Điểm mạnh, điểm yếu trong phát triển du lịch thành phốKon Tum

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch gắn với bảo tồn các di sản ở thành phố kontum (Trang 85 - 88)

Điểm mạnh

Thành phố Kon Tum là trung tâm kinh tế- chính trị - xã hội của tỉnh Kon Tum. Trong nhiều năm qua, thành phố luôn nhận được sự quan tâm, đầu tư để xây dựng bộ mặt đô thị sạch – đẹp –văn minh.

Với nền địa hình khá đa dạng, khu vực nội thành Kon Tum là dạng lòng chảo, hơi trũng, khá bằng phẳng ; ngoại thành là địa hình núi ... đã tạo ra nhiều cảnh quan hấp dẫn có sông, có núi, có các thác nhỏ. Đây là những tài nguyên đặc biệt quý giá và khác biệt để phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù như : tham quan, nghỉ dưỡng, leo núi, mạo hiểm.

Kon Tum nơi cư trú của khoảng 20 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có những giá trị di sản văn hóa khác nhau đã tạo thành một kho tàng văn hóa đặc sắc nhất

trong cả nước. Đó là “Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên” - kiệt tác và

là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại; các giá trị kiến trúc truyền thống độc đáo như : nhà rông, nhà Dài, nhà Mồ…; các lễ hội truyền thống độc đáo (lễ hội Cồng Chiêng, lễ Bỏ Mả, lễ hội đua thuyền độc mộc trên sông Đăk Bla, lễ cúng nước giọt của người Bahnar…); các giá trị văn hóa dân gian, các sử thi truyền miệng, các loại nhạc cụ dân tộc độc đáo… Đây thực sự là những giá trị tài nguyên đặc biệt của Kon Tum, là sự khác biệt so với các vùng khác để khai thác xây dựng các sản phẩm du lịch mang thương hiệu riêng.

Với sự tồn tại song song của nhiều loại tôn giáo kết hợp với sự đa dạng văn hóađã tạo nên một số công trình kiến trúc không chỉ có giá trị về mặt tôn giáo, lịch sử mà còn có giá trị cao về thẩm mỹ như : nhà thờ Gỗ Kon Tum- công trình độc đáo này được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ, có lối kiến trúc Roman cổ điển kết hợp với kiến trúc nhà sàn truyền thống của đồng bào Bahnar; tòa giám mục Kon Tum – một công trình kiến trúc phương Tây kết hợp với kiến trúc bản địa truyền thống, điểm nhấn của chủng viện là căn nhà truyền thống, có thể coi đây là một bảo tàng nhỏ về vật dụng sinh hoạt, nông cụ, vật thể văn hóa các dân tộc bản địa đang sinh sống trên địa bàn, được khắc bằng gỗ tỉ mỉ, rất đặc sắc....

Với vị trí đặc biệt quan trọng về mặt quân sự, nên trong các cuộc kháng chiến, Tây Nguyên được lựa chọn là địa bàn chiến lược, là nơi bắt đầu của cuộc Tổng tiến công giải phóng Miền Nam năm 1975…, do vậy trên địa bàn thành phố Kon Tum hiện nay còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử cách mạng gắn liền với truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc (Ngục Kon Tum, di tích căn cứ Trung Tín...). Đây là những giá trị tài nguyên khác biệt để khai thác xây dựng các sản phẩm du lịch gắn với truyền thống yêu nước, với tinh thần cách mạng quả cảm của các thế hệ cha ông…

Điểm yếu

Thành phố có vị trí xa các trung tâm du lịch lớn của cả nước, xa các thị trường du lịch trọng điểm (TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng...) nên tính hấp dẫn khách du lịch bị hạn chế vì đường xá khó khăn.

Địa hình đa dạng, phức tạp, nhiều đèo núi, thác ghềnh hiểm trở... nên việc đi lại rất khó khăn và nguy hiểm, đặc biệt là vào mùa mưa, gây trở ngại không nhỏ đến các hoạt động du lịch.

Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô), nên lưu lượng các dòng chảy không ổn định (mùa khô gây thiếu nguồn nước, mùa mưa dễ gây lũ lụt, trượt lở đất...). Đặc điểm bất lợi này gây khó khăn cho các hoạt động du lịch.

Điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, chưa phát triển; đời sống vật chất và tinh thần của người dân còn thấp. Cơ sở hạ tầng chưa thực sự đồng bộ; đường giao thông lên các buôn làng khá nhỏ, chưa được bê tông hóa; hệ thống điện khu vực ngoại thành khá yếu vào buổi tối...Thành phố chỉ có một số ít điểm vui chơi giải trí, chất lượng ở mức tiêu chuẩn chủ yếu phục vụ nhu cầu của người dân địa phương, chưa phục vụ được yêu cầu của khách du lịch.

Là một vùng có nhiều dân tộc sinh sống, truyền thống canh tác, di dân tự do, du canh du cư, trình độ dân trí thấp, tại các buôn làng dân tộc quanh thành phố, đồng bào không biết tiếng Kinh còn khá nhiều gây khó khăn khi giao tiếp. Các tập tục lâu đời, khó thay đổi..., nên ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo vệ tài nguyên và môi

trường nói chung và tài nguyên - môi trường du lịch nói riêng như tập tục du canh du cư, phá rừng làm rẫy...

Việc phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là phát triển hệ thống thủy điện đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các dòng chảy, đến cảnh quan các thác nước.

Do nhu cầu mưu sinh, nên một số giá trị văn hóa bản địa đang có hiện tượng bị mai một, và bị ảnh hưởng một số văn hóa khác làm biến thể. Một số nghi lễ thuần túy của Kon Tum bị thương mại hóa phục vụ tại một số điểm du lịch ( khách du lịch trả tiền thì người dân tái hiện lại) ví dụ: biểu diễn cồng chiêng, đám cưới của người Bahnar... Văn hóa phi vật thể như các lễ hội: cúng máng nước, kiêng làng có nguy cơ mai một do nhiều buôn làng không còn nghi lễ truyền thống.

Tình hình an ninh chính trị, trật tư an toàn xã hội trên địa bàn Kon Tum cơ bản ổn định, nhưng chưa thật sự vững chắc, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động du lịch nói chung và thu hút đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn nói riêng. Người dân ít ra đường buổi tối. Các quán ăn, quán cafe không mở quá 10h đêm nên ở thành phố Kon Tum gần như không có chợ đêm, không có phong cách ăn đêm như nhiều nơi.

Theo kết quả khảo sát cộng động địa phương tham gia hoạt động du lịch về những khó khăn lớn nhất trong quá trình khai thác du lịch của địa phương hiện nay, tác giả thống kê được: có 7/20 phiếu chọn vấn đề vốn, 3/20 phiếu chọn vấn đề chính sách, 5/20 phiếu chọn vấn đề giao thông, 3/20 phiếu chọn vấn đề nghiệp vụ du lịch và 2/20 phiếu chọn các vấn đề khác (trình độ phát triển kinh tế- xã hội: dân trí, thu nhập...)...Từ kết quả này cho thấy, dưới góc độ của người dân, vấn đề vốn và giao thông cần được ưu tiên hàng đầu trong thời gian tới. Khi phỏng vấn sâu cộng đồng địa phương, người dân thành phố cho rằng: phải có tiền mới có thể đầu tư vào cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu vui chơi giải trí...Bên cạnh đó, chính quyền thành phố cần đầu tư cho vấn đề giao thông vì ngoài đường xá trong khu vực trung tâm khá đẹp, một số khu vực ở phường Thắng Lợi, Ngô Mây đường nhiều ổ voi, ổ gà, mưa xuống khiến đường đi lại ngập nước, đi lại khó khăn....

Biểu đồ 2.10. Đánh giá khó khăn trong ho Kon Tum c

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch gắn với bảo tồn các di sản ở thành phố kontum (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)