V. Nghề Giao thông – Vận
b. Về tính khảth
Có 66,7% đến 77,8% phiếu được hỏi đều cho rằng các giải pháp nhằm ĐBCL đào tạo nghề của trường TCN Trà Vinh là có tính khả thi. Chỉ có 22,2% - 33,3% cho rằng các giải pháp đưa ra ít có khả thi. Không có phiếu nào đánh giá là không khả thi.
Qua kết quả khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp, đặt ra cho nhà trường phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, tạo sự đồng thuận của tập thể cán bộ, nhân viên và GV thực hiện bằng được các giải pháp ĐBCL đào tạo ở nhà trường, trên cơ sở đề ra chủ trương, biện pháp và chính sách cụ thể để thực hiện từng giải pháp.
Tóm lại, thông qua các ý kiến thu được của các phiếu khảo sát về những giải pháp đưa ra nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo ở trường Trung cấp nghề Trà Vinh đã được chấp nhận là cần thiết và có tính khả thi cao.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận 1. Kết luận
1.1. Đảm bảo chất lượng đào tạo là yêu cầu cấp thiết đối với tất cả các cơ sở giáo dục - đào tạo, trong đó có trường trung cấp nghề. Có đảm bảo chất lượng đào tạo mới quản lý được CLĐT và mới nâng cao được CLĐT.
1.2. Luận văn đã làm sáng tỏ thêm một số khái niệm có liên quan: chất lượng, chất lượng đào tạo, đảm bảo chất lượng và đảm bảo chất lượng đào tạo nghề… Các kết quả nghiên cứu này đã góp phần làm phong phú thêm lý luận về quản lý chất lượng đào tạo ở các trường TCN.
1.3. Thông qua các phương pháp nghiên cứu thực tiễn thích hợp và sát thực, luận văn đã nêu lên được thực trạng ĐTN ở tỉnh Trà Vinh và thực trạng đảm bảo CLĐT ở Trường TCN Trà Vinh. Từ đó, luận văn đã phân tích những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác ĐBCL đào tạo ở Trường trung cấp nghề Trà Vinh.
Các kết quả nghiên cứu này là căn cứ thực tiễn quan trọng để đề xuất các giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo ở Trường trung cấp nghề Trà Vinh có cơ sở khoa học và có tính khả thi.
1.4. Dựa trên các căn cứ lý luận và thực tiễn vững chắc. luận văn đã đề xuất giải pháp để ĐBCL đào tạo ở Trường TCN Trà Vinh. Các giải pháp này là:
- Xây dựng sứ mệnh và KHCL của nhà trường một cách đúng đắn
- Phát triển đội ngũ GV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và chuẩn hóa về trình độ
- Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy theo hướng tăng tính chủ động cho HS
- Đảm bảo các điều kiện về tài chính, CSVC, trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật cho giảng dạy, học tập
1.5. Các giải pháp đề xuất đã được khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi thông qua sử dụng phương pháp điều tra, lấy ý kiến của cán bộ quản lý và GV nhà trường.
2 Kiến nghị
2.1. Đối với Chính phủ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Đề nghị Chính phủ nâng mức phụ cấp ưu đãi cho GV dạy nghề lên cao hơn mức phụ cấp hiện nay để khuyến khích thu hút GV dạy nghề giỏi vào các trường nghề.
- Đề nghị Bộ LĐ-TB&XH soạn thảo và trình Chính phủ ban hành thang lương, bậc lương ở các cấp trình độ CĐN, TCN và sơ cấp nghề để khuyến khích người lao động học nghề hoặc xây dựng thang bậc lương theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
2.2. Đối với UBND tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
- Tăng cường chỉ đạo các cấp, các ngành tuyên truyền vận động cho mọi người dân hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của học nghề. Biên soạn bộ Tài liệu Tuyển sinh học nghề của Tỉnh do Sở LĐ-TBXH làm chủ biên tập, nhằm cung cấp thông tin về ngành nghề, chính sách học nghề, chỉ tiêu và các cơ sở dạy nghề của Tỉnh cho tất cả HS hiểu rõ và tham gia học nghề. Có chính sách phân luồng HS cấp trung học cơ sở hợp lý, khuyến khích và tạo điều kiện cho HS tham gia học nghề.
- Sở Lao động –TBXH phối hợp chặt chẽ với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các công ty và các doanh nghiệp, các dự án đầu tư trên địa bàn để nắm sát nhu cầu về nguồn nhân lực kỹ thuật cho từng doanh nghiệp, từng
ngành nghề, bậc thợ, cho từng năm, để ký hợp đồng đào tạo với các trường dạy nghề về số lượng, chất lượng lao động cho các doanh nghiệp.
2.3. Đối với Trường Trung cấp nghề Trà Vinh
Cần quan tâm tổ chức và củng cố lại công tác quản lý và đội ngũ giáo viên dạy nghề theo giải pháp đã đề xuất. Đây là nhân tố quan trọng có tính quyết định trực tiếp đến CLĐT của Trường. Đồng thời nghiên cứu một cách nghiêm túc các giải pháp ĐBCL đào tạo nghề để có kế hoạch, chương trình hành động kịp thời nhằm phát triển nhà trường sớm trở thành trường cao đẳng nghề trong thời gian tới.