Giải pháp về bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch gắn với bảo tồn các di sản ở thành phố kontum (Trang 108 - 111)

Có thể hiểu cảnh quan là sự kết hợp của các yếu tố hữu hình, được tạo ra dưới tác động của tất cả những thành phần môi trường tự nhiên và những hoạt động của con người, đem lại những hiệu quả nhất định về mặt thẩm mỹ. Giá trị thẩm mỹ của cảnh quan là đối tượng để thưởng thức, thư giãn và để khám phá - một nội dung rất quan trọng của hoạt động du lịch, vốn được hiểu là hoạt động có mực đích cơ

bản là "đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng” của con người.

Trong mối quan hệ với các thành phần môi trường khác, cảnh quan mang tính chất phái sinh bởi nó được tạo thành từ các thành phần môi trường liên quan. Tuy nhiên, cảnh quan có tính độc lập tương đối. Sự độc lập tương đối này thể hiện ở chỗ chất lượng của cảnh quan không được đánh giá theo chất lượng của các thành phần môi trường cơ bản mà được đánh giá trên cơ sở cảm quan và chỉ căn cứ vào những yếu tố hữu hình tác động lên giác quan của con người, được đánh giá ở sự hài hòa khả năng tạo ấn tượng và tạo cảm xúc. Tính độc lập của yếu tố cảnh quan môi trường còn thể hiện ở chỗ có những hành vi, mặc dù không làm tác động đáng kể đến những thành phần như đất, nước, không khí... song lại làm ảnh hưởng đáng kể đến vẻ đẹp và giá trị của di sản (như viết, vẽ bậy hay xây công trình chắn mất tầm nhìn...). Tác động từ những biến đổi của cảnh quan lên hoạt động du lịch thường mang tính trực tiếp, mạnh mẽ và nhanh chóng. Do vậy, việc bảo vệ cảnh quan cần được coi là một trong những nội dung quan trọng của công tác bảo vệ môi trường du lịch.

Với tư cách là sự kết hợp của toàn bộ những yếu tố hữu hình, bất kỳ một hoạt động nào tại khu, tuyến điểm du lịch cũng có thể làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, bao gồm cả hoạt động du lịch và các hoạt động kinh tế, dân sinh khác, đặc biệt là hoạt động xây dựng. Thậm chí trong một số trường hợp, chính những hoạt động nhằm tạo cảnh quan nhân tạo lại làm mất đi vẻ đẹp của cảnh quan tự nhiên và làm suy giảm tính hấp dẫn của khu, tuyến hoặc điểm du lich. Về các yếu tố thiên nhiên, những biến đổi gây ra đối với cảnh quan có thể rất nhanh chóng (trong trường hợp bão, động đất) hoặc lâu dài như nước chảy, mưa, gió gây bào mòn...

Phương thức bảo vệ cảnh quan tại các khu, tuyến, điểm du lịch

Căn cứ vào những yếu tố tạo thành và tác động lên cảnh quan, có thể xác định các phương thức bảo vệ cảnh quan tại các khu, tuyến, điểm du lịch như sau:

Giữ nguyên trạng: đây là phương thức đòi hỏi ngăn ngừa tất cả các tác động

làm biến đổi cảnh quan; hạn chế các hoạt động trong phạm vi bảo vệ của cảnh quan, và nếu sự tác động vẫn diễn ra thì phải đảm bảo khả năng phục hồi được một cách tự nhiên. Việc giữ nguyên trạng đòi hỏi cơ chế quản lý chặt chẽ và chi phí lớn, đặc biệt đối với những cảnh quan chịu sự tác động mạnh của các yếu tố thiên nhiên.

Biến đổi ở mức độ cho phép: đây là phương thức bảo vệ mà theo đó, các

hoạt động, bao gồm cả hoạt động du lịch và hoạt động khác tại nơi có cảnh quan phải được quản lý, điều tiết để những tác động lên môi trường mặc dù gây ra những thay đổi nhưng không làm suy giảm giá trị của cảnh quan chung. Điểm này có thể áp dụng cho các di sản như: Nhà thờ Gỗ, Tòa giám mục Kon Tum, Ngục Kon Tum, chùa Tổ Đình Bác Ái...

Tôn tạo cảnh quan: là hoạt động thay đổi cảnh quan theo hướng nâng cao giá trị

của cảnh quan. Những hoạt động tôn tạo cảnh quan rất đa dạng như trồng cây, trồng hoa, tạo thảm cỏ, xây dựng, lắp đặt công trình hoặc kiến tạo cảnh quan nhân tạo như hồ nước, núi đá... Đây là phương thức cần được tiến hành thận trọng, có sự tính toán kỹ lưỡng để tạo ra giá trị thẩm mỹ cao nhất mà không làm tổn hại những giá trị đã có. Điểm này được áp dụng cho khu vực: quảng trường 16/3, chùa Trùng Khánh...

Các biện pháp bảo vệ cảnh quan môi trờng như đã đề cập cần phải được thể hiện thành những cơ chế pháp lý cụ thể. Hiện nay, Luật Bảo vệ môi trường 2005 đã

có những nội dung đề cập đến bảo vệ cảnh quan môi trường. Điều 45 về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch quy định “không được xâm hại cảnh quan". Luật Bảo vệ Môi trường cũng đã dành riêng một điều (Điều 31) quy định về bảo vệ và phát triển cảnh quan thiên nhiên.

Bên cạnh Luật Bảo vệ môi trường, Luật Di sản văn hóa cũng đã xác lập một cơ chế pháp lý quan trọng cho việc bảo vệ cảnh quan với việc coi danh lam thắng cảnh là một loại di sản văn hóa vật thể và có những cơ chế pháp lý để bảo vệ. Khoản 4 Điều 4 Luật Di sản văn hóa quy định “danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điềm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học”. Danh lam thắng cảnh, cùng với các di tích khác, được xếp hạng cấp tỉnh, cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt. Danh lam thắng cảnh đâ xếp hạng được thiết lập các khu vực bảo vệ 1, bảo vệ 2 trong đó khu vực bảo vệ 1 phải được bảo tồn nguyên trạng và khu vực bảo vệ 2 “có thể xây dựng những công trình phục vụ cho việc phát huy giá trị của di tích nhưng không làm ảnh hưởng tới kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái”.

Các quy định của Luật Di sản văn hóa cho thấy vấn đề cảnh quan môi trường được bảo vệ ở hai khía cạnh. Thứ nhất, bản thân cảnh quan đó là một loại hình di sản văn hóa được bảo vệ và thứ hai, cảnh quan thiên nhiên xung quanh khu vực di tích cũng được bảo vệ bởi các quy định của Luật. Tuy nhiên, nếu như danh lam thắng cảnh được thể hiện ở ba giá trị là lịch sử, thẩm mỹ và khoa học thì việc xếp hạng di tích lại chỉ căn cứ vào "giá tri lịch sử, văn hóa, khoa học", không căn cứ vào giá trị thẩm mỹ. Điều này có nghĩa là giá trị thẩm mỹ không phải 1 yếu tố quyết định để xếp hạng danh lam thắng cảnh và do vậy không phải là yếu tố để quyết định mức độ được bảo vệ của danh lam thắng cảnh. Bên cạnh đó, việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên khu vực xung quanh di tích cũng chỉ thông qua cơ chế cho phép hay không cho phép xây dựng các công trình ở khu vực bảo vệ 2, không có những nguyên tắc hay cơ chế bảo vệ cụ thể như căn cứ để cho phép, hay quy trình cho phép.

Trong Luật Du lịch, yêu cầu bảo vệ môi trường được đặt ra là "xanh, sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh và văn minh" - điều này có nghĩa là yêu cầu bảo vệ cảnh quan đã

được đặt ra, song với tư cách là một đạo luật chuyên ngành du lịch, Luật chưa và không thể đề cập đến những cơ chế cụ thể cho vấn dề bảo vệ cảnh quan môi trường.

Nhận thức về cảnh quan môi trường như một thành tố độc lập hình thành môi trường xung quanh cho hoạt động du lịch là cơ sở để có những biện pháp bảo vệ hữu hiệu cho một thành phần môi trường hết sức quan trọng đối với hoạt động du lịch. Chỉ với nhận thức đó, chúng ta mới có thể có được những giải pháp bảo vệ môi trường đầy đủ hơn, tổng thể hơn và môi trường du lịch mới có thể được bảo vệ một cách hữu hiệu hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch gắn với bảo tồn các di sản ở thành phố kontum (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)