Xây dựng, thực hiện nội dung chương trình, ph/pháp giảng dạy

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp nghề Trà Vinh (Trang 61 - 63)

II. Các nghề ngắn hạn Triệu đồng 1.519,

1 Đảm bảo về số lượng

2.3.3 Xây dựng, thực hiện nội dung chương trình, ph/pháp giảng dạy

Nhà trường đã có nhiều cố gắng trong việc soạn thảo hình thành nội dung CTĐT và thực hiện phương pháp giảng dạy những năm đầu mới thành lập đi vào hoạt động ĐTN. Kể từ năm 2007, 2008 Bộ LĐ - TB&XH ban hành quy trình xây dựng CTĐT trình độ TCN, CĐN; ban hành 194 CTĐT nghề là cơ sở thuận lợi để áp dụng. Trường đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng CTĐT các nghề, thành lập hội đồng thẩm định xét duyệt chương trình, phê duyệt và đăng ký hoạt động các CTĐT nghề trình độ trung cấp, sơ cấp và DN thường xuyên để thực hiện.

Mặt hạn chế của nội dung CTĐT nghề là nhà trường tuy đã dựa vào các CTK, chương trình chi tiết của các ngành nghề do Bộ LĐ-TB&XH ban hành để xây dựng; Song chưa có sự liên kết với doanh nghiệp trong việc xây dựng nội dung, CTĐT nên khả năng thích ứng của HS thấp, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp chưa cao. Hội đồng thẩm định chương trình chưa có sự tham

gia của chuyên gia kỹ thuật giỏi ở các lĩnh vực nghề để phản biện điều chỉnh nội dung CTĐT gắn với thực tiễn sản xuất và phù hợp với mục tiêu đào tạo của nghề. Trang bị giáo trình tài liệu chưa đầy đủ, thiếu kinh phí mua sắm, chưa có một thư viện hoàn chỉnh theo tiêu chí quy định do chưa được cấp kinh phí đầu tư. Soạn thảo tài liệu giảng dạy của GV còn mang tính riêng lẻ, chưa tập trung trí tuệ để xây dựng thành tài liệu dùng chung trong soạn thảo đề cương giảng dạy.

Phương pháp giảng dạy đã được quy định ở các môn học, mô đun nghề, ở các bài học cụ thể về phương pháp giảng dạy để học sinh nắm được kiến thức, kỹ năng và thái độ nhằm hình thành nhân cách cho HS, ngoài ra còn giáo dục rèn luyện về mặt phẩm chất đạo đức, tác phong... đã được đội ngũ GV thực hiện trong giảng dạy. Ban giám hiệu phát động GV tham gia phong trào dạy tốt học tốt và các phong trào khác của ngành giáo dục. Khuyến khích GV đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao CLĐT, tổ chức hội thi GV dạy giỏi và tổ chức hội thi làm dụng cụ, thiết bị dạy nghề, nhằm chọn ra giáo viên có phương pháp giảng dạy tốt, làm dụng cụ, thiết bị DN có hiệu quả để khen thưởng, nhân rộng. Chỉ đạo, đổi mới áp dụng phương pháp giảng dạy “lấy người học làm trung tâm” và từng bước sử dụng “tin học hóa” làm phương tiện dạy học cơ bản cho một số môn học, mô đun ở các bộ môn, từ đó nhân rộng mô hình, kết hợp có hiệu quả phương pháp dạy học truyền thống với sử dụng thiết bị trong giảng dạy.

Đội ngũ GV có tích cực hưởng ứng các phong trào song hiệu quả chưa cao, việc đổi mới phương pháp giảng dạy, một số “giáo án điện tử” bước đầu được áp dụng, nhưng mức độ vận dụng còn hạn chế, do thiếu kinh nghiệm, thiết bị, chuẩn bị bài giảng tốn nhiều thời gian.

Vì vậy, phải có giải pháp, biện pháp tích cực để khắc phục về xây dựng nội dung CTĐT, sử dụng phương pháp giảng dạy có hiệu quả góp phần ĐBCL đào tạo trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp nghề Trà Vinh (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w