Tình hình thực hiện chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp nghề Trà Vinh (Trang 49 - 52)

Trong các yếu tố ĐBCL ở trường TCN, chương trình đào tạo được xem là yếu tố rất quan trọng. Từ năm 2007 thực hiện quyết định số 01/2007/QĐ- BLĐTBXH ngày 04/01/2007 của Bộ Trưởng Bộ LĐ-TB&XH ban hành CTK trình độ TCN, CĐN. Trên cơ sở đó Trường đã thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng chương trình, Hội đồng thẩm định các chương trình, phê duyệt CTĐT nghề đăng ký để áp dụng cho nhà trường. Đến nay đã xây dựng hoàn chỉnh CTK trình độ TCN cho các nghề đào tạo của trường. CTK được xây dựng theo hướng giảm bớt nội dung lý thuyết, tăng nội dung và thời lượng cho thực hành kỹ năng, cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới… Căn cứ 48 chương trình khung trình độ TCN, CĐN đã được Bộ trưởng Bộ LĐ – TB&XH ban hành (phụ lục số 14) tại Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09/6/2008 Qui định về CTK trình độ TCN, CTK trình độ CĐN để vận dụng và chỉnh lý cho phù hợp. Trong đó quy định về phân bổ thời gian đào tạo thực hành chiếm tỷ lệ 70% - 85%, thời gian lý thuyết từ 15% - 30%, xây dựng chương trình DN của từng nghề gồm các môn học và môđun, nội dung chương trình đã và đang được xây dựng, đổi mới để phù hợp với công nghệ sản xuất.

Một số Quyết định của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH ban hành như: Quyết định số 15/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 31/3/2008 ban hành CTK trình độ TCN, CTK trình độ CĐN “kế toán doanh nghiệp”; Quyết định số 23/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 31/3/2008 ban hành CTK trình độ TCN, CTK

trình độ CĐN “Công nghệ ô tô”; Quyết định số 30/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 4/4/2008 ban hành CTK trình độ TCN, CTK trình độ CĐN “cắt gọt kim loại”; Quyết định số 31/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 10/4/2008 ban hành CTK trình độ TCN, CTK trình độ CĐN “điện dân dụng”; Quyết định số 33/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 16/4/2008 ban hành CTK trình độ TCN, CTK trình độ CĐN “điện công nghiệp”; Quyết định số 41/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 31/3/2008 ban hành CTK trình độ TCN, CTK trình độ CĐN “Sửa chữa máy tính”; Quyết định số 50/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 2/5/2008 ban hành CTK trình độ TCN, CTK trình độ CĐN “kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí”…

Đến nay Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành được 194 chương trình khung trình độ TCN, CĐN. Trên cơ sở CTK từng nghề, quy định khối lượng kiến thức, kỹ năng tối thiểu mà người học nghề ở một nghề xác định, một trình độ xác định phải đạt được sau khóa học (khối lượng kiến thức kỹ năng này gọi là (phần cứng). Các môn học/mô đun tự chọn (phần mềm) do các nhà trường tự chọn nhưng phải bảo đảm theo quy định chung. Xây dựng CTĐT cho từng nghề dựa vào quy định thời gian thực học tối thiểu dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm 70% - 80% tổng số thời gian thực học tối thiểu của các môn học, mô đun đào tạo nghề (phần cứng); thời gian học tối thiểu dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm 20% - 30% tổng số thời gian thực học tối thiểu của các môn học, mô đun đào tạo nghề (phần mềm). Với quy định như vậy, khi xây dựng chương trình ĐTN, nhà trường có điều kiện xem xét lựa chọn những môn học, mô đun phù hợp với điều kiện của địa phương, doanh nghiệp. Nhằm làm cho chương trình ĐTN của nhà trường vừa bảo đảm được tính thống nhất theo chuẩn quy định chung, vừa bảo đảm tính mềm dẻo, linh hoạt khi lựa chọn bổ sung vào

chương trình những nội dung học tập cần thiết theo yêu cầu của doanh nghiệp ở địa phương.

Hiện tại nhà trường đã xây dựng và thẩm định, phê duyệt đăng ký hoạt động đào tạo được 10 ngành nghề trình độ trung cấp (Nghề Kỹ thuật lạnh và Điều hòa không khí; Nghề Điện công nghiệp; Nghề Điện tử dân dụng; Nghề Công nghệ ô tô; Nghề Cắt gọt kim loại; Nghề Điện tử công nghiệp; Nghề Chế biến và Bảo quản thủy sản; Nghề Chăn nuôi gia súc gia cầm; Nghề Kế toán doanh nghiệp; Nghề Sửa chữa & lắp ráp máy tính) và 12 nghề trình độ sơ cấp và thường xuyên.

Để tìm hiểu thêm về xây dựng CTĐT của nhà trường, đã tiến hành điều tra, khảo sát về tình hình thực hiện chương trình giảng dạy của 42 GV, 184 HS với những câu hỏi cụ thể như sau:

- Đối với học sinh: đưa ra 2 câu hỏi, mỗi câu có 5 mức độ trả lời khác nhau: Hoàn toàn không đồng ý; Không đồng ý; Không ý kiến; Đồng ý; Hoàn toàn đồng ý.

Ở câu hỏi thứ nhất “chương trình đào tạo có dung lượng hợp lý” được đa số học sinh đồng ý và hoàn toàn đồng ý với số lượng cao (180/184 chiếm 97,83%).

Khi được hỏi “thời lượng của tất cả các môn trong một học kỳ là phù hợp” đã nhận được 50,54% (93/184 phiếu) hoàn toàn đồng ý thời lượng chương trình đào tạo, 39,13% (72/184 phiếu) đồng ý với ý kiến trên. Bêncạnh đó chỉ có 1,63% (3/184 phiếu) không đồng ý với câu hỏi này. Có 8,7% (16/184 phiếu) không có ý kiến về vấn đề này.

- Đối với giáo viên: Số phiếu điều tra được gửi cho 42 GV, thu về là 39 phiếu, về nội dung đánh giá CTĐT của nhà trường. Kết quả được phản ánh ở bảng dưới đây

TT Nội dung Rất hợp lý Hợp lý Không hợp lý Không rõ Tổng cộng

1

Mức độ hợp lý trong việc phân chia các khối kiến thức chung, và kiến thức chuyên ngành 7,4 88,9 3,7 0 100 2 Mức độ hợp lý trong thứ tự sắp xếp các môn học (theo lôgíc, theo mức độ dễ đến khó, ...) 11,1 77,8 11,1 0 100 3

Mức độ cân đối giữa lý thuyết và thực hành trong chương trình

7,4 74,1 18,5 0 100

4

Mức độ cập nhật thực tiễn của các môn học trong chương trình

0,0 81,5 14,8 3,7 100

5

Đánh giá về nội dung chương trình phù hợp với mục tiêu đào tạo

3,7 88,9 3,7 3,7 100

6

Việc đổi mới phương pháp giảng dạy với mục tiêu đào tạo

7,4 88,9 3,7 0 100

7

Đánh giá về sự phù hợp của các phương pháp kiểm tra, đánh giá so với mục tiêu đào tạo

14,8 81,5 3,7 0 100

Kết quả tổng hợp phản ánh tương đối khách quan với 7 câu hỏi cho rằng mức độ hợp lý trở lên của CTĐT từ 74,1% đến 88,9%. Trong đó cũng cần quan tâm đến số ý kiến có tỷ lệ thấp (3,7% - 18,5%) cho rằng không hợp lý ở các nghề như Công nghệ ô tô, Chế biến và bảo quản thủy sản.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp nghề Trà Vinh (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w