Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy theo hướng tăng tính chủ động cho học sinh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp nghề Trà Vinh (Trang 89 - 98)

V. Nghề Giao thông – Vận

3.2.4 Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy theo hướng tăng tính chủ động cho học sinh

hướng tăng tính chủ động cho học sinh

“Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục” đã được xác định là giải pháp quan trọng nhất để phát triển giáo dục ở nước ta trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI. Việc đổi mới phương pháp phải gắn liền chặt chẽ với đổi mới mục tiêu và nội dung giáo dục. Mục tiêu giáo dục trong thế kỷ XXI, theo khuyến cáo của UNESCO là nhằm: học để biết, học để làm việc, học để làm người và học để chung sống. Do đó đổi mới nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp DH, phương tiện dạy học là yếu tố không thể thiếu được để đảm bảo việc đổi mới thành công, quản lý tốt các yếu tố này sẽ có tác động tích cực đối với việc nâng cao CL dạy học. Việc đổi mới nội dung là“phải phù hợp với mục tiêu dạy nghề trình độ trung cấp, tập trung vào năng lực thực hành các công việc của một nghề, nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo, bảo đảm tính hệ thống, cơ bản, phù hợp với thực tiễn và sự phát triển của khoa học, công nghệ” [18, tr.6]

Một thực trạng của thị trường lao động ở Tỉnh Trà Vinh cũng như nước ta hiện nay là nhiều HS tốt nghiệp các khóa đào tạo ở nhiều ngành nghề khác nhau khi xin việc làm thường phải qua đánh giá lại của các cơ sở tuyển dụng lao động để xét tuyển. Khi được tuyển dụng vào rồi thì các doanh nghiệp thường phải đào tạo lại hoặc cho học việc một thời gian rồi mới sử dụng được. Việc xếp lương cho lao động kỹ thuật chủ yếu căn cứ vào tay nghề bậc thợ hoặc mức độ thành thạo, chứ không căn cứ theo bằng cấp tốt

nghiệp. Điều đó chứng tỏ CLĐT và các văn bằng chứng chỉ (VBCC) mà các cơ sở đào tạo trang bị và cung cấp cho người tốt nghiệp có giá trị hạn chế nhất định, chứ không được công nhận rộng rãi trong xã hội.

Như vậy để đổi mới hoạt động đào tạo nhằm nâng cao CL đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, khuyến khích HS không ngừng nâng cao trình độ kỹ năng nghề của mình, góp phần nâng cao CL nguồn nhân lực thì Trường Trung cấp nghề Trà Vinh phải thực hiện một số các biện pháp để đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy như sau:

3.2.4.1. Xây dựng nội dung chương trình đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và theo nhu cầu của thị trường lao động, xu hướng hội nhập quốc tế

Xây dựng nội dung chương trình đào tạo theo hướng hiện đại hóa, dựa trên các tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại là một trong những giải pháp quan trọng để “sản phẩm” của nhà trường đào tạo ra có CL, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Để thực hiện biện pháp này nhà trường cần thực hiện một số công việc theo tuần tự như sau:

- Phân tích nhu cầu lao động: GV và lãnh đạo từng khoa, tổ bộ môn dưới sự chỉ đạo của Ban Giám Hiệu, Phòng Đào tạo tổ chức các đợt nghiên cứu thực tế nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh và các tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL để đưa ra được báo cáo phân tích nhu cầu đào tạo ở các ngành nghề mà thị trường lao động đang cần.

- Phân tích nghề: Việc phân tích nghề cần thực hiện theo phương pháp DACUM ( Develope a curriculum – phát triển chương trình đào tạo). Thành lập tiểu ban phân tích nghề, gồm một số thành viên là các GV có kinh nghiệm lâu năm trong nghề và mời các chuyên gia đang làm việc trong các doanh nghiệp, làm việc dưới sự chỉ đạo của một chuyên gia phân tích nghề. Tiểu ban

này sẽ lập bản sơ đồ phân tích nghề, còn gọi là sơ đồ DACUM, với hệ thống các nhiệm vụ và công việc của nghề.

- Căn cứ vào dự báo nhu cầu lao động của thị trường, báo cáo kết quả phân tích nghề, Quyết định 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09/6/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về CTK trình độ TCN, trình độ CĐN; các CTK của từng nghề cụ thể do Bộ LĐ-TB&XH ban hành, nhà trường cần tổ chức xây dựng các CTĐT trình độ TCN và sơ cấp nghề phù hợp với nhu cầu lao động của các doanh nghiệp, xã hội. Phòng đào tạo và các khoa chuyên môn có nhiệm vụ tư vấn cho hiệu trưởng trong việc rà soát và điều chỉnh các CTĐT. CTĐT của từng nghề được các khoa chuyên môn, các tổ bộ môn xem xét và thống nhất, phân công GV soạn đề cương môn học, trong mỗi đề cương GV phải liệt kê rõ tài liệu tham khảo (TLTK) và đảm bảo HS có được TLTK khi học tập. Trên cơ sở kết quả làm việc của các khoa chuyên môn và các bộ môn, CTĐT được thông qua và nghiệm thu, các ý kiến được tập hợp về phòng Đào tạo để đối chiếu với chương trình khung. Hội đồng thẩm định chương trình kiểm tra - có sự phản biện của chuyên gia kỹ thuật. Cuối cùng Hiệu trưởng ký quyết định ban hành CTĐT, đăng ký và đưa vào thực hiện. Với quy trình trên CTĐT của trường sẽ được xây dựng dựa vào nhu cầu lao động của các doanh nghiệp, CTK của Bộ và có sự tham gia của tập thể GV. Bên cạnh đó CTĐT của trường được cập nhật bổ sung định kỳ, tài liệu tham khảo, bài giảng dùng trong CTĐT được công khai và phổ biến rộng đến người học.

- Căn cứ vào CTĐT đã được Hiệu trưởng phê duyệt, các tổ bộ môn của từng khoa tiến hành thảo luận và phân công cụ thể cho từng GV biên soạn đề cương chi tiết bài giảng, đề cương chi tiết biên soạn xong, được các tổ bộ môn đánh giá xem xét và trình Hội đồng thẩm định chương trình và Hiệu trưởng nhà trường phê duyệt. Căn cứ trên các đề cương chi tiết đã được phê duyệt

các tổ bộ môn lập danh mục TLTK để thư viện nhà trường mua sắm các tài liệu dùng chung cho người học và tài liệu dùng cho GV nghiên cứu giảng dạy.

+ Ngoài ra nhà trường cần tổ chức các cuộc tiếp xúc với doanh nghiệp để nắm rõ yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp cũng như nhận những đóng góp ý kiến từ doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất để điều chỉnh nội dung CTĐT cho phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động. Công tác này được tiến hành ít nhất hai năm một lần cho mỗi nghề.

+ Một công tác cũng góp phần quan trọng không kém trong việc xây dựng chương trình chuẩn hóa, hiện đại hóa theo nhu cầu của xã hội là sử dụng dữ liệu về HS tốt nghiệp, để lập kế hoạch thu thập ý kiến HS tốt nghiệp; từ đó nắm được tỷ lệ HS được đào tạo đáp ứng tốt nhu cầu xã hội như thế nào, để có hướng điều chỉnh nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy cho phù hợp.

+ Khi xây dựng nội dung CTĐT, cần xác định mục tiêu đào tạo của CTĐT nghề một cách rõ ràng cụ thể và có tính khả thi. Bắt đầu từ mục tiêu CTĐT tới mục tiêu môn học/môđun và mục tiêu các đơn vị học tập nhỏ hơn như bài học, tiết học, ca thực tập…Hệ thống mục tiêu các môn học có trong CTĐT sẽ cụ thể hóa nhằm thực hiện đạt mục tiêu đào tạo. Đây là căn cứ xác định nội dung cần dạy và học trong mỗi môn học/môđun, là căn cứ xác định mục tiêu các bài học và là căn cứ để biên soạn công cụ đánh giá kết quả học tập môn học/môđun. Trong CTĐT của các bài học là đơn vị kiến thức hoặc kỹ năng độc lập nhằm hình thành ở người học các năng lực hoạt động nghề nghiệp với các mức độ tiêu chuẩn nghề nghiệp khác nhau. Với mỗi bài học cần xác định thật rõ ràng mục tiêu bài học. Một mục tiêu bài học tốt phải bao gồm đủ ba thành phần : 1/sự thực hiện; 2/điều kiện thực hiện; 3/tiêu chuẩn thực hiện. Với cách viết mục tiêu bài học như vậy, GV có thể thiết kế và tổ

chức bài học một cách chủ động và sáng tạo, người học có động cơ học tập rõ ràng, so sánh để nhận ra mình phải làm gì và sẽ được đánh giá như thế nào trong học tập. Cán bộ quản lý của Phòng ban hoặc Khoa nghề có căn cứ đánh giá một cách khách quan hiệu quả giảng dạy và kết quả học tập.

- Thử nghiệm chương trình: Căn cứ vào các CTĐT, các đề cương chi tiết đã được Hội đồng thẩm định và Hiệu trưởng phê duyệt, nhà trường cần tiến hành thử nghiệm chương trình bằng cách: Mời một số GV tham gia dạy thử nghiệm một phần hoặc toàn bộ chương trình biên soạn để điều chỉnh.

- Đánh giá chương trình: Một số chuyên gia và GV có kinh nghiệm cùng phối hợp đánh giá CTĐT và đưa ra những kiến nghị cần thiết để sửa đổi bổ sung về chương trình và việc triển khai chương trình đó. Có thể tiếp thu các ý kiến của HS, ý kiến của các doanh nghiệp nếu thấy cần thiết.

- Triển khai chương trình: Ban Giám Hiệu đưa ra quyết định về việc triển khai các khóa đào tạo theo chương trình đã được hoàn thiện.

3.2.4.2 Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tăng tính chủ động cho học sinh, phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và tinh thần hợp tác của người học

Giảng dạy là một quá trình mang tính chất nghệ thuật tạo sự kích thích, định hướng và hướng dẫn. Dạy không chỉ là sự truyền đạt đơn thuần kiến thức mà là một quá trình tạo mối tương quan giữa người dạy, người học và tư liệu giảng dạy. Thông thường người học chỉ nhớ 10% những gì họ đọc, 20% những gì họ nghe, 30% những gì họ thấy, 50% những gì họ nghe và thấy, 80% những gì họ nói, 90% những gì họ nói và làm, tức là khi họ khám phá cho chính họ thì họ sẽ thu nhận được nhiều hơn. Giảng dạy giúp HS thay đổi: nâng cao kiến thức, thay đổi nhận thức, thay đổi thái độ và từ đó thay đổi hành vi. Khi người hướng dẫn tạo được cảm xúc, sự ham thích thì động cơ khám phá và thay đổi sẽ được thuận lợi hơn. Vì thế, học tập là một quá trình,

qua đó cá nhân chấp nhận vài kỹ năng mới hay ý tưởng mới và nó làm thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Nó là một chuỗi các hoạt động đối diện với vấn đề, can dự vào những kinh nghiệm mới và đưa đến sự khám phá cái mới. Do đó đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm tích cực hóa người học là một xu hướng tất yếu nhằm nâng cao CL giáo dục đào tạo hiện nay. Nhiều GV đặc biệt là các GV trẻ đã không ngừng tìm tòi, tích lũy kinh nghiệm, sáng tạo ra những ý tưởng hay, để có thể tạo ra một giờ giảng sinh động, ấn tượng và đạt được mục tiêu của bài học cần chuyển tải đến người học.

Như vậy mục tiêu đào tạo của Trường phải chuyển từ chỗ CTĐT được xây dựng theo hướng tiếp cận nội dung (tức là cung cấp cho HS đầy đủ kiến thức để sau khi ra trường có thể hành nghề được ngay) sang hướng xây dựng CTĐT theo hướng tiếp cận với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, sự bùng nổ thông tin trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật (tức là chỉ đủ thời gian đào tạo cho HS những phần kiến thức cốt lõi - phần kiến thức phải học) của ngành nghề và rèn luyện cho HS có khả năng tự học các phần kiến thức nên học, sẽ học. Phần kiến thức tiếp thu được sẽ rất bổ ích để HS có thể tự học, tự phát triển sau khi tốt nghiệp ra trường, tức là vẫn tự học được ngay cả khi không có thầy hướng dẫn.

Để làm được điều đó không có cách gì khác là phải đổi mới phương pháp giảng dạy, giảng dạy theo phương pháp tích cực.

Giảng dạy theo phương pháp tích cực thực chất là tiếp thu mọi tinh túy của phương pháp giảng dạy truyền thống, đồng thời tích cực hóa việc giảng dạy và nhất là việc học tập của HS lên mức tối đa.

Giảng dạy theo phương pháp tích cực là tập hợp các biện pháp hữu hiệu nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của HS ở trên lớp, ở trong phòng thí nghiệm, ở xưởng thực hành. Tuỳ theo mục tiêu học tập, đào tạo mà áp dụng các biện pháp khác nhau. Như vậy không có một kỹ thuật cố định áp dụng

trong giảng dạy tích cực. Không nên nhầm lẫn phương pháp và biện pháp (vấn đề kỹ thuật). Phương pháp là cái lớn hơn, cái bao trùm, còn biện pháp là các kỹ thuật cụ thể. Chính vì sự nhầm lẫn này nên việc chuyển đổi sang giảng dạy tích cực trong thời gian qua còn gặp rất nhiều khó khăn. Việc tích cực hoá học sinh nên được tiến hành theo nhiều phương pháp từ thấp đến cao mang tính đồng bộ thì mới có hiệu quả

- Nhà trường cần chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “lấy người học làm trung tâm”, phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu của HS, hạn chế việc đọc - chép bài trên lớp. Cử một số GV có kinh nghiệm dự các khoá tập huấn về tổ chức dạy học theo phương pháp tích cực hoá người học. Sau đó về trường tổ chức các hội thảo, seminar về phương pháp dạy tốt cho các giáo viên khác và hướng dẫn phương pháp học tốt.

+ Đối với giảng dạy lý thuyết: Cần vận dụng các phương pháp giảng dạy mới như: phương pháp giảng dạy nêu vấn đề; phương pháp đóng vai; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp thí nghiệm; phương pháp Cémina; phương pháp hội thảo phương pháp thuyết trình có sử dụng giáo cụ trực quan, phương pháp đàm thoại, trò chơi học tập...để giảng dạy sẽ khắc phục được tình trạng dạy học theo kiểu thụ động, một chiều và người thầy là vai diễn chính sang hướng người học là trung tâm, kích thích tính tích cực, chủ động của học sinh tham gia vào quá trình học tập. Như vậy Giảng dạy tích cực thực chất là tích cực hoá HS trong giờ học, tuỳ theo mức độ hợp tác, thói quen học tập của HS, công tác chuẩn bị của GV, trình độ GV, mà tổ chức dạy học tích cực nhiều hay ít để phù hợp với mục tiêu đào tạo. Cần lưu ý rằng HS phải đọc tài liệu trước khi lên lớp, đọc tài liệu và nghiền ngẫm tài liệu tức là tự học, nếu giáo trình viết rõ ràng, khúc triết, các vấn đề móc nối nhau có trật tự lôgíc thì HS có thể nắm bắt được rất nhiều vấn đề thuộc mục tiêu bài học. Tuy vậy

giáo trình không nên viết quá dài sẽ dẫn tới quá tải làm cho HS mất khả năng tập trung vào các vấn đề chính nên giảm sút CL của tự học.

Trong giờ học, GV tạo điều kiện cho HS tham gia vào bài giảng dưới nhiều hình thức khác nhau tuỳ theo mức độ tiếp thu và hiểu bài của HS như kiểm tra kiến thức bài cũ và kiến thức liên quan. Cho HS tham gia vào xây dựng bài mới, cho điểm cao khuyến khích những HS hăng hái tích cực học tập, ngay trong giờ học đã hiểu sâu sắc các vấn đề thuộc mục tiêu bài học. Nếu đủ điều kiện thì tổ chức thảo luận ngắn để làm rõ các vấn đề thuộc về bản chất của bài học.

+ Đối với giảng dạy thực hành: Áp dụng phương pháp vừa thuyết trình vừa thao tác mẫu, các bài dạy thực hành cần thiết kế theo từng bước công việc để người học dễ thực hành, từ chỗ bắt chước đến hoàn chỉnh kỹ năng và nâng thành kỹ xảo. Dạy thực hành theo trình tự: (1) Thao tác mẫu (rõ ràng), (2) Thực hành từng bước (đúng), (3) Thực hành có hướng dẫn (an toàn), (4) Thực hành độc lập (thành thạo), (5) Thực hành định kỳ (thói quen), (6) Hoàn thiện (tự tin).

Để tăng thời gian thực hành cho HS, GV lên lớp phải có sự chuẩn bị chu đáo hệ thống bài tập, áp dụng các thiết bị đa phương tiện, công nghệ hiện đại trong giảng dạy như: giáo án điện tử, thiết bị kỹ thuật số…Yều cầu bắt buộc

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp nghề Trà Vinh (Trang 89 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w