Đảm bảo các điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật cho giảng dạy, học tập

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp nghề Trà Vinh (Trang 98 - 104)

V. Nghề Giao thông – Vận

3.2.5Đảm bảo các điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật cho giảng dạy, học tập

phương tiện kỹ thuật cho giảng dạy, học tập

3.2.5.1 Đảm bảo các điều kiện về tài chính

CLĐT gắn liền với mức độ đảm bảo các điều kiện sống và làm việc cho đội ngũ cán bộ, nhân viên và GV trong trường. Nếu mức thu nhập được đảm bảo mọi người sẽ toàn tâm toàn ý cho công việc. Việc chuyển đổi cơ chế từ tập trung sang tự chủ là một bước ngoặt trong cơ chế quản lý của nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp có thu. Bên cạnh việc tự chủ về quản lý, nhà trường còn được đảm bảo quyền tự chủ về tài chính theo NĐ số 43/NĐ-CP của Chính phủ. Vì vậy hơn bao giờ hết, nâng cao năng lực quản lý tài chính là vô cùng cần thiết. Năng lực quản lý tài chính không chỉ dừng lại ở việc thực hiện đúng chế độ chính sách về tài chính mà phải thể hiện vai trò tham mưu giúp lãnh đạo nắm được tình hình và kết quả hoạt động tài chính thực tế ở nhà trường, phát hiện kịp thời những vấn đề bất hợp lý nhằm đưa ra các quyết định phù hợp, tăng thu, tiết kiệm chi, góp phần cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống cho người lao động. Tài chính phải nhằm đảm bảo chi cho đào tạo nhằm nâng cao CL cho người học, ngoài ra cần qui định cụ thể khoản kinh phí trong tổng kinh phí hoạt động của nhà trường để thực hiện bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, GV; xây dựng và đổi mới nội dung chương trình, giáo trình; nghiên cứu khoa học; làm thiết bị học cụ, chi cho các hội thi, phong trào HS.…

Biện pháp tổ chức thực hiện:

- Để có kinh phí đảm bảo chi cho hoạt động ĐTN của nhà trường trước hết phải thu đầy đủ các nguồn thu như: Thu từ dự toán chi ngân sách Nhà nước cấp hàng năm cho hoạt động thường xuyên và chi hỗ trợ cho ĐTN; thu học phí của học sinh đầy đủ để cùng với kinh phí cấp từ ngân sách nhằm đảm bảo chi cho ĐTN; thu từ hợp đồng kinh tế và nguồn thu hợp pháp khác. Tổ

chức quản lý phân bổ sử dụng kinh phí đúng mục đích, tránh lãng phí, công khai dân chủ trong mua sắm, dự toán và chi tiêu các hoạt động. Tổ chức hạch toán, kiểm sát, theo dõi chứng từ thu chi, sổ sách đầy đủ và kịp thời chi phục vụ cho các hoạt động. Quản lý quỹ tiền mặt chặt chẽ, thanh toán, quyết toán theo quy định, báo cáo theo định kỳ.

- Quản lý chặt chẽ tài sản, thiết bị thông qua kiểm kê đánh giá tài sản định kỳ hàng năm; sử dụng CSVC; thiết bị tài sản vào đúng mục đích, có hiệu quả; tiết kiệm chi phí điện, nước, thu hồi phế phẩm.

- Xây dựng, dự toán, định mức chi cho các mặt hoạt động: văn phòng phẩm, điện, nước, điện thoại, vật mau hỏng, chi phí mua vật tư, nhiên liệu cho HS thực hành sát đúng giá thị trường, các định mức giảng dạy, thỉnh giảng giáo viên và các hợp đồng khác để có cơ sở xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm theo NĐ số 43/NĐ-CP, tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo các điều kiện cho hoạt động ĐTN có chất lượng của nhà trường.

- Thực hiện tốt các chính sách đối với HS của nhà trường, cấp học bổng khuyến khích học tập, khen thưởng HS giỏi, xuất sắc, tranh thủ sự hỗ trợ học bổng từ các hội khuyến học, các quỹ học bổng cấp cho HS, lập quỹ khuyến khích học tập ở nhà trường để hỗ trợ cho HS nghèo, khó khăn học giỏi, ham học.

- Dự toán chi ngân sách của nhà trường năm năm giai đoạn 2011 – 2015: 59.950 triệu đồng đã được tổng hợp trong dự toán chi của ngành giáo dục – đào tạo tỉnh Trà Vinh đây là cơ sở bảo đảm tài chính cho ĐTN những năm tới. Chính phủ đã có Nghị định số: 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 quy định miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập…từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015, trên cơ sở hỗ trợ của Nhà nước, nhà trường sẽ có nguồn thu học phí tăng lên phần cùng với kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước sẽ bảo đảm cho chi phí học tập của HS tốt hơn.

- Quản lý và chi định mức mua sắm vật tư thực hành cho HS chặt chẽ, từng bước tăng chi phí thực hành cho HS, nâng cao thời gian thực hành để tay nghề HS vững hơn.

- Tăng cường nguồn thu từ việc tổ chức các khóa ĐTN, dạy nghề cho lao động nông thôn, người nghèo và cận nghèo giải quyết việc làm thuộc các dự án hỗ trợ kinh phí; thu kinh phí từ liên kết đào tạo với các trường, các trung tâm dạy nghề và đào tạo theo địa chỉ với các doanh nghiệp. Khai thác có hiệu quả nguồn lực con người, tài chính, tài sản của nhà trường tăng nguồn thu nâng cao đời sống cán bộ viên chức.

3.2.5.2 Đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật cho giảng dạy, học tập

Trong giáo dục nghề nghiệp, các yếu tố nội dung, chương trình, phương pháp, phương tiện, giáo viên, quản lý…đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và cùng chi phối đến CLĐT, trong đó CSVC, trang thiết bị dạy nghề có vai trò tối quan trọng, không thể thiếu trong quá trình đào tạo, đây cũng là yếu tố cơ bản quyết định việc hình thành nên kỹ năng thực hành nghề. Có trang thiết bị tốt, giáo viên mới có thể truyền thụ kiến thức cho học sinh một cách có hiệu quả, mới có thể áp dụng được phương pháp giảng dạy mà mình mong muốn. Có trang thiết bị tốt, phương tiện kỹ thuật hiện đại mới có thể đảm bảo chất lượng đào tạo, sau khi tốt nghiệp người học mới có thể đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động, tiếp cận và làm chủ công nghệ sản xuất nơi làm việc một cách có hiệu quả.

Từ khi nước ta “mở cửa” đến nay, nhiều doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã nhập vào nước ta nhiều thiết bị tiên tiến với những công nghệ lần đầu tiên xuất hiện ở nước ta. Các trường dạy nghề của ta chưa có sự chuẩn bị, thiếu vốn, thiếu cơ chế, chính sách vì vậy không thể trang bị được loại máy móc như vậy để phục vụ học tập. Cho

nên không thể và không có khả năng đào tạo ra người lao động có kỹ năng đáp ứng được yêu cầu mới trong sản xuất ở trình độ công nghệ đó. Chính vì vậy việc tăng cường đầu tư, xây dựng CSVC, trang thiết bị kỹ thuật DN là rất cần thiết.

Biện pháp tổ chức thực hiện

* Đối với dự án XDCB: Tổ chức quản lý và thực hiện đầu tư XDCB, cải tạo, mua sắm trang thiết bị và phương tiện phục vụ giảng dạy – học tập của nhà trường thông qua việc thiết lập các dự án đầu tư, hợp đồng thuê tư vấn, trình phê duyệt kế hoạch đấu thầu, làm thủ tục tổ chức thực hiện đấu thầu... Nhà trường phải hình thành Ban quản lý dự án XDCB hoặc mua sắm thiết bị với các thành phần như đại diện Ban giám hiệu, phòng Đào tạo, phòng Kế toán, các Khoa chuyên môn có liên quan để làm nhiệm vụ. Để lập dự án đầu tư XDCB và triển khai thực hiện cần chú ý lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế, xây dựng dự án có kinh nghiệm đến lĩnh vực ĐTN. Lưu ý các hạng mục công trình: Phòng học chuyên môn hóa, phòng học theo mô đun; Xưởng thực tập, Phòng thực hành... phải thiết kế, thi công bảo đảm tiêu chuẩn nhà nước quy định.

- Bảo đảm cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: phòng học lý thuyết, xưởng thực hành, thư viện, phòng máy tính, giảng đường, phòng thí nghiệm, khu vui chơi giải trí VHVN, sân TDTT và khu ký túc xá cho học sinh... bảo đảm theo tiêu chí, tiêu chuẩn định mức nhà nước quy định đối với trường TCN. Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng mới, cải tạo sửa chữa được cấp từ nguồn Ngân sách của Tỉnh. UBND tỉnh Trà Vinh có Công văn số: 884/UBND-KTKT ngày 31/3/2011 đã đồng ý chủ trương cho trường lập báo cáo đầu tư mua sắm trang thiết bị phòng học lý thuyết, thư viện, thí nghiệm... từ nguồn ngân sách của tỉnh 3 tỷ đồng .

- Năm 2011 tiếp tục khởi công xây dựng nhà ở cho HSSV kinh phí gần 8 tỷ đồng; Ngoài ra nhà trường cần phát triển các nguồn thu có tính hợp pháp, để tạo nguồn kinh phí đầu tư xây dựng, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị cần thiết phục vụ tốt hơn cho nhu cầu công tác, giảng dạy và học tập.

- Xây dựng các hạng mục công trình có thiếu như Hội trường lớn, cải tạo thêm một dãy nhà xưởng (3000m2) để mở rộng nhà xưởng phát triển nghề đào tạo mới; xây dựng và hình thành các công trình vui chơi giải trí, cảnh quan môi trường...

* Đối với dự án đầu tư trang thiết bị đào tạo nghề, phương tiện kỹ thuật

phục vụ giảng dạy học tập cần chú ý đến danh mục thiết bị chuẩn do bộ quy định (nghề Hàn, Điện công nghiệp), danh mục thiết bị của từng nghề, loại phương tiện kỹ thuật (yêu cầu ghi rõ tên, số lượng, mã hiệu,, loại thiết bị, mục đích sử dụng...), dự án đầu tư thiết bị phải được lấy ý kiến tham khảo của GV, của chuyên gia thuộc lĩnh vực nghề để chỉnh sửa cho phù hợp. Thực hiện các thủ tục phê duyệt để tổ chức đấu thầu cung cấp thiết bị... Trình tự thực hiện theo quy định trong Luật đấu thầu số 61/2005 ngày 29/11/2005 của Quốc hội; Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006; Thông tư số 121/2000/TT- BTC ngày 29/12/2000 và Thông tư số 94/2001/TT-BTC ngày 22/11/2001 hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm đồ dùng, vật tư trang thiết bị sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Tổ chức ký kết hợp đồng giao nhận thầu với đơn vị trúng thầu, thuê tư vấn giám sát cung cấp thiết bị; Nghiệm thu, chuyển giao kỹ thuật, đưa vào sử dụng trong đào tạo. Chú ý:

- Đầu tư máy móc thiết bị dạy nghề trang bị mới và bổ sung hàng năm, nhằm bảo đảm cho các ngành nghề đào tạo của nhà trường đạt chuẩn về danh mục thiết bị do Bộ LĐ-TBXH quy định (Điện công nghiệp, Hàn ...). Góp phần vào thực hiện tốt nội dung CTĐT và ứng dụng phương pháp giảng dạy tích cực ĐBCL đào tạo HS. Nguồn kinh phí đầu tư này được cấp hàng năm từ

CTMT quốc gia cho dự án “tăng cường năng lực dạy nghề”. Năm 2011 Trường TCN Trà Vinh được cấp kinh phí 9 tỷ đồng đầu tư thiết bị cho 3 nghề trọng điểm: Nghề Điện công nghiệp (2 tỷ đồng), Công nghệ ô tô (tỷ đồng) và nghề hàn công nhệ cao (5 tỷ đồng). Đến 2015 Trường được đầu tư thiết bị cho 5 nghề trọng điểm đã được đăng ký với Tổng cục Dạy nghề. Nguồn kinh phí đầu tư thiết bị quan trọng từ vốn ODA Hàn quốc 3 triệu đô la đã được Chính phủ phê duyệt, hiện đang trong quá trình lập dự án đầu tư. Ngoài việc đầu tư thiết bị từ các nguồn kinh phí nêu trên, nhà trường cần tạo mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp để tranh thủ máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến cho học sinh thực tập sản xuất nâng cao kỹ năng thực hành nghề. Ngoài việc tổ chức tốt việc đầu tư XDCB, mua sắm trang thiết bị thì nhà trường.

- Trang bị đủ các phương tiện kỹ thuật về sử dụng công nghệ tin học, thiết bị đa phương tiện, đèn chiếu, học liệu, bàn ghế,... để giáo viên có điều kiện áp dụng phương pháp dạy học mới, trực quan, giáo án điện tử. Nguồn kinh phí mua sắm bổ sung từ dự toán chi ngân sách hàng năm cấp cho nhà trường – năm 2011 là 600 triệu đồng/năm.

- Mặt khác phải tăng cường theo dõi, đánh giá việc sử dụng CSVC, trang thiết bị hàng năm để có kế hoạch nâng cấp, sửa chữa đáp ứng nhu cầu đào tạo, phục vụ đào tạo. Chú ý mở sổ theo dõi, lập phiếu kiểm kê, đánh giá hàng năm, ghi mã, đánh dấu TSCĐ... Đồng thời giao tài sản cho bộ phận, khoa chuyên môn quản lý và sử dụng có hiệu quả.

- Tăng cường quản lý việc khai thác sử dụng CSVC, trang thiết bị góp phần nâng cao thu nhập, tiết kiệm chi phí đào tạo của nhà trường;

- Tăng cường bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp CSVC, trang thiết bị để duy trì khai thác sử dụng :Chú ý bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa CSVC, thiết bị theo quy định; giao khoán chi phí sửa chữa, bảo ảo dưỡng, nâng cấp trang thiết bị.. trong qui chế chi tiêu nội bộ cho khoa, bộ phận trực thuộc thực hiện.

Để đạt được mục tiêu dạy nghề “...là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo...” [18, tr.2] thì việc đảm bảo các điều kiện về tài chính, CSVC, trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật cho giảng dạy và học tập là vô cùng cần thiết đối với cán bộ, nhân viên, GV cũng như HS. Đó cũng là các điều kiện được đảm bảo cho đào tạo có CL ở trường TCN Trà Vinh.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp nghề Trà Vinh (Trang 98 - 104)