4 Trình độ tay nghề
2.2.2.2. Tình hình tuyển sinh học nghề
Bộ trưởng Bộ LĐ–TB&XH có Quyết định số 08/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 26 tháng 3 năm 2007 ban hành Quy chế tuyển sinh học nghề, trong đó Điều 3 của Quy chế có quy định đối tượng tuyển sinh học nghề như sau:
- Những người có trình độ học vấn và sức khoẻ phù hợp với nghề cần học đều được tuyển sinh học nghề trình độ sơ cấp.
- Những người đã tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) hoặc đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) tuỳ thuộc vào đối tượng tuyển sinh của
từng nghề, nếu có đủ các điều kiện sau đây đều được đăng ký học nghề trình độ trung cấp:
+ Có đủ sức khoẻ để học tập và lao động phù hợp với nghề cần học; + Trong độ tuổi quy định, nếu đăng ký vào học các nghề có quy định giới hạn độ tuổi;
+ Đạt được các yêu cầu sơ tuyển, nếu đăng ký vào học các nghề hoặc các trường có quy định sơ tuyển;
+ Cán bộ, công chức, người lao động đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hoặc quân nhân, công an nhân dân tại ngũ được đăng ký học nghề khi cấp có thẩm quyền cho phép...
Từ năm 2007 đến nay Trường TCN Trà Vinh đã thực hiện tuyển sinh đúng đối tượng xét tuyển học nghề trình độ trình độ trung cấp, sơ cấp theo quy định. Cụ thể:
* Tuyển sinh đào tạo trình độ trung cấp nghề
- Đối tượng tuyển sinh học nghề là học sinh đã tốt nghiệp PTTH, học sinh đã hoàn thành chương trình lớp 12 (có giấy chứng nhận) - đối tượng này học trình độ trung cấp nghề có thời gian đào tạo 2 năm/khóa (24 tháng).
- Đối tượng tuyển sinh học nghề là học sinh tốt nghiệp THCS - đối tượng này học trình độ trung cấp nghề có thời gian đào tạo 3 năm/khóa (36 tháng).
-Đối tượng tuyển sinh học nghề trình độ sơ cấp là các học viên, học sinh có trình độ văn hóa từ lớp 5 trở lên, có đủ sức khỏe, biết đọc, biết viết. Thời gian đào tạo từ 3 tháng đến dưới 12 tháng.
* Tuyển sinh dạy nghề trình độ sơ cấp, dạy nghề thường xuyên
+ Song song với tuyển sinh đào tạo nghề trình độ trung cấp là nhiệm vụ trọng tâm, nhà trường luôn quan tâm đến công tác dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, lao động nghèo và cận nghèo, DN cho người dân tộc thuộc các dự án trên địa bàn tỉnh. Tuyển sinh, tổ chức DN, chuyển giao khoa học kỹ
thuật, tạo điều kiện cho người học nghề tổ chức sản xuất, kinh doanh và làm dịch vụ nâng cao đời sống. Đặc điểm của những khóa học này là mở lớp dạy nghề lưu động xuống nông thôn, thời gian học nghề ngắn, đối tượng chủ yếu là nông dân, người nghèo, người dân tộc, phạm nhân đang trong thời gian cải tạo. Nhà trường cũng liên kết đào tạo với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gắn với giải quyết việc làm sau khóa học đang được doanh nghiệp hưởng ứng, người lao động tin tưởng.
Bảng: 2.5 Số liệu tuyển sinh qua các năm 2007 - 2010
Hệ tuyển Sinh
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Chỉ
tiêu Thực hiện Chỉ tiêu Thực hiện Chỉ tiêu Thực hiện Chỉ tiêu Thực hiện Cao đẳng nghề
(liên kết đào tạo) - - - - - - 120 95
Trung cấp nghề 350 175 630 400 550 391 500 352 Sơ cấp và dạy nghề thường xuyên 1.000 1.018 1.000 924 1.000 882 1.000 1.115 Tổng cộng 1.350 1.193 1.630 1.324 1.550 1.273 1.620 1.562
(Nguồn số liệu - Phòng Công tác học sinh)
Nhìn chung công tác tuyển sinh của nhà trường trong các năm qua đã có những cố gắng nhất định, song kết quả tuyển sinh hàng năm đều chưa đạt chỉ tiêu đã đăng ký. Trong đó chỉ tiêu tuyển sinh học nghề trình độ trung cấp đạt tỷ lệ thấp từ 50% - 60%. Mặc dù nhà trường đã phối hợp với các cơ quan, ban ngành hữu quan của tỉnh, trung tâm DN, các trường THCS, THPT, Đoàn niên CSHCM, Hội nông dân, các phòng Lao động –TB&XH và UBND xã, phường tổ chức truyên truyền, tư vấn tuyển sinh vận động người dân học nghề. Trường đã huy động cán bộ, nhân viên và giáo viên vào tham gia làm công tác tuyển sinh; chi phí tuyên truyền quảng cáo trên truyền hình, phát trên sóng phát thanh của tỉnh, xã; treo băng rôn, phát thông báo tơ rơi cho học sinh ở các trường THCS, THPT và dán thông báo ở các xã, phường…
* Chất lượng đầu vào: Nhìn chung chất lượng tuyển sinh đầu vào của học sinh tương đối thấp, đa số các em tốt nghiệp THCS không có khả năng tiếp tục học lên THPT, các em học hết chương trình lớp 12, hoặc tốt nghiệp THPT thi không đậu vào các trường ĐH, CĐ nên các em mới chọn con đường học nghề. Chất lượng đầu vào của HS là một nguyên nhân chính ảnh hưởng đến CLĐT nghề của trường. Một số lý do khác làm cho CL đầu vào của HS học nghề bị hạn chế đó là động cơ, tư tưởng, nhận thức của các em về học nghề chưa chắc chắn, đăng ký học theo phong trào, hoặc do sự áp đặt của gia đình, trong khi các em không muốn đi học nghề. Đối với các em được tuyển sinh từ hệ THCS vào học trình độ TCN có thời gian đào tạo 3 năm/khóa – trong đó có 1 năm học văn hóa trình độ THPT nên nhiều em thấy ngán ngẩm, dễ dẫn đến bỏ học sau này, nếu không có sự động viên, giám sát từ phía gia đình. Đối với các em được tuyển sinh từ hệ THPT đa số các em có học lực trung bình, nên khả năng thi vào đại học, cao đẳng là rất khó khăn. Riêng các em được cấp giấy chứng nhận học xong chương trình lớp 12 (chưa có bằng tốt nghiệp), vấn đề ôn kiến thức và thi lại các môn văn hóa bị dưới điểm trung bình cũng là những khó khăn rất lớn mà nhiều em không vượt qua được khi xét điều kiện thi tốt nghiệp khóa nghề.
Bảng: 2.6 Thống kê chất lượng học sinh đầu vào (Tỷ lệ %) Năm tuyển sinh Giỏi KháHS hệ THCSTB HS hệ THPT khá TB Giỏi Khá kháTB TB Yếu 2008 - 14 - 86 - 1,5 - 81,7 16,8 2009 - 7,5 - 82,5 - 10,1 - 70 19,9 2010 - 10 - 90 - 2,5 - 59,5 38 B/quân 10,6 89,4 5,2 73 21,8
(Nguồn - Phòng Công tác học sinh)
Qua thống kê số HS trúng tuyển nhập học hệ TCN tại nhà trường của 3 năm từ 2008 - 2010 số lượng học sinh đối với hệ THCS chiếm 37,8% (387/1023), HS hệ THPT chiếm 72,2% (636/1023).
Về chất lượng HS đầu vào cho thấy: HS hệ THCS bình quân chỉ có 10,6% học sinh học khá còn lại 89,4% học sinh có học lực trung bình; HS hệ THPT bình quân có 5,2% có học lực khá, 73% có học lực trung bình, và có 21,8% học lực yếu.