1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp nghề Trà Vinh

108 549 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 848 KB

Nội dung

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực đàotạo nghề và chất lượng ĐTN được công bố như: “Cải tiến mục tiêu và nộidung đào tạo nghề” 1990, “Phát triển giáo dục nghề nghiệp đáp ứng q

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH)đất nước trong bối cảnh một thế giới luôn biến động, một xã hội thông tinđang bùng nổ và công nghệ đang tạo ra những thay đổi to lớn trong đời sốngkinh tế- xã hội Chỉ trong vòng mấy chục năm trở lại đây, tri thức mà nhânloại tích lũy được đã nhiều hơn so với tổng số tri thức có trong hai thiên niên

kỉ trước Sự phát triển và thay thế nhau một cách nhanh chóng của các tri thức

đã làm cho nhiều công nghệ mới ra đời với tốc độ chưa từng thấy

Các công nghệ mới đã làm cho xã hội trở nên năng động và sôi động.Dừng lại việc cập nhật thông tin, chậm trễ trong việc tiếp thu tri thức, sáng tạocông nghệ mới, con người và cộng đồng sẽ bị tụt hậu trong dòng phát triểnchung của nhân loại Sự phân hóa xã hội, sự phân hóa giàu nghèo đang diễn

ra hết sức sâu sắc, do những khoảng cách về tri thức giữa người này với ngườikia, giữa cộng đồng này và cộng đồng khác ngày càng tăng lên Chính điều đó

đã đặt giáo dục ở vị trí trung tâm của sự phát triển Giáo dục có sứ mệnh giúpmọi người phát huy được tất cả tài năng và tiềm lực sáng tạo của mình

Sự nghiệp CNH, HĐH đòi hỏi chúng ta phải đổi mới toàn diện quá trìnhgiáo dục và đào tạo, chấn hưng nền giáo dục nước nhà theo hướng chuẩn hóa,hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế

Công tác đào tạo nghề (ĐTN) được xem là một công cụ hiệu quả cho sựphát triển nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao và góp phần phát triển xãhội trên nhiều phương diện Tuy nhiên, ngày nay giáo dục nghề của ViệtNam, cũng như của nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới, đang phảiđối mặt với xu thế toàn cầu hoá kinh tế, đang ảnh hưởng đến nhiều mặt củacuộc sống, kể cả sự huy động nhân lực xuyên quốc gia Trong hoàn cảnh đó,

sự cạnh tranh thị trường lao động có trình độ cao đang ngày càng trở nên gay

Trang 2

gắt Điều đó đòi hỏi những người tốt nghiệp nghề phải có những phẩm chấtđạo đức, kỹ năng thực hành tốt, mới có khả năng cạnh tranh thành công trênthị trường lao động ngày càng sôi động.

Trà Vinh là một tỉnh rất quan tâm đến phát triển giáo dục, nhất là tronglĩnh vực ĐTN Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh lần thứ IX đã nhấn mạnh:

“Đầu tư xây dựng trường dạy nghề bậc cao của tỉnh và hoàn chỉnh các trung tâm dạy nghề huyện, thành phố, khuyến khích trường dạy nghề tư nhân đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng hóa hình thức dạy nghề, truyền nghề đáp ứng nguyồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa- hiện đại hóa ở địa phương và yêu cầu xuất khẩu lao động Trong điều kiện khoa học công nghệ hiện đại trên các lĩnh vực then chốt và từng bước mở rộng ra toàn bộ nền kinh tế đồng thời phát triển công nghệ sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm”.

Trường Trung cấp nghề Trà Vinh là đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạonguồn nhân lực có kỹ thuật ở trình độ trung cấp phục vụ cho phát triển kinh tế

- xã hội của tỉnh Trà Vinh Trường đã được Bộ LĐ-TB&XH xác định làtrường trọng điểm đầu tư hàng năm Trong tương lai, Trường sẽ phát triểnthành trường cao đẳng nghề của Tỉnh Tuy nhiên, hiện nay Trường mới chỉđào tạo nghề trình độ trung cấp cho 800 đến 1.000 học sinh/năm với cácngành nghề khác nhau Công tác ĐTN của Trường còn có những hạn chế nhấtđịnh như: Chất lượng đào tạo (CLĐT) nghề cho học sinh chưa đáp ứng yêucầu của đơn vị sử dụng lao động, tay nghề còn hạn chế; Trình độ chuyên mônnghiệp vụ, kỹ năng của đội ngũ giáo viên (GV) còn yếu Cơ sở vật chất(CSVC), thiết bị dạy nghề thiếu đồng bộ, điều kiện vui chơi giải trí, thư việnchưa đảm bảo Ngành nghề đào tạo chưa đa dạng, mới chỉ dạy những gì mình

có, đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và yêucầu của quy hoạch phát triển công nghiệp ở địa phương

Trang 3

Nhận thấy vấn đề phát triển qui mô, đảm bảo chất lượng ĐTN cho họcsinh của Trường là yêu cầu cấp thiết, nhằm đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật

có chất lượng phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nền kinh tế Tỉnh nhà Vì thế đã

chọn đề tài: “Một số giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp nghề Trà Vinh” để nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp đảmbảo chất lượng đào tạo ở Trường TCN Trà Vinh

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Vấn đề quản lý chất lượng đào tạo ở trường TCN3.2 Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo ởTrường Trường TCN Trà Vinh

4 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất được các giải pháp có cơ sở khoa học và có tính khả thi thì

có thể đảm bảo được chất lượng đào tạo nghề của Trường TCN Trà Vinh

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài

5.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài

5.3 Đề xuất giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo ở Trường TCN Trà Vinh

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng

cơ sở lý luận của đề tài Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận có cácphơng pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:

- Phương pháp phân tích- tổng hợp tài liệu;

- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Trang 4

Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xâydựng cơ sở thực tiễn của đề tài Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu thựctiễn có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:

- Phương pháp điều tra;

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;

- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia;

- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm

6.3 Phương pháp thống kê toán học

Làm rõ thực trạng đảm bảo chất lượng đào tạo TCN Trà Vinh; đồng thời

đề xuất được các giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo ở Trường TCN TràVinh có cơ sở khoa học và có tính khả thi

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài lệu tham khảo, phụ lục nghiên cứu, luận văn

có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài

Chương 2: Cơ sở thực tiễn của đề tài

Chương 3: Một số giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo ở Trường Trungcấp nghề Trà Vinh

Trang 5

Ở Việt Nam, bắt đầu từ năm 1990, công tác đào tạo nghề (ĐTN) ở nước

ta đặc biệt được quan tâm Đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực đàotạo nghề và chất lượng ĐTN được công bố như: “Cải tiến mục tiêu và nộidung đào tạo nghề” (1990), “Phát triển giáo dục nghề nghiệp đáp ứng quátrình đào tạo nguồn nhân lực” (2001), “Giáo dục nghề nghiệp – những vấn đề

và giải pháp” (2005) của PGS.TS Nguyễn Viết Sự; “Tổ chức và quản lý quátrình đào tạo” (1996) và các tài liệu khác của tác giả Nguyễn Minh Đường;

“Đánh giá thực trạng tay nghề của công nhân Hà Nội” (1999) của TrườngĐào tạo Cán bộ Công đoàn Hà Nội về việc đề xuất các giải pháp nâng cao taynghề cho công nhân trong các ngành trọng điểm của Hà Nội; “Đánh giá mộtcách khách quan nhất công tác đào tạo nghề đã đạt được những thành côngnhất định” Lao động và Xã hội (192), (2002) của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH;

“Đánh giá chất lượng đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp” (2007) của Ths

Trang 6

Nguyễn Đăng Trụ; “Đổi mới hệ thống giáo dục kỹ thuật và dạy nghề ở ViệtNam giai đoạn 2001- 2010” của PGS.TS Đỗ Minh Cương; “Đánh giá chấtlượng đào tạo trong các trường TCCN, CĐ và Đại học” (2008) của TS.PhanThị Hồng Vinh – Ths.Ngô Thị San; Giáo dục kỹ thuật - nghề nghiệp và phát

triển nguồn nhân lực (2002) của TS.Trần Khánh Đức; “Một số bộ tiêu chuẩn

đánh giá chất lượng đào tạo nghề của nước ngoài” (2008) của PGS.TSNguyễn Việt Sự và CN Nguyễn Thị Hoàng Yến; “Quản lý và kiểm định chấtlượng đào tạo nhân lực theo ISO và TQM” (2004) của TS.Trần Khánh Đức,

Tất cả những công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến CL tay nghề, CLcông tác ĐTN trong các năm qua và đưa ra những đề xuất, giải pháp nângcao chất lượng ĐTN trong thời gian tới nhằm phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH.Tuy nhiên, vấn đề về công tác đảm bảo chất lượng ĐTN ở một cơ sở ĐTN cụthể, tại một trường TCN chưa được nghiên cứu một cách cụ thể và có hệ

thống Nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp nghề Trà Vinh” có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong

việc nâng cao chất lượng, nâng cao năng lực ĐTN của Trường Trung cấpnghề Trà Vinh Thông qua việc nghiên cứu này, đề tài sẽ góp phần nâng caochất lượng nguồn nhân lực, thực hiện thành công các mục tiêu phát triển chấtlượng đào tạo của nhà trường, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địaphương

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Chất lượng, chất lượng đào tạo và chất lượng đào tạo nghề

1.2.1.1 Chất lượng

Xung quanh khái niệm chất lượng (CL) có nhiều định nghĩa khác nhau:

+ Chất lượng là “cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật” hoặc là “cáitạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác với sự vật kia” [24]

Trang 7

+ Chất lượng là “tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật(sự việc)…làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác”[24]

+ Chất lượng là “tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạocho thực thể (đối tượng) đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặcnhu cầu tiềm ẩn” [23]

Chất lượng đáp ứng mục tiêu đề ra được thể hiện qua các mối quan hệ sau

Hình: 1.1 Mối quan hệ giữa chất lượng và mục tiêu

Yêu cầu của các

bên liên quan

Các điều kiện đảm bảo chất lượng

Các điều kiện kiểm soát chất lượng

Đạt được mục tiêu

Trang 8

nghĩa là “chất lượng là một hành trình, không phải là điểm dừng cuối cùng

mà là đi tới”

Như vậy, chất lượng là một khái niệm trừu tượng và khó nắm bắt Mặc

dù, có nhiều định nghĩa, cách hiểu khác nhau nhưng có thể khái quát lại: chấtlượng là sản phẩm làm ra phù hợp với mục tiêu, và khi sản phẩm đáp ứngđược đòi hỏi của những người hưởng lợi: học sinh, phụ huynh, người sửdụng, giáo viên, nhà trường, nhà nước và cộng đồng

1.2.1.2 Chất lượng đào tạo

Có một số định nghĩa về chất lượng đào tạo sau đây:

+ CLĐT là mức độ đáp ứng mục tiêu đào tạo đã đề ra đối với mộtchương trình đào tạo;

+ CLĐT là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở các đặc trưng

về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hànhnghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo(CTĐT) theo các ngành nghề cụ thể [12];

+ CLĐT là chất lượng thực hiện các mục tiêu đào tạo [19]

CLĐT được đảm bảo bởi hệ thống ĐBCL, hệ thống này sẽ chỉ ra chínhxác phải làm thế nào và theo những tiêu chuẩn nào Các tiêu chuẩn chất lượngđược sắp xếp theo những thể thức trong hệ thống đảm bảo CL

1.2.1.3 Chất lượng đào tạo nghề

Mặc dù khó có thể đưa ra định nghĩa về chất lượng ĐTN của một trườngdạy nghề mà mọi người đều thừa nhận Song theo chúng tôi, CLĐT nghề là

sự đáp ứng mục tiêu của trường dạy nghề đề ra Cơ sở của cách tiếp cận nàyxem chất lượng là một khái niệm mang tính tương đối, động, đa chiều và vớinhững người ở các cương vị khác nhau có thể có những ưu tiên khác nhau khixem xét nó

Trang 9

Sự phù hợp với mục tiêu có thể bao gồm việc đáp ứng đòi hỏi của nhữngngười quan tâm như các nhà quản lý, nhà giáo hay các nhà nghiên cứu giáodục Sự phù hợp với mục tiêu còn bao gồm cả sự đáp ứng hay vượt qua cácchuẩn mực đã đặt ra trong lĩnh vực DN Sự phù hợp với mục tiêu cũng đề cậpđến những yêu cầu về sự hoàn thiện của đầu ra, hiệu quả của đầu tư Mỗitrường DN cần xác định nội dung của sự phù hợp với mục tiêu trên cơ sở bốicảnh cụ thể của nhà trường tại thời điểm xác định mục tiêu đào tạo của mình.Sau đó chất lượng là vấn đề làm sao để đạt được các mục tiêu đó.

Chất lượng ĐTN của một trường DN phụ thuộc vào 3 yếu tố: Hoạchđịnh mục tiêu; Tổ chức quá trình đào tạo; Sử dụng lao động

Với 3 yếu tố thể hiện trong sơ đồ đánh giá miền chất lượng ĐTN (Hình1.2), miền chất lượng là vùng chập Miền chất lượng càng lớn chứng tỏ nhàtrường đã tổ chức tốt quá trình ĐTN phù hợp với mục tiêu thiết kế ban đầu vàđạt hiệu quả cao

Trang 10

Chất lượng ĐTN bao gồm chất lượng đầu vào, chất lượng của quá trìnhĐTN và chất lượng đầu ra Có thể đánh giá CLĐT ở 3 khâu, thể hiện Hình 1.3

Khâu thứ nhất: Đánh giá trình độ của HS khi được tuyển vào trường

Khâu thứ hai: Kiểm định điều kiện và quá trình ĐBCL đào tạo tại trường.Khâu thứ ba: Đánh giá trình độ, năng lực của HS khi tốt nghiệp

1.2.2 Đảm bảo chất lượng đào tạo

1.2.2.1 Đảm bảo chất lượng

ĐBCL là những quan điểm, chủ trương, chính sách, mục tiêu hành động,công cụ, quy trình và thủ tục, mà thông qua việc sử dụng chúng có thể đảmbảo rằng sứ mạng và mục tiêu đang được thực hiện, các chuẩn mực đangđược duy trì và nâng cao [26] ĐBCL là thuật ngữ chung, đề cập đến các biệnpháp và cách tiếp cận được sử dụng để nâng cao CLĐT [26]

Trong những năm gần đây, số lượng các quốc gia thực hiện ĐBCL nhưmột cách thức đánh giá CLĐT đã tăng đáng kế (khoảng 60 quốc gia) Hoạtđộng ĐBCL đã trở thành công cụ được sử dụng hết sức rộng rãi để đánh giá

và nâng cao CL giáo dục và đào tạo cũng như cung cấp cho chính phủ, nhữngnhà đầu tư trong ngành giáo dục đào tạo, người học và các nhà tuyển dụngnhững thông tin quan trọng về chất lượng (CL) của một cơ sở đào tạo cụ thể

và thông tin tương đối toàn diện về CL của cả hệ thống giáo dục đào tạo.ĐBCL là một hệ thống các nguyên tắc làm việc có mục đích sắp xếpcông việc trong một tổ chức nhằm đảm bảo rằng:

Quá trình đào tạo nghề

Hình: 1.3 Mối quan hệ giữa chất lượng và mục tiêu

1.3 Các giai đoạn đánh giá chất lượng đào tạo nghề

(Nguồn: Tổ chức và quản lý quá trình ĐTN - Nguyễn Minh Đường)

Trang 11

- Các mục đích và sứ mệnh của tổ chức đó là rõ ràng và được tất cả mọi

người trong cơ quan biết đến (tính minh bạch)

- Có các hệ thống quản lý làm việc và ở đó công việc được sắp xếp trôichảy, hết sức rõ ràng, và tất cả mọi người trong tổ chức đều phải được biết

(tính kế hoạch)

- Mọi người luôn hiểu rõ ai chịu trách nhiệm về cái gì (tính chịu trách nhiệm)

- Quan niệm thế nào là CL trong tổ chức đó phải được quy định trên giấy

tờ và được sự đồng lòng của tất cả mọi người (tính nhất trí và quy định rõ chuẩn mực)

- Có một hệ thống nhằm kiểm tra rằng tất cả công việc đều được làmtheo kế hoạch; khi có gì sai sót - và chắc chắn sẽ có sai sót – có những

phương pháp đã được đồng ý trước để sửa chữa các sai sót đó (các cơ chế đảm bảo quản lý chất lượng)

ĐBCL là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch và có hệ thống được tiếnhành trong hệ thống CL và được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo sự tintưởng thỏa đáng rằng thực thể (tổ chức) sẽ đáp ứng các yêu cầu về CL

Theo tiêu chuẩn Việt Nam 5814, bảo đảm chất lượng là toàn bộ hoạtđộng có kế hoạch và hệ thống được tiến hành trong hệ chất lượng và đượcchứng minh là đủ mức cần thiết để tạo sự tin tưởng thỏa đáng rằng thực thể sẽđảm bảo đầy đủ các yêu cầu CL

Nói cách khác, ĐBCL có nghĩa là tạo ra sản phẩm không lỗi, Philip B.Crosby gọi là “nguyên tắc không lỗi”, “làm đúng ngay từ đầu và làm đúng ởmọi thời điểm”

Bản chất của việc ĐBCL: là một phần của quản lý CL tập trung vào việccung cấp lòng tin rằng các yêu cầu CL sẽ được thực hiện

Trang 12

ĐBCL bao gồm kiểm tra CL và kiểm soát CL trên từng công đoạn vàxuyên suốt các quá trình, từ đầu vào đến đầu ra của sản phẩm, dịch vụ cungcấp cho khách hàng.

ĐBCL có đặc điểm rất quan trọng đó là: có người chịu trách nhiệmthông qua hệ thống phân công trách nhiệm quyền hạn rõ ràng, quy trình làmviệc rõ ràng Đồng thời ĐBCL quan tâm tới bằng chứng của việc thực hiện

1.2.2.2 Đảm bảo chất lượng đào tạo

ĐBCL đào tạo của cơ sở đào tạo được xem như là một hệ thống các biệnpháp, các hoạt động có kế hoạch được tiến hành trong và ngoài nhà trường.Toàn bộ các hoạt động có kế hoạch, có hệ thống được tiến hành trong hệthống chất lượng và được chứng minh là đạt mức cần thiết để thỏa mãn yêucầu của người học, người sử dụng sản phẩm của đào tạo Nói cách khác, đảmbảo CLĐT có nghĩa là tạo ra sản phẩm (người học) đạt các tiêu chuẩn đề ra.Đảm bảo chất lượng ĐTN đòi hỏi trách nhiệm của cán bộ quản lý, của độingũ nhà giáo và nhân viên phục vụ hơn là trách nhiệm của thanh tra và kiểmtra

Đảm bảo chất lượng ĐTN của trường TCN tập trung và chủ yếu nhất đó

là CL của sản phẩm đào tạo, nhằm để chỉ CL các công nhân kỹ thuật đượcđào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo mục tiêu và chương trìnhđào tạo xác định trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau, biểu hiện một cáchtổng hợp nhất mức độ chấp nhận của thị trường lao động, của xã hội đối vớikết quả đào tạo CLĐT nghề được xác định trên những chỉ tiêu quan trọngnhằm đánh giá chất lượng ĐTN của trường TCN

Để đảm bảo CLĐT nghề của trường trung cấp cần phải đảm bảo 2 phần

cơ bản sau: Phần cứng và phần mềm

+ Phần cứng bao gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ (ý thức tổ chức, tinhthần trách nhiệm )

Trang 13

+ Phần mềm bao gồm năng lực sáng tạo, khả năng thích ứng với môitrường, những biến động của sản xuất và thị trường sức lao động.

Đảm bảo CLĐT nghề trước hết phải là đảm bảo kết quả của quá trìnhđào tạo và được thể hiện trong hoạt động nghề nghiệp của người tốt nghiệp.Tuy nhiên quá trình thích ứng với thị trường lao động không chỉ phụ thuộcvào việc đảm bảo chất lượng đào tạo mà còn phụ thuộc vào các yếu tố kháccủa thị trường như quan hệ cung - cầu, giá cả sức lao động, chính sách sửdụng lao động…

Vì vậy, ý kiến doanh nghiệp sử dụng lao động về việc làm và sự phát

Vì vậy, ý kiến doanh nghiệp sử dụng lao động về việc làm và sự pháttriển nghề nghiệp của người tốt nghiệp là rất quan trọng trong việc đánh giá

CL sản phẩm ĐTN của trường dạy nghề

1.2.3 Giải pháp và giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo

* Năng lực thích ứng với thị trường lao động

* Năng lực phát triển nghề nghiệp

Nguồn: Quản lý và kiểm định CLĐT nhân lực theo ISO&TQM - Trần Khánh Đức

Mục tiêu đào tạo nghề Chất lượng đào tạo nghề

Kiến thức

Kỹ năng Thái độ

Quá trình đào tạo nghề

Người tốt nghiệp Hình: 1.4 Quan hệ giữa mục tiêu và CLĐT nghề

(theo chương trình đào tạo nghề)

Trang 14

Theo Từ điển tiếng Việt, giải pháp là: “phương pháp giải quyết một vấnđề” [4, tr.602] Nói đến giải pháp là nói đến những cách thức tác động nhằmthay đổi chuyển biến một quá trình, một trạng thái hoặc hệ thống…nhằm đạtđược mục đích Giải pháp thích hợp sẽ giúp cho vấn đề được giải quyết nhanhhơn, mang lại hiệu quả cao hơn.

1.2.3.2 Giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo

Giải pháp ĐBCL đào tạo nghề là những điều kiện, cách thức tác độnghướng vào việc tạo ra những biến đổi về chất của người học nghề trong thờigian đào tạo, có kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu côngviệc

Giải pháp ĐBCL đào tạo là một khái niệm rất đa dạng và trừu tượngchưa có một khái niệm chính xác Xin đưa ra quan điểm về giải pháp ĐBCLtrong đào tạo đó là việc lập ra các kế hoạch, tiêu chí nhằm thực hiện các chiếnlược trong thời gian do nhà trường định sẵn, mục đích, kinh phí,… của việcđào tạo đồng thời nêu ra được kết quả sẽ đạt được trong việc thực hiện các kếhoạch đó

1.3 Trường trung cấp nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân

1.3.1 Mục tiêu của trường trung cấp nghề

Mục tiêu dạy nghề (DN) của các cơ sở đào tạo nói chung được quyđịnh tại Điều 4 Luật Dạy nghề là “Mục tiêu dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹthuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứngvới trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tácphong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề saukhi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độcao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước”

Và tại Điều 17, Luật Dạy nghề có quy định mục tiêu dạy nghề trình độtrung cấp là “Dạy nghề trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học nghề

Trang 15

kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề; cókhả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; cóđạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, cósức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năngtìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn”.

Ở các trường TCN, mục tiêu đào tạo được xác định rõ ràng bằng văn bản(trong Điều lệ trường TCN, hoặc trong Quy chế tổ chức và họat động củatrường TCN được cấp có thẩm quyền phê duyệt), được hoàn thiện trên cơ sởcác ý kiến đóng góp, trí tuệ của tập thể cán bộ, giáo viên (GV) và được phổbiến rộng rãi trong toàn trường, được quảng bá rộng rãi trên các phương tiệnthông tin đại chúng để mọi tầng lớp nhân dân biết đến

Để phấn đấu trở thành trường TCN có uy tín, có thương hiệu, đượcngười học nghề và các doanh nghiệp hài lòng, tin tưởng sử dụng lao động đàotạo ra, thì nhà trường phải đạt được mục tiêu DN đã xác định Phải duy trì,thường xuyên củng cố nâng cao CL dạy nghề trên cơ sở tích cực đầu tư bảođảm tốt hơn các điều kiện phục vụ cho công tác DN

1.3.2 Nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo

1.3.2.1 Nội dung đào tạo

Nội dung dạy nghề trình độ trung cấp “…phải phù hợp với mục tiêu DNtrình độ trung cấp, tập trung vào năng lực thực hành các công việc của mộtnghề, nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo, bảo đảm tính hệ thống,

cơ bản, phù hợp với thực tiễn và sự phát triển của khoa học, công nghệ” [18,Điều 19]

1.3.2.2 Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo của các trường TCN được xây dựng, điều chỉnhtheo chương trình khung (CTK) thống nhất của Bộ LĐ – TB&XH ban hành,

bảo đảm được “Chương trình dạy nghề trình độ trung cấp thể hiện mục tiêu

Trang 16

dạy nghề trình độ trung cấp; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức dạy nghề; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với mỗi mô-đun, môn học, mỗi nghề; Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở Trung ương phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan

tổ chức xây dựng chương trình khung trung cấp nghề; Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở Trung ương quyết định thành lập hội đồng thẩm định chương trình khung trung cấp nghề; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động và số lượng thành viên của hội đồng; ban hành chương trình khung trung cấp nghề trên cơ sở kết quả thẩm định của hội đồng thẩm định chương trình khung trung cấp nghề” [18, Điều 20].

Căn cứ vào CTK do Bộ LĐ – TB&XH ban hành, hiệu trưởng các trườngTCN tổ chức biên soạn, điều chỉnh, lưa chọn các môn học/môđun (phầnmềm) để hoàn chỉnh nội dung CTĐT của từng nghề; Được hội đồng thẩmđịnh kết quả và hiệu trưởng phê duyệt chương trình DN của trường mình, đểđăng ký hoạt động dạy nghề với cấp có thẩm quyền (Sở LĐ-TB&XH) và đưavào áp dụng Hiệu trưởng các trường CĐN xây dựng CTĐT liên thông từTCN lên cao đẳng nghề (CĐN)

Chương trình DN trình độ trung cấp được thực hiện ba năm đối vớingười có bằng tốt nghiệp THCS; từ một đến hai năm đối với người có bằngtốt nghiệp THPT

Chương trình khung quy định về cơ cấu nội dung, số lượng và thời lượngcho các môđun/môn học; tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành, bảo đảmmục tiêu của từng trình độ cho mỗi nghề và yêu cầu liên thông theo quy định.Các CTĐT nghề phải từng bước được điều chỉnh nâng cao về CL phùhợp với sự phát triển khoa học - kỹ thuật, điều kiện công nghệ sản xuất ở cáckhu công nghiệp, khu chế xuất và các vùng kinh tế trọng điểm

Trang 17

1.3.2.3 Phương pháp đào tạo

Phương pháp đào tạo ở các trường TCN đó là cách thức thực hiện việctruyền thụ kiến thức, kinh nghiệm từ người giáo viên sang học sinh thông quaquá trình dạy – học Để làm được điều đó người giáo viên phải nắm vững mụctiêu đào tạo của nhà trường, mục tiêu của môn học, của bài giảng; người GVphải biết lựa chọn, kết hợp các phương pháp giảng dạy của mình sao cho phùhợp với từng bài giảng và đối tượng HS Phương pháp dạy nghề được quyđịnh tại mục 2, Điều 19 của Luật Dạy nghề 2006 như sau: “Phương pháp dạynghề trình độ trung cấp phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành nghề vớitrang bị kiến thức chuyên môn và phát huy tính tích cực, tự giác, khả nănglàm việc độc lập của người học nghề” [18, tr.6]

Trong giai đoạn hiện nay, DN theo yêu cầu của thị trường lao động đượcthể hiện thông qua chính nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, đó

là phân bố thời gian đào tạo phù hợp, tổ chức học tập của học viên sát vớithực tế hoạt động của doanh nghiệp, giảm thời gian học lý thuyết, tăng thờigian thực hành thực tập để nâng cao kỹ năng nghề cho học viên tốt nghiệp

1.4 Một số vấn đề lý luận về đảm bảo chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp nghề

1.4.1 Sự cần thiết phải đảm bảo chất lượng đào tạo ở các trường TCN

Toàn cầu hóa là sản phẩm tất yếu khách quan của sự phát triển xã hội.Trong bối cảnh hiện nay đối với đất nước ta, hội nhập quốc tế là cơ hội nhưngcũng không ít thách thức đặt ra Xét về yếu tố nguồn nhân lực thì vấn đề đặt

ra đó là số lượng và CL đội ngũ lao động Để phát huy các cơ hội của hộinhập quốc tế chúng ta cần phải có những nhà quản lý, các chuyên gia kinh tế,chuyên gia kỹ thuật và đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề

Vì vậy một trong những vấn đề cấp bách hiện nay nhằm đáp ứng sựnghiệp CNH-HĐH của đất nước ta là công tác đào tạo con người mà trong

Trang 18

những năm gần đây việc đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề là yêu cầu cấpthiết Nhưng để có được đội ngũ công nhân có năng lực chuyên môn nghềnghiệp, năng lực thích nghi được với môi trường xã hội luôn luôn biến đổi,phát triển thì công tác ĐBCL đào tạo ở các trường TCN là rất quan trọng vàcần thiết.

Bởi vì, ĐBCL là cấp độ quản lý CL tiến bộ hơn kiểm soát CL, được thựchiện trước và trong quá trình đào tạo ĐBCL nhằm phòng ngừa sự xuất hiệnnhững kết quả đào tạo không đạt chuẩn CLĐT được thiết kế theo các chuẩnmực và đưa vào quá trình đào tạo nhằm bảo đảm CL đầu ra đạt được mục tiêuđào tạo do từng ngành nghề quy định ĐBCL đào tạo là phương tiện tạo ranguồn nhân lực cho xã hội có tay nghề giỏi, có sức khỏe, đạo đức tốt thôngqua quá trình đào tạo Vì thế, CLĐT được giao phó cho mỗi người có tráchnhiệm tham gia trong quá trình đào tạo

Từ ý tưởng này mà người ta quan tâm đến việc tạo nên một nền văn hoáchất lượng khi áp dụng mô hình ĐBCL để những người trực tiếp thực hiệnquá trình đào tạo phải tự nhận thức được tầm quan trọng của CL, biết cáchlàm thế nào để đạt được CL cao hơn và tự mình mong muốn làm điều đó, hơnthế nữa còn lôi kéo, vận động người khác cùng làm tốt như mình hoặc làm tốthơn bản thân họ

Như vậy, ĐBCL đào tạo là một hoạt động vô cùng cần thiết nhằm giúpHiệu trưởng quản lý những hoạt động của nhà trường được thực hiện theo kếhoạch dựa trên sự phân công trách nhiệm của từng CBGV và được mọi ngườinhất trí qua từng năm học một cách cụ thể Với công cụ quản lý này, các saisót trong quá trình đào tạo được thực hiện dễ dàng, phát hiện và điều chỉnhkịp thời trước khi đưa ra khóa đào tạo mới Với ĐBCL đào tạo được kiểmsoát thông qua một hệ thống quản lý CL, thì những mục tiêu đào tạo đề rangay từ đầu của cơ sở đào tạo sẽ được thực hiện dễ dàng và có kết quả cao

Trang 19

1.4.2 Các cấp độ quản lý chất lượng

Quản lý chất lượng là việc thiết kế các tiêu chuẩn và duy trì các cơ chếquản lý để sản phẩm đạt được các tiêu chuẩn xác định trong tất cả các lĩnhvực sản xuất, kinh doanh dịch vụ Quản lý CL được hiểu qua các cấp độ theoHình: 1.5

1.4.2.1 Kiểm soát chất lượng

Kiểm soát CL bao gồm những kỹ thuật vận hành, những hành động tậptrung và cả quá trình theo dõi cũng như quá trình làm giảm thiểu, loại bỏnhững nguyên nhân gây lỗi, sự không thích hợp, hay không thỏa mãn CL tạimọi công đọan để đạt được mục tiêu hiệu quả kinh tế

Kiểm soát CL có bản chất khắc phục: Những kỹ thuật thanh tra, theo dõiđặc tính sản phẩm, quá trình theo dõi, v.v được sử dụng để đánh giá kết quả,thì thường áp dụng những kỹ thuật thống kê Khi phát hiện ra vấn đề chưa đạtyêu cầu, thì hành động khắc phục sẽ được thực hiện để loại bỏ các nguyênnhân gây ra những vấn đề đó

Đảm bảo chất lượngKiểm soát

chất lượng

Q.Lý chất lượng tổng thể

Phát hiện loại bỏ

Phòng ngừa

Cải thiện chất lượng

Giai đoạn (thời gian)

Trang 20

Kiểm soát CL là quan điểm cổ nhất về quản lý CL nhằm phát hiện vàloại bỏ các thành tố hoặc sản phẩm cuối cùng không đạt chuẩn qui định, hoặclàm lại nếu có thể

Kiểm soát CL được những chuyên gia CL như kiểm soát viên hoặc thanhtra viên CL tiến hành sau quá trình sản xuất hoặc dịch vụ Thanh tra và kiểmtra là hai phương pháp phù hợp nhất được sử dụng rộng rãi trong giáo dục đểxem xét việc thực hiện các chuẩn đề ra như: các chuẩn đầu vào, chuẩn quátrình đào tạo và chuẩn đầu ra

Kiểm soát CL là hình thức quản lý CL đã được sử dụng từ rất lâu, đượcthực hiện ở khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất/đào tạo nhằm phát hiện

và loại bỏ toàn bộ hay từng phần sản phẩm cuối cùng không đạt các chuẩnmực CL Đây là quá trình xảy ra sau khi sản phẩm đã được tạo ra, nên nếuphải loại bỏ sản phẩm sẽ dẫn đến lãng phí nguyên vật liệu, thời gian và côngsức Với người học, họ còn mất nhiều cơ hội khác trong khi phải theo đuổimột chương trình học tập nhưng cuối cùng không được tốt nghiệp

1.4.2.2 Đảm bảo chất lượng

Có nhiều cách hiểu khác nhau về ĐBCL, theo tiêu chuẩn Việt Nam5814: ĐBCL là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch, có hệ thống được tiếnhành trong hệ thống CL, và được chứng minh là đủ mức cần thiết để kháchhàng thoả mãn các yêu cầu CL

Khác với phương thức kiểm soát chất lượng, ĐBCL làm nhiệm vụ phòngngừa sự ra đời của những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn Quá trình này diễn

ra trước và trong suốt quá trình với mục đích ngăn chặn ngay từ đầu những lỗi

có thể mắc phải để khắc phục kịp thời, đảm bảo rằng các sản phẩm ở cuối quátrình không bị lỗi Việc quản lý CL tập trung vào việc đảm bảo đầy đủ cácđiều kiện, các yếu tố cho việc thực hiện quá trình và hệ thống các thủ tụcgiám sát việc thực hiện quá trình Trong Giáo dục – đào tạo, để làm được điều

Trang 21

này, các nhà trường cần xây dựng công tác quản lý CL thành một hệ thốnghoàn chỉnh, có cơ chế vận hành nghiêm túc - Đó chính là hệ thống ĐBCL đàotạo.

Hiện nay trên thế giới, việc quản lý CLĐT thường áp dụng theo phươngthức trên với các mô hình khác nhau, tùy theo đặc điểm của từng cơ sở đàotạo Việc quản lý CL trong các cơ sở đào tạo, tập trung vào việc xây dựng một

hệ thống ĐBCL có hiệu quả cao

Việc đánh giá CL của một cơ sở đào tạo hoặc một CTĐT thường dùngbiện pháp kiểm định và công nhận nhằm đánh giá và xác nhận rằng cơ sở đàotạo hoặc CTĐT đó đã có một hệ thống ĐBCL đủ tin cậy và hoạt động có hiệuquả hay không?

Để ĐBCL đào tạo ở trường TCN cần xây dựng cơ chế sau:

- Xây dựng hệ thống ĐBCL trong nhà trường

- Tuyển chọn các giáo viên (GV) có đủ năng lực chuyên môn và đạo đứcthông qua các kỳ thi sát hạch

- Giúp đỡ và tiến hành các kỳ thi chuyên môn đối với các GV mới bắtđầu và GV giảng dạy không đạt chuẩn sau ít nhất là hai học kỳ liên tiếp

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá một cách công bằng và dân chủ trên cáclĩnh vực của nhà trường

1.4.2.3 Quản lý chất lượng tổng thể (Total quality management - TQM)

Quản lý CL tổng thể (TQM) là mô hình được nhiều nhà nghiên cứu vàquản lý giáo dục trên thế giới áp dụng, tuy nhiên tùy theo từng nước mà có

nội dung và cách hiểu khác nhau ở cách đặt trọng số vào 9 yếu tố: lãnh đạo, quản lý con người, chính sách và chiến lược, nguồn lực, quá trình, sự hài lòng của nhân viên, sự hài lòng của phụ huynh, tác động tới xã hội và thành tích được công nhận.

Trang 22

- Theo Sallis, 1993 đã đưa ra khái niệm về quản lý CL tổng thể là mởrộng và phát triển của đảm bảo chất lượng.

- Theo Peter và Waterman In Search of Excellence, 1982, quản lý chấtlượng tổng thể gắn liền với phát triển văn hoá chất lượng của tổ chức, ở đómỗi thành viên mang lại niềm vui cho khách hàng, tổ chức được thiết kế theocấu trúc hướng tới khách hàng, coi khách hàng là thượng đế

Quản lý chất lượng tổng thể là cấp độ quản lý CL cao nhất hiện nay.Quản lý CL tổng thể có mối quan hệ chặt chẽ với ĐBCL, tiếp tục và pháttriển hệ thống ĐBCL Quản lý CL là việc tạo ra nền văn hoá CL, nơi mà mụcđích của mọi người trong tổ chức kinh doanh hay nhà trường là làm hài lòngkhách hàng hay làm hài lòng người học (trên phương diện học thuật) Nhữngnơi như thế không cho phép họ cung cấp các sản phẩm có CL thấp Quản lý

CL tổng thể là quá trình nghiên cứu những kỳ vọng và mong muốn của kháchhàng, thiết kế sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.Tóm lại, quản lý CL tổng thể là quá trình nghiên cứu những kỳ vọng vàmong muốn của khách hàng, thiết kế sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng tối đanhu cầu của khách hàng, dựa vào sự tham gia của tất cả các thành viên trong

tổ chức đem lại lợi ích cho bản thân mỗi thành viên, cho tổ chức và cho xãhội

1.4.3 Các tiêu chí của chất lượng đào tạo ở trường TCN

Hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định CL trường TCN được ban hànhtheo Quyết định số: 01/2008/QĐ- BLĐTBXH ngày 17/01/2008 của Bộtrưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Các vấn đề chủ yếu của hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định CLtrường TCN:

Trang 23

- Tiêu chí kiểm định là các nội dung, yêu cầu mà trường TCN phải đápứng để hoàn thành mục tiêu đào tạo đề ra Mỗi tiêu chí của CLĐT có các tiêuchuẩn kiểm định cụ thể

- Tiêu chuẩn kiểm định CL được định nghĩa: Tiêu chuẩn kiểm định làmức độ yêu cầu và điều kiện cần thực hiện ở một thành phần cụ thể của tiêuchí kiểm định được dùng làm chuẩn để đánh giá các điều kiện ĐBCL Mỗitiêu chuẩn kiểm định có 3 chỉ số

- Chỉ số (chỉ báo) là mức độ yêu cầu và điều kiện về một khía cạnh cụthể của tiêu chuẩn kiểm định

- Điểm chuẩn là tổng điểm tối đa quy định cho mỗi tiêu chí kiểm định

- Điểm đánh giá là điểm của mỗi tiêu chuẩn kiểm định cụ thể, tùy thuộcvào mức độ đạt được của tiêu chuẩn kiểm định đó Điểm đánh giá được tínhtheo thang điểm 2

Hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định CL trường TCN được sử dụng

để các trường TCN tự kiểm định, đánh giá và hòan thiện các điều kiện ĐBCL,nhằm không ngừng nâng cao CL dạy nghề của nhà trường; cơ quan quản lýnhà nước về dạy nghề thực hiện việc kiểm định, công nhận hoặc không côngnhận các trường TCN đạt tiêu chuẩn CL theo quy định, nhằm công bố với xãhội về thực trạng CL của nhà trường; người học và xã hội biết được thựctrạng CL của nhà trường và giám sát

Tổng số có 9 tiêu chí được cụ thể bằng 50 tiêu chuẩn, mỗi tiêu chuẩnkiểm định có 3 chỉ số và được lượng hoá bằng 150 chỉ số (chỉ báo) Các tiêuchí kiểm định và điểm chuẩn cho từng tiêu chí kiểm định của trường TCN, cụthể như

Bảng: 1.1 Các tiêu chí và điểm chuẩn kiểm định

Trang 24

7 Cơ sở vật chất, thiết bị và đồ dùng dạy học 7 14 điểm

Tổng số điểm đánh giá tối đa cho tất cả các tiêu chí là 100 điểm;

Mỗi tiêu chuẩn kiểm định có điểm tối đa là 2 điểm Tùy thuộc và mức

độ đạt được yêu cầu mà tiêu chuẩn kiểm định đó có điểm từ 0 đến 2 điểm

Kết quả đánh giá cuối cùng chất lượng ĐTN của trường TCN được xếptheo 3 cấp độ sau:

+ Cấp độ 1: Trường TCN có tổng số điểm của các tiêu chí kiểm địnhđạt dưới 50 hoặc đạt từ 50 điểm trở lên nhưng có một trong các tiêu chí đạtdưới 50% số điểm tối đa của tiêu chí đó

+ Cấp độ 2: Trường TCN có tổng số điểm của các tiêu chí kiểm địnhđạt từ 50 điểm đến dưới 80 điểm và các điểm đánh giá của từng tiêu chí phảiđạt từ 50% trở lên số điểm tối đa hoặc đạt 80 điểm trở lên và các điểm đánhgiá của từng tiêu chí kiểm định đạt từ 50% trở lên số điểm tối đa nhưng cómột trong các tiêu chí 4, 5 và 7 đạt dưới 80% số điểm tối đa

+ Cấp độ 3: Trường TCN có tổng số điểm của các tiêu chí kiểm địnhphải đạt từ 80% trở lên và các điểm đánh giá của từng tiêu chí kiểm định phảiđạt từ 50% trở lên số điểm tối đa, trong đó các tiêu chí 4, 5 và 7 phải đạt từ80% trở lên số điểm tối đa của từng tiêu chí kiểm định

1.4.4 Các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo ở trường TCN

Trang 25

1.4.4.1 Nhóm các yếu tố bên ngoài

+ Các yếu tố về cơ chế, chính sách của Nhà nước: Đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước về các vấn đề liên quan đến đào tạonghề

+ Môi trường: Trong thời đại hiện nay, cùng với việc phát triển của khoahọc và công nghệ, quá trình tòan cầu hóa và hội nhập quốc tế đòi hỏi CLĐTnghề ở các trường TCN phải được đảm bảo nhằm nâng cao năng lực chongười học đồng thời giúp cho người học nhanh chóng tiếp cận trình độ nghềnghiệp tiên tiến

+ Kinh tế: Hiện nay sự phát triển kinh tế của từng vùng, từng miền đốivới các lĩnh vực đào tạo nghề được chú trọng và ngày càng được Đảng vàNhà nước đặc biệt quan tâm nhằm tạo kiện tốt nhất cho người học nghề + Văn hóa: Tâm lý, quan niệm chung của người dân về học nghề đượctừng trường tư vấn một cách nhanh chóng và kịp thời để giúp cho người học

có sự lựa chọn đúng đắn

Các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến qui mô, số lượng, cơ cấu ngànhnghề, trình độ đào tạo và ảnh hưởng đến CL dạy và học ở các trường TCNhiện nay

1.4.4.2 Nhóm các yếu tố bên trong

Đây là nhóm các yếu tố bên trong các trường TCN, nhóm yếu tố này cóảnh hưởng trực tiếp đến việc đảm bảo chất lượng ĐTN

* Nhóm các yếu tố về điều kiện đảm bảo (có 6 yếu tố các trường cần

quan tâm)

+ Đội ngũ, chất lượng GV và cán bộ quản lý ở trường TCN;

+ Chất lượng tuyển sinh đầu vào, HS tham gia các CTĐT nghề;

+ Việc trang bị CSVC, trang thiết bị cho nhà trường;

Trang 26

+ Gắn việc đào tạo với sử dụng lao động và khuyến khích HS theo họcgiáo dục nghề nghiệp.

+ Nguồn tài chính

+ Các nhân tố trên được gắn kết bởi nhân tố quản lý

* Nhóm các yếu tố về quá trình đào tạo (có 5 yếu tố cần quan tâm)

+ Nội dung, CTĐT có phù hợp với mục tiêu đào tạo đã được thiết kế, cóphù hợp với nhu cầu thị trường và yêu cầu của người học?

+ Hình thức tổ chức đào tạo có linh hoạt, thuận lợi, tiết kiệm chi phí chongười học không? Có đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học hay không?+ Phương pháp đào tạo có được đổi mới, có phát huy cao nhất khả nănghọc tập của từng HS, có phát huy được tính tích cực, chủ động của người họchay không?

+ Môi trường văn hóa trong nhà trường có tốt không? Người học có dễdàng nhận được các thông tin về kết quả học tập, lịch học, kế hoạch học vàcác hoạt động của nhà trường không?

+ Môi trường học tập trong nhà trường có an toàn, có bị các tệ nạn xã hộixâm nhập không? Các dịch vụ phục vụ học tập, sinh hoạt có thuận lợi và đápứng đủ cho HS hay không?

Các yếu tố trên đây có quan hệ mật thiết với nhau và giữ vai trò quantrọng trong việc đảm bảo CLĐT ở trường TCN

Trang 27

Chương 2

CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội, dân số - lao động và dạy nghề ở tỉnh Trà Vinh

2.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội ở tỉnh Trà Vinh

Trà Vinh là tỉnh vùng sâu, vùng xa của khu vực Đồng Bằng Sông CửuLong (ĐBSCL) Về địa lý, Trà Vinh nằm giữa hai con sông Tiền Giang vàHậu Giang, phía Đông giáp biển đông (65 km), phía Tây giáp Vĩnh Long.Theo điều tra tháng 12 năm 1999, Trà Vinh có diện tích đất tự nhiên là 222,5nghìn ha, trong đó đất nông nghiệp 182 nghìn ha chiếm 81,8%, đất lâmnghiệp 5,6 nghìn ha chiếm 2,5%, đất, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 22,6nghìn ha chiếm 10,1% Nông nghiệp dựa chủ yếu vào cây lúa Toàn tỉnh chialàm 3 vùng sinh thái: vùng ngọt hoàn toàn gồm huyện Cầu kè, một phầnhuyện Tiểu Cần và Càng Long; vùng nước lợ gồm huyện Cầu Ngang, mộtphần Trà Cú và Châu Thành, phần còn lại gồm toàn bộ huyện Duyên Hải, các

xã ven biển thuộc huyện Cầu Ngang và xã Long Hoà, huyện Châu Thành làvùng mặn hoặc ngọt theo mùa

Giá trị tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng bình quân tuy không đạt chỉtiêu đề ra nhưng duy trì được tốc độ tăng trưởng 11,64% trong đó nôngnghiệp tăng 3,15%, lâm nghiệp 10,95%; thuỷ sản tăng 6,94%, công ngiệptăng 15,83%, xây dựng tăng 29,5%, dịch vụ tăng 20,87% Cơ cấu kinh tế tiếptục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng giá trị nông lâm ngư nghiệp từ59,82% năm 2005 giảm còn 43,85% năm 2010; công nghiệp xây dựng từ16,68% tăng lên 23,59%; dịch vụ từ 23,5% tăng lên 32,56% Tổng huy độngvốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 25.550 tỷ đồng, trong đó vốn Ngân sách địaphương quản lý chiếm 25,12%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 6,72%; vốn

Trang 28

doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dân cư 42,96%; vốn trung ương đầu tưtrên địa bàn là 20,94%.

Năm 2010 dân số toàn tỉnh 1.041.420 người (ở thành thị 150.512 người,nông thôn 890.909 người), có 700.088 người trong độ tuổi lao động (chiếm67,22% dân số) trong đó có 578.496 người tham gia hoạt động kinh tế (chiếm82,63% tổng nguồn lao động) Số người trong độ tuổi lao động thiếu việc làm46.053 người (chiếm 7,96% số người trong độ tuổi lao động hoạt động kinhtế), số người không có việc làm 20.748 người (chiếm 3,58% số người trong

độ tuổi lao động hoạt động kinh tế) Dự báo đến năm 2015 dân số tỉnh ta sẽđạt 1 triệu 092 ngàn người, dân số đô thị tăng lên 15,09 %; khu vực nông thôntăng khoảng 49,6 ngàn người Dân số trong tuổi lao động năm 2015 đạt 802ngàn người (chiếm 74 % dân số); Dự kiến số người đến tuổi lao động tăngthêm 152.500 người (bình quân khoảng 30,5 ngàn người/năm tương đương2,8%/năm)

Trong những năm qua tỉnh đã có nhiều cố gắng trong công tác tư vấn,giới thiệu việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động Song chấtlượng lao động của địa phương nhìn chung còn thấp, chưa đáp ứng được nhucầu thị trường lao động của địa phương và các tỉnh trong khu vực ĐBSCL, tỷ

lệ lao động qua đào tạo nghề mới đạt 24% Mặc dù đã có nhiều cố gắng trongviệc giải quyết việc làm nhưng tỷ lệ lao động thất nghiệp khu vực thành thị

và thiếu việc làm ở khu vực nông thôn vẫn còn cao Điều này cho thấy, bêncạnh việc đầu tư phát triển các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịchvụ… tỉnh cần phải quan tâm đầu tư cho công tác đào tạo nghề và giải quyếtviệc làm

Đến nay, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật của tỉnh ngày càng tăng lên,

có 21.660 cán bộ trình độ từ trung cấp trở lên (1 tiến sỹ, 76 thạc sỹ, 6.793 Đạihọc và cao đẳng, 14.790 trung cấp) tăng hơn 1,5 lần so với năm 2001; có 16

Trang 29

cơ sở (350 người) hoạt động khoa học công nghệ Trong 5 năm qua, trên cáclĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội - nhân văn và khoa học kỹ thuật đã đầu

tư nghiên cứu 52 đề tài và 13 dự án ; đến nay có 39/52 đề tài và 12/13 dự ánđược nghiệm thu và đưa vào ứng dụng, góp phần tích cực vào việc hoàn thànhcác chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh đề ra

Thực hiện chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đạt được một số kếtquả quan trọng; cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được tăng cường đầu

tư xây dựng; với 4.969 phòng học (trong đó 88% phòng học kiên cố và bánkiên cố), tăng 705 phòng học Thực hiện tốt việc huy động trẻ em trong độtuổi vào lớp 1 đạt gần 99% Toàn tỉnh có 10 trường được công nhận đạt chuẩnquốc gia, 12.954 học sinh (425 lớp) được học 2 buổi/ngày Chất lượng giáodục toàn diện tiếp tục được duy trì, giữ vững Giữ vững chuẩn quốc gia vềphổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ; công nhận 44 xã, phường, thị trấnđạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở

2.1.2 Tình hình dạy nghề ở tỉnh Trà Vinh

Đến nay, trên địa bàn tỉnh hệ thống dạy nghề công lập đã có 12 cơ sởdạy nghề, gồm: 1 trường trung cấp nghề, 6 trung tâm dạy nghề (5 trung tâmdạy các huyện Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải, Cầu Kè, Càng Long và trungtâm dạy nghề Hội LH Phụ nữ) và 5 cơ sở giáo dục khác có dạy nghề làTrường đại học Trà Vinh, Trường cao đẳng y tế, Trung tâm đào tạo Kỹ thuậtnghiệp vụ Giao thông vận tải, Trung tâm giới thiệu việc làm, Trung tâm chămsóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Ngoài ra loại hình đào tạo nghề ngoài công lập bước đầu phát triển theohình thức lớp dạy nghề được tổ chức tại các Công ty TNHH Duy Tường,Công ty TNHH Bá Tường, Chi nhánh Công ty TNHH Thành Phúc, công tymay Huê Phong Đồng thời hình thức DN của các CSDN gắn với các doanhnghiệp, đào tạo theo địa chỉ trên địa bàn tỉnh ngày càng được đẩy mạnh và có

Trang 30

hiệu quả cao Đầu tư CSVC và trang thiết bị cho công tác DN ở Tỉnh TràVinh như sau:

* Về phòng học, lớp học, xưởng thực hành

Đến tháng 9/2010 tổng diện tích phòng học lý thuyết và xưởng thựchành của các CSDN của tỉnh là 23.813,10 m2 bao gồm 122 phòng học lýthuyết với diện tích 9.029,80 m2; 74 xưởng thực hành với diện tích 13.287 m2;diện tích văn phòng làm việc 1.496,30 m2; cụ thể:

Bảng: 2.1 Đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở dạy nghề 2006-2010

diện tích

LT + TH + VP (m2)

Chia ra Số

phòng lý thuyết

Tổng dt

lý thuyết

m 2

Số xưởng thực hành

Tổng

dt thực hành (m 2 )

Khu văn phòng (m 2 )

1 Trường Đại học Trà Vinh 5.101 55 3.196 32 1.905

Trang 31

(Nguồn số liệu – Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Trà Vinh)

Ngân sách địa phương phân bổ là 57.157 triệu đồng để đầu tư xây dựngCSVC như nhà xưởng, phòng học, ký túc xá …cho trường TCN và các trungtâm DN huyện nhằm hoàn chỉnh các hạng mục theo đề án được duyệt

* Về trang thiết bị dạy nghề:

Hàng năm các CSDN đều được tiếp nhận vốn do Bộ LĐ – TB&XH TB&XH) cấp từ dự án “Tăng cường năng lực dạy nghề” thuộc CTMT quốcgia giáo dục đào tạo hỗ trợ cho tỉnh đầu tư trang thiết bị DN theo CTĐT củamỗi cơ sở, từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn khác để đầu tư sửachữa nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị DN Do đó các cơ sở dạy nghề củatỉnh đã từng bước được nâng cấp về CSVC, trang thiết bị DN ngày càng đầy

(LĐ-đủ hơn, CL giảng dạy ngày càng được nâng cao Một số nghề đào tạo cơ bản

đã có đầy đủ thiết bị như: công nghệ ô tô, thiết bị tin học, điện tử côngnghiệp, điện công nghiệp, điện lạnh, điện tử dân dụng, may mặc… Đầu tưtrang thiết bị cho các CSDN giai đoạn 2006-2010 :

- Ngân sách Trung ương phân bổ năm 2006 – 2009 từ Chương trình mụctiêu quốc gia thuộc dự án “Tăng cường năng lực dạy nghề” là 25.966 triệuđồng đầu tư mua sắm trang thiết bị DN và hỗ trợ một phần xây dựng cơ bảncho trường TCN và các trung tâm DN huyện

- Năm 2010 thực hiện Quyết định số 2243/QĐ-UBND ngày 10/12/2009của Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc giao chỉ tiêu kế họach kinh tế - xã

Trang 32

hội và dự toán ngân sách; kinh phí Dự án “Tăng cường năng lực dạy nghề” là

10.570 triệu đồng, trong đó: Trường TCN 3.000 triệu đồng và 6 trung tâm dạynghề huyện 6.000 triệu đồng (trong đó đầu tư CSVC 2.000 triệu đồng, muasắm thiết bị 4.000 triệu đồng) Hoạt động giám sát đánh giá 70 triệu đồng

Từ nguồn lực trên tập trung đầu tư CSVC như phòng học, nhà xưởng,các trang thiết bị nghề hoàn chỉnh theo đề án đã duyệt góp phần đẩy mạnhĐTN đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động hiện nay

* Ngành nghề, nội dung chương trình đào tạo tại tỉnh Trà Vinh

- Ngành nghề đào tạo:

+ Đào tạo nghề dài hạn gồm có 10 nghề: Công nghệ ô tô, cắt gọt kimloại, điện công nghiệp, điện tử dân dụng, điện tử công nghiệp, kỹ thuật máylạnh và điều hoà không khí, chế biến và bảo quản thuỷ sản, chăn nuôi gia súcgia cầm, kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính, kế toán doanh nghiệp

+ Đào tạo nghề ngắn hạn: Ngành nghề đào tạo: (1) Nuôi thuỷ sản, (2)Chăn nuôi thú y, (3) Trồng trọt (4) May công nghiệp, (5) Phục vụ phòng, (6)Đan đát, (7) Chế biến thủy sản, (8) Trang trí nội thất, (9) Sửa chữa xe gắnmáy, (10) Kỹ thuật xây dựng, (11) Kỹ nghệ sắt, (12) Sửa chữa máy nổ nôngnghiệp, (13) Điện dân dụng, (14) May dân dụng, (15) Sửa chữa máy tính, (16)Mộc dân dụng, (17) Kỹ thuật cắt, uốn tóc, (18) Quản lý bếp và chế biến mónăn…

- Nội dung, chương trình dạy nghề: Thực hiện theo quy định của BộLĐ-TB&XH và hướng dẫn của Tổng cục Dạy nghề (TCDN) Tuy nhiên một

số trung tâm DN vẫn còn nhiều khó khăn như: chưa đủ nhà xưởng để lắp đặtthiết bị ; chương trình, giáo trình chưa kịp đổi mới nên chưa tiếp cận thườngxuyên được với phương pháp dạy mới và kỹ thuật công nghệ tiên tiến

* Đội ngũ giáo viên dạy nghề

Trang 33

Hiện nay toàn tỉnh có 119 GV cơ hữu, trong đó GV trường TCN về cơbản đảm bảo tỷ lệ 1 GV/18 học sinh; GV các trung tâm DN chỉ đảm bảo 1

GV lý thuyết và thực hành/lớp

Thực trạng hiện nay, số lượng GV cơ hữu chỉ đạt khoảng dưới 70% đốivới trường TCN và các trung tâm DN khoảng 30%, trong khi đó số GV thỉnhgiảng theo hợp đồng thời vụ chiếm từ 35% đến 40%; các trung tâm thỉnhgiảng hợp đồng thời vụ trên 70% Có khoảng 65% đến 70% GV dạy nghề đạtchuẩn trình độ chuyên môn theo quy định

* Quy mô tuyển sinh dạy nghề

Quy mô tuyển sinh giai đoạn 2006 - 2009 ở các CSDN là 21.613 laođộng, đạt 70,83% so với kế hoạch đề ra, bao gồm đào tạo dài hạn 2.493 laođộng đạt 23,74% kế hoạch và ngắn hạn 19.077 lao động đạt 95,33% kế hoạch.Riêng năm 2010 ước thực hiện là 8.500 học sinh; trong đó: cao đẳng nghề là

120 sinh viên (đào tạo liên kết); trung cấp nghề là 1.900 học sinh, sơ cấp nghề

và DN thường xuyên là 6.480 lao động (trong đó DN cho lao động nông thôn

975 người, DN cho lao động nghèo 2.690 người)

* Kết quả đào tạo

Số lượng lao động qua đào tạo tại các cơ sở dạy nghề là 29.996 lao động,đạt 88,48% so với kế hoạch đề ra đến năm 2010, bao gồm đào tạo dài hạn(nay là trung cấp nghề) là 1.932 lao động đạt 18,4% kế hoạch và ngắn hạn là25.064 lao động đạt 125,26% kế hoạch; Đến cuối năm 2010 tỷ lệ lao độngqua đào tạo đạt là 28% , trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 24 %

* Đánh giá công tác dạy nghề trong thời gian qua

- Ưu điểm

+ Được sự quan tâm và tập trung chỉ đạo của các cấp, các ngành, côngtác ĐTN trong tỉnh bước đầu đã có chuyển biến tích cực và đạt được kết quảnhất định Các CSDN đã được đầu tư xây dựng, cải tạo, mua sắm trang thiết

Trang 34

bị từng bước đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập của người lao động,nhưng do địa phương còn gặp khó khăn về ngân sách nên việc đầu tư còn hạnchế - nhất là nhà xưởng và phòng học ở các trung tâm DN huyện.

+ Thực hiện sự đa dạng hoá về hình thức đào tạo, gắn đào tạo với sửdụng và giải quyết việc làm, đáp ứng một phần yêu cầu về nguồn lao độngcho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh,tạo sự gắn kết giữa các chương trình giải quyết việc làm, giảm nghèo, xuấtkhẩu lao động và các mục tiêu xã hội khác

+ Mạng lưới CSDN phát triển theo quy hoạch, tập trung phát triển đầu

tư xây dựng mới các trung tâm DN huyện đã có những bước chuyển biến rõrệt Quy mô dạy nghề tăng nhanh, góp phần tăng tỷ lệ qua đào tạo nghề đếncuối năm 2010 là 24%; thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, cơcấu kinh tế

- Hạn chế

+ Việc triển khai tuyên truyền chủ trương chính sách ưu đãi, khuyếnkhích học nghề đặc biệt là DN cho lao động nông thôn chưa được thông tinđầy đủ, rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng Nhận thức về vị trí,vai trò của người thợ, người học nghề trong dân cư tuy đã có chuyển biếnnhưng còn rất hạn chế, chưa phổ biến rộng khắp trong cộng đồng Mặt khácngười dân chưa nắm bắt đầy đủ các thông tin về các chính sách ưu đãi đối vớihọc nghề

+ Quy mô ĐTN dài hạn (nay là trung cấp nghề) vẫn còn thấp do một sốkhó khăn như sau: nhận thức của người dân và lao động về học nghề chưacao Công tác tuyên truyền còn hạn chế, chưa làm chuyển biến nhận thức củangười lao động về tính thiết thực của việc học nghề, đa số HS vẫn muốn chọn

con đường học để làm “thầy”, ít chọn con đường học để làm “thợ” Việc

phân luồng đào tạo đối với học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, đặc biệt

Trang 35

là đối với HS sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở sang học nghề chưa đượcquan tâm đúng mức.

+ Về đầu tư CSVC cho các trung tâm DN huyện còn nhiều hạn chế, docác huyện còn gặp khó khăn về ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản nên hầu hếtcác trung tâm chưa có nhà xưởng và lớp học hoàn chỉnh Trang thiết bị phục

vụ cho việc dạy và học có quan tâm đầu tư nhưng việc sử dụng chưa đem lạihiệu quả cao

+ Chất lượng DN chưa đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của

sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế ; chưa đa dạng hoá ngànhnghề đào tạo, chưa đáp ứng kịp với đà phát triển của nền kinh tế

+ Công tác đào tạo, DN chưa thật sự xuất phát từ nhu cầu sản xuất của

xã hội, chưa gắn kết với giải quyết việc làm

2.2 Thực trạng đảm bảo chất lượng đào tạo ở Trường TCN Trà Vinh 2.2.1 Khái quát về Trường TCN Trà Vinh

Tiền thân của Trường TCN Trà Vinh hiện nay là Trường Dạy nghề TràVinh được thành lập theo Quyết định số 103/QĐ-UBND ngày 11 tháng 11năm 2003 của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Trà Vinh Năm 2007 theo quy hoạchmạng lưới cơ sở đào tạo nghề của Bộ Lao động –TBXH và nhu cầu đào tạonguồn nhân lực của tỉnh Trà Vinh, Trường dạy nghề được nâng cấp thànhTrường TCN Trà Vinh theo Quyết định số:1243/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8

Trang 36

năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh Trường là cơ sở đào tạo nghềchính của Tỉnh, cung cấp nguồn lao động có tay nghề phục vụ cho nhu cầuphát triển kinh tế công, nông nghiệp của tỉnh.

Qua hơn năm năm hoạt động, đến nay Trường TCN Trà Vinh đã có bướcphát triển tương đối nhanh và vững chắc, trở thành một địa chỉ cho người laođộng trong tỉnh học nghề Trường được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm lãnhđạo, tập trung nguồn kinh phí hàng chục tỷ đồng để đầu tư phát triển cơ sở vậtchất, trang cấp thiết bị dạy nghề, dụng cụ và phương tiện giảng dạy – học tập.Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên đang phát triển tăng lên cả về

số lượng, trình độ quản lý và CL giảng dạy chuyên môn nghề Những nămqua Trường đã tổ chức tuyển sinh, ĐTN cho hơn 8 ngàn lao động trong tỉnhhọc nghề góp một phần phần nâng cao trình độ nguồn nhân lực của tỉnh, đápứng cho sự nghiệp CNH, HĐH nền kinh tế Người lao động học nghề hầu hết

đã được giải quyết việc làm và có đời sống ổn định, kinh tế phát triển Nhàtrường đã phát triển CTĐT cho trên 20 nghề ở trình độ TCN, sơ cấp nghề vàdạy nghề thường xuyên đáp ứng nhu cầu học nghề của xã hội Bên cạnhnhững kết quả đã đạt được, nhà trường cũng còn gặp nhiều khó khăn, hạn chếtrong quá trình phát triển Đó là những thách thức, yêu cầu đòi hỏi của nềnkinh tế thị trường trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng; Đảng, chính quyền,gia đình, HS và nhất là người sử dụng lao động mong muốn nhà trường phảiphát triển nhanh không những về quy mô mà cả về chất lượng ĐTN trong giaiđoạn tới

Cơ cấu tổ chức, nhân sự : Tổng số CBVC của nhà trường là 72 người –

20 cán bộ, nhân viên nghiệp vụ; 45 GV giảng dạy chuyên môn nghề và 7

nhân viên bảo vệ, lái xe, tạp vụ hợp đồng theo NĐ số 68/CP (Thống kê số liệu đến 31/12/2010- Nguồn Phòng HC-TC), trong đó :

- Ban giám hiệu 2 người - Hiệu trưởng và 1 Phó hiệu trưởng

Trang 37

- Các phòng chức năng 18 người, gồm có 4 phòng nghiệp vụ: Phòng

Hành chính - Tổ chức 5 người; Phòng Kế toán - Tài vụ 3 người; Phòng Côngtác học sinh 4 người và Phòng Đào tạo 6 người

- Các khoa chuyên môn 45 người, trong đó:

+ Khoa Giáo dục cơ bản – Tin học – Kế toán 11 người: Gồm các GV

giảng dạy các môn học chung bắt buộc: Chính trị, pháp luật, giáo dục thểchất, giáo dục quốc phòng, tin học căn bản và ngọai ngữ; Các môn văn hoá bổtúc THPT : Toán, ngữ văn, lý, hóa; Giảng dạy chuyên môn nghề về công nghệtin học: Kỹ thuật lắp ráp và sửa chữa máy tính, Quản trị mạng máy tính; và

Kế toán doanh nghiệp

+ Khoa Điện - Điện lạnh - Điện tử 16 người: Gồm các GV giảng dạy các

môn học/môdun về các ngành nghề Điện tử dân dụng; điện tử công nghiệp;

Kỹ thuật lạnh và điều hòa không khí; điện công nghiệp

+ Khoa Cơ khí - Động lực 13 người: Gồm các GV giảng dạy các môn

học/modun về công nghệ sửa chữa ô tô, xe máy; cắt gọt kim loại; hàn vànguội cơ khí

+ Bộ môn Nông nghiệp - thực phẩm 05 người: Gồm các GV giảng dạy

các môn học/môdun về lĩnh vực ngành nghề chăn nuôi gia súc gia cầm, thú y,trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy sản

Năm 2010 qui mô ĐTN của Trường là 2.100 người Trong đó có 1044HSSV (hệ cao đẳng nghề 2 lớp (liên kết) 95 SV, trung cấp nghề có 949 HS);

1056 lượt học viên sơ cấp nghề và học nghề thường xuyên

- Ngành nghề đào tạo: Với quan điểm mở rộng ngành nghề đào tạo, đàotạo đa cấp trình độ nghề và nhiều hình thức DN phong phú nhằm tạo điềukiện tốt nhất cho người lao động học nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu laođộng, cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng CNH, HĐH nền kinh tế Đếnnay Trường TCN Trà Vinh đã được cấp giấy chứng nhận hoạt động nghề và

Trang 38

tổ chức tuyển sinh đào tạo gồm 10 nghề trình độ trung cấp và 12 nghề trình

độ sơ cấp và DN thường xuyên

2.2.2 Công tác đảm bảo chất lượng đào tạo ở Trường TCN Trà Vinh

2.2.2.1 Đội ngũ giáo viên

a Về số lượng và cơ cấu

- Về số lượng

Tổng số GV giảng dạy là 45 người (nữ 14, dân tộc Khmer 5), số cán bộquản lý kiêm nhiệm giảng dạy là 11 người, ngoài ra nhà trường còn mời thỉnhgiảng các GV của các trường đại học, CĐN, TCN trong và ngoài tỉnh đếngiảng dạy nhằm bảo đảm thực hiện được kế hoạch đào tạo Do đội ngũ GVnhà trường còn thiếu nên ngoài việc đảm bảo phân công giảng dạy đủ giờchuẩn cho GV theo quy định tại Thông tư số: 09/2008/TT-BLĐTBXH ngày27/6/2008 của Bộ LĐ-TB&XH và quyết định số: 14/QĐ-TTCN ngày02/03/2009 của Trường TCN Trà Vinh, nhà trường còn hợp đồng thỏa thuậnvới GV của Trường đảm nhiệm thêm giờ giảng, nhằm đảm bảo thực hiệnđược kế hoạch đào tạo Mặt khác cũng tạo điều kiện cho GV tăng thêm thunhập từ dạy vượt giờ chuẩn So sánh với nhiệm vụ giảng dạy, yêu cầu đảmbảo có số GV cơ hữu phải ít nhất 70%, thì nhà trường cũng còn thiếu 16 GV(2010-2011) – chủ yếu thiếu GV ở các nghề như Kỹ thuật lạnh và điều hòakhông khí, Điện tử công nghiệp, Kế toán doanh nghiệp, Kỹ thuật sửa chữa vàlắp ráp máy tính Hầu hết các GV trong nhà trường đều đảm bảo giờ chuẩn -trong đó có 41 GV dạy vượt giờ

- Về giới tính, dân tộc và độ tuổi

GV nữ chiếm 31%, GV nam chiếm 69% và GV người dân tộc Khmerchiếm 11% Lực lượng GV trẻ dưới 30 tuổi chiếm tỉ lệ 68,9%, số GV từ 30tuổi trở lên chiếm 31,1% Lực lượng GV của nhà trường có trình độ chuyênmôn, trẻ, khỏe, có nhiệt huyết, ham học hỏi và cầu tiến bộ Song cũng bộc lộ

Trang 39

những mặt hạn chế nhất định về kinh nghiệm giảng dạy, phương pháp giảngdạy Thiếu thực tế do ít được tiếp cận với quy trình, công nghệ sản xuất tiêntiến; còn hạn chế trong hướng dẫn thực tập kỹ năng nghề cho HS cũng nhưgiáo dục tác phong đạo đức, khả năng phối hợp làm việc và tính độc lập chohọc sinh Đội ngũ GV dạy nghề còn hạn chế về kỹ năng tay nghề, thiếu kinhnghiệm thực tế sản xuất, vì đa số sau khi tốt nghiệp từ các trường sư phạm kỹthuật hoặc các trường khác vào làm công tác giảng dạy ngay, GV thườngnghiêng về phía giảng dạy lý thuyết, dạy lại những gì mới học, yếu về kỹnăng nghề.

- Về thâm niên giảng dạy: Đội ngũ GV có 11 người có thâm niên giảng

dạy từ 5 năm trở lên chiếm 24,5%; 34 người có thâm niên giảng dạy dưới 5năm chiếm 75,5% Cho thấy đội ngũ GV nhà trường còn trẻ về tuổi đời,nhưng thiếu về kinh nghiệm giảng dạy; thiếu đội ngũ những người lớn tuổi cókinh nghiệm để dìu dắt lớp giáo viên trẻ

- Về cơ cấu đội ngũ giáo viên

Đội ngũ GV của nhà trường được cơ cấu theo Khoa chuyên môn và bộmôn nghề Căn cứ vào tính chất, đặc điểm ngành nghề và sự liên quan vềchuyên môn với nhau để cấu thành bộ môn, khoa chuyên môn để sắp xếp chophù hợp Vì vậy giáo viên được đào tạo theo chuyên môn kỹ thuật nào sẽđược cơ cấu vào bộ môn, khoa chuyên môn đó để phù hợp với công tác giảngdạy Như vậy GV sẽ có điều kiện học tập, trao đổi, nghiên cứu, giúp đỡ,tương trợ lẫn nhau và cùng nhau phát triển Đội ngũ GV gồm 45 người được

cơ cấu sắp xếp vào 3 khoa chuyên môn và 1 bộ môn của nhà trường

b Về chất lượng

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

Tổng hợp số liệu phiếu khảo sát GV tự đánh giá theo 12 nội dung của tiêuchí này theo quy định chuẩn giáo viên TCN có 92,6% phiếu đánh giá đội ngũ

Trang 40

GV có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt; còn lại đạt khá không cótrung bình, yếu kém.

- Trình độ chuyên môn: có 02 GV trình độ thạc sĩ (chuyên ngành CNTT,

chăn nuôi thú y) chiếm 4,45%; 28 GV có trình độ đại học chiếm 62,2%, 15

GV có trình độ cao đẳng chiếm 33,35% Theo quy định tại Thông tư số30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29/9/2010 của Bộ Lao động – TB&XH về quyđịnh chuẩn giảng viên, giáo viên dạy nghề, thì đối với GV dạy trình độ TCNphải có bằng tốt nghiệp đại học SPKT hoặc đại học chuyên ngành Như vậy

số GV chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn thì phải đưa đi đào tạo ĐH đểđạt chuẩn Nhà trường đã xây dựng được quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồidưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, nhân viên nói chung và độingũ GV giai đoạn 2010 – 2015 nói riêng Hiện nhà trường đang sắp xếp cho 2

GV đang theo học trình độ cao học ngành Giáo dục học và chuyên ngành Thúý; 5 GV đang ôn thi cao học, 8 GV cao đẳng nghề đi học đại học chiếm17,8% Có 30 GV đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ chiếm 66,7% Đánhgiá năng lực chuyên môn theo 6 nội dung về hiểu biết của GV, kết quả tựđánh giá từ 33,3% - 85,2% GV có hiểu biết chuyên môn tốt, 14,8% - 51,9%khá và 3,7% - 14,8% trung bình, không có yếu

Bảng: 2.2 Số lượng và cơ cấu trình độ chuyên môn của GV

Ngày đăng: 13/01/2016, 10:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w