Những tư liệu đó là nguồn tài liệu quý giá bổ sung cho những nghiên cứu, nhận định của tác giả về vương triều này, trong đó có cả những nhận định liên quan đến sự phát triển và tình hình
Trang 1Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả trong luận án là trung thực, được nghiên cứu từ thực tế và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào
Tác giả
Lường Hoài Thanh
Trang 2MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 3
4 Phạm vi nghiên cứu 4
5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5
6 Đóng góp của Luận án 6
7 Cấu trúc của Luận án 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7
1.1 Các công trình nghiên cứu của học giả nước ngoài 7
1.2 Các công trình nghiên cứu của học giả trong nước 19
CHƯƠNG 2: VƯƠNG QUỐC AYUTTHAYA VÀ CƠ SỞ TIẾP NHẬN PHẬT GIÁO CỦA NGƯỜI THÁI 25
2.1 Sự hình thành vương quốc Ayutthaya 25
2.1.1 Quá trình di cư và sự hình thành các vương quốc đầu tiên của người Thái 25
2.1.2 Vương quốc Ayutthaya trong lịch sử Thái Lan 32
2.2 Cơ sở tiếp nhận Phật giáo của người Thái 37
2.2.1 Cơ sở khách quan 37
2.2.2 Cơ sở chủ quan 42
Tiểu kết chương 2 50
CHƯƠNG 3: PHẬT GIÁO Ở AYUTTHAYA (1350 - 1767) 52
3.1 Sự phát triển của Phật giáo ở Ayutthaya 54
3.1.1 Phật giáo ở Ayutthaya từ năm 1350 đến năm 1569 54
3.1.2 Phật giáo ở Ayutthaya từ năm 1569 đến năm 1767 64
3.2 Hệ thống tổ chức của Tăng đoàn và các hệ phái Phật giáo ở Ayutthaya 77
Trang 3CHƯƠNG 4: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CHÍNH
TRỊ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA AYUTTHAYA (1350 - 1767) 91
4.1 Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống chính trị 91
4.1.1 Phật giáo - chỗ dựa của chính quyền phong kiến Ayutthaya 99
4.1.2 Phật giáo can thiệp vào các chính sách của triều đình 104
4.2 Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống xã hội và văn hóa Ayutthaya 113
4.2.1 Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống xã hội Ayutthaya 113
4.2.2 Ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn hóa Ayutthaya 125
Tiểu kết chương 4 144
KẾT LUẬN 146
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PHỤ LỤC
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Phật giáo là một tôn giáo hướng thiện, khuyên con người làm điều thiện, tránh xa điều ác, tu nhân tích đức…nên ngay từ khi ra đời đã được đông đảo quần chúng nhân dân đón nhận và tin theo Sau một thời gian trở thành quốc giáo ở Ấn
Độ (thế kỉ III TCN), Phật giáo cùng với văn hoá Ấn đã được truyền bá ra bên ngoài
và được nhân dân các nước tiếp nhận một cách nhanh chóng như Sri Lanka, Thái Lan, Miến Điện, Việt Nam…
Đạo Phật với hệ thống triết lý sâu sắc, nhân văn nên đã sớm được nhiều dân tộc tiếp thu, từ đó đã tạo nên những nền văn hóa, những phong cách văn hóa Phật giáo rất độc đáo trên tất cả những mảnh đất mà tôn giáo này ngự trị Tuy nhiên, chỉ nói đến văn hóa thôi thì chưa thể hiện được trọn vẹn, đầy đủ vai trò và ảnh hưởng của Phật giáo Bởi trước khi Phật giáo bước vào giai đoạn phát triển thịnh trị, Phật giáo đã trải qua một quá trình xâm nhập rồi bám rễ sâu vào đời sống chính trị, kinh
tế, xã hội và tư tưởng của nhiều quốc gia, dân tộc Điều đó chứng tỏ, Phật giáo cũng giống như các tôn giáo khác, trong mọi thời điểm đều có mối liên hệ mật thiết với các vấn đề chính trị - xã hội của các quốc gia mà nó đang tồn tại và phát triển
Vấn đề này được thể hiện rõ nét nhất ở những mảnh đất mà đạo Phật được tôn vinh, chiếm địa vị độc tôn với tư cách là quốc giáo như tại Sri Lanka, Miến Điện, Thái Lan
Giống như nhiều quốc gia khác ở Đông Nam Á, Phật giáo đã du nhập vào đất Thái từ rất sớm, khi nơi đây chưa hình thành quốc gia dân tộc Khi người Thái lập quốc dưới vương triều Sukhothai, Phật giáo đã giữ một vai trò quan trọng trong việc
cố kết cộng đồng, thống nhất tộc người và góp phần vào sự phát triển của nhà nước phong kiến đầu tiên trong lịch sử Thái Lan
Vương triều Ayutthaya (1350 - 1767) được coi là giai đoạn phát triển cực thịnh của chế độ phong kiến Thái Bộ máy nhà nước không ngừng được bổ sung và hoàn thiện từ trung ương tới địa phương, hệ tư tưởng Phật giáo, nhất là Phật giáo Theravada đã nhanh chóng chiếm địa vị chủ đạo và có ảnh hưởng rất lớn trong mọi mặt của đời sống xã hội Cũng từ đây, như một quy định bất biến, tất cả các vị vua
Trang 5khi lên ngôi đều phải là các Phật tử và từ triều đại Bangkok cho đến nay, điều này
đã được chính thức ghi nhận tại điều 9 Hiến pháp Thái Lan hiện hành (11/10/1997)
“Nhà vua tín ngưỡng Phật giáo và là người bảo vệ tôn giáo” [161; tr.1] Đây chính
là nền tảng tư tưởng cho sự tồn tại và phát triển của đất nước Thái Lan
Vì vậy, việc tìm hiểu về lịch sử và sự phát triển của Phật giáo trong thời kỳ Ayutthaya sẽ góp phần vào việc làm sáng tỏ những ảnh hưởng của tôn giáo này trên đất Thái Bởi vì, trong suốt tiến trình lịch sử của mình, không giống như các quốc gia khác như Sri Lanka, Miến Điện, Lào, Campuchia, Phật giáo có lúc thịnh lúc suy nhưng ở Thái Lan, Phật giáo luôn chiếm vị trí chủ đạo, được coi như “sợi chỉ vàng” xuyên suốt cuộc sống, văn hóa, xã hội, tư tưởng cũng như nền nghệ thuật của người Thái Với trên 95 % dân số theo đạo Phật (2009) [91, tr.1] khiến cho Phật giáo trở thành một nhân tố không thể thiếu trong đời sống của cư dân Thái
Do đó, muốn tìm hiểu về đất nước và con người Thái Lan, trước hết phải tìm hiểu về Phật giáo Vì có như vậy, chúng ta mới có thể hiểu và lý giải được vì sao trong suốt tiến trình lịch sử Thái Lan, dù thăng trầm, chiến tranh hay hòa bình, Phật giáo vẫn luôn là sợi dây cố kết cộng đồng, liên kết người dân, điều hòa những mâu thuẫn, xung đột trong xã hội Chính điều này góp phần to lớn tạo nên đất nước Thái Lan với những con người chân thành và dễ mến
Là một tôn giáo hiền hòa trên cơ sở những triết lý thấm đượm tính nhân văn, Phật giáo đã tạo cho người Thái một phong cách ứng xử rất đặc trưng Chính phong cách ấy đã giúp người Thái thống nhất được đất nước, có chính sách ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt trước cơn bão táp của chủ nghĩa thực dân Đồng thời, cũng chính nó đã giúp người Thái khẳng định và duy trì được bản sắc văn hóa của dân tộc mình Trong những lúc khó khăn như thế, tinh thần Phật giáo lại được đề cao, lại luôn trở thành điểm kết nối giữa vua với quan lại quần thần và dân chúng Đánh giá đúng ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống xã hội Ayutthaya từ thế kỉ XIV đến thế kỉ XVIII sẽ góp phần vào việc phục dựng lại bức tranh Phật giáo Theravada ở Thái Lan từ khi du nhập cho đến giai đoạn sau này Tìm hiểu Phật giáo Ayutthaya trong quá khứ để khẳng định rằng, cho đến nay, Phật giáo ở Thái Lan vẫn luôn giữ một vị trí và ảnh hưởng vô cùng quan trọng Chính điều này sẽ giúp chúng ta có được những bài học kinh nghiệm quý báu để thực hiện hài hòa mối
Trang 6quan hệ giữa chính trị và tôn giáo, góp phần giải quyết tốt vấn đề xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo đang ngày càng gay gắt trong khu vực và trên thế giới
Trên cơ sở nhận thức rõ tầm quan trọng của Phật giáo đối với đời sống chính trị, xã hội và văn hóa Ayutthaya nói riêng, Phật giáo ở Thái Lan nói chung sẽ mang lại nhận thức đúng đắn hơn trong việc phát huy vai trò tích cực của Phật giáo đối với các vấn đề chính trị, xã hội và văn hóa của quốc gia này Đến nay, Thái Lan vẫn
là một nước mà Phật giáo luôn là tôn giáo chủ đạo Mối quan hệ của đạo Phật với chính trị trong lịch sử và hiện tại của Thái Lan luôn luôn có ý nghĩa tham khảo với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam Vả lại, việc tìm hiểu một triều đại lớn và cơ bản của lịch sử Thái Lan như Phật giáo Ayutthaya cũng là “chìa khóa” để giúp ta hiểu thêm về đất nước này khi quan hệ Việt Nam - Thái Lan ngày nay đang rộng
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận án là làm sáng tỏ cơ sở tiếp nhận, quá trình phát triển của Phật giáo Theravada ở vương quốc Ayutthaya nói chung và ảnh hưởng của tôn giáo này đối với đời sống chính trị, xã hội và văn hóa của vương quốc nói riêng từ năm 1350 đến năm 1767 Trên cơ sở đó, rút ra được những nét riêng của Phật giáo ở Ayutthaya đồng thời thấy được những truyền thống Phật giáo
đã được các vương triều sau kế thừa và phát triển, góp phần định hình nên dòng Phật giáo Theravada của người Thái cho đến ngày nay
3 Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 7Đối tượng nghiên cứu của Luận án là toàn bộ quá trình phát triển của Phật giáo Theravada và ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống chính trị, xã hội và văn hóa Ayuthaya từ năm 1350 đến năm 1767
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đặt ra, luận án sẽ tập trung:
- Làm rõ những cơ sở tiếp nhận Phật giáo của người Thái
- Làm rõ quá trình phát triển của Phật giáo Ayutthaya qua các giai đoạn, hệ thống tổ chức hành chính của tăng đoàn Phật giáo, các hệ phái Phật giáo tại vương quốc này Đồng thời rút ra một số đặc điểm riêng của Phật giáo ở Ayutthaya trong giai đoạn từ năm 1350 đến năm 1767
- Phân tích, đánh giá về ảnh hưởng của Phật giáo đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội như chính trị, xã hội và văn hóa tại Ayutthaya từ năm 1350 đến năm 1767
4 Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu Phật giáo ở Ayutthaya và ảnh hưởng của nó đối với đời sống chính trị, xã hội và văn hóa của vương quốc này từ năm 1350 đến năm 1767
+ Năm 1350, vương quốc Ayutthaya được thành lập ở vùng Trung và Nam Thái Lan ngày nay Sau đó, từ một vương quốc, Ayutthaya đã thôn tính Sukhothai
và nhiều lần tấn công Lanna để hợp nhất lãnh thổ thành một vương quốc thống nhất + Năm 1767 là mốc kết thúc 417 năm phát triển của Ayutthaya sau cuộc tấn công xâm lược của quân đội Miến Điện
Tuy nhiên, để làm sáng tỏ những vấn đề của luận án, việc phân tích quá trình
di cư của người Thái, cơ sở của việc tiếp nhận Phật giáo của người Thái cũng như
sự du nhập Phật giáo vào giai đoạn trước khi vương quốc Ayutthaya được thành lập cũng được tác giả đề cập tới Mục đích của việc phân tích trên nhằm làm rõ hơn những ảnh hưởng của các nhân tố khách quan và chủ quan trong quá trình tiếp nhận Phật giáo của người Thái từ khi còn ở Nam Chiếu cho đến khi di cư vào đất Thái Khi Ayutthaya đã tiếp nhận Phật giáo thì trong hơn 400 năm tồn tại, không chỉ có dòng Phật giáo Theravada mà người Thái còn tiếp nhận cả Phật giáo Đại thừa Điều này sẽ góp phần không nhỏ vào việc tạo nên những đặc trưng Phật giáo rất riêng của người Thái được định hình tại Ayutthaya, được kế thừa và tiếp tục phát triển trong các triều đại sau
Trang 8Về nội dung vấn đề nghiên cứu: Phật giáo ở Ayutthaya và ảnh hưởng của tôn giáo này trên các lĩnh vực chính trị, xã hội và văn hóa của Ayutthaya Ngay trong từng lĩnh vực, phạm vi bao quát cũng rất rộng, do vậy, luận án chỉ tập trung nghiên cứu một số mặt tiêu biểu của từng lĩnh vực
Đối với đời sống chính trị, luận án chỉ chủ yếu tập trung tìm hiểu về hoạt động của các nhà sư và Tăng đoàn Phật giáo cũng như thái độ, chính sách của chính quyền Ayutthaya đối với Phật giáo
Đối với đời sống xã hội, luận án giới hạn trong việc tìm hiểu về ảnh hưởng của Phật giáo đối với xã hội Ayutthaya, tác động của Phật giáo tới tính cách và lối sống của người Thái
Với đời sống văn hóa, luận án đề cập tới ảnh hưởng của Phật giáo trên các lĩnh vực văn học, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và hội họa truyền thống
5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Với sự phát triển của các ngành khoa học, các tài liệu về lịch sử Phật giáo thế giới và Thái Lan đang được dịch ra Tiếng Việt ngày càng nhiều Nguồn tư liệu tiếng Thái, tiếng Anh, tiếng Hà Lan, tiếng Trung của các tác giả Thái Lan, các học giả phương Tây và Trung Quốc là cơ sở tư liệu cần thiết và chủ yếu cho việc thực hiện luận án Trong các nguồn tài liệu này, nguồn tài liệu gốc bằng văn bản giữ vai trò quan trọng hơn cả
+ Các tài liệu gốc bằng văn bản được sử dụng trong luận án gồm: Công trình
“The Royal chronicles of Ayutthaya” (Biên niên sử Hoàng gia Ayutthaya), xuất bản
tại Bangkok năm 2000 bằng tiếng Anh bởi dịch giả Richard D.Cushman - người đã
có công dịch bản Biên niên sử từ tiếng Thái sang tiếng Anh, sau đó được biên tập lại bởi dịch giả David K Wyatt
Công trình เสนทางุญ 9 วัดอยุธยา (Merit Road - Temples in Ayutthaya - Các ngôi wat tại Ayutthaya - Những con đường tâm linh) của tác giả Wanlop Khlongphitthayaphong, Nhà xuất bản: บริษัทแปลน พริ้นทติ้งจํากัด, năm 1990 Tác
phẩm The short history of the kings of Siam (Lịch sử tóm tắt về các vị vua Siam)
bằng tiếng Hà Lan và tiếng Anh của Van Vliet, xuất bản tại Bangkok năm 1975
Trang 9Tác phẩm Monuments of the Buddha in Siam (Các công trình kiến trúc Phật giáo tại Siam) của Hoàng than Damrong, xuất bản lần đầu năm 1973 và tái bản vào
năm 1975 tại Bangkok Công trình Aconsise history of Buddhist art in Siam (Lịch sử nền nghệ thuật Phật giáo ở Siam) của Reginald Le May, xuất bản năm 1963tại Luân Đôn…
+ Nguồn tư liệu bằng tranh ảnh, hiện vật thông qua quá trình đi điền dã của tác giả tại các Wat MahaThat, Wat Yai Chaimongkol, Wat Lokayasutharam, Wat Thammikarat, cung điện mùa hè tại Bang Pa - In…
Phương pháp nghiên cứu của luận án được tác giả sử dụng chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic Bên cạnh đó, tác giả còn có các phương pháp bổ trợ khác như phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, phân loại tư liệu, hệ thống hóa tư liệu kết hợp với phương pháp so sánh, sưu tầm tư liệu, phân loại lịch sử, so sánh lịch sử…
Ngoài ra, bản thân tác giả đã có chuyến đi điền dã theo dự án của Trung tâm Nghiên cứu châu Á, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tại hai trường Đại học ở Thái Lan là Đại học Chulalongkorn và Đại học Thammasat Thời gian không nhiều nhưng tác giả cũng đã có điều kiện tiếp cận với nguồn tài liệu gốc tại Đại học Chulalongkorn, đi điền dã và lấy ảnh tư liệu tại cố đô Ayutthaya để làm sáng tỏ cho các vấn đề cần giải quyết trong Luận án
6 Đóng góp của Luận án
- Hệ thống hóa về quá trình du nhập, cơ sở tiếp nhận Phật giáo của người Thái tại vương quốc Ayutthaya
- Sự phát triển của Phật giáo thời kì Ayutthaya
- Làm sáng tỏ ảnh hưởng của Phật giáo trên các lĩnh vực chính trị, xã hội và văn hóa của vương quốc Ayutthaya
- Luận án là nguồn tư liệu tham khảo cho những sinh viên, cán bộ nghiên cứu
và giảng dạy về lịch sử và văn hóa Thái Lan ở các trường đại học thuộc chuyên ngành xã hội
7 Cấu trúc của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, Luận án được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trang 10Chương 2: Vương quốc Ayutthaya và cơ sở tiếp nhận Phật giáo của người Thái
Chương 3: Phật giáo ở Ayutthaya (1350 - 1767)
Chương 4: Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống chính trị, xã hội và văn hóa Ayutthaya (1350 - 1767)
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Các công trình nghiên cứu của học giả nước ngoài
* Các học giả Thái Lan
Nghiên cứu về lịch sử vương triều Ayutthaya và lịch sử Phật giáo của các học giả Thái Lan khá phong phú, trên nhiều khía cạnh Trong đó, các tác giả chủ yếu tập trung nói tới sự phát triển của Phật giáo trong giai đoạn Ayutthaya
Một trong những học giả tiêu biểu là Hoàng thân Dhanni Nivat Kromamun Bidyalabh Hoàng thân là người có những công trình nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Thái Lan, nhất là trong giai đoạn Ayutthaya Năm 1965, Hoàng thân đã viết tác
phẩm A history of Buddhist in Siam (Lịch sử Phật giáo Siam) xuất bản năm 1965 tại
Bangkok Đây là một công trình viết về Phật giáo Thái Lan từ khi du nhập và truyền
bá vào vương quốc Môn Dvaravati đến các vương quốc của người Thái như Lanna, Sukhothai, Ayutthaya và triều đại Chakri Hoàng thân cũng đã chỉ ra sự phát triển của Phật giáo trên đất Thái là một quá trình liên tục, dù có nhiều dòng Phật giáo khác nhau nhưng người Thái đã lựa chọn dòng Phật giáo Theravada Sri Lanka làm quốc giáo và để lại dấu ấn đối với lịch sử và văn hóa Thái Lan trên nhiều lĩnh vực Ngoài ra, Hoàng thân còn có một số bài viết về lịch sử cũng như Phật giáo
Thái Lan như: “The Old Siamese Conceptions of the Monarchy” (Quan niệm về nền quân chủ cũ của Siam) đăng trên Tạp chí xã hội Siam số 35, năm 1954;
“Monarchical Protection of the Buddhist Church in Siam” (Bảo vệ chế độ quân chủ của Giáo hội Phật giáo ở Siam) đăng trên quỹ Học bổng Phật tử thế giới tại Bangkok năm 1964
Người có nhiều đóng góp đối với việc nghiên cứu lịch sử Thái Lan nói chung
và Phật giáo Thái Lan nói riêng là Hoàng thân Damrong Rajanubhab Ông là con trai thứ bảy của Vua Rama IV (Mongkut) Ông lớn lên trong sự nuôi dưỡng của mẹ
và được vua cha quan tâm giáo dục theo khuôn mẫu cung đình thời kỳ đầu có xu thế
Trang 11mở cửa Vì thế, Damrong sớm trở thành một học giả uyên bác trên nhiều lĩnh vực thuộc khoa học xã hội như lịch sử, khảo cổ, ngôn ngữ, nghệ thuật, văn học đồng thời là một nhà chính trị, quân sự góp nhiều công sức giúp Rama V (Chulalongkorn) thực hiện công cuộc canh tân đất nước từ cuối thế kỉ XIX
Damrong là sứ giả của vua Rama V về quan hệ văn hóa và ngoại giao của Thái Lan với nhiều nước châu Âu, trong đó có Nga Ông đã chủ trương cải cách hệ thống giáo dục, thay đổi hình thức giáo dục chỉ dùng trong cung đình và theo kiểu trường chùa, thực hiện giáo dục phổ cập toàn dân và biên soạn bộ giáo trình đầu
tiên gồm 3 quyển khá đồ sộ là Giáo trình cải cách Giáo dục Ông cũng là người
sáng lập thư viện thành phố sau này là Thư viện quốc gia Thái Lan
Dưới triều Rama VI, ông được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hàn lâm viện Hoàng gia Thái Lan Từ dây, ông đã dành trọn thời gian và tâm huyết để nghiên cứu khảo
cổ, lịch sử, văn học cổ điển Thái Lan
Đối với Phật giáo, ông là người đã nghiên cứu và viết tác phẩm Monuments
of the Buddha in Siam (Các di tích Phật giáo tại Siam), xuất bản lần đầu năm 1973
và tái bản năm 1975 tại Bangkok Công trình là sự khái quát về toàn bộ tiến trình lịch sử của Phật giáo từ khi được truyền bá vào lãnh thổ Thái Lan cũng như quá trình phát triển qua các triều đại Sukhothai, Ayutthaya và triều đại Chakri Tuy nhiên, công trình mới chỉ dừng lại ở việc trình bày khái quát về Phật giáo qua các thời kì, đồng thời miêu tả một số công trình kiến trúc và tượng Phật tiêu biểu tại Thái Lan ở các triều đại đó mà chưa có những đánh giá, nhận định về các giai đoạn phát triển của Phật giáo Ngoài ra, tác giả còn có công trình nghiên cứu về Phật giáo
Thái Lan là Chunnum niphon keo kap tamnan Phra Phutthasatsana (Collection of Writings in history of Buddhism - Tổng hợp các tác phẩm viết về lịch sử Phật giáo)
bằng tiếng Thái, xuất bản tại Bangkok năm 1971
Năm 1972, Rong Symananda - giáo sư trường đại học Chulalongkorn đã xuất
bản tại Băngkok cuốn “History of Thailand” (Lịch sử Thái Lan) bằng cả tiếng Thái
và tiếng Anh Công trình nghiên cứu về lịch sử Thái Lan từ thời tiền sử đến thời hiện đại, trong đó lịch sử vương quốc Ayutthaya được trình bày ở bốn chương (V,
VI, VII, VIII), theo trình tự từ khi vương quốc Ayutthaya hình thành đến khi sụp
đổ Đóng góp lớn nhất của công trình là trình bày khá đầy đủ diễn biến chính trị của
Trang 12các triều vua Ayutthaya Vấn đề Phật giáo Ayutthaya cũng được tác giả đề cập đan xen với lịch sử vương triều nhưng không nhiều
Somboon Suksamran cũng là một trong những học giả có nhiều công trình
nghiên cứu về Phật giáo Thái Lan như : Political Patronage and control over the Sangha (Chính trị đối với việc bảo trợ và kiểm soát Tăng đoàn) xuất bản năm 1981
và tác phẩm Buddhism and Politics in Thailand (Phật giáo và chính trị Thái Lan)
xuất bản năm 1982 Hai công trình này đều nằm trong dự án nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á có trụ sở tại Singapore
Đóng góp của cả hai công trình này chính là sự khái quát về toàn bộ mối quan
hệ qua lại giữa nhà nước và Tăng đoàn (Sangha) Phật giáo Thái Lan Qua từng
phần, từng chương, tác giả đã trình bày về mối quan hệ giữa Phật giáo với nền chính trị Thái, chính sách của các vị vua Thái đối với Phật giáo Trong công trình
Buddhism and Politics in Thailand (Phật giáo và chính trị Thái Lan), phần nói về
Tăng đoàn và mối quan hệ với vương triều và các vị vua Ayutthaya được tác giả trình bày trong chương II của tác phẩm
Trong các tác phẩm của mình, Somboon Suksamran cũng đã cung cấp cho người đọc những hiểu biết sơ lược về hệ thống tổ chức hành chính của Tăng đoàn Phật giáo Ayutthaya từ Sukhothai đến Ayutthaya và triều đại Chakri cũng như cho thấy mối quan hệ giữa nhà nước với tăng đoàn, sự bảo trợ của chính quyền đối với Phật giáo cũng như sự phục tùng của Phật giáo và Tăng đoàn đối với các vấn đề thế tục
Somboon Suksamran cũng là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu liên
quan đến Phật giáo và chính trị Thái Lan như Political Buddhism in Southeast Asia: The Role of the Sangha in the Modernzation of Thailand (Phật giáo, chính trị ở Đông Nam Á: Vai trò của Tăng đoàn trong đời sống hiện đại Thái Lan) xuất bản tại London năm 1977 và The recent Role of the Buddhist Monkhood in Thai Politics (Vai trò gần đây của các Phật tử xuất gia đối với nền chính trị Thái Lan) xuất bản tại Manchester, Department of Goverment and Faculty of Theology, 1978
Công trình “The Royal chronicles of Ayutthaya” (Biên niên sử Hoàng gia Ayutthaya) được dịch giả Richard D Cushman dịch từ tiếng Thái sang tiếng Anh, (được biên tập lại bởi dịch giả David K Wyatt), xuất bản tại Bangkok, năm 2000
Trang 13Đây là công trình viết về lịch sử vương quốc Ayutthaya từ khi hình thành đến
khi kết thúc với các sự kiện diễn ra trong suốt 35 đời vua Ayuthaya trị vì Trong tác
phẩm có nói tới sự phát triển của Phật giáo qua các triều vua, tuy nhiên do đặc thù
của thể loại sử ký nên các sự kiện trong tác phẩm thường được liệt kê theo cách kể
chuyện, các sự việc đan xen giữa lịch sử và tôn giáo nên thường tản mạn, không tập
trung Dù vậy, tác phẩm cũng đã cung cấp cho người nghiên cứu một số sự kiện có giá
trị về lịch sử vương quốc Ayutthaya nói chung và Phật giáo Ayutthaya nói riêng
Công trình กรุงศรีอยุธยาของเรา (Our Krung Sri Ayutthaya - Ayutthaya của
chúng tôi) của tác giả Sisak Wanliphodom, xuất bản tại Bangkok, năm 1984 là tác
phẩm mô tả về toàn bộ tiến trình của lịch sử vương quốc Ayutthaya từ khi hình
thành đến khi bị quân đội Miến thôn tính vào năm 1767 Trong tiến trình lịch sử đó,
tác phẩm cũng đã có những nhận định về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và tôn
giáo trong lịch sử của vương quốc Ayutthaya Những tư liệu đó là nguồn tài liệu
quý giá bổ sung cho những nghiên cứu, nhận định của tác giả về vương triều này,
trong đó có cả những nhận định liên quan đến sự phát triển và tình hình Phật giáo
tại vương quốc Ayutthaya
Công trình “Discovery Ayuthaya” (Khám phá Ayutthaya) do Charnvit
Kasetsiri chủ biên, Đại học Ubon Ratchathani và Toyota Thailand Foundation xuất
bản tại Bangkok, năm 2003 bằng tiếng Thái và tiếng Anh đã cung cấp những kiến
thức tổng quan nhất về vương quốc Ayutthaya như quá trình thành lập, những đặc
điểm địa lí tự nhiên, sự phát triển kinh tế và các công trình kiến trúc tiêu biểu của
Ayutthaya Qua đó, người nghiên cứu có thể rút ra những nhận định về chính trị,
kinh tế - đó chính là cơ sở tạo nên sự ổn định của đất nước, một trong những nhân
tố góp phần tạo nên một nền văn hóa phát triển rực rỡ, trong đó có văn hóa Phật
giáo, đồng thời thấy được những ảnh hưởng đậm nét của Phật giáo trong cả đời
sống vật chất và tinh thần của người dân Thái Lan, thể hiện rõ nhất qua các công
trình kiến trúc, hệ thống chùa chiền…
Charnvit Kasetsiri còn là tác giả của tác phẩm อยุธยา ประวัติศาสตรและการเมือง
(Ayutthaya: History and Politics - Lịch sử và chính trị Ayutthaya) cũng nằm trong
chương trình nghiên cứu của Toyota Thailand Foundation, xuất bản tại Bangkok năm
Trang 142005 bằng tiếng Thái Tác phẩm chủ yếu trình bày về tiến trình lịch sử Ayutthaya Dù vậy, tác giả cũng đã có một số nhận định về tình hình chính trị Ayutthaya và chính sách
của các vị vua đối với Phật giáo Ngoài ra, ông còn là tác giả của công trình The rise of Ayutthaya: A history of Siam in the fourteenth and fifteenth centuries (Sự nổi lên của Ayutthaya: Lịch sử của Siam trong các thế kỷ thứ mười bốn và mười lăm) xuất bản tại New York, năm 1976
Tác giả Thida Saraya với tác phẩm:
(The close structure of Thai society in the Sukhothai period and early Ayutthaya period (1800-2112 B.E.) (Cấu trúc của xã hội Thái Lan trong thời kỳ Sukhothai và thời kỳ đầu Ayutthaya), xuất bản tại Bangkok, năm 1975 Đây là công trình nghiên cứu tổng thể về cấu trúc xã hội dưới hai vương triều là Sukhothai và Ayutthaya, trong
đó chủ yếu nói tới cơ cấu xã hội trong giai đoạn tồn tại của vương triều Sukhothai đến giai đoạn đầu của vương triều Ayutthaya Có thể nói, cơ cấu xã hội của Ayutthaya chính là sự kế thừa của vương triều Sukhothai trước đó và được bổ sung, phát triển đến đỉnh cao với nhiều biến chuyển sâu sắc về cơ cấu giai cấp, tầng lớp Sự thay đổi này cũng diễn ra ngay trong giới sư tăng Phật giáo
Công trình เสนทางุญ 9 วัดอยุธยา (Merit Road - Temples in Ayutthaya- Các ngôi wat tại Ayutthaya- Những con đường tâm linh) của tác giả Wanlop Khlongphitthayaphong, Nhà xuất bản: บริษัทแปลน พริ้นทติ้งจํากัด, năm 1990 Công trình nghiên cứu khá chi tiết về 9 ngôi wat còn tồn tại đến ngày nay xung quanh kinh đô Ayutthaya Thông qua đó, tác giả đã phác họa một phần bức tranh về các công trình kiến trúc tiêu biểu - những ngôi wat rất quan trọng đối với vương quốc Ayutthaya
Đó là các ngôi wat Hoàng gia như Wat Mahathat, Wat Phra Si Sanphet, Wat Phra Mongkol Bophit, Wat Ratchaburana Nhờ đó, phần nào giúp tác giả luận án hiểu hơn
về các loại hình kiến trúc Phật giáo tồn tại trong giai đoạn này
Cuốn “Tìm hiểu đạo Phật” của nhà sư Khantipàlo, xuất bản tại Bangkok,
năm 1967 (Luận án sử dụng bản dịch của Chơn Thiện - Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, xuất bản năm 1990) Tác phẩm là một công trình khá chi tiết trình bày về giáo lý Phật giáo dành cho người phương Tây và du khách thập phương tới Thái Lan
Trang 15Do đó, tác phẩm đã viết về Phật giáo một cách phổ thông nhất, lý giải những thuật ngữ Phật giáo gần gũi để người đọc dễ dàng tiếp nhận Đồng thời, tác giả cũng đã có những
so sánh và chỉ ra một số những khác biệt trong hệ thống giáo lý của Phật giáo Thái Lan
so với giáo lý Công giáo Tác giả cũng đặc biệt chú ý tới miêu tả cách thức thiền hay
thiền định của các nhà sư Thái Lan, giải thích về đạo Pháp “Dharma”…
Tác phẩm “Thai Image of the Buddha” (Hình ảnh của Đức Phật Thái Lan)
của Luang Borial Burihand và A.B Griswold, xuất bản tại Bangkok, năm 1980 Các tác giả đã mô tả phong cách kiến trúc Phật giáo qua các thời kì từ vương quốc Dvaravati của người môn đến các vương quốc của người Thái sau này, trong đó có trình bày về phong cách U Thong và Ayutthaya Tác phẩm đã phần nào giúp người nghiên cứu thấy được những nét riêng trong phong cách kiến trúc Phật giáo qua từng giai đoạn cũng như phân biệt được các loại hình kiến trúc, các phong cách điêu khắc…của từng thời kì, nhất là thời kì phát triển của Phật giáo ở Ayutthaya
Công trình "Văn hoá dân gian Thái Lan" của tác giả Phya Anuma Rajadhon,
(bản dịch của Viện nghiên cứu Đông Nam Á), Nxb Văn hoá, 1988 Tác giả là một trong những học giả và nhà văn lớn của Thái Lan thuộc trường Đại học
Chulalongkorn Trong số các tác phẩm của mình, cuốn Văn hoá dân gian Thái Lan
là một trong những công trình được nhiều người biết tới
Tác phẩm là một tập hợp những nghiên cứu của tác giả về văn hóa, văn học
và ngôn ngữ Thái; về các câu chuyện dân gian Thái Lan, về văn học Phật giáo cũng như các nghi lễ và nghi thức dân gian Thái Lan nói chung và những ảnh hưởng của Phật giáo tới văn hóa Thái nói riêng Có thể nói, đây là một công trình nghiên cứu khá chi tiết về văn hóa dân gian Thái Lan trên cơ sở tác giả đã tập hợp, sưu tầm tư liệu thông qua hoạt động điền dã và nghiên cứu các tài liệu tại các vùng miền trên đất Thái Tác phẩm cũng nói tới một loại hình kiến trúc tiêu biểu của Phật giáo Thái
Lan là các Pra Chedi - một loại hình kiến trúc riêng của Thái dựa trên môtíp kiến
trúc Stupa của Phật giáo tại Ấn Độ
Mahamakut với tác phẩm “Buddhist Education in Thailand” (Nền giáo dục Phật giáo tại Thái Lan) Mahamakut Educational Council, Bangkok, 1961 Tác phẩm đã giới thiệu về nền giáo dục Phật giáo tại Thái Lan và sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với lối sống của người dân Thái Trong thời kì phong kiến, chùa không chỉ
Trang 16là nơi thờ phụng đức Phật, tiến hành các nghi lễ tôn giáo mà còn là một trung tâm giáo dục và các nhà sư trở thành những người thầy giúp đỡ và nâng cao trình độ hiểu biết cho dân chúng Tác phẩm sẽ là nguồn tư liệu quý để hiểu hơn về nền giáo dục Phật giáo và ảnh hưởng của trường chùa đối với người dân Thái, nhất là tại vương quốc Ayutthaya
Tác phẩm “Lịch sử Thái Lan” của Chris Baker và Pasuk Phongpaichit xuất
bản tại Đại học Cambrige năm 2005, (Luận án sử dụng bản dịch của Võ Thu Nguyệt lưu tại Thư viện Viện Nghiên cứu Đông Nam Á) là một công trình nghiên cứu có sự kết hợp quan điểm của sử gia phương Tây và sử gia Thái Lan Những vấn
đề về lịch sử vương quốc Ayutthaya được trình bày trong giai đoạn tiền Bangkok, thuộc chương I của tác phẩm Điểm nổi bật của công trình là tác giả không đi vào trình bày sự kiện lịch sử cụ thể mà chủ yếu phân tích và đưa ra những kết luận theo nhận định chủ quan của tác giả Vấn đề về Phật giáo Ayutthaya cũng được nói tới nhưng không nhiều, chủ yếu đan xen thông qua các nhận định của tác giả về từng giai đoạn cụ thể của lịch sử Thái Lan
* Các học giả phương Tây, Trung Quốc và Nhật Bản
Việc nghiên cứu về lịch sử Thái Lan nói chung, lịch sử Ayutthaya nói riêng
đã được các học giả phương Tây, Trung Quốc và Nhật Bản chú ý từ rất sớm do vị trí chiến lược của vùng đất này trên con đường buôn bán Đông - Tây
Thứ nhất, so với các quốc gia trong khu vực, Thái Lan được coi là một trong những quốc gia có vai trò rất quan trọng trong lục địa Đông Nam Á vì: lịch sử Thái Lan có mối liên hệ và quan hệ buôn bán với nhiều quốc gia phương Tây từ rất sớm Không những thế, nó còn cho thấy mối quan hệ sâu rộng, nhiều chiều trong chính sách của các vị vua Thái đối với các quốc gia phương Tây
Thứ hai, chính vì có mối quan hệ sớm với các quốc gia phương Tây như vậy nên lịch sử Thái Lan từ Ayutthaya rất được các học giả phương Tây chú ý nghiên cứu Đồng thời với việc nghiên cứu lịch sử, lịch sử Phật giáo Thái Lan cũng được nói tới với những mức độ khác nhau
Thêm vào đó, so với các quốc gia cùng lấy Phật giáo Theravada làm quốc giáo trong khu vực như Lào, Campuchia, Miến Điện thì Phật giáo Theravada được coi là thành công nhất tại Thái Lan và nó rất đặc biệt trong suốt lịch sử Thái Phật
Trang 17giáo đã góp phần vào sự tồn tại và phát triển của thể chế quân chủ Thái; giúp người Thái cố kết cộng đồng thống nhất tộc người, hình thành nên những phong cách đặc trưng riêng của người Thái Do đó, các học giả phương Tây khi tới Ayutthaya, họ đều muốn hiểu về đất nước này để có được những chính sách ngoại giao hợp lý cũng như tạo được những thuận lợi trong quá trình làm ăn, buôn bán tại đây
Ngay từ thời kỳ Ayutthaya, nhiều công trình của các học giả phương Tây nghiên cứu về lịch sử và Phật giáo Ayutthaya đã bắt đầu xuất hiện Vào thế kỉ XVI, lần đầu tiên tên gọi Ayutthaya đã xuất hiện trên bản đồ châu Âu với các tên gọi Judia, Juthia Điều này cho thấy tầm quan trọng của vương quốc Ayutthaya trong tầm nhìn chiến lược của các quốc gia phương Tây và Ayutthaya đã từng được ví là
“Venise của phương Đông” là vì như vậy
Jeremias Van Vliet là một thương gia đại diện của Công ty Đông Ấn của Hà Lan (V.O.C) có mặt tại Ayutthaya trong thời gian từ 1629 đến 1634 trong giai đoạn trị vì của vua Prasat Thong Jeremias Van Vliet đã trực tiếp viết về tiểu sử của các
vị vua Ayutthaya thời kì này với tác phẩm The short history of the kings of Siam (Lịch sử tóm tắt về các vị vua Siam) bằng tiếng Hà Lan và tiếng Anh, xuất bản tại Bangkok năm 1975 Người chịu trách nhiệm nội dung là tác giả David K Wyatt Công trình đã nói tới các vị vua Ayutthaya từ Ramathibodi I - người sáng lập vương triều đến vị vua thứ 25 là vua Thamarachathirat trong tổng số 35 vị vua của vương triều Dù chỉ trình bày ngắn gọn về tiểu sử của các vị vua, nhưng tác giả đã có những nhìn nhận và đánh giá chủ quan của mình về tình hình chính trị cũng như tôn giáo tại Ayutthaya, nhất là Phật giáo Quãng thời gian không dài nhưng tác phẩm cũng góp phần khắc họa rõ hơn về đời sống chính trị và tôn giáo tại Ayutthaya trong thế kỉ XVII
Một học giả có nhiều đóng góp lớn đối với việc nghiên cứu lịch sử cũng như văn hóa và Phật giáo Ayutthaya chính là David K.Wyatt Ông là người có nhiều
công trình nghiên cứu về Thái Lan nói chung và Ayutthaya nói riêng như công trình
Thailand a short History (Tóm tắt lịch sử Thái Lan), xuất bản tại Luân Đôn năm 1982; là dịch giả hiệu đính nhiều công trình liên quan đến Ayutthaya như Biên niên
sử Hoàng gia Ayutthaya Đây là tác phẩm trình bày về toàn bộ trình lịch sử Thái Lan từ khi người Thái bắt đầu di cư từ nhà nước Nam Chiếu (Nan - Chao) vào
Trang 18Đông Nam Á, nhất là vào lưu vực sông Chaophraya Mênam để hình thành nên các tiểu quốc của người Thái và sự phát triển của lịch sử Thái Lan cho đến năm 1982 Tác giả đã trình bày lịch sử Ayutthaya trong hai chương (IV, V) Cùng với các sự kiện về tình hình chính trị, xã hội, tác giả đã đề cập đến Phật giáo Ayutthaya qua các triều vua song không thật chi tiết Tuy nhiên, tác phẩm nói tới những tiền
đề, cơ sở cho quá trình hình thành nên các tiểu quốc của người Thái tại lưu vực sông Chaophraya Mê Nam, các di chỉ thời tiền và sơ sử cũng như những địa điểm
mà Phật giáo đã được truyền bá vào đất Thái như Nakhon Sithammarat, Pattani, Nakhon Pathom… Trên cơ sở đó, tác giả luận án sẽ có được cái nhìn toàn cảnh về
sự phát triển của Phật giáo Thái Lan trước khi vương quốc Ayutthaya được thành lập, sẽ thấy được những nét kế thừa của Phật giáo Ayutthaya từ những nền tảng trước đó cũng như thấy được những cái riêng, khác biệt của Phật giáo Ayutthaya Charles F Keyes cũng là một trong những học giả có nhiều công trình nghiên
cứu về Phật giáo Thái Lan như công trình Buddhism and National Intergration in Thailand (Phật giáo và Hội nhập quốc gia ở Thái Lan) tập 30 đăng trên Tạp chí
Nghiên cứu châu Á năm 1971 và công trình Millenalism, Theravada Buddhism, and Thai society (Chủ nghĩa dân tộc, Phật giáo Theravada và xã hội Thái Lan), tập 36 năm 1977
Cả hai công trình đều nói tới ảnh hưởng của Phật giáo đối với xã hội Thái Lan với tư cách là quốc giáo của dân tộc và là một trong ba điều không thể thiếu trong xã hội Thái là nhà nước, chế độ quân chủ và Phật giáo Tuy nhiên, Phật giáo trong giai đoạn Ayutthaya và những ảnh hưởng của nó với xã hội chỉ được tác giả nhắc tới như là tiền đề để đi sâu vào tìm hiểu những chính sách và sự phát triển của Phật giáo ở thời kì Bangkok, đặc biệt trong triều đại của Rama IV (Mongkut) và Rama V (Chulalongkorn)
Lịch sử Phật giáo Thái Lan nói chung và Phật giáo Ayutthaya nói riêng cũng được các học giả phương Tây chú tâm nghiên cứu trong mối quan hệ tôn giáo với các nước láng giềng trong khu vực, nhất là với Sri Lanka và Miến Điện Tác giả tiêu
biểu là Trevor Ling O với các tác phẩm The Buddha: Buddhist Civilization in India and Ceylon (Đức Phật: Nền văn minh Phật giáo ở Ấn Độ và Tích Lan) năm 1973;
Trang 19Buddhist Imperialism and War (Chủ nghĩa đế quốc, Phật giáo và chiến tranh) năm
1977 và Buddhist Trends in Southeast Asia (Các xu hướng Phật giáo ở Đông Nam Á) xuất bản tại Singapo năm 1986 Đây là các công trình thuộc dự án nghiên cứu
của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapo Trong đó, tác phẩm Buddhist Imperialism and War (Chủ nghĩa đế quốc, Phật giáo và chiến tranh) nói về Phật giáo tại hai quốc gia là Miến Điện, Thái Lan qua các thời kì từ khi nó du nhập cho đến thời hiện đại Qua các giai đoạn phát triển đó, Phật giáo trong thời kì Ayutthaya cũng được đề cập tới nhưng khá ngắn gọn và súc tích
Công trình Theravada Buddhism of Thailand (Phật giáo Theravada của Thái Lan) của tác giả Rear Admiral Lek Sumitra xuất bản tại Luân Đôn trong thời kì chiến tranh thế giới thứ 2 (1941 - 1945) Công trình giới thiệu toàn bộ những giáo
lý, giới luật (Vinaya), đạo pháp (Dharma) đặc biệt về đời sống và cách thức thực
hành Phật giáo của các Phật tử Thái Lan, góp phần giúp tác giả hiểu và có những nhìn nhận, đánh giá đúng về Phật giáo Thái Lan nói chung và Phật giáo Ayutthaya nói riêng
Công trình Theravada Buddhism in Southeast Asian (Phật giáo Theravada Đông Nam Á) của Robert C Lester, xuất bản tại Đại học Michigan (Mỹ) năm 1973
nói về Phật giáo tại các quốc gia Đông nam Á nói chung, đặc biệt là Phật giáo Theravada tại Lào, Campuchia và Thái Lan Không những thế, công trình còn giới thiệu về đức Phật và cách tiến hành thiền định, cũng như thực hành tôn giáo tại các quốc gia trên
Tác phẩm Thai - Bangladesh relations (Quan hệ Bangladesh - Thái Lan) của
bà Latifa Akanda, PGS khoa Lịch sử và văn hóa Hồi giáo, Đại học Dacca, Bangladesh, 1981 Đây là công trình tập hợp các bài viết trong Hội thảo quốc tế nghiên cứu về lịch sử và tôn giáo Thái Lan tại Trung tâm quốc tế Ấn Độ diễn ra vào tháng 1 năm 1981 tại Ấn Độ Trong tác phẩm, từ chương 2 đến chương 4, chủ yếu nói về tình hình Phật giáo Thái Lan, các công trình kiến trúc Phật giáo , nhất là dưới hai vương triều Sukhothai và Ayutthaya Qua đó, có được những số liệu cụ thể
về sự phát triển liên tục của Phật giáo trên đất Thái - tôn giáo được coi là quốc giáo ngay từ thời kì lập quốc cho đến nay, đặc biệt là số lượng các Wat (chùa) được xây dựng dưới hai vương triều Sukhothai và Ayutthaya
Trang 20Công trình A Consise history of Buddhist art in Siam (Lịch sử nền nghệ thuật Phật giáo ở Siam) của Reginald Le May, xuất bản năm 1963, là một công trình rất tiêu biểu về sự phát triển của các loại hình phong cách kiến trúc tại Siam qua từng thời kì từ Môn - Dvaravati đến Sukhothai, U Thong, Lopburi và Ayutthaya Tác phẩm đã trình bày những hiểu biết sâu sắc của tác giả về các tượng Phật được phát hiện qua các thời kì, góp phần tìm hiểu về ảnh hưởng của Phật giáo tới đời sống văn hóa và nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc trong thời kì Ayutthaya
Một trong những sử gia có đóng góp sớm khi nghiên cứu về lịch sử Đông Nam Á nói chung, trong đó có lịch sử Thái Lan là D.G.E Hall - giáo sư người Anh
Năm 1956, D.G.E Hall cho ra mắt công trình Lịch sử Đông Nam Á tại Luân Đôn
(Luận án sử dụng bản dịch của Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, năm 1997) Trong
đó, lịch sử Ayuthaya được đề cập đến trong chương VII và chương XXVII Tác giả
đã cung cấp các sự kiện có giá trị về lĩnh vực chính trị và quân sự trong mối quan hệ của Ayutthaya với các nước láng giềng Ngoài ra, tác phẩm cũng giới thiệu về tình hình Phật giáo đan xen với các sự kiện lịch sử cụ thể ở Ayutthaya
Nghiên cứu về các quốc gia Đông Nam Á thời cổ đại đã được các sử gia, nhất
là các sứ thần Trung Quốc ghi chép từ rất sớm Đến thời trung đại, do nhu cầu mở rộng lãnh thổ và giao lưu buôn bán với các quốc gia trong khu vực nên việc tìm hiểu và ghi chép về các quốc gia bên ngoài Trung Quốc càng được chú trọng Thời
kì nhà Minh khi Minh Thành Tổ sai Trịnh Hòa tuần du xuống phương Nam thì lịch
sử Đông Nam Á, nhất là lịch sử Siam cũng được chú trọng nhiều hơn Ngay trong thời kì Trịnh Hòa tuần du phương Nam đến tận Siam, các quan tùy tùng đi theo là
Mã Hoan và Phí Tín đã có những ghi chép cụ thể về các quốc gia họ đã đi qua,
trong đó có Ayutthaya Mã Hoan đã biên soạn cuốn Doanh nhai thắng lãm và Phí Tín biên soạn Tinh xà thắng lãm Trong cuốn Doanh nhai thắng lãm của Mã Hoan,
phần Xiêm La quốc chỉ được đề cập tới từ trang 32 đến trang 36 Dù không nhiều nhưng cũng đã khái quát được những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, dân cư, phong tục tập quán của người Thái trong đó có tôn giáo chủ đạo chính là Phật giáo Theravada
Trong cuốn Sử nhà Minh (Minh sử) quyển 388 phần Ngoại quốc truyện, lịch
sử vương quốc Xiêm la cũng được ghi chép lại từ trang 19 đến trang 29 Đây là
Trang 21những trang sử rất quý nói về quan hệ bang giao giữa Xiêm La với nhà Minh, nhất
là quan hệ triều cống của Xiêm với nhà Minh Bản thân các sứ thần nhà Minh cũng
đã tới tận Xiêm và có những ghi chép cụ thể về phong tục tập quán và đời sống tôn giáo của vương quốc Xiêm, trong đó có Phật giáo từ thế kỉ XIV Đây là nguồn tư liệu khá hữu ích để tìm hiểu về lịch sử vương quốc Ayutthaya nói chung và sự phát triển của Phật giáo Ayutthaya nói riêng
Ngoài ra, các học giả Nhật Bản cũng có những đóng góp không nhỏ để nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử Ayutthaya Thế kỉ XIV đến XVII là thời kì Nhật Bản mở rộng mối quan hệ giao thương với các quốc gia trong khu vực Đông Nam
Á trong đó có Ayutthaya Nhiều thương nhân Nhật Bản đã tới Ayutthaya làm ăn và định cư tại đây Bản thân họ cũng như chính quyền Nhật Bản cũng đã có những ghi chép nhất định về đời sống của vương quốc Ayutthaya Tác giả tiêu biểu là Ishii
Yoneo với các công trình “Seventeenth Century Japanese documents about Siam”
đăng trên tạp chí xã hội Siam tại Bangkok số 59 (2) năm 1971; công trình “The
Rekidai Hoan and some aspects of the Ayutthayan port Polity in the 15 century” đăng trên tạp chí Memories of the Tokyo Bunko, số 50 năm 1992 và tác phẩm
“Some Aspects of the 15 century Ayutthayan port - Policy as seen from a Ryukyuan soure” đăng trên tạp chí Southeast Asian Research số 2 (1) năm 1994
Đây là những công trình nói về mối quan hệ thương mại giữa Nhật Bản và Ayutthaya trong thế kỉ XV Không chỉ buôn bán với Thiên Hoàng, Ayutthaya còn
có quan hệ buôn bán với quốc đảo Ryukyu - một vương quốc cường thịnh của Nhật Bản trong thế kỉ XV - XVI Thông qua những bài viết này, một phần cuộc sống và lịch sử Ayutthaya đã được mô tả khá súc tích, rõ ràng làm cơ sở để tác giả luận án hiểu thêm về mối quan hệ giao thương và chính sách ngoại giao của vương quốc Ayutthaya, góp phần lí giải được những nhân tố tạo nên sự phát triển của vương quốc Ayutthaya, trong đó có Phật giáo
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên của các học giả phương Tây Trung Quốc và Nhật Bản chính là những hiểu biết cơ bản về đất nước và cuộc sống của cư dân Ayutthaya, trong đó có Phật giáo Dù Phật giáo mới chỉ được đề cập đan xen với lịch sử vương triều với tư cách là tôn giáo chủ đạo nhưng đó là những tài liệu khá bổ ích để có được những nhìn nhận, đánh giá chính xác, khách quan về sự
Trang 22phát triển của tôn giáo này trong suốt hơn 400 tồn tại của Ayutthaya cũng như ảnh hưởng của nó tới đời sống xã hội của cư dân Thái
1.2 Các công trình nghiên cứu của học giả trong nước
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu lịch sử Thái Lan nói chung chưa nhiều Tuy nhiên, cũng đã có những công trình có giá trị trở thành nguồn tư liệu quý để tìm hiểu về lịch
sử Ayuthaya và Phật giáo Ayuthaya
Những công trình tìm hiểu về Thái Lan chủ yếu là các công trình của các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Công trình Tìm hiểu văn hoá Thái Lan của các tác giả Ngô Văn Doanh, Quế
Lai, Vũ Quang Thiện…của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Nxb Văn hoá, Hà Nội,
1991 Đây là một tập hợp nghiên cứu về nhiều khía cạnh của văn hoá Thái Lan như: phong tục tập quán, ngôn ngữ và chữ viết, nghệ thuật, sân khấu…trong đó các tác giả đã dành một phần không nhỏ giới thiệu tổng quan về tôn giáo, tín ngưỡng của người Thái Lan và trình bày khái quát về sự phát triển của Phật giáo qua các thời kì, trong đó có vương triều Ayutthaya
Tác phẩm Tìm hiểu lịch sử - văn hoá Thái Lan, Tập 1, Viện nghiên cứu Đông
Nam Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994 Tác phẩm là một tập hợp các bài nghiên cứu của các học giả Việt Nam về nhiều lĩnh vực của lịch sử Thái Lan như khảo cổ học, dân tộc học, văn học, lịch sử, tôn giáo, chính sách của chính phủ Thái Lan đối với kinh tế, nền dân chủ và sự hội nhập của người Thái Đáng chú ý nhất là
các bài viết “Đôi điều đồng nhất và khác biệt giữa người Thái Lan và người Thái Việt Nam ” của tác giả Hữu Ưng; “Phật giáo Thái Lan và những nét tương đồng với Phật giáo Việt Nam ”, “Các ngôn ngữ nhóm Thái”, “Văn hóa Thái Lan qua các triều đại từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XIX” của tác giả Quế Lai; “Tượng Phật Thái Lan” của
nhà nghiên cứu Trần Thị Lý Đây chính là những bài viết có giá trị nói về Phật giáo
và điêu khắc Phật giáo Thái Lan qua các thời kì Dù không nhiều và không trực tiếp nói đến giai đoạn Ayutthaya, nhưng đây là những bài viết làm sáng tỏ được những nét đặc trưng của Phật giáo Thái Lan qua từng thời kì Trên cơ sở đó, có thể hiểu được những nét riêng của Phật giáo Ayutthaya trong quá trình hình thành và phát triển
Trang 23Công trình Lịch sử Thái Lan do hai tác giả Phạm Nguyên Long, Nguyễn
Tương Lai thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á làm đồng chủ biên, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội năm 1998 Đây là một công trình nghiên cứu về toàn bộ đất nước và con người cũng như sự phát triển lịch sử của Thái Lan từ thời kì tiền sử và sơ sử cho đến những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX Tác phẩm gồm có bốn phần với bốn chương, trong đó lịch sử và văn hóa - xã hội Ayutthaya được trình bày tại Phần II, chương II của tác phẩm
Trong những năm gần đây còn có rất nhiều bài viết nghiên cứu riêng về Phật
giáo Thái Lan như Phật giáo ở Thái Lan của tác giả Nguyễn Tương Lai viết về quá
trình hình thành và phát triển của Phật giáo Thái Lan, vai trò và số phận của Phật
giáo đăng trên Nội san Nghiên cứu Phật học số 4, năm 1992 Bài báo Kiến trúc Phật giáo Thái Lan, Nội san nghiên cứu Phật học, số 10, năm 1993 cũng của tác giả Nguyễn Tương Lai trình bày những nét tiêu biểu của kiến trúc Phật giáo Thái Lan
và những đặc trưng riêng của kiến trúc Phật giáo tại đất nước này
Tác phẩm tiêu biểu nhất, nghiên cứu một cách khá đầy đủ về Phật giáo Thái
Lan là tác phẩm Phật giáo ở Thái Lan của Nguyễn Thị Quế, Viện Nghiên cứu Đông
Nam Á, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 2007 Tác phẩm được chia làm hai phần với
7 chương nghiên cứu về toàn bộ quá trình du nhập, phát triển của Phật giáo Thái Lan từ trước khi lập quốc cho đến nay và Phật giáo của cộng đồng ngoại kiều tại Thái Lan Trong đó, Phật giáo thời kì Ayutthaya được tác giả nói tới trong phần A, chương II, phần II Tuy không nhiều nhưng tác giả đã đưa tới cái nhìn tổng quát về
sự phát triển của Phật giáo thời kì Ayutthaya
Luận án Vai trò của Phật giáo trong đời sống chính trị văn hoá và xã hội Lào của Nguyễn Lệ Thi, Viện nghiên cứu Đông Nam Á, năm 1985 Luận án là công trình nghiên cứu tổng thể về vai trò của Phật giáo Lào từ thời kì lập quốc cho đến thời hiện đại Trong phần đầu có nói tới Phật giáo ở Đông bắc Thái Lan ngày nay (là phần đất thuộc về lãnh thổ Lào cổ) và vai trò của Phật giáo tại khu vực này trong
đó có Phật giáo Ayuthaya Luận án làm sáng tỏ được sự ảnh hưởng qua lại về tôn giáo giữa Ayutthaya và vương quốc Lan Xang Bên cạnh đó, tác giả còn viết hai
cuốn sách liên quan đến Phật giáo Thái Lan như Thư tịch cổ Việt Nam viết về Đông Nam Á, phần Xiêm do Ban Đông Nam Á xuất bản năm 1977; Nghệ thuật kiến trúc
Trang 24và điêu khắc Phật giáo ở Chiangmai và Bangkok qua một số ngôi chùa tiêu biểu,
năm 2002;
Nổi bật nhất trong số những tác phẩm này là cuốn Lịch sử Phật giáo thế giới
của nhóm các tác giả chính là các sư tăng Phật giáo với mong muốn tập hợp các tài liệu Phật giáo Trung Quốc và phương Tây để đem đến một cái nhìn tổng quan về sự phát triển của lịch sử Phật giáo thế giới
Đây là một bộ sách gồm có 4 tập, mỗi tập do một tỳ khưu biên soạn và được xuất bản bởi Nhà xuất bản Đại học và GD chuyên nghiệp Trong đó, tập II của bộ sách do Tỳ khưu Tịnh Hải Pháp Sư biên soạn, xuất bản năm 1994 Đây là tập sách tập trung nói về Phật giáo Nam truyền (Phật giáo Theravada) tại Sri Lanka và các quốc gia Đông Nam Á như Miến Điện, Thái Lan, Lào và Campuchia với trung tâm
là đảo quốc Sri Lanka Phật giáo Thái Lan nằm trong phần thứ 3 của sách Trong
đó, tác giả nói tới các con đường du nhập của Phật giáo vào đất Thái như Phật giáo Theravada của người Môn Dvaravati, Phật giáo Đại thừa Campuchia, Phật giáo Pagan, Phật giáo Sri Lanka và tiến trình phát triển của Phật giáo Thái Lan từ khi lập quốc dưới vương triều Sukhothai cho đến Ayutthaya và triều đại Bangkok Phần nói về sự phát triển của Phật giáo Ayutthaya được trình bày trong chương 3 phần III của cuốn sách Đây là một sự khái quát về lịch sử Phật giáo trong suốt hơn 400 năm tồn tại của vương triều Tuy nhiên, sự phát triển của Phật giáo mới chỉ được trình bày đan xen với các sự kiện lịch sử, còn ảnh hưởng của tôn giáo này đối với đời sống xã hội Ayutthaya thì chưa được tác giả đề cập tới
Trần Quang Thuận với tác phẩm Phật giáo Nam tông tại Đông Nam Á, Nhà
xuất bản Tôn giáo, năm 2006 được coi là một trong những công trình có những sự kiện khá đầy đủ về Phật giáo Nam tông tại khu vực Điều đáng nói là tác phẩm đã dựa vào những nguồn tài liệu cổ, các văn bia để có được những tư liệu quý giá về sự phát triển của Phật giáo tại Sri Lanka, Thái Lan và Miến Điện Tập sách không chỉ trình bày về sự phát triển của Phật giáo ở từng nước mà còn phân tích và làm sáng
tỏ mối liên hệ giữa chính trị và tôn giáo của các quốc gia theo Phật giáo Nam tông như mối liên hệ giữa Phật giáo Sri Lanka và Miến Điện, Phật giáo Sri Lanka và Thái Lan
Trang 25Ngoài những công trình chuyên khảo về Phật giáo nói trên cũng có nhiều công trình nghiên cứu nhiều khía cạnh liên quan của Phật giáo với đời sống xã hội Thái Lan nói chung và Ayutthaya nói riêng như:
Tác phẩm Phật giáo Thái Lan hiện tại và quá khứ, Viện nghiên cứu Phật học
Việt Nam xuất bản, TP Hồ Chí Minh, 1994 Tác phẩm cho ta cái nhìn khái quát về Phật giáo Thái Lan trong thời kì hiện đại cũng như nhìn lại sự phát triển của Phật giáo Thái Lan các giai đoạn trước đó để có được một cái nhìn tổng thể về quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo Thái Lan trong lịch sử trong đó có sự phát triển của Phật giáo dưới vương triều Ayutthaya
Bài viết Đạo Phật ở Thái Lan của nhà nghiên cứu Trương Sỹ Hùng đăng trên
tạp chí Nghiên cứu Phật học số 4 và số 5 năm 1999 Bài viết đưa ra những nhận định về quá trình du nhập của Phật giáo Ấn Độ vào đất Thái Lan qua một số con đường khác nhau Đến giai đoạn lập quốc dưới vương triều Sukhothai và sau khi Ayutthaya thống nhất các tiểu quốc Thái, cả Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Theravada đều cùng nhau tồn tại và phát triển Ngoài ra, ông còn là chủ biên của
công trình Mấy tín ngưỡng tôn giáo Đông Nam Á, Nhà xuất bản Thanh niên, năm
2003 Tác phẩm đã trình bày một cách tổng quan về các tôn giáo ở Đông Nam Á Ở chương 4 phần V cuốn sách đã mang lại cho người đọc những kiến thức cần thiết về Phật giáo Thái Lan qua từng giai đoạn phát triển, trong đó có Phật giáo Ayutthaya Nhìn lại các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài và Việt Nam
về sự phát triển của Phật giáo và ảnh hưởng của Phật giáo tới đời sống chính trị, xã hội Ayutthaya, chúng tôi nhận thấy:
Thứ nhất, các học giả khi nghiên cứu về Phật giáo Thái Lan nói chung và Phật giáo Ayutthaya nói riêng thường chủ yếu nghiên cứu về quá trình du nhập của Phật giáo vào đất Thái qua các con đường khác nhau và sự phát triển của Phật giáo qua các thời kì như các công trình nghiên cứu của các tác giả Dhani Nivat, Damrong, Charnvit Kasetsiri, Nguyễn Thị Quế, Trần Quang Thuận
+ Có những tác phẩm mới chỉ khái quát tiến trình phát triển của Phật giáo mà chưa có sự phân tích, làm rõ mối liên hệ biện chứng giữa các sự kiện đó, nhiều sự kiện còn sơ lược
Trang 26+ Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống xã hội Ayutthaya còn ít, đặc biệt là mối quan hệ giữa nhà nước Ayutthaya
và Phật giáo
Đây là một trong những vấn đề rất hay và độc đáo, đặc biệt là mối quan hệ
giữa nhà nước Ayutthaya với các Tăng đoàn (Sangha) Phật giáo cũng như sự phát
triển của nhà nước Ayutthaya nói chung
Các học giả phương Tây, Thái Lan và Việt Nam gần như đều có một cái nhìn tương đối thống nhất về ảnh hưởng của Phật giáo với đời sống xã hội Ayutthaya Đây
là một thuận lợi lớn để chúng tôi có thể kế thừa và tiếp tục nghiên cứu
Hiện nay, để hiểu về vương quốc Ayutthaya là một vấn đề không đơn giản vì
nó gắn liền với lịch sử của người Môn và người Khmer Nhưng, bằng những cứ liệu lịch sử và những khảo cứu khảo cổ học, dân tộc học sẽ góp một cái nhìn toàn diện hơn về vương quốc này cũng như thấy được vai trò to lớn của Ayutthaya trong các mối quan hệ khu vực về kinh tế, chính trị và tôn giáo, nhất là Phật giáo
Thứ hai, phần viết về lịch sử phát triển của Phật giáo nói chung đã được các học giả nghiên cứu khá cụ thể như Damrong, O Trevor Ling, Rear Admiral Lek Sumitra Tuy nhiên, còn thiếu những công trình nghiên cứu chuyên sâu về ảnh hưởng của Phật giáo
Do đó, một số khía cạnh liên quan đến sự phát triển và ảnh hưởng của Phật giáo tới đời sống xã hội Ayutthaya cần được tiếp tục nghiên cứu:
+ Quá trình di cư của người Thái từ Nam Chiếu vào Đông Nam Á và những
cơ sở cho sự tiếp nhận và hình thành nên dòng Phật giáo Theravada của người Thái + Sự phát triển và đặc điểm của Phật giáo Theravada ở Ayutthaya đã góp phần to lớn như thế nào cho sự định hình một dòng Phật giáo riêng của người Thái được các triều đại Thonburi và Chakri tiếp nhận, kế thừa và phát triển sau này + Sự phát triển của Tăng đoàn Phật giáo Ayutthaya và mối quan hệ tương tác giữa Phật giáo và chính trị cũng như sự kiểm soát và bảo trợ của nhà nước đối với Tăng đoàn
+ Sự chi phối và ảnh hưởng của Phật giáo tới mọi mặt đời sống xã hội Ayutthaya như chính trị, xã hội, văn học, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc
Trang 27Phần viết về Phật giáo và chính trị còn khá ít, chủ yếu là các chương sách viết
về mối quan hệ tác động qua lại giữa nhà nước và Tăng đoàn mà chưa thực sự thấy được ảnh hưởng của Phật giáo với chính trị
Nhà nước Ayutthaya đã sử dụng Phật giáo như thế nào? Vị thế của Phật giáo với vương triều ấy ra sao vẫn còn là một hướng cần được gợi mở và tiếp tục nghiên cứu Những vấn đề trên là những chỉ dẫn quan trọng, định hướng cho chúng tôi trong quá trình thực hiện Luận án nhằm tái hiện khách quan và khoa học về Phật giáo và ảnh hưởng của tôn giáo này đối với đời sống chính trị, xã hội và văn hóa Ayutthaya từ năm
1350 đến năm 1767
Trang 28CHƯƠNG 2: VƯƠNG QUỐC AYUTTHAYA VÀ CƠ SỞ TIẾP NHẬN
PHẬT GIÁO CỦA NGƯỜI THÁI
2.1 Sự hình thành vương quốc Ayutthaya
2.1.1 Quá trình di cư và sự hình thành các vương quốc đầu tiên của người Thái
Đông Nam Á cổ đại là một khu vực địa lý rộng lớn, được chia làm hai phần
là Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo Khu vực Đông Nam Á lục địa nhìn từ góc độ văn hóa - tộc người, có thể được xác định gồm những quốc gia và những vùng sau: Thái Lan, Lào, Miến Điện, Campuchia, Việt Nam, Malaysia (phần lục địa), Tây Nam Trung Quốc (Vân Nam, Lưỡng Quảng) và vùng rừng núi phía Đông của Cộng hòa Ấn Độ và Bănglađét [31, tr.10]
Từ khoảng đầu công nguyên đến thế kỉ VII, hàng loạt các quốc gia sơ kì Đông Nam Á đã được hình thành và phát triển ở khu vực phía Nam của Đông Nam
Á lục địa Các vương quốc cổ này thoạt đầu có thể chỉ là những địa điểm quần cư, hoặc đã là nhà nước thực sự, được nói tới trong thư tịch cổ hoặc trong bia kí Nhưng
dù trong trường hợp nào thì cho đến nay người ta cũng chỉ biết được tên gọi của các vương quốc này mà thông thường đó là tên gọi của kinh đô hoặc vùng trung tâm mà thôi Đã có tới 30 tiểu quốc như thế được hình thành rải rác ở vùng Đông Nam Á [47, tr.23] Trong thời kì xác lập và phát triển thịnh đạt của các quốc gia Đông Nam
Á, (thế kỉ X đến thế kỉ XV) đã chứng kiến việc sáp nhập các tiểu quốc thành những vương quốc lớn mạnh như Đại Việt, Campuchia, Chămpa nhưng đồng thời cũng chứng kiến quá trình di cư và hình thành các tiểu quốc của người Thái ở lưu vực sông Chaophraya Mênam, vương quốc Lào…Chính giai đoạn này, người Thái đã xuất hiện
và để lại nhiều dấu ấn lớn đối với lịch sử của Đông Nam Á lục địa
Trang 29• Nguồn gốc của người Thái
Dân tộc Thái thuộc ngành phía Tây của nhóm các dân tộc thuộc ngữ hệ Tày - Thái (tên tộc người chính xác là Tai, Tay, Táy và những biến âm như: Thay, Tháy, Dáy, Đài, Kađai…) Khu vực sinh sống của họ được phân bố ở các vùng thung lũng dọc theo các con sông lớn từ Nam sông Dương Tử đến Mêkong, Mênam, Iraoady, sông Hồng, trong khu vực Bắc Đông Dương tạo thành một “vành đai” khổng lồ kéo dài từ phía Đông đến phía Tây Assam của Ấn Độ
Theo nhiều nhà nghiên cứu, lịch sử của các nhóm tộc người nói tiếng Thái đã diễn biến theo quy luật không ngừng “định cư” nhưng cũng không ngừng “di cư” Trải qua nhiều thế kỉ, các điểm di cư ban đầu đã phát triển và lớn mạnh, trở thành những trung tâm lớn và những điểm tụ cư ban đầu đó được coi là “vùng đất tổ” Người Thái đã tạo ra không phải một mà nhiều “vùng đất tổ” trong lịch sử hàng ngàn năm của mình Tuy nhiên, sớm hơn cả và được coi là địa bàn cư trú đầu tiên của tổ tiên tộc người Thái là một vùng miền rộng lớn từ miền Vân Nam Trung Quốc cho đến Mường Theng (Mường Thanh) Việt Nam Kí ức về “vùng đất tổ” này đã được lưu truyền trong dân gian và trong sử sách của người Thái nhiều nơi, được nhiều nhà nghiên cứu xem xét, khẳng định
Năm 1967, trong công trình Lịch sử Lào của tác giả M.L.Mannich Jumsai đã
dành hẳn một chương cho việc tìm hiểu về lịch sử khởi nguồn của người Thái
“Người ta nghĩ rằng, quê hương đầu tiên của người Thái là ở vùng núi Altai Lúc đó
họ chưa được gọi bằng cái tên này Họ dần dần di chuyển về phía Nam lưu vực sông Hoàng Hà và sau đó là sông Trường Giang Lúc đó là khoảng 5000 năm TCN Lịch sử của người Thái trước khi họ đến Vân Nam ở phía Nam Trung Quốc thì rất
mơ hồ và họ được cho là đã hình thành hai vương quốc ở phía Bắc của tỉnh Tứ Xuyên gọi là vương quốc của Lung (bác) và vương quốc của Pa (chú) Người Hán tràn xuống và tấn công họ lần nữa và chỗ họ đến tiếp theo là Ngiou Ngiou được thành lập vào năm 212 TCN Điểm định cư tiếp theo là Pegnai1 Người Thái lúc này được gọi chung là Ngai lao (Ailao) [127, tr.11]
1 Pegnai bây giờ là Puerhfu - Phổ Nhĩ - gần hồ Nhĩ Hải, trung tâm Nam Chiếu sau này
Trang 30Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu của các tác giả Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn, Cầm Trọng… cũng đều khẳng định quê hương tổ tiên của người Thái
ở vùng Vân Nam và Mường Theng Quê hương đầu tiên của người Thái, Lào và người Lự trước khi di cư vào Đông Dương là ở miền “chín con sông gặp nhau” tức
là miền các con sông Hồng (Nặm Tao), sông Đà (Nặm Tè), sông Mã (Nặm Ma), sông Mekong (Nặm Khoong), sông Nặm Na, Nặm U và ba con sông chưa rõ tên ở Trung Quốc “Tổ tiên xưa của người Thái đã từng sinh sống ở các mường (tức các khu vực, các “nước”) như Mường Ôm, Mường Ai, Mường Lò, Mường Hỏ, Mường
Bo - te, Mường Ốc, Mường Ác, Mường Tum (Tung) Hoàng Hiện nay, các tên đất này đã được xác định đều thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) Đáng chú ý là còn có
cả Mường Then hay Mường Theng tức miền Điện Biên Phủ hiện nay Xưa Mường Then có lẽ rộng hơn bao gồm Mường Tè, sông Mã ở Tây Bắc Việt Nam và một phần tỉnh Phong-sa-lỳ thuộc nước Lào nữa” [81, tr.31] Tuy nhiên, sự di cư của người Thái giai đoạn này mới diễn ra hết sức lẻ tẻ, yếu ớt Người Thái mới chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong khu vực Đông Nam Á lục địa Trong quá trình di cư, với khao khát tự do, tìm miền đất sinh sống mới, những cư dân có nguồn gốc từ Tây và Tây Bắc Trung Quốc mới tự gọi mình là người Thái (Thái, Tay hay Táy nghĩa là “tự do”) Theo Phya Anuman Rajadhon, tên “Thái” bắt đầu xuất hiện và được biết đến vào khoảng đầu công nguyên [57, tr.10]
Đến thế kỉ V sau công nguyên, người Thái đã lập được một loạt nhà nước suốt từ miền thượng lưu sông Iraoady, sông Salouen, sông Mêkong và tới tận miền giáp giới tỉnh Vân Nam, Thượng Lào và miền Tây Bắc Việt Nam Những nhà nước này nối liền với khu vực người đồng tộc của họ ở miền Lưỡng Quảng, Quý Châu,
Hồ Nam (Trung Quốc) và miền Việt Bắc Việt Nam
Với xuất phát điểm là vùng Tứ Xuyên, Lưỡng Quảng của Trung Quốc và một phần Tây Bắc Việt Nam, do sự xâm lấn và mở rộng lãnh thổ của người Hán nên người Thái đã phải di cư dần xuống phía Nam Chúng tôi cho rằng, những bằng chứng khảo cổ cũng như những ghi chép của chính tộc người Thái tại các địa bàn
sinh tụ được nêu trong các tác phẩm như “Quắm tố mương” (Chuyện kể bản mường ), hay “Táy pú xấc” (Những bước đường chinh chiến của cha ông) đã góp
phần khẳng định những nhận định này là hoàn toàn chính xác Người Thái ở bất cứ
Trang 31đâu trong khu vực đều muốn tìm tới Mường Lò (Văn Chấn - Yên Bái) trước khi
quay về Mường Phạ (Mường trời) Người Thái ở bất cứ đâu cũng hẹn ngày gặp lại với dấu hiệu nhận biết chính là những chiếc “khau cút” ở đầu hồi mỗi mái nhà sàn hay ao sen “noong bua” ở đầu mỗi bản
Trong quá trình di cư ấy, một bộ phận cư dân đã bị người Hán đồng hóa, còn
đa số họ vẫn duy trì và gìn giữ được những phong tục tập quán của dân tộc mình, nhất là tín ngưỡng tôn thờ thần linh ma quỷ [34, tr.7]
Thế kỉ VII được coi là mốc đánh dấu sự phát triển kinh tế xã hội của người Thái bên cạnh nhóm người Di (Yi - Thoán), LôLô của vương quốc Nam Chiếu Người Thái có nhu cầu mở rộng địa bàn cư trú, tìm những vùng đất mới thuận lợi hơn để làm ăn sinh sống về phương Nam dưới tác động lịch sử của vương quốc này Đến thế kỉ XII - XIII, lợi dụng sự suy yếu của Nam Chiếu, đặc biệt là sự tấn công của nhà Nguyên, người Thái tiếp tục tràn xuống phía Nam, ngoài ra còn Bắc tiến Rõ ràng, các nhóm dân tộc Thái ở giáp bốn nước Việt Nam, Trung Quốc, Miến Điện, Lào mạnh dần cùng với sự suy yếu của quốc gia Nam Chiếu - Đại Lý Từ đây, lịch sử người Thái chia thành nhiều nhóm lan tỏa khác nhau xuống Đông Nam Á và không còn chỉ ở trong phạm vi một nước duy nhất
Có lẽ, nhiều nhóm Thái nhỏ đã di cư xuống Đông Nam Á từ những thế kỉ trước, nhưng những đợt thiên di lớn, mạnh mẽ nhất bắt đầu diễn ra từ thế kỉ IX đến thế kỉ X Kết quả là, đến thế kỉ X - XI đã hình thành ở Bắc Miến một vùng quần cư của người Thái (gọi là Shan, Maa hay Pong) Đến năm 1215, một vương quốc cổ của người Thái tên là Mogaung ra đời ở phía Bắc Bhamo ở Thượng Miến Năm
1223, một vương quốc cổ của người Shan được thành lập Năm 1229, một vương
Trang 32quốc khác là Assam của người Ahom ở phía Đông Ấn Độ cũng xuất hiện và tồn tại cho đến năm 1842 thì được sáp nhập vào lãnh thổ Ấn Độ thuộc Anh [23, tr.273] Theo nhiều con đường, người Thái tiếp tục đi về phía nam, đến cư trú chủ yếu ở vùng thượng lưu Chaophraya, trung và thượng lưu Mêkong (Thái Lan, Lào hiện nay) Đợt thiên di vào khu vực này của họ có thể bắt đầu từ thế kỉ VII, VIII nhưng được gia tăng mạnh mẽ vào thế kỉ XI, XII Bởi những năm cuối thế kỉ XI - XII, tình hình khu vực có nhiều chuyển biến đáng chú ý: Vương quốc Môn Haripunjaya bắt đầu suy yếu; vương quốc Angkor sau khi Jayavarman VII qua đời (năm 1201) cũng suy yếu và thu hẹp dần ở Nậm U, Nậm Ngừm (Bắc Lào ngày nay), cao nguyên Khòrạt và cả ở đồng bằng Mênam Trong khi đó ở Trung Quốc, nhà Tống đã suy, chỉ còn triều đình Nam Tống, lại luôn bị nước Kim o ép Nhà Tống phải tăng cường kiểm soát và bóc lột cư dân miền Nam, trên lưu vực Tây Giang để cố duy trì vương triều Tống, bảo đảm việc cống nạp cho nước Kim và các chi phí khác
• Quá trình di cư của cư dân nhóm Thái tại lưu vực Mênam
Người Thái bắt đầu di cư vào Thái Lan ngày nay từ thế kỉ VIII và được đẩy mạnh trong các thế kỉ XII, XIII Vào nửa đầu thế kỉ XIII đã diễn ra một sự sôi động lớn ở vùng cận biên phía Nam xứ Vân Nam Tiểu quốc của người Thái ở vùng Megaung phía bắc Bhamo có lẽ đã được thành lập vào năm 1215, tiểu quốc Moné hay Mương Nai trên một chi hữu ngạn sông Salween vào năm 1223 và vùng Assam đã
bị thôn tính vào năm 1229 [99, tr.15] Chính vào khoảng thời điểm này, các thủ lĩnh người Thái vùng Chiang Rung và Ngoenyang (di chỉ Chiang Saen) trên thượng lưu sông Mêkong đã liên kết lại với nhau qua những cuộc hôn nhân giữa con cái của họ
D.E.G Hall nhận định: “Người Thái chưa bao giờ ngừng di chuyển Họ cứ từ
từ, rất từ từ thâm nhập theo các con sông và các lưu vực của miền Trung Đông Dương Các nhóm nhỏ người Thái định cư giữa những người Khmer, người Môn và người Myanma Những lính đánh thuê người Thái cũng đã xuất hiện trên các bức khắc nổi của đền Angkor Vát Trước đó từ rất lâu, họ từ các lưu vực sông Salween
và Mêkong đi vào lưu vực sông Mênam ở phía Bắc Raheng, nơi giao nhau của hai con sông Me’ping và Mewang một quốc gia độc lập của người Thái tên là Payao đã
ra đời vào đầu năm 1096” [23, tr.272]
Trang 33Ở khu vực miền Trung Thái Lan, trong thung lũng Mênam đã có một số nơi
cư trú của người Thái Ban đầu, họ là những nhóm thiểu số rồi dần phát triển thành những công quốc bán độc lập dưới quyền cai trị của đế chế Khmer vào khoảng thế
kỉ XII sau Công nguyên Người Thái ở miền Trung Thái Lan được gọi là Thái Nọi tức là Thái nhỏ để phân biệt với người Shan ở Miến Điện là Thái Yai hay Thái lớn Đến thế kỉ XII, người Thái đã định cư ở vùng đồng bằng hạ lưu Chaophraya (với sự thỏa thuận của các vị vua Khmer) Khi đã tìm được những nơi cư trú thích hợp, trước tiên, người Thái dựng nên những khu định cư kiên cố có giao thông hào và hàng rào bằng gỗ, có nhà ở cho thủ lĩnh, quý tộc và đội cận vệ, sau đó dựng các chùa chiền, đền miếu, cung điện (có lẽ do ảnh hưởng việc tiếp thu văn hóa của các tộc người tại đây như người Môn, người Khmer) [34, tr.7]
Song không dễ dàng gì mà người Thái có thể làm chủ ngay được trên vùng đất này, bởi trước khi người Thái di cư đến thì đây đã là địa bàn cư trú khá lâu đời của người Môn Tuy nhiên, với khả năng thích ứng cao, người Thái đã dần thâm nhập vào địa bàn cư trú của người Môn, sống xen kẽ một cách hòa bình với cư dân bản địa; hoặc chiếm lĩnh những miền đất mà người Môn chưa khai phá tới để lập nên những tiểu quốc của riêng mình Thế kỉ XI, các nhà nước của người Môn và người Thái trên lưu vực sông ChaoPhraya bị người Khmer thống trị Thủ lĩnh các Mường Thái không
đủ sức tồn tại độc lập hoặc mở rộng lãnh địa của mình, thường phải tuyên thệ trung thành với các vua Pagan hay Angkor Song khát vọng tự chủ, mong muốn tự do đã một lần nữa tạo ra sức mạnh giúp cho chính người Thái chứ không phải là người Môn đến trước nổi dậy đấu tranh chống lại ách thống trị của người Khmer: “Người nông dân Thái đã phải trả thuế bằng máu, chiến đấu dưới sự lãnh đạo của các lãnh tụ quân
sự của mình Chiến đấu chống quân xâm lược là một nghĩa vụ và quyền lợi của họ và không có một quyền lợi công dân nào khác có thể so sánh được” [59, tr.27]
Năm 1253, việc Hoàng đế nhà Nguyên Hốt Tất Liệt đánh chiếm Nam Chiếu
đã gây ra một “sự sôi sục” mạnh hơn nữa với người Thái Chính quyền nhà Nguyên
đã thi hành chính sách “chia để trị” truyền thống và ủng hộ việc thiết lập một loạt các quốc gia của người Thái để chống lại chính quyền cũ Điều này đã giúp các thủ lĩnh người Thái tại khu vực sông Chaophraya nổi lên giành chính quyền, thôn tính các tiểu quốc của người Môn và đã xây dựng nên vương quốc Thái thống nhất đầu
Trang 34tiên tại khu vực Chaophraya, mở đường cho sự toàn thịnh của người Thái tại khu vực này vào giai đoạn sau
Tóm lại, người Thái từ vùng Vân Nam Trung Quốc đã thiên di xuống khu vực Đông Nam Á theo nhiều đợt khác nhau, rõ nét nhất là từ thế kỉ VII, VIII từ quốc gia Nam Chiếu và sau đó là đợt di cư mạnh mẽ vào thế kỉ XI, XII từ nhà nước Đại Lý, dưới sức ép của triều đình nhà Tống, đặc biệt là dưới sức mạnh quân sự của nhà Nguyên ở thế kỉ XIII Quá trình di cư của người Thái gắn liền với quá trình cộng cư, phát triển một cách thịnh vượng và vững chắc trong sự đan xen với các tộc người khác, hình thành các vương quốc cổ của tộc người trong suốt một dải ở khu vực Đông Nam Á lục địa, nên nhiều nhà nghiên cứu còn gọi giai đoạn lịch sử này là
“thế kỉ của người Thái” [136, tr.19]
Quá trình di cư của người Thái cũng là quá trình mà người Thái từ một gốc ngôn ngữ và văn hóa chung - văn hóa cội nguồn, dần dần vỡ ra để hình thành nên các nhóm địa phương cũng như những cộng đồng tộc người khác ở khu vực Đông Nam Á Hai bộ phận người Thái định cư tại Lào và Thái Lan đã phát triển thành hai quốc gia dân tộc Ngược lại, các bộ phận còn lại của tộc người Thái sau khi hoàn thành quá trình tụ cư, định cư và di cư lan tỏa đã dừng lại trong trạng thái tổ chức Bản Mường rồi gia nhập thành dân tộc thiểu số của các quốc gia khác Thái như trường hợp ở Việt Nam, Trung Quốc, Miến Điện, Ahom…trong khoảng từ thế kỉ XIV trở về sau
Thông qua quá trình nghiên cứu và dựa trên những cứ liệu lịch sử mà các học giả đưa ra, chúng tôi nhận thấy:
Người Thái là một nhóm tộc người lớn, có nguồn gốc phát tích từ vùng núi Altai đến Tứ Xuyên, Lưỡng Quảng của Trung Quốc từ những thế kỉ trước công nguyên Khi người Hán bắt đầu bành trướng và mở rộng lãnh thổ, người Thái đã buộc phải di dân về phía Nam Họ di cư vì nhiều nguyên nhân nhưng chắc chắn sự bành trướng của người Hán khiến những người yêu tự do như người Thái với số lượng và tiềm lực kém hơn buộc phải di chuyển
Người Thái từ một “vùng quê tổ” ban đầu đã lan tỏa đi nhiều hướng khác nhau và “vùng quê tổ” ấy được xác định không chỉ có trên lãnh thổ Trung Quốc mà
Trang 35còn có một phần của vùng lòng chảo Điện Biên của Việt Nam kéo dài tới Sơn La sang Nghĩa Lộ
Như vậy, ngay từ khi xuất hiện, người Thái đã là một phần dân tộc của khu vực Đông Nam Á Vì vậy mà, sự di cư giai đoạn sau này dễ dàng hơn và sớm xuất hiện các mường lớn vì họ đã có một nền tảng, tiền đề từ trước đó
Người Thái vào Đông Nam Á lục địa đã mang theo một “luồng sinh lực mới” vào khu vực, đã từng bước làm thay đổi diện mạo khu vực Đông Nam Á trước đó
Từ những nhóm người lẻ tẻ, họ đã trở thành thành phần cư dân chính và là chủ nhân của một trong những vương quốc phát triển hùng mạnh nhất trong khu vực Đông Nam Á lục địa là Sukhothai, Ayutthaya cho đến vương quốc Thái Lan ngày nay Ayutthaya chính là giai đoạn tồn tại nhà nước góp phần đưa Siam trở thành nhà nước phong kiến tập quyền phát triển đỉnh cao trong khu vực Không những thế, vương quốc này còn góp phần tạo ra những cơ sở, tiền đề to lớn cho sự phát triển của vương quốc Thái Lan sau này
2.1.2 Vương quốc Ayutthaya trong lịch sử Thái Lan
Vương quốc Ayutthaya nằm ở trung tâm bán đảo Trung Ấn, phía Bắc giáp vương quốc đồng tộc Lanna, có đường biên giới chung với Lào ở phía Đông và Đông Bắc, Campuchia ở phía Nam, Miến Điện ở phía Tây và Malaysia ở phía Tây Nam Biển Amanda và Vịnh Thái Lan bao bọc toàn bộ dải đất cực Nam Ayutthaya Việc thành lập vương quốc Ayutthaya gắn liền với vị vua đầu tiên là Phra U Thong Khi nhận thấy vùng đất U Thong hạn chế sự phát triển và khả năng phòng thủ đất nước, U Thong đã quyết định di cư về phía Nam Tại đây, họ nhìn thấy một hòn đảo xinh đẹp, mịn, tròn, sạch sẽ đứng ở trung tâm của khu vực Phra U Thong
đã quyết định vượt sông và xây dựng thành phố tại hòn đảo này [135, tr.10] Hòn đảo là nơi hợp lưu của ba con sông Chaophraya, Pasak và Lopburi đã được Phra U Thong lựa chọn để xây dựng một kinh đô mới vào năm 1349 với tên gọi Ayutthaya
nghĩa là “Vương quốc Thái trường tồn” (tiếng Sanscrit, Ayodhya nghĩa là “tòa thành
không thể phá vỡ”, người Hoa kiều gọi là Đại Thành)
Cho đến đầu thế kỉ XIV, miền Trung và miền Nam Thái Lan ngày nay đều nằm dưới quyền kiểm soát của vương quốc Sukhothai Tuy nhiên, sau cái chết của người anh hùng Ramkhamhaeng vào năm 1317, Sukhothai trở nên khủng hoảng và
Trang 36suy yếu, nhất là trong giai đoạn trị vì của vua Lơ Thay (1317 - 1347) Lợi dụng tình hình đó, các công quốc chư hầu của Sukhothai trong đó có Ayutthaya đã nổi dậy chống lại chính quyền và thoát khỏi tầm kiểm soát của Sukhothai Kết quả là Phra U Thong đã thống nhất toàn bộ miền Nam dưới quyền lực của mình và tuyên bố thành lập vương quốc Ayutthaya vào ngày 04 tháng 03 năm 1350 (năm 712 theo lịch
Chulakassat)2 [135, tr.10] Phra U Thong sau đó lên ngôi và lấy hiệu là Rama
Thibodi I (1350-1369), tên đầy đủ là Somdet Phra Racha Ramathibodi Sisurintha Borommachakkaphat Thianracha Ramesuan Thammikarat (thi) Chao Si Aiyaboromathip Siphuwanatthibet Borommabophit Phra Thảo U Thong [117, tr.58] Rama Thibodi I trở thành người mở đầu cho một vương triều mới hùng mạnh trong lịch sử chế độ phong kiến Thái Lan, tồn tại trong 417 năm từ 1350 đến khi bị thiêu hủy bởi quân đội Miến Điện vào ngày 07 tháng 04 năm 1767 vào triều đại của vua Ekathat Ayutthaya được cai trị bởi 35 vị vua thuộc 5 triều đại: U Thong, Suphanburi, Sukhothai, Prasat Thong và Ban Phlu Luang
Như vậy, sự hình thành vương quốc Ayutthaya là kết quả hội tụ không chỉ của yếu tố ngoại sinh mà còn cả yếu tố nội tại bên trong lãnh thổ Sự hình thành của vương quốc Ayutthaya diễn ra trong bối cảnh lịch sử khu vực đang có nhiều biến động Sau một thời gian phát triển hưng thịnh, một số quốc gia đã trở nên suy yếu như Campuchia sau thời kì Angkor, Indonesia sau thời kì phát triển của vương triều Majapahit…Song đánh giá một cách toàn cục, thế kỉ XIV - XV là giai đoạn phát triển toàn thịnh của các quốc gia Đông Nam Á Trong quá trình đó, mỗi quốc gia dân tộc luôn muốn tự khẳng định mình về lãnh thổ và quyền lực, chính điều đó dẫn tới các cuộc chiến tranh liên tiếp giữa các quốc gia ở giai đoạn này Trong khi đó, tại lưu vực Chaophraya, Sukhothai sau giai đoạn hoàng kim đã bắt đầu khủng hoảng
về mọi mặt, khả năng chèo lái đất nước không còn sau cái chết của Ramkhamhaeng Mặt khác, nam Miến tách khỏi vương quốc Miến Điện và hình thành một đạo quân rất mạnh tràn xuống và tấn công Sukhothai Hơn nữa, các công quốc của Sukhothai trên lãnh thổ Lào và miền Nam Thái Lan đều tách khỏi vương quốc và tuyên bố nền độc lập của mình Ayutthaya đã lợi dụng điều này để không ngừng lớn mạnh và quay trở lại tấn công Sukhothai, khẳng định vị trí “bá quyền” của mình tại lưu vực
2 Cách tính lịch của người Thái theo lịch Chulakassat + 638 = AD 1350
Trang 37sông Chaophraya Ayutthaya cũng giống như các vương quốc khác chịu ảnh hưởng của Ấn Độ trong việc thiết lập ra các tiểu quốc ở 4 hướng, bao gồm Lopburi ở phía Bắc, Phrapradaeng ở phía Nam, Nakornnaiyok ở phía Đông và Suphanburi ở phía Tây Trong thời kì này, các hoàng tử hoặc những người thân cận của nhà vua sẽ được cử đi cai trị tại các tiểu vương quốc trên [154, tr.173]
Nhà nước Ayutthaya được thiết lập theo mô hình nhà nước Quân chủ phong kiến Trong khoảng một thế kỉ đầu tiên, tổ chức bộ máy nhà nước, kết cấu hành chính Aytthaya còn khá sơ khai Trung tâm của vương quốc là khu hoàng cung và các lãnh địa bao quanh Bên ngoài được mở rộng theo trục đồng tâm gồm bốn nội
tỉnh và tiếp đến là các công quốc chư hầu theo hệ thống Mandala Cấu trúc nhà
nước đã cho thấy sự thiếu chặt chẽ bởi dễ bị chia cắt thành các lãnh địa nhỏ khi có tác động mạnh từ bên ngoài hoặc chấn động lớn từ bên trong Từ giữa thế kỉ XV, tổ chức bộ máy nhà nước Quân chủ phong kiến đã được hoàn thiện theo hướng tập trung quyền lực, đặc biệt trong giai đoạn trị vì của vua Boromotrailokanat (Trailok) (1448 - 1488) Dưới triều vua Trailok, bộ máy nhà nước đã có một cấu trúc khá phức tạp nhưng tương đối rõ ràng và được chia làm hai bộ phận: dân sự và quân sự Các đơn vị hành chính cũng được tổ chức chặt chẽ hơn Bên cạnh bộ máy chính quyền dân sự và quân sự, Ayutthaya còn có một hệ thống phân cấp Phật giáo tương đương để giúp nhà vua trong việc giám sát hoạt động của nhà nước và duy trì ổn định và trật tự xã hội
Ayutthaya là một quốc gia Phật giáo, chủ yếu theo dòng Phật giáo Theravada nhưng vạn vật hữu linh vẫn duy trì tầm quan trọng của nó trong đời sống của cư dân bên cạnh những dấu vết của Phật giáo Đại Thừa và Ấn Độ giáo [94, tr.19] Ngay từ khi mới hình thành, vương triều Ayutthaya đã sử dụng Ấn Độ giáo như một công cụ thống trị tinh thần, nhằm thể chế hóa quyền lực của nhà vua Các vị vua Ayutthaya
đã tiếp thu các nghi thức cung đình và tín ngưỡng Thần - Vua từ Campuchia Các tu
sĩ Bàlamôn chính là những người điều hành nghi lễ phong vương hết sức trang trọng và phức tạp trong vương triều Ayutthaya Những nghi lễ này đã thần thánh hóa các vị vua Ayutthaya, biến nhà vua trở thành một vị thánh, có quyền lực tối cao
và hết sức thiêng liêng, tôn kính, khác biệt trước thần dân Quan hệ giữa vua và dân chúng bị ngăn cách bởi một hố sâu những nghi lễ cung đình và một hệ thống quan lại quan liêu [102, tr.45] Tuy nhiên, Ấn Độ giáo chỉ được sử dụng và có ảnh hưởng
Trang 38trong cung đình chứ không chi phối tới đời sống của đa số dân cư trong xã hội Ngược lại, Phật giáo là tôn giáo của quần chúng nhân dân, được vua và hoàng tộc tạo điều kiện phát triển trong những điều kiện cụ thể của đất nước Sự dung hòa giữa hai tôn giáo này được thể hiện rất rõ thông qua chính sách của các vị vua Ayutthaya, đó là lý do khiến cho Phật giáo luôn là tôn giáo chủ đạo của toàn bộ vương quốc và giữa hai tôn giáo cũng không xảy ra mâu thuẫn và xung đột lẫn nhau [102, tr 44]
Ayutthaya có những điều kiện rất thuận lợi cho kinh tế nông nghiệp và thương nghiệp phát triển Không chỉ là nơi hợp lưu của ba con sông Chaophraya, Pasak, Lopburi trong đó châu thổ sông Chaophraya dài 365km, bồi tụ lên những cánh đồng bằng phẳng phì nhiêu với diện tích bằng 1/9 cả nước, nhưng lại là nơi tập trung dân cư đông nhất Trong thời cổ đại, những con sông ngập nước mang theo phù sa màu mỡ tạo nên những cánh đồng trù phú Ayutthaya sản xuất đủ gạo để nuôi một số lượng dân lớn Cơ sở nông nghiệp này là một yếu tố quan trọng cho sự xuất hiện của vương quốc vào thế kỉ XIV
Không những thế, Ayutthaya lại nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo nên cơ sở kinh tế của đất nước là kinh tế nông nghiệp Ngoài cung cấp nhu cầu trong nước, sản phẩm nông nghiệp của Ayutthaya còn trở thành mặt hàng trọng yếu cho xuất khẩu Ayutthaya là một trung tâm cung cấp lúa gạo và các sản phẩm như cá, thịt…cho các nước trong khu vực như Ấn Độ, Trung Quốc, Malacca “Vào những năm đầu thế kỉ XVI, mỗi năm Ayutthaya xuất sang Malacca khoảng 10.000 tấn gạo” [140, tr.250] Bên cạnh đó, nhà nước Ayutthaya còn thực hiện những chính sách khuyến khích ngành thủ công nghiệp phát triển như: thành lập các xưởng thủ công do nhà nước quản lí, tuyển chọn và thu hút những thợ thủ công giỏi, có tay nghề cao từ những nước có trình độ phát triển như Trung Quốc, Miến Điện, Campuchia Nhiều mặt hàng thủ công của Ayutthaya có giá trị xuất khẩu lớn như gốm, sứ, các loại hương liệu, gỗ quý…Sự hiện diện của người phương Tây đã đem đến cho người dân Ayutthaya kỹ thuật đóng thuyền lớn và tri thức về hàng hải Điều này vừa giúp cho ngành đóng thuyền trong nước phát triển vừa thúc đẩy nền kinh tế thương nghiệp phát triển nhanh chóng
Ayutthaya có vai trò như một trạm trung chuyển trên con đường thương mại Đông - Tây, giữa một bên là những trung tâm thương mại lớn của châu Á như:
Trang 39Trung Quốc, Nhật Bản ở phía Đông và một bên là Ấn Độ, Ả Rập và thế giới Địa Trung Hải ở phía Tây Ayutthaya có vị trí địa lý thuận lợi Ayutthaya là cầu nối giữa vùng nội địa rộng lớn và vùng biển Ayutthaya cách vịnh Thái Lan 100km Từ đầu, khi vùng đất trở thành nơi có thể cư trú được, đây là vị trí thiên phú cho trung tâm thương mại hình thành và phát triển Hàng hóa từ nội địa có thể được mang tới
và đóng kho ở đây để chuẩn bị cho các tàu viễn dương, các hàng hóa nhập khẩu dễ dàng và sau đó được phân phối từ Ayutthaya tới các nơi trên nội địa bao gồm cả lưu vực sông Mêkong [123, tr.55] Nhờ đó, Ayutthaya có điều kiện tiếp nhận nhiều nền văn hóa khác nhau, đa dạng, phong phú Đặc điểm này sẽ là yếu tố tạo nên sự cởi
mở của người Thái khi tiếp nhận các tôn giáo khác nhau, nhất là làm phong phú hơn cho dòng Phật giáo Theravada và góp phần không nhỏ tạo nên dòng Phật giáo Theravada của riêng người Thái
Chính sự phát triển kinh tế, sự ổn định về chính trị và nhà nước đã tạo nên những điều kiện thuận lợi để người Thái phát triển một nền văn hóa phong phú, đa dạng và Ayutthaya chính là thời kỳ định hình một nền văn hóa hoàn toàn mang những nét đặc trưng Thái
Về mặt lịch sử, vương quốc Ayutthaya được chia làm hai thời kì liên quan đến cuộc chiến tranh thôn tính của Miến Điện
Giai đoạn thứ nhất từ năm 1350 đến năm 1569 là giai đoạn xây dựng và củng cố vương triều Giai đoạn thứ hai từ năm 1569 đến năm 1767 đánh dấu bằng chiến thắng
vĩ đại của vua Naresuan Đại đế trước quân đội Miến cũng như sự xuất hiện ngày càng nhiều các nước tư bản phương Tây tại Ayutthaya Ayutthaya chính là giai đoạn phát triển lớn mạnh của phong kiến Siam nhờ chính sách ngoại giao khôn khéo, mềm dẻo tạo nên tiềm lực to lớn giúp Ayutthaya duy trì được nền độc lập của mình cho đến khi
bị sụp đổ bởi cuộc tấn công của quân đội Miến Điện vào năm 1767
Việc hình thành vương quốc Ayutthaya là một quá trình diễn biến phức tạp
do ảnh hưởng của nhiều tộc người, nhiều thành phần dân cư như đã trình bày ở trên Tuy nhiên, vương quốc Ayutthaya đã không ngừng lớn mạnh, khẳng định được những tiềm năng to lớn của mình với vị trí thuận lợi và chính sách ngoại giao khôn khéo Các vị vua Ayutthaya đã thực sự đưa vương triều phát triển tới đỉnh cao quyền lực theo thể chế nhà nước quân chủ cũng như thống nhất được phần lớn lãnh thổ (trừ Lanna ở phía Bắc)
Trang 40Điều làm nên sự lớn mạnh và phát triển rực rỡ của vương triều Ayutthaya chính là do các vị vua Ayutthaya đã phát huy được nội lực vốn có của người Thái, xây dựng được một chính quyền hùng mạnh, tận dụng được vị trí “vùng đệm” tuyệt vời cùng với những nhà lãnh đạo kiệt xuất để đưa vương quốc phát triển ở đỉnh cao toàn diện Một trong những nguyên nhân cơ bản nhất làm nên sự lớn mạnh của Ayutthaya chính là sự đồng lòng của nhân dân Thái và điều tạo nên sự đồng lòng, thống nhất tộc người đó chính là nền tảng tư tưởng của người Thái - Phật giáo
2.2 Cơ sở tiếp nhận Phật giáo của người Thái
2.2.1 Cơ sở khách quan
2.2.1.1 Phật giáo ở vương quốc Nam Chiếu và ảnh hưởng của nó đối với người Thái
Vào thế kỉ VII, VIII sau công nguyên, tại vùng Vân Nam (Trung Quốc) đã xuất hiện một nhà nước lớn mạnh với tên gọi Nam Chiếu (Nan Chao) và có ảnh hưởng khá lớn đến quá trình di cư của người Thái xuống khu vực Đông Nam Á lục địa Không những thế, sự phát triển của các tôn giáo tại Nam Chiếu cũng như tác động không nhỏ tới đời sống của các nhóm tộc người Thái, trong đó có Phật giáo
Nhà nước Nam Chiếu - Đại Lý tồn tại từ thế kỉ VIII đến thế kỉ XIII thì suy vong bởi sự tấn công và thôn tính của nhà Nguyên năm 1253 Cũng chính trong giai đoạn này, một luồng di cư xuống phía Nam của các dân tộc tại Nam Chiếu trong đó
có người Thái đã diễn ra vô cùng mạnh mẽ, “sôi sục” để đưa đến sự xuất hiện của một hiện tượng được nhiều nhà sử học gọi là “thế kỉ Thái” tại khu vực trung tâm của Đông Nam Á lục địa
Trước khi Phật giáo được truyền bá và giữ địa vị chủ đạo tại đây, cư dân Nam Chiếu đã duy trì hình thức Saman giáo (hình thức cuối của tôn giáo nguyên thủy trước khi bước vào xã hội có giai cấp và nhà nước đầu tiên) Cư dân thờ các loại ma quỷ, thần linh và luôn có một người đứng đầu đảm nhiệm vai trò giao tiếp với thần linh, có khả năng trừ ma, diệt quỷ gọi là các “thầy phù thủy” Các “thầy phù thủy” với những khả năng của mình đã chiếm một vị trí và vai trò quan trọng trong cộng đồng cư dân Nam Chiếu ngay cả khi Phật giáo đã được truyền bá
Thời điểm Phật giáo được truyền bá vào Nam Chiếu cho tới nay vẫn chưa được xác định một cách chính xác, nhưng về cơ bản, các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng Phật giáo đã được truyền vào Vân Nam từ thời nhà Đường (618 - 907),