1.3. Điểm vui chơi giải trí

Trong những năm trở lại đây, bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước đặc biệt là vốn của tư nhân, có khá nhiều điểm vui chơi giải trí được hình thành tạo nên vẻ sôi động cho nhịp sống vốn trầm lặng của thành phố. Quy mô của các công trình này không lớn nhưng bước đầu đã nâng cao được đời sống tinh thần cho người dân.

Công viên Giọt nước Đăk Bla

Công viên Giọt nước Đăk Bla nằm đối diện Bảo tàng Kon Tum và giữa các trục đường chính: Quốc lộ 14, đường đi vào khu di tích Ngục Kon Tum với các hạng

mục chính gồm: bể phun nước nghệ thuật, tượng đài, khuôn viên cây xanh, hệ thống điện chiếu sáng...Các công trình mang đặc trưng kiến trúc, văn hóa Tây Nguyên như: ghè rượu, giọt nước...Hằng ngày, ngoài số lượng người dân địa phương sinh sống trên địa bàn thì còn tập trung đông đảo du khách trong nước và nước ngoài đến thăm quan khu vực này để tìm hiểu về vùng đất, con người, văn hóa, tín ngưỡng của tỉnh Kon Tum nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung. Việc ra vào công viên là miễn phí, xung quanh có khá nhiều hàng nước nhỏ mở bán chủ yếu vào chiều tối. Ngoài ra, ở đây có dịch vụ cho thuê xe ô tô đồ chơi cho trẻ em với giá 60.000đ/ tiếng, dịch vụ trông xe cho khách muốn đi dạo quanh đài phun nước hay ven bờ sông Đăk Bla với giá 3000đ/xe bên cạnh đó có các dịch vụ xe ôm, taxi...22

Được biết, Công viên Giọt nước Đăk Bla vừa được khánh thành và đưa vào sử dụng vào ngày 11/01/ 2013, với tổng vốn đầu tư gần 28 tỷ đồng, xây dựng trong diện tích hơn 1ha trên điểm Giọt nước của người Bahnar sinh sống ngày xưa. Đây vốn được xem là công trình trọng điểm của tỉnh Kon Tum, xây dựng nhằm chào mừng 100 năm thành lập tỉnh (9/2/1913- 9/2/2013), giúp người dân có một nơi thư giãn, nghỉ ngơi yên tĩnh, đẹp đẽ, cũng như trở thành một điểm đến lý thú của du khách đến tham quan tìm hiểu về văn hóa bản địa tại tỉnh Kon Tum.

Nơi đây có mạch nước ngầm lộ thiên chảy mãi không ngừng, trước kia nguồn nước này được bà con dân tộc Bahnar đến lấy nước sinh hoạt và hiện nay mạch nước chảy vẫn còn tạo nên một hình ảnh độc đáo mang đậm nét lịch sử, lưu dấu đặc trưng một thời của vùng đất Tây Nguyên.

Quảng trường 16/3

Quảng Trường 16/3 nằm trên đường Trường Chinh, phường Quang Trung, thành phố Kon Tum được xây dựng vào tháng 8/2007 với mức kinh phí 18 tỷ đồng. Nơi đây đã trở thành một địa điểm thân quen với nhiều người dân thành phố vào mỗi buổi chiều; họ đến tập thể dục, đi dạo bộ, ngồi hóng mát để bớt đi những căng thẳng trong công việc thường ngày. Tối đến thì có những đôi bạn trai trẻ ngồi ghế đá trò chuyện, hay những tốp bạn rủ nhau ra chụp ảnh, tập nhảy các vũ điệu theo

22

tiếng nhạc làm không khí của quảng trường 16/3 thêm phần náo nhiệt, vui vẻ, mọi người đi lại rất thân quen gần gũi.

Nhưng mấy năm gần đây không gian quảng trường dần được thu nhỏ hẹp lại bởi những hộ gia đình tự ý mở các quán nước, các dịch vụ trò chơi trẻ em, như: Nhà banh, nhà trượt, câu cá, đi xe ô tô, mô tô, xích lô.. ở sân chính quảng trường, những dây điện nhằng nhịt rất gây nguy hiểm cho trẻ em.

Cũng tại quảng trường này, UBND thành phố Kon Tum từng phê duyệt tổ chức những hội chợ, những dịch vụ thay dầu nhớt, tổ chức giải đá bóng, tổ chức giải thi uống bia, trong khi đó tỉnh Kon Tum có sân vận động để tổ chức các giải thi đấu. Nhưng điều đáng nói là sau mỗi lần tổ chức các chương trình như vậy, người dân và du khách đã bỏ lại rất nhiều rác thải, đinh cọc đóng trên nền sân xi măng của quảng trường gây nguy hại cho người đi dạo bộ và đặc biệt làm mất mỹ quan thành phố. Những ô cỏ được những công nhân đô thị môi trường thành phố tưới, cắt tỉa rất cẩn thận, nhưng sau mỗi lần hội trợ hay tổ chức dịch vụ thay dầu nhớt của các hãng xe máy đều làm bật gốc thậm chí trụi cả một khoảng.

Có thể thấy cách quy hoạch đô thị ở Kon Tum còn lộn xộn, không theo định hướng cụ thể. Chính quyền thành phố nên có quy hoạch rõ ràng khi xây dựng các khu vui chơi giải trí, khu thi đấu với những điểm tổ chức sự kiện vừa có thể tạo ra cảnh quan đô thị khoa học, vừa giúp tăng vốn đầu tư cho các công trình giảm tiền đền bù mặt bằng cho người dân. Quảng trường 16/3 chỉ nên để tổ chức mít tinh những ngày lễ của đất nước, của tỉnh và thành phố giống như cách mà thành phố Pleiku (Gia Lai) đang làm.

Rạp chiếu phim

Rạp chiếu phim 3D, 5D Cinema Kon Tum tại địa chỉ 128- 130 Phan Chu Trinh nằm trong khu vui chơi Đồ Rê Mí, được ra mắt vào đầu năm 2014. Đây là một điểm khá thu hút đối với người dân nơi đây đặc biệt là giới trẻ nhất là dịp cuối tuần. Là một rạp phim tư nhân với quy mô nhỏ, rạp chủ yếu trình chiếu các bộ phim thời lượng ngắn từ 4-7 phút (5D) và những bộ phim đang tạo ra cơn sốt phòng vé. Số lượng phim mới mỗi tuần là từ 4-5 phim. Rạp chỉ có 1 phòng chiếu với 6 ghế mềm, hệ thống âm thanh khá tốt, được lắp điều hòa và cách âm, được phục vụ đồ ăn

nhanh và nước uống theo yêu cầu. Khách đến được bố trí ngồi ghế nhỏ ngay bên ngoài hành lang để chờ tới lượt xem phim. Ban ngày, phim 3D sẽ được chiếu vào hai khung giờ là: 10h- 12h30, 16h30- 19h xen kẽ là một vài bộ phim 5D. Buổi tối, sau 19h hầu như chỉ chiếu phim 5D để có nhiều lượt xem. Nếu muốn xem 3D buổi tối, khách phải đặt trước 2-3 ngày và đi theo nhóm 4 người trở lên. Giá vé xem phim khá vừa túi tiền của người dân, với loại phim 5D giá vé là 30.000đ/ người lớn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch gắn với bảo tồn các di sản ở thành phố kontum (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)