V. Nghề Giao thông – Vận
3.2.3 Làm tốt công tác tuyển sinh và có các chế độ khuyến khích học sinh học tập
học tập
Chất lượng tuyển sinh đầu vào của HS có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng đào tạo. Trong đào tạo cần chú trọng tới CL chứ không nên chạy đua theo số lượng. Đào tạo HS với số lượng phù hợp nhưng phải đạt hiệu quả cao, đáp ứng được nhu cầu việc làm của xã hội là vấn đề cấp thiết đối với nhà trường. Công tác tuyển sinh đầu vào được thực hiện thông qua hội đồng tuyển sinh nhà trường. Tuyển sinh là nhiệm vụ đầu tiên trong đào tạo nghề ở trường TCN, năng lực tuyển sinh thể hiện tiềm năng, qui mô phát triển và góp phần xác định thương hiệu của nhà trường do đó tuyển sinh phải kích thích được nhu cầu người học và đáp ứng nguyện vọng, tạo được niềm tin của HS. Để hoàn thành nhiệm vụ ĐTN của Nhà trường, trước hết phải thưc hiện được chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm đặt ra. Công tác Tuyển sinh của các cơ sở Đào tạo
nói chung ngày càng khó khăn, do sự cạnh tranh của các CSDN trên địa bàn, khu vực, giữa các loại hình đào tạo chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học… cho dù việc tuyển sinh chỉ là hình thức xét tuyển, khi người học nghề có đủ điều kiện qui định thì trúng tuyển vào học tập. Vấn đề đặt ra là nhà trường phải làm tốt công tác tuyển sinh, đảm bảo số lượng HS trúng tuyển vào học các ngành nghề theo năng lực đào tạo của đội ngũ GV; về CSVC; thiết bị và tài chính (thường có hạn). Mặt khác tuyển sinh phải đảm bảo HS đầu vào có chất lượng (về trình độ văn hóa, về nhận thức, động cơ học tập…) cho quá trình đào tạo tiếp theo đạt kết quả như mong muốn (đạt mục tiêu đào tạo).
Biện pháp tổ chức thực hiện giải pháp :
- Thành lập hội đồng tuyển sinh, ban thư ký giúp việc hiệu trưởng lập kế hoạch tuyển sinh theo chỉ tiêu đăng ký – tổ chức tuyển sinh bằng các hình thức khác nhau, dự trù kinh phí tuyển sinh vào dự toán hàng năm, phân công bố trí cán bộ phụ trách, nhân viên, GV tham gia làm công tác tuyển sinh. Lập kế hoạch tuyển sinh theo từng đợt và nhiều lần trong năm đảm bảo tuyển đạt chỉ tiêu. Xây dựng bộ phận tuyển sinh chuyên nghiệp đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cho HS có nhu cầu học nghề, làm tốt công tác tư vấn, hướng nghiệp cho HS, khuyến khích HS học nghề và lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực, sở trường.
- Soạn thảo thông báo, tờ rơi, in băng rol, thông báo tuyển sinh bằng phát hình, phát sóng truyền thanh, dán áp phích, tư vấn tuyển sinh trực tiếp cho học sinh các trường THCS, THPT trên địa bàn, các trường dân tộc nội trú, các trung tâm giáo dục thường xuyên… để đưa thông tin đến đối tượng cần tuyển sinh. Đa dạng hóa các hình thức tuyển sinh như tuyển sinh tại trường, tuyển sinh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền thanh, truyền hình, thông qua hội nghị khách hàng, hội chợ việc làm, cử cán bộ làm công tác tuyển sinh tại các trường phổ thông, hợp tác với các địa phương đoàn
thể để đẩy mạnh hoạt động tuyển sinh về các vùng nông thôn gắn với công tác đào tạo nghề lưu động, tăng cường liên kết, hợp tác trong đào tạo nghề để khai thác tốt nhất những nguồn lực sẵn có. Phát triển nhiều loại hình đào tạo, đa dạng ngành nghề đáp ứng nhu cầu học nghề của xã hội.
- Phối hợp với các Hội Phụ nữ, Nông dân, Đoàn Thanh niên ký kết hợp đồng liên tịch giữa Trường và các đoàn thể để tuyên truyền thông tin tuyển sinh đến Đoàn viên, Hội viên vận động học nghề, đề ra chỉ tiêu phấn đấu tuyển sinh học nghề, kết hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức về học nghề cho nhân dân.
- Tranh thủ sự giúp đỡ của UBND, Đảng ủy, Xã, Phường, Thị trấn, niêm yết thông báo tuyển sinh, chỉ đạo các ấp, khóm tuyên truyền vận động đăng ký học nghề giải quyết việc làm.
- Quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, các khu chế xuất, khu công nghiệp; ký kết hợp đồng thỏa thuận đào tạo cung ứng lao động cho doanh nghiệp, đào tạo theo địa chỉ, bảo đảm việc làm khi kết thúc khóa học, đào tạo theo địa chỉ, đặt hàng cung ứng lao động sau ĐTN. Đây là hình thức tuyển sinh có hiệu quả cao.
- Tuyển sinh học nghề dựa vào các hợp đồng đào tạo nghề lao động nông thôn, lao động nghèo, lao động cận nghèo, dân tộc, người tàn tật trên địa bàn để được hỗ trợ về kinh phí đào tạo, hỗ trợ tiền ăn cho người nghèo trong thời gian học, khuyến khích họ học nghề giải quyết việc làm.
- Ký kết hợp đồng thỏa thuận với các cá nhân có năng lực tuyển sinh ở các địa phương tuyển sinh cho Trường; các trung tâm DN, Trung tâm giáo dục HN và dạy nghề tuyển sinh để liên kết ĐTN tại huyện; tổ chức tuyển sinh đào tạo ngắn hạn tại Trường, khai giảng thường xuyên.
- Tham gia tuyển sinh, tư vấn học nghề ở sàn giao dịch việc làm, các hội nghị, hội thảo để tuyên truyền.
- Kết hợp với Sở LĐ-TB&XH điều tra nhu cầu học nghề trên địa bàn để nắm được số lượng có nhu cầu học nghề, ngành nghề cần đào tạo để tuyển sinh, lập kế hoạch khóa đào tạo phù hợp.
- Cần phải có sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, đối với các cấp các ngành, hội, đoàn thể, các địa phương tuyên truyền vận động nhân dân học nghề, nâng cao nhận thức về học nghề gắn với việc làm ổn định và đảm bảo cuộc sống, xóa đói giảm nghèo. Lồng ghép chặt chẽ công tác tuyển sinh đào tạo nghề với Chương trình mục tiêu giải quyết việc làm và Chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo của tỉnh.
- Kết thúc kỳ tuyển sinh, Hội đồng tuyển sinh tổ chức tổng kết, kiểm tra và đánh giá kết quả tuyển sinh. Thông tin về số lượng và CL đầu vào như trình độ học lực, cơ cấu giới tính, hoàn cảnh sống, động cơ học tập…giúp nhà trường có những định hướng quản lý và giảng dạy phù hợp; đồng thời đây là một trong những tiêu chí quan trọng trong công tác ĐBCL của nhà trường.
- Xây dựng chính sách thu hút HS học nghề như miễn giảm học phí, tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, vay vốn học tập, có ký túc xá, căn tin, sân vui chơi, giải trí VN TDTT; xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh không tệ nạn xã hội, môi trường học tập thuận lợi, đội ngũ cán bộ, nhân viên, GV có năng lực, yêu thương học sinh; đầu tư tăng cường CSVC, thiết bị hiện đại thu hút học sinh học nghề. Để thu hút HS học nghề, cần xây dựng chế độ khen thưởng khuyến khích HS học tập giỏi, xuất sắc. Phải xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn làm cơ sở để có chính sách phù hợp với những HS thuộc diện chính sách, hưởng các chế độ chính sách xã hội, hưởng học bổng khuyến khích học tập cao cho những HS khá, giỏi của trường.
- Tranh thủ hội khuyến học tỉnh, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp, mạnh thường quân quan tâm hỗ trợ cấp học bổng cho HS nghèo học khá, giỏi của nhà trường.
- Đảm bảo cơ bản chỗ ở cho HS nghèo, ở vùng xa, người dân tộc học nghề được ở nội trú KTX nhà trường. Xây dựng môi trường học tập sinh họat lành mạnh, không có tệ nạn xã hội, điều kiện học tập tốt, tham gia đầy đủ các phong trào TDTT, VHVN tạo được niềm tin cho phụ huynh và HS để đưa con em đến học tập.