Thực trạng đảm bảo chất lượng đào tạo ở Trường TCN Trà Vinh 1 Khái quát về Trường TCN Trà Vinh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp nghề Trà Vinh (Trang 36 - 38)

4 Trung tâm dạy nghề Trà Cú 63 25 0

2.2 Thực trạng đảm bảo chất lượng đào tạo ở Trường TCN Trà Vinh 1 Khái quát về Trường TCN Trà Vinh

2.2.1 Khái quát về Trường TCN Trà Vinh

Tiền thân của Trường TCN Trà Vinh hiện nay là Trường Dạy nghề Trà Vinh được thành lập theo Quyết định số 103/QĐ-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2003 của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Trà Vinh. Năm 2007 theo quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo nghề của Bộ Lao động –TBXH và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Trà Vinh, Trường dạy nghề được nâng cấp thành Trường TCN Trà Vinh theo Quyết định số:1243/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh. Trường là cơ sở đào tạo nghề chính của Tỉnh, cung cấp nguồn lao động có tay nghề phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế công, nông nghiệp của tỉnh.

Qua hơn năm năm hoạt động, đến nay Trường TCN Trà Vinh đã có bước phát triển tương đối nhanh và vững chắc, trở thành một địa chỉ cho người lao động trong tỉnh học nghề. Trường được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm lãnh đạo, tập trung nguồn kinh phí hàng chục tỷ đồng để đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang cấp thiết bị dạy nghề, dụng cụ và phương tiện giảng dạy – học tập. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên đang phát triển tăng lên cả về số lượng, trình độ quản lý và CL giảng dạy chuyên môn nghề. Những năm qua Trường đã tổ chức tuyển sinh, ĐTN cho hơn 8 ngàn lao động trong tỉnh học nghề góp một phần phần nâng cao trình độ nguồn nhân lực của tỉnh, đáp ứng cho sự nghiệp CNH, HĐH nền kinh tế. Người lao động học nghề hầu hết đã được giải quyết việc làm và có đời sống ổn định, kinh tế phát triển. Nhà trường đã phát triển CTĐT cho trên 20 nghề ở trình độ TCN, sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên đáp ứng nhu cầu học nghề của xã hội. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, nhà trường cũng còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong quá trình phát triển. Đó là những thách thức, yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế thị trường trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng; Đảng, chính quyền,

gia đình, HS và nhất là người sử dụng lao động mong muốn nhà trường phải phát triển nhanh không những về quy mô mà cả về chất lượng ĐTN trong giai đoạn tới.

Cơ cấu tổ chức, nhân sự : Tổng số CBVC của nhà trường là 72 người – 20 cán bộ, nhân viên nghiệp vụ; 45 GV giảng dạy chuyên môn nghề và 7 nhân viên bảo vệ, lái xe, tạp vụ hợp đồng theo NĐ số 68/CP (Thống kêsố liệu đến 31/12/2010- Nguồn Phòng HC-TC), trong đó :

- Ban giám hiệu 2 người - Hiệu trưởng và 1 Phó hiệu trưởng

- Các phòng chức năng 18 người, gồm có 4 phòng nghiệp vụ: Phòng Hành chính - Tổ chức 5 người; Phòng Kế toán - Tài vụ 3 người; Phòng Công tác học sinh 4 người và Phòng Đào tạo 6 người.

- Các khoa chuyên môn 45 người, trong đó:

+ Khoa Giáo dục cơ bản – Tin học – Kế toán 11 người: Gồm các GV giảng dạy các môn học chung bắt buộc: Chính trị, pháp luật, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng, tin học căn bản và ngọai ngữ; Các môn văn hoá bổ túc THPT : Toán, ngữ văn, lý, hóa; Giảng dạy chuyên môn nghề về công nghệ tin học: Kỹ thuật lắp ráp và sửa chữa máy tính, Quản trị mạng máy tính; và Kế toán doanh nghiệp.

+ Khoa Điện - Điện lạnh - Điện tử 16 người: Gồm các GV giảng dạy các môn học/môdun về các ngành nghề Điện tử dân dụng; điện tử công nghiệp; Kỹ thuật lạnh và điều hòa không khí; điện công nghiệp

+ Khoa Cơ khí - Động lực 13 người: Gồm các GV giảng dạy các môn học/modun về công nghệ sửa chữa ô tô, xe máy; cắt gọt kim loại; hàn và nguội cơ khí.

+ Bộ môn Nông nghiệp - thực phẩm 05 người: Gồm các GV giảng dạy các môn học/môdun về lĩnh vực ngành nghề chăn nuôi gia súc gia cầm, thú y, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy sản.

Năm 2010 qui mô ĐTN của Trường là 2.100 người. Trong đó có 1044 HSSV (hệ cao đẳng nghề 2 lớp (liên kết) 95 SV, trung cấp nghề có 949 HS); 1056 lượt học viên sơ cấp nghề và học nghề thường xuyên.

- Ngành nghề đào tạo: Với quan điểm mở rộng ngành nghề đào tạo, đào tạo đa cấp trình độ nghề và nhiều hình thức DN phong phú nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động học nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng CNH, HĐH nền kinh tế. Đến nay Trường TCN Trà Vinh đã được cấp giấy chứng nhận hoạt động nghề và tổ chức tuyển sinh đào tạo gồm 10 nghề trình độ trung cấp và 12 nghề trình độ sơ cấp và DN thường xuyên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp nghề Trà Vinh (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w