Chi hoạt động thường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp nghề Trà Vinh (Trang 54 - 56)

xuyên (tự chủ) 1660 2.018 2.122

3. Mua sắm, sửa chữa nhỏ 250 400 400 600

4.Chi phí đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ giáo viên 45 100 150 150

Tổng cộng 1.661 2.890 3.706 4.958

(Nguồn số liệu – Phòng Kế toán Tài vụ)

Nhìn chung về tài chính của nhà trường những năm qua, cơ bản được Ngân sách nhà nước cấp Tỉnh chi toàn bộ kinh phí cho hoạt động đào tạo nghề, chi mua sắm sửa chữa nhỏ, chi đầu tư XDCB và đào tạo bồi dưỡng cán bộ, GV hàng năm. Riêng kinh phí đầu tư mua sắm thiết bị DN do Trung ương hỗ trợ từ nguồn vốn CTNT quốc gia cho dự án “tăng cường năng lực dạy nghề” cấp hàng năm.

Chi từ ngân sách cho Trường năm sau đều tăng hơn năm trước, năm 2010 so với 2007 tăng gần 3 lần. Bảo đảm chi họat động thường xuyên của

nhà trường (tiền lương, phụ cấp, điện, nước, vật tư thực hành...). Định mức kinh phí chi ĐTN từ ngân sách nhà nước hiện nay cho một học sinh TCN từ 3,6 đến 3,8 triệu đồng/năm và “cào bằng” cho mọi nghề đào tạo. Thực tế có những ngành nghề rất khó tuyển, ít HS vào học như cơ khí cắt gọt kim lọai, Công nghệ ôtô, song chi đầu tư trang thiết bị và chi phí thực hành thực tập cho những ngành học này lại rất lớn, nếu tính theo định mức kinh phí trên đầu học sinh sẽ không đủ kinh phí trang trải cho quá trình đào tạo. Bộ LĐ- TB&XH ban hành Thông tư 09/2008/TT-BLĐTBXH ngày 27/6/2008 về việc hướng dẫn chế độ làm việc của GV trường dạy nghề, theo đó tiêu chuẩn 1 giờ giảng lý thuyết (45 phút) và 1 giờ giảng thực hành (60 phút) đều tương đương 1 giờ chuẩn. Giờ chuẩn/năm của GV trung cấp nghề giảm xuống (Lý thuyết từ 560 giờ giảm xuống 510 giờ; Thực hành 840 giờ gảm xuống 430 giờ đến 510 giờ) làm tăng số lượng GV; Qui định giảng dạy thực hành một nhóm tối đa chỉ có 18 học sinh/ca. Nếu một lớp học bình quân 28 người thì cũng phải chia làm 2 nhóm thực hành, chi phí cho giờ giảng thực hành của GV sẽ tốn gấp đôi. Vì vậy phải có gần 3 GV chính thức mới đảm nhiệm được một lớp nghề/năm. Các ngành nghề cơ khí, ôtô, điện tử…có tỷ trọng thời gian thực hành cao, số lượng HS ít do vậy kinh phí thường bị thiếu, phải giảm vật tư thực hành hoặc giảm số lần thực tập/học sinh… Mặc dù định mức vật tư thực hành/HS điều chỉnh tăng từ 20.000đ/tuần lên 25.000đ/tuần hoặc 30.000đ/tuần, nhưng tỷ lệ trượt giá của vật tư hàng hoá đã tăng lên rất nhiều lần, khó ĐBCL cho thực hành thực tập của HS.

Học sinh đóng học phí 50 ngàn đồng/tháng theo quy định tại Quyết định số: 67/QĐ-UBT ngày 05/12/2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh đến nay vẫn chưa được sửa đổi. Mức đóng học phí hàng tháng của HS học nghề là rất thấp, không phù hợp với chi phí ĐTN hiện nay. Khoản thu học phí của HS các năm qua, Trường phải trích 15% lập quỹ học bổng khuyến khích học nghề

theo quyết định số 70/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ LĐ-TB&XH về học bổng khuyến khích học nghề, ngoài ra phải thực hiện miễn giảm học phí và trợ cấp xã hội cho HS đối tượng chính sách, gia đình nghèo chi hỗ trợ phong trào HS… chiếm tỷ lệ khoảng 40% nguồn thu học phí, Như vậy phần thu học phí còn lại không đủ để bù đắp thiếu hụt của kinh phí đào tạo trong quá trình DN.

Ngoài nguồn kinh phí được cấp từ ngân sách, thu học phí của HS, nhà trường còn tạo ra nguồn thu bổ sung như thu từ hoạt động dạy nghề liên kết đào tạo, nhà nước đặt hàng (dạy nghề cho lao động nông thôn, cận nghèo, người nghèo, tàn tật của các dự án ), thu từ DN đáp ứng nhu cầu học tập của người lao động, thu từ DN cho lao động của các doanh nghiệp và thu khác, cụ thể: năm 2008 thu được 1.306.868.000đ; năm 2009 thu 870.055.000đ; năm 2010 thu 1.350.674.000đ. Nguồn thu này góp phần vào chi phí đào tạo, tăng thu thu nhập CBVC, trích lập các quỹ của nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp nghề Trà Vinh (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w