Hệ thống tổ chức của Tăng đoàn và các hệ phái Phật giáo ở Ayutthaya

Một phần của tài liệu Phật giáo ở ayutthaya và ảnh hưởng của nó đối với đời sống chính trị, xã hộị và văn hóa của vương quốc (1350 1767) (Trang 80 - 94)

7. Cấu trúc của Luận án

3.2. Hệ thống tổ chức của Tăng đoàn và các hệ phái Phật giáo ở Ayutthaya

Nếu như trong giai đoạn Sukhothai, Phật giáo Lankavamsa được định hình thì đến thời kì Ayutthaya, Phật giáo lại mang cả bóng dáng của Ấn Độ giáo và các vị thần Ấn Độ giáo lại trở thành các đệ tử của đức Phật hoặc các vị thần địa phương của người Thái [3, tr.11]. Có điều này là do vùng đất Ayutthaya trước đó nằm trong sự kiểm soát của đế quốc Khmer - Angkor trong giai đoạn cực thịnh của mình vào thế kỉ XII, XIII. Do đó, không chỉ tiếp nhận Phật giáo, Ayutthaya còn tiếp nhận của

Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa bằng cách mời các tu sĩ Bàlamôn chủ trì các nghi lễ hoàng gia. Tuy nhiên, Ấn Độ giáo chỉ giới hạn trong cung đình chứ không phát triển trong đa số cư dân Thái.

Để dành được sự tôn kính của nhân dân, các vị vua cần phải nhận được sự đồng tình của giới tăng lữ Phật giáo. Do vậy, vua và giới tăng lữ đã thiết lập nên một mối liên hệ mật thiết giữa thần linh và những người lãnh đạo chính trị. Tăng

đoàn cần sự bảo hộ và bảo trợ của nhà cầm quyền. Ngược lại, giai cấp thống trị

cũng có thể yêu cầu Tăng đoàn ủng hộ vai trò lãnh đạo của họ đối với dân chúng. Chính vì thế, cơ cấu tổ chức Tăng đoàn thời kì Ayutthaya cũng có một số sự thay

Sơđồ cơ cấu tổ chức Tăng đoàn giai đoạn đầu Ayutthaya

[144, tr.31]

Trong hệ thống này, chính quyền của Tăng đoàn được phân cấp tổ chức tương

ứng với hệ thống phân cấp của chính quyền dân sự. Chính quyền dân sự được mô tả

như sau: Tại đỉnh là Vua được gọi là Phor Khun (Cha của nhân dân). Theo sau vua là một hệ thống các nhà quản lý, các cấp bậc được tuyển chọn từ tầng lớp quý tộc - người giúp vua trong việc quản lí đất nước. Một số đóng quân ở thủ đô, những người khác

được chỉđịnh để quản lý tại các công quốc chư hầu và các tỉnh gọi là Muang lukluang. Hệ thống này bao gồm Phor Muang (Cha của thành phố), tiếp đó là Phor Ban (Cha của làng) - người chịu trách nhiệm về việc quản lí một cụm làng. Tại các nước chư hầu, vua bổ nhiệm các quan chức bằng cách cử các thành viên trong hoàng tộc tới cai trị. Một số

các chư hầu được nhà vua cho phép người bản địa giữ lại địa vị cũ gọi là Khun.

Ngược lại, tại đỉnh của hệ thống phân cấp Tăng đoàn là Tăng Vương (Phra Sangharat) được bổ nhiệm trực tiếp bởi nhà vua. Giúp việc cho Tăng Vương là Phra

Vua (Phor khun – Cha của nhân dân) Bảo trợ tăng đoàn Người đứng đầu chính phủ

Tăng vương (Phra Sangharat)

Người đứng đầu công quốc

Tăng già tôn trưởng (Lesser Phra Sangharat) Phor Muang (Cha của thành phố) Phra Khru (Nhà sưđứng đầu tại tỉnh, thành phố nhỏ) Phor ban (Cha của làng – người đứng đầu quản lí một cụm làng) Tu viện trưởng (sư trụ trì) Phor krau (Chủ hộ gia đình) Các nhà sư Thường dân

Khru (người đứng đầu Tăng đoàn tại các tỉnh) - mỗi người có thẩm quyền với một vùng lãnh thổ nhất định. Trong một số công quốc lớn hoặc tại các tỉnh và các quốc gia chư hầu, các Tăng Vương sẽ có quyền lực và uy tín ít hơn so với các Tăng Vương tại thủđô. Các Phra Khru hay các nhà sưđứng đầu các tỉnh nhỏ hơn và ít quan trọng hơn

được chỉđịnh bởi các nhà lãnh đạo tại các tỉnh. Các nhà sư trong các quốc gia chư hầu

được chỉ định trực tiếp bởi các nhà cai trị tại các quốc gia đó. Tiếp sau là các tu viện trưởng hay các trụ trì là các vị sưđứng đầu các ngôi chùa hay các tu viện Phật giáo và cuối cùng trong hệ thống phân cấp là các nhà sư và những người mới nhập đạo sinh hoạt tôn giáo tại các chùa.

Vua là người có quyền can thiệp trực tiếp vào tất cả các vấn đề của Tăng đoàn. Do đó, sự thịnh suy của Phật giáo trong giai đoạn này hoàn toàn phụ thuộc vào mong muốn, sự quan tâm và đóng góp “công đức” của các vị vua.

Hệ thống này tồn tại từ khi Ayutthaya được thành lập năm 1350 cho đến năm 1424 khi các nhà sư thụ giới tại Sri Laka trở về và thống nhất hệ thống tổ chức cơ cấu hành chính của Tăng đoàn theo hệ phái Sinhalese.

Cũng từ sau năm 1424, hệ thống cơ cấu tổ chức hành chính của Tăng đoàn được phân cấp nhiều hơn xếp hạng và hệ thống Samanasak cũng phức tạp hơn rất nhiều thời kì Sukhothai.

Cơ cấu tổ chức hành chính của Tăng đoàn trong giai đoạn Ayutthaya có thể được mô tả ngắn gọn như sau:

(1) Tăng Vương (Somdet Phra Sangharat) là người đứng đầu về danh nghĩa của Tăng đoàn trong cả nước.

(2) Dưới Tăng Vương là 3 vị Tăng Thống (Chaokana Yai) - người nắm thực quyền đứng đầu trong trật tự của Tăng đoàn. Các vua Ayutthaya thường bổ nhiệm các cấp cao hơn Chaokana Yai của một trong hai Gamawasi trái hoặc phải hoặc

Aranyawasi như Tăng Vương.

(3). Dưới Tăng Thống là Tăng già tôn trưởng (Phraracha kana) - các nhà sư đứng đầu ở thủđô và các tỉnh quan trọng.

(4). Tỳ kheo (Tỳ khưu) (Phra Khru) - thứ hạng các nhà sưđứng đầu các tỉnh, thành phố nhỏ hơn.

(5). Ở dưới cùng của hệ thống phân cấp Tăng đoàn là Tu viện trưởng - người giám sát các hoạt động tôn giáo tại các chùa [143, tr.24].

Tại đỉnh của hệ thống phân cấp Tăng đoàn là Tăng Vương (Phra Sangharat)

được bổ nhiệm trực tiếp bởi nhà vua. Giúp việc cho Tăng Vương là 3 vị Tăng Thống cũng được bổ nhiệm trực tiếp bởi nhà vua. Tăng già tôn trưởng cũng là các nhà sư được bổ nhiệm trực tiếp bởi nhà vua, thường là người đứng đầu tại các ngôi wat quan trọng của hoàng gia như Wat Mahathat, Wat Culamani, Wat Pa Mok...Họđược hưởng một chế độ pháp lý riêng biệt, có sự phân biệt riêng giữa những Trụ trì các ngôi wat hoàng gia với các ngôi wat bình thường và người đứng đầu các wat hoàng gia thường là người có uy tín hơn tất cả. Tuy nhiên, theo De la Lousbere chỉ có những Trụ trì cao nhất mới có quyền tấn phong các nhà sư [149, tr.180].

Phra Khru (người đứng đầu Tăng đoàn tại các tỉnh) - mỗi người có thẩm quyền với một vùng lãnh thổ nhất định. Nếu trụ trì tại các ngôi chùa Hoàng gia thường được chỉ định bởi nhà vua, còn nếu không các trụ trì sẽ được bổ nhiệm thông qua Krom Dharmamakan (Bộ quản lí Giáo hội) với sựđồng ý của các nhà sư trong ngôi wat đó và sự ủng hộ của các Phật tử trong khu vực sinh sống của chùa. Cuối cùng trong hệ

thống phân cấp là các nhà sư sinh hoạt tôn giáo tại các chùa.

Tại mỗi làng thường có ít nhất một tu viện có chức năng như một trung tâm của tất cả các thành viên của làng. Các nhà sư sinh sống trong wat, nếu người nào giữ vai trò cao nhất sẽ là trụ trì tại ngôi wat đó, nhiệm vụ chính của các Trụ trì thường là: Hỗ trợ, bảo vệ wat và chăm sóc các tài sản của wat; quản lý và chăm sóc tất cả các sư tăng trong chùa và cố gắng khuyến khích họ học tập theo giáo Pháp và giới luật của Tăng đoàn; chịu trách nhiệm giảng dạy và đào tạo các nhà sư và sadi theo quy định của giới luật.

Các sư tăng - các quan chức trong hệ thống Tăng đoàn được ủy quyền trong việc bổ nhiệm các nhân viên hành chính của mình trong phạm vi quy định của giới luật. Tăng Thống và các Tăng già tôn trưởng cũng thiết lập một ủy ban cố vấn cho nhà vua trong các vấn đề liên quan đến giới luật, nghi lễ tôn giáo và các lễ nghi cung đình. Các nhà sư tham gia Tăng đoàn và tất cả các nhà sư trong cả nước đều nằm dưới sự

giám sát và kiểm soát của Giáo hội Phật giáo Thái Lan.

Những người đứng đầu trong hệ thống Tăng đoàn sống một phần dựa vào những gì nhà vua và các quý tộc ban cho họ, cũng như từ hoa quả và lợi tức thu được từ các nguồn lợi khác tại các vùng đất của tu viện. Nhưng về cơ bản, họ nhận được sự

đóng góp to lớn từ những người dân thường - những người cung cấp cho họ thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác.

Năm 1455, một đạo luật có tên Phra Aiyakan Tamnang nai Thaharn lae Phonlarnanđã được ban hành bởi vua Trailok [143, tr.8]. Theo đạo luật này, dân số cả

nước được phân loại theo cấp bậc tương đương với quyền lực mà họ nắm giữ. Sự sắp xếp thứ bậc trong trật tự xã hội này được gọi là hệ thống Sakdina.

Trong bộ luật có một điều khoản dành cho các nhà sư, sadi , các tu sĩ Bàlamôn và những người đàn ông thuộc các tôn giáo khác. Thứ bậc Sakdina của họ cho thấy khả

năng và trách nhiệm của họ trong hệ thống Tăng đoàn. Các tỳ kheo (tỳ khưu - Phra Khru) - những người có trình độ hiểu biết về Phật Pháp được 2.400 rai (6,25 rai = 1ha); các tỳ khưu cùng cấp, người không có thẩm quyền trong giáo hội được cấp 1.000 rai; Một nhà sư bình thường, có kiến thức về Phật Pháp được 600 rai trong khi các thứ

hạng khác, các sadi và những người không có hiểu biết về Phật Pháp được 400 rai. Một

sadi được 300 rai và một người hoàn toàn bình thường được 200 rai”. Hệ thống

Sakdina trải qua nhiều phiên bản và hoàn toàn bị bãi bỏ trong thời kì cai trị của vua Rama V (Chulalongkorn) [143, tr.6].

Cũng trong giai đoạn trị vì của vua Trailok, Bộ quản lí Giáo hội (Krom Dharmamakan) cũng được thành lập. Bộ này có trách nhiệm đối với hoạt động của Tăng đoàn; là cơ quan trực tiếp nằm dưới sự quản lý của nhà vua. Qua bộ này, nhà vua thực hiện việc bổ nhiệm các chức danh cao cấp trong hệ thống Tăng đoàn và cấp bậc trong hệ thống Samanasak. Bộ phận này được trao quyền giám sát hành vi của các nhà sư trong tất cả các tỉnh. Gắn liền với bộ này là một tòa án đặc biệt được gọi là Sala Krandrvan Dharmamakan của những người có trách nhiệm để xét xử các tội nghiêm trọng vi phạm giới luật của các nhà sư và sadi. Khi vi phạm giới luật, họ có thể bị trục xuất khỏi Tăng đoàn. Nếu không, một nhà sư chỉ có thểđược đưa vào một tòa án thế

tục như một nhân chứng. Hệ thống này cũng tồn tại cho đến giai đoạn đầu của triều đại Chakri mới bị xóa bỏ.

Về mặt lịch sử, Ayutthaya là vùng đất từng tiếp nhận rất nhiều dòng Phật giáo khác nhau. Chính vì vậy, khi Phật giáo Theravada Sri Lanka được lựa chọn là quốc giáo thì những dấu tích của các dòng Phật giáo trước đó vẫn đây đó tồn tại và tạo nên cho Phật giáo Theravada Ayutthaya những đặc điểm không giống như Phật giáo Theravada ở Sukhothai hay Sri Lanka nữa mà nó còn mang trong mình cả những yếu

tố của Phật giáo Đại thừa. Chính sự xuất hiện và tồn tại những yếu tố Phật giáo Đại thừa và sinh hoạt song hành của hai truyền thống tu tập này đã tạo nên một dòng Phật giáo Theravada rất riêng của Ayutthaya và Phật giáo Thái Lan sau này.

Ngay từ thời kì đức Phật còn tại thế, những dấu hiệu phân chia các tông phái đã bắt đầu manh nha xuất hiện. Sau lần kết tập Kinh Phật lần III dưới triều vua Asôka tại kinh đô Pataliputra (Patna), Phật giáo đã chính thức xuất hiện hai tông phái lớn: Phật giáo Theravada (Hyayana - cỗ xe nhỏ theo cách gọi của phái Đại thừa) và Phật giáo

Đại thừa (Mahayana - cỗ xe lớn hay con đường cứu vớt lớn).

Sự phân chia này bắt nguồn từ sự phát triển ngày càng lớn mạnh của Tăng đoàn Phật giáo, khi mà việc sinh hoạt tại chỗ của các tăng sư được định hình do có nhiều người thế tục cúng dường các tịnh xá và các khu vườn để làm nơi sinh sống và thuyết pháp cho Tăng đoàn.

Theo nguyên tắc của Phật giáo Theravada, trong 13 nguyên tắc cơ bản thì nguyên tắc thứ nhất là sống trong rừng (Forest Monk). Chỉ có sống trong rừng, giữa chốn thanh tịnh mới giúp cho mọi sự suy nghĩ, thiền định đạt đến độ chín muồi. Họ

thường tìm các địa điểm trong rừng hoặc trong các hang động để ngồi thiền. Họ mang theo một chiếc ô lớn màu vàng (được hiểu như nơi để che mưa, nắng). Trong mùa mưa họ phải làm một ngôi nhà cốđịnh để thiền định trong 7 ngày đêm, họ có thể có một ngôi chùa để trú ngụ. Sau mùa an cư, họ lại tiếp tục cuộc sống lang thang của mình. Vì thế, dân làng các nơi thường cho rằng, các nhà sư này rất linh thiêng và có thể sở hữu những sức mạnh siêu nhiên do cuộc sống nghiêm ngặt và khắt khe của họ mang lại. Chính niềm tin đó khiến cho các nhà sưđược nhân dân vô cùng kính trọng và nể phục, họ có thểđến nhờ các nhà sư giải quyết những khó khăn, ban phước và tạo ra những chiếc bùa may mắn...Tuy nhiên, do phải đi khất thực đểđảm bảo cuộc sống, các nhà sư

vẫn buộc phải tiếp xúc và nhận sự cúng dường từ dân chúng nên dù ở trong rừng nhưng càng về sau càng gần các nơi cư trú của dân thường. Dần dần, việc cúng dường ngày càng lớn đã dẫn tới việc một số nhà sư muốn sống định cư tại các những nơi có dân cư sinh sống để thuận tiện cho mọi sinh hoạt tôn giáo và khất thực cũng như tập trung thảo luận các vấn đề liên quan đến giáo lý kinh điển.

Cũng từđây, tư tưởng “nhập thế - vào gánh vác việc đời, không xa lánh cõi đời” [86, tr.1243] đã bắt đầu xuất hiện. Tinh thần nhập thếđược thể hiện qua hình ảnh đức Phật

và Thánh chúng ngày ngày tay cầm bình bát khất thực, đi đến khắp nơi để giáo hóa chúng sinh “Này các tỳ kheo! Vì hạnh phúc, an lạc cho quần sanh, vì lợi ích cho chư Thiên và loài người, hãy đi mỗi người mỗi ngả, đừng đi hai người trên một đường, vì lòng thương tưởng cho đời, hãy đem Chánh pháp đến gieo rắc khắp nơi” [7, tr.126].

Quan niệm này dẫn đến sự xuất hiện hai loại chùa: chùa trong rừng và chùa tại các thị trấn, làng quê. Đồng thời, xuất hiện hai hệ phái có quan điểm khác biệt nhau. Sau khi Phật giáo Theravada truyền vào Sri Lanka, sự hình thành hai hệ phái ngày càng rõ nét từ thế kỉ III TCN khi vua Devanampiya theo đạo Phật và xây dựng một ngôi chùa lớn Mahavihara (Đại Tự viện) tại kinh đô Anuradhapura. Cũng từ đây, hai dòng Aranyawasi (những người tu trong rừng) và Gamawasi (những người nghiên cứu kinh Phật tại các đô thị, làng quê) cùng song hành tồn tại [120, tr.66].

Thế kỉ XIII, khi Phật giáo Theravada một lần nữa được chấn hưng tại Sri Lanka, kinh kệ và giáo lý, giới luật được bổ sung và hoàn thiện. Sukhothai và Ayutthaya sau khi tiếp nhận Phật giáo Theravada Sri Lanka thì hai dòng này đã tồn tại rất lâu và trở thành hai hệ phái chính trong sinh hoạt tôn giáo tại Ayutthaya. Tuy nhiên, hai hệ phái trên thực tế không có sự phân chia rạch ròi, bản thân các nhà sư

thuộc hai phái vẫn có thể cùng sinh sống trong một ngôi wat và tiến hành các nghi thức Phật giáo như nhau. Vào đầu thế kỉ XV (1422), xuất hiện một dòng mới tại Ayutthaya là Vatranatavông hay phái Pa Kaew [143, tr.25]. Từ Ayutthaya cho đến triều đại của vua Rama III (Bangkok), tổ chức Tăng đoàn đã được tổ chức bởi 3 hệ

phái trên, trong đó Gamavasin được tách thành hai bên Phải, Trái hay Gamavasin ChaiGamavasin Khwa, còn Aranyawasi vẫn giữ nguyên.

Vatranatavông là một dòng thuộc Phật giáo Theravdava đã được thành lập ở

Lanna trong giai đoạn trị vì của vua Sam Fang Kaen (1401 - 1441) và được dẫn dắt bởi nhà sư Medhamkara cùng với hai nhà sư Sri Lanka. Họ cư trú ở Wat Pa Daeng tại Chiang Mai [99, tr.160]. Đến thời kì trị vì của vua Tilokkaracha (Tilok) (1442 - 1487), các nhà sư tại Wat Pa Daeng được bổ nhiệm giữ các vị trí quan trọng trong Tăng đoàn và nhận được sự cúng dường đáng kể của nhà vua, trở thành trung tâm cho các nghi lễ

thụ giới Phật giáo tại phía Bắc Siam. Tilok đã hỗ trợ rất lớn cho dòng truyền thừa Sri Lanka này và tạo điều kiện cho nhà sư Medhamkara đến Sri Lanka tu học cũng như

Medhamkara chính là một trong số các nhà sưđã sang tu học tại Sri Lanka trở

về vào năm 1424, đã dừng chân tại Ayutthaya, Sukhothai, Chiang Mai và cuối cùng

Một phần của tài liệu Phật giáo ở ayutthaya và ảnh hưởng của nó đối với đời sống chính trị, xã hộị và văn hóa của vương quốc (1350 1767) (Trang 80 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)