II. Các nghề ngắn hạn Triệu đồng 1.519,
1 Đảm bảo về số lượng
3.2.1 Xây dựng sứ mệnh và kế hoạch chiến lược của nhà trường một cách đúng đắn
đúng đắn
Một trong những chức năng quản lý quan trọng của nhà quản trị, đặc biệt đối với người làm công tác quản lý đào tạo ở nhà trường…Xây dựng kế
hoạch chiến lược (KHCL) phát triển nhà trường thực chất cũng là một dạng hoạt động “hình dung” ra trước “công trình” trong tương lai, từ đó đề ra các mục tiêu và phương hướng để hoàn thành “công trình” ấy cho một giai đoạn phát triển nhất định. Vậy KHCL là gì? KHCL là các chương trình hành động tổng quát, là kế hoạch triển khai và phân bổ các nguồn lực quan trọng để đạt được các mục tiêu cơ bản, toàn diện và lâu dài của nhà trường. Hay nói một cách đơn giản, KHCL là xác định mục tiêu mà nhà trường cần phải đạt được trong một hay nhiều năm tới và các phương thức để đạt được mục tiêu ấy…
Trường TCN Trà Vinh muốn xây dựng được sứ mệnh và KHCL một cách đúng đắn thì cần phải tiến hành các biện pháp như sau:
3.2.1.1 Nâng cao nhận thức xây dựng sứ mệnh và kế hoạch chiến lược
Trên thực tế, không phải nhà trường nào cũng hiểu rõ vị trí, vai trò của việc xây dựng KHCL phát triển và tác động của nó đến sự phát triển bền vững của nhà trường. Cũng đã có nhiều nhà trường, xây dựng được KHCL phát triển, nhưng cũng không đạt được lộ trình phát triển như mong muốn và không đạt được tính bền vững ngay cả trong quá trình triển khai thực hiện. Khi tiếp cận khái niệm kế hoạch, phải nhận thức rõ kế hoạch là một trong năm chức năng cơ bản của quản lý gồm: kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra (Henri Fayol). Và trên thực tế, kế hoạch được xem là một trong những chức năng quản trị chính, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các tổ chức muốn đạt được mức độ thực hiện có hiệu quả. Theo quan điểm chung về quản lý, chức năng kế hoạch bao gồm những hoạt động quản trị nhằm xác định các mục tiêu trong tương lai và những phương tiện thích hợp để đạt được mục tiêu đó. Kết quả của chức năng kế hoạch được thể hiện thông qua một bản kế hoạch hay một văn bản xác định những phương hướng hành động mà tổ chức sẽ thực hiện. Tiếp cận từ góc độ này cho thấy, để đảm bảo được hoạt động quản lý thông thường, Trường TCN Trà Vinh phải xây
dựng được sứ mệnh và KHCL phát triển cho riêng mình một cách đúng đắn. Nếu trường TCN Trà Vinh không xây dựng được một KHCL phát triển thì chỉ biết làm những công việc trước mắt, làm cái gì biết cái ấy, cấp trên giao cái gì làm cái nấy. Cũng có thể trường sẽ dành được một số thành tích cụ thể, nhưng chỉ mang tính nhất thời, về cơ bản không có khái niệm về diễn biến và chiều hướng của sự phát triển, phản ứng một cách thụ động trước những diễn biến của sự thay đổi mới. Nhà trường có thể mạnh lên, nhưng sẽ không biết cách sử dụng và khai thác các nguồn lực sẵn có và tiềm ẩn, phung phí các cơ hội, không lường trước được các thách thức, nguy cơ sẽ sảy ra. Ngược lại, nếu trường Trung cấp nghề Trà Vinh xây dựng sứ mệnh và KHCL phát triển một cách đúng đắn, có nghĩa là biết cách để đạt những mục tiêu cần phải đạt và những mục tiêu mong muốn. Nhà trường sẽ biết chú tâm vào diễn biến và chiều hướng của sự phát triển dài hạn; biết tích luỹ, khai thác, huy động và phát triển các nguồn lực sẵn có và tiềm năng, chiếm lĩnh và chuẩn bị những điều kiện cần thiết để đạt được những vị trí, mục tiêu trọng yếu cho trước mắt và trong tương lai. Thực tế cho thấy, muốn dành được vị thế cao nhất phải là nhà trường có KHCL tốt nhất.
Việc xây dựng KHCL không chỉ dành cho những nhà trường đã có “thương hiệu” mạnh, mà rất cần thiết với bất cứ nhà trường nào có mục đích tham gia vào sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo. Càng đặc biệt hơn, đối với một nhà trường mới thành lập như trường TCN Trà Vinh. Vì vậy trường TCN Trà Vinh muốn tồn tại và phát triển lớn mạnh thì càng không thể thiếu việc xác định rõ sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu phát triển của nhà trường trong một KHCL phát triển dài hạn.
3.2.1.2 Nắm vững kỹ thuật xây dựng sứ mệnh và kế hoạch chiến lược
Trước tiên, muốn xây dựng KHCL phát triển, nhà trường phải đáp ứng được hệ thống các yêu cầu kỹ thuật khi xây dựng. Hệ thống yêu cầu kỹ thuật
của một bản KHCL bao gồm các yêu cầu kỹ thuật chung và yêu cầu kỹ thuật riêng.
- Yêu cầu kỹ thuật chung là tập hợp của 8 thành tố có mối quan hệ hữu cơ, tác động trực tiếp đến kết quả của một bản KHCL và mang tính khách quan, bao gồm các thành tố sau: khoa học (trong luận cứ và phương pháp); khách quan (trong nhận định và biện chứng); hệ thống (trong sự tương tác giữa các mục tiêu); khả thi (trong dự báo và thực hiện); nhất quán (trong lựa chọn hệ giá trị), thống nhất (trong quan hệ giữa Hệ giá trị và Tầm nhìn - Sứ mạng và Mục tiêu), cụ thể (trong xác định mục tiêu và phương pháp hành động); linh hoạt (theo tình huống và hoàn cảnh).
- Yêu cầu kỹ thuật riêng căn cứ theo đặc tính của một bản KHCL và mong muốn riêng của chủ thể, mang tính chủ quan. Nó là tập hợp của 06 yếu tố tác động gián tiếp đến kết quả của KHCL, bao gồm các yếu tố sau: thời gian thực hiện (ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn); cấp độ xây dựng kế hoạch (vĩ mô hay vi mô); mức độ quan trọng của kế hoạch (chiến lược hay tác nghiệp); phạm vi tác động của kế hoạch (toàn diện hay từng phần) và lĩnh vực mà nội dung bản kế hoạch tác động đến.
Trên thực tế, nhà trường luôn là một hệ thống mở chịu sự tác động qua lại của từng đơn vị, tổ chức cả trong và ngoài nhà trường. Mỗi đơn vị, tổ chức trong nhà trường đều có những đặc tính chuyên môn, chức năng nhiệm vụ và mục đích phấn đấu khác nhau. Và mỗi đơn vị, tổ chức ngoài nhà trường đều là các tác nhân tác động nhất định đến quá trình tồn tại và phát triển của nhà trường. Chính vì vậy, việc xây dựng kế hoạch để thống nhất các sự khác biệt, tìm kiếm những cơ hội phát triển từ bên ngoài nhằm đưa nhà trường đạt được một mục tiêu chung thông qua sự liên kết, phối hợp; sự kỳ vọng cùng những nỗ lực của các đơn vị trong nó và cùng với tác nhân tích cực từ bên ngoài cho sự phát triển bền vững của nhà trường là hết sức cần thiết và quan trọng. Như
vậy, nhà trường luôn có một mục tiêu phát triển nào đó trong hiện tại và cho tương lai. Trong quá trình phát triển, nhà trường luôn chịu sự tác động của một môi trường biến đổi liên tục. Vì vậy, trong từng giai đoạn phát triển nhất định, việc xác lập kế hoạch còn có vai trò như một nhịp cầu nối giữa hiện tại với tương lai phát triển; giúp nhà trường chuẩn bị những điều kiện cần thiết để đối phó với mọi tình huống thay đổi và thích nghi với nó. Đồng thời, giúp nhà trường giảm thiểu những bất trắc và rủi do trong quá trình thực hiện. Việc thiết lập kế hoạch còn là cơ sở quan trọng giúp nhà trường giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện các mục tiêu và phát huy động lực làm việc, phấn đấu trong toàn nhà trường. Và cũng chính từ đó, làm tăng thêm khả năng đạt được mục tiêu và kết quả mong muốn của nhà trường.
3.2.1.3 Xây dựng kế hoạch chiến lược của nhà trường bằng những phương pháp phù hợp
Lựa chọn phương pháp khoa học cũng là một yêu cầu tất yếu trong xây dựng KHCL. Phương pháp đúng sẽ cho ra kết quả đúng. Tuy nhiên, không thể có một phương pháp duy nhất hay phương pháp vạn năng nào để tạo ra một kết quả tối ưu cho một bản KHCL cụ thể. Để xây dựng một bản KHCL, Trường TCN Trà Vinh có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau phù hợp trong những điều kiện, hoàn cảnh và với từng mục tiêu cụ thể của nhà trường trong những giai đoạn nhất định. Vấn đề là ở chỗ phải biết lựa chọn phương pháp thích hợp với nội dung của bản KHCL, phù hợp với yêu cầu về đặc điểm riêng và bối cảnh tác động đến nhà trường, với hệ thống các yêu cầu kỹ thuật đã lựa chọn khi xây dựng một bản KHCL phát triển. Nếu không chọn đúng phương pháp hay phương pháp xây dựng thiếu tính khoa học sẽ dẫn tới sự mâu thuẫn, thiếu thống nhất, thiếu khả thi và gây khó khăn ngay trong quá trình thực hiện. Hậu quả lớn hơn là tạo nên sự bất mãn, nghi ngờ, mất niềm tin…dẫn đến sự coi nhẹ, xa rời những mục tiêu đã lựa chọn và điều tất yếu là
nhà trường khó có thể đạt được sứ mệnh và tầm nhìn đã xác định. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để xây dựng một bản KHCL phát triển cho các nhà trường. Các phương pháp (PP) xây dựng KHCL như: PP xây dựng KHCL theo sứ mạng và mục tiêu, PP theo đặc điểm các nguồn lực, PP biểu đồ, PP tổng hợp và thống kê, ...
3.2.1.4 Xây dựng nội dung kế hoạch chiến lược theo một cấu trúc, quy trình nhất định
- Cấu trúc của bản KHCL gồm: (1) Tên kế hoạch chiến lược, (2) Giới thiệu nhà trường, (3) Phân tích môi trường (SWOT), (4) Xác định sứ mạng, tầm nhìn, giá trị, (5) Xác định mục tiêu chiến lược, các ưu tiên, (6) Xác định các giải pháp chiến lược, (7) Đề xuất tổ chức thực hiện, (8) Kết luận và kiến nghị.
- Quy trình xây dựng nội dung KHCL: Nội dung của bản KHCL không thể phụ thuộc và chi phối hay áp đặt bởi ý thức chủ quan của bất cứ ai, cho dù đó là người có vị trí cao nhất trong nhà trường. Vì không một cá nhân nào có thể thực hiện được các mục tiêu trong nội dung bản kế hoạch đề ra, nó là sản phẩm trí tuệ chung và là tập hợp sức mạnh của nhiều người mới có thể đạt được các mục tiêu chung. Thông thường nội dung cơ bản của một bản KHCL bao gồm các phần cơ bản sau:
. Phân tích chiến lược - môi trường (SWOT)
. Xác định tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị của nhà trường . Xác định mục tiêu chiến lược.
. Xác định các giải pháp chiến lược. . Xác định các đề xuất tổ chức thực hiện.
. Viết văn bản và phê chuẩn KHCL và đưa vào thực hiện.
* Phân tích chiến lược - môi trường (SWOT) được viết tắt : S - Strength -
Mặt mạnh, W - Weakness - Mặt yếu, O - Opportunity - Cơ hội, T - Threat - Nguy cơ.
Phân tích chiến lược là phần rất quan trọng, đánh giá những thành công, thất bại, những điểm mạnh và điểm yếu của trường TCN Trà Vinh về các mặt hoạt động. Phân tích chiến lược còn đặt Trường trong khung cảnh môi trường kinh tế - xã hội của tỉnh Trà Vinh, khu vực ĐBSCL để đánh giá, nhận định những cơ hội và nguy cơ. Khi phân tích tình hình phải chỉ ra được các nguyên nhân khiến cho Trường yếu kém về một chỉ số cụ thể nào đó để từ đó đưa ra giải pháp, tập trung ưu tiên giải quyết nhằm tạo ra sự phát triển.
- Làm thế nào để đánh giá những cơ hội, nguy cơ?
+ Môi trường vĩ mô: kinh tế, chính trị, pháp lý, văn hóa – xã hội, công nghệ, môi trường sinh thái...
+ Ảnh hưởng của những định hướng phát triển KT-XH của đất nước và của Tỉnh đến sự phát triển giáo dục
+ Môi trường hoạt động: điều kiện cạnh tranh và lĩnh vực đào tạo, phụ huynh, học sinh, chính quyền, các doanh nghiệp,...
+ Sự ảnh hưởng của các chính sách giáo dục - đào tạo của Đảng và Nhà nước, môi trường cạnh tranh....đến sự phát triển của nhà trường
Bảng 3.1. Phân tích môi trường (SWOT)
Môi trường bên trong Điểm mạnh (S)+++++ Điểm yếu (W)- - - - - đến hoạt động Ảnh hưởng của nhà trường - Đội ngũ giáo viên