7. Cấu trúc của Luận án
4.2.2. Ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn hóa Ayutthaya
4.2.2.1. Phật giáo với nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và hội họa truyền thống
4.2.2.1.1. Phật giáo với nghệ thuật kiến trúc
Đối với Phật giáo, ngoài giáo lý, lễ nghi thì việc thờảnh tượng và các công trình thờ Phật được coi là một trong những cách thức cho thấy ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo đối với văn hóa. Trong thời kì Ayutthaya, Phật giáo đã góp phần định hình nên bản sắc văn hóa của người Thái, để lại dấu ấn đối với kiến trúc, điêu khắc, hội họa, văn học và cả tính cách, lối sống của người Thái. Do đó, Phật giáo đã góp phần không nhỏ
vào việc sáng tạo nên các giá trị văn hóa và trở thành biểu tượng cho sự phát triển vàng son của vương quốc Ayutthaya một thời.
Một điều dễ nhận thấy khi nghiên cứu về kiến trúc Ayutthaya là hầu hết các công trình kiến trúc đẹp nhất của vương quốc đều là các kiến trúc Phật giáo. Việc coi Phật giáo là quốc giáo khiến cho hàng loạt các công trình kiến trúc Phật giáo mọc lên ở
khắp nơi trên đất nước Thái Lan. Dấu tích của các công trình kiến trúc Phật giáo ở
Ayutthaya chính là những tư liệu lịch sử quan trọng cho việc nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống xã hội Ayutthaya nói chung và kiến trúc, điêu khắc nói riêng.
Nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Ayutthaya là sự kết hợp của nhiều phong cách kiến trúc Phật giáo khác nhau như phong cách Phật giáo Môn, Phật giáo Khmer, Phật giáo Sri Lanka, Phật giáo Sukhothai và cả nghệ thuật kiến trúc Trung Quốc vào giai
đoạn muộn.
Trong giai đoạn Ayutthaya, các công trình kiến trúc Phật giáo có nhiều loại hình và tên gọi khác nhau vì kinh đô Ayutthaya được xây dựng tại nơi đã từng là thành trì của Phật giáo Theravada trong thời kì Dvaravati và Đại thừa của người Khmer khi họ
bắt đầu kiểm soát khu vực Lopburi. Do đó, Phật giáo Ayutthaya đã được kế thừa một nền tảng Phật giáo Theravada vững chắc, đặc biệt là loại hình kiến trúc theo kiểu thức
Sinhalese (Sri Lanka). Tuy nhiên, như nhận xét của nhà nghiên cứu nổi tiếng người Thái là Hoàng thân Damrong: “ngay từ đầu, cư dân tại Ayutthaya đã có mối liên hệ mật thiết và chặt chẽ với Khmer hơn là với Sukhothai. Họ thích phong tục, ngôn ngữ và văn hóa Khmer. Di tích Phật giáo của Ayutthaya là một sự hỗn hợp của nghệ thuật Khmer, Sinhalese và phong cách Ayutthaya” [101, tr.23].
Trên cơ sở mô hình một ngôi wat tại Sri Lanka, các wat tại Ayutthaya thường có 5 công trình cơ bản sau: (1) Wat (Vihara) - nơi, thông qua các nhà sư, người dân tiến hành mọi hoạt động liên quan đến tôn giáo cũng như các hoạt động xã hội; (2) Tu viện (monastery), nơi các nhà sư tập họp để tụng niệm kinh Phật vào các buổi sáng, tối và để các Phật tử tiến hành các nghi thức tôn giáo dưới sựđiều hành của các sư trụ trì; (3) Chính điện (Uposatha, Ubosoth - Bot), công trình được xây dựng ở khu vực trang trọng nhất trong chùa, được sử dụng chủ yếu cho các dịp lễ quan trọng của Phật giáo như nghi lễ thọ giới Tăng đoàn, trì tụng việc giải tội; (4) Bảo tháp (cetiya - chedi,
prang) là nơi lưu giữ tro xương, các di vật của đức Phật; của các môn đệ của đức Phật hoặc các nhân vật Hoàng tộc, thậm chí là cả các tài liệu tôn giáo như kinh Tam Tạng; (5) Chỗở của các nhà sư (Tăng phòng, tịnh xá - Viharn) bao gồm nơi ở của trụ trì, tăng phòng dành cho các nhà sư, sadi, khách vãng lai...Ngoài ra, còn có nhà thuyết pháp, thư
viện (hỏ trai), tháp chuông (hỏ rạ khăng), trường học, lò hỏa thiêu, phòng trọ (sala), một số khu vực dành riêng cho các ni sư .
Tuy các kiến trúc khá nhiều và khá khác nhau, nhưng trong các ngôi wat tại Ayutthaya, nổi bật hơn cả là hai loại hình kiến trúc tháp mà người Thái gọi là Pra Prang và Pra Chedi (Cetiya).
Pra Prang là một bảo tháp kiểu Khmer có hình giống lõi ngô, là một bảo tháp, nhưng trên đỉnh không phải là chóp nhọn giống như các stupa mà là một sikhara (chóp hình vòm) - ám chỉđỉnh núi trên đó người ta cho là có các vị thần Ấn Độ giáo trú ngụ,
đặc biệt là thần Shiva.
Theo Hoàng thân Phya Anuman Rajadhon và Hoàng thân Damrong, kiến trúc Thái có 4 loại chedi chính:(1) Phra Dhatucetiya (Đhatuchetiya) theo truyền thuyết chứa tro cốt của đức Phật hoặc các thánh tích khác như mảnh xương còn sót lại của đức Phật sau khi hỏa tang; (2) Phra Paribhogacetiya (Poripokachedi) chứa các đồ dùng cá nhân của đức Phật như chiếc bát khất thực và áo cà sa; (3) Dhammacetiya (Dhamachedi): Kho chứa kinh Phật hoặc Luật tạng như kinh điển Phật giáo bằng tiếng Pali hoặc một bộ sách luận về nó hoặc những trích đoạn kinh điển được ghi trên gạch,
đá hoặc kim loại;(4) Uddesikacetiya (Udesiachedi): có hình dáng của một vật gợi nhớ đến tôn giáo như tượng Phật với các tư thế khác nhau...
Một bảo tháp (chedi) thường có 4 phần: chân, cấu trúc hình vòm gọi là chuông, bệ và chóp. Đây là một biến thể của kiểu tháp mộ (stupa) Ấn Độ và ở Ayutthaya, hầu hết các chedi đều chịu ảnh hưởng của phong cách nghệ thuật kiến trúc Sri Lanka và Sukhothai.
Cũng theo hoàng thân Damrong, nghệ thuật kiến trúc Phật giáo trong thời kì Ayutthaya được chia thành 4 giai đoạn nhỏ:
+ Giai đoạn thứ nhất: từ khi Ayutthaya được thành lập dưới triều vua Ramathibodi I (1350) đến cuối giai đoạn trị vì của vua Boromotrailokanat (Trailok - 1488).
+ Giai đoạn thứ hai: Từ khi vua Trailok rời đô về Phitsanulok năm 1463 cho
đến hết triều đại của vua Song Tham (1610 - 1628).
+ Giai đoạn thứ ba: Từ vua Prasat Thong năm 1630 đến cái chết của vua Thai Sa (1733). + Giai đoạn thứ tư: Tính từ khi vua Boromakot lên ngôi (1733) cho đến khi Ayutthaya bị hủy diệt bởi quân đội Miến Điện vào năm 1767.
* Giai đoạn thứ nhất: Do thuộc giai đoạn đầu hình thành nên, các công trình kiến trúc mà các di tích chủ yếu còn tồn tại cho đến ngày nay lại là các kiểu tháp Pra Prang có nguồn gốc từ các ngôi đền Khmer gần với trường phái Lopburi và Sukhothai.
Điều này được thể hiện rất rõ tại một số tu viện Hoàng gia Ayutthaya được xây dựng vào thời kỳ này như Wat Buddhaisvarya; Wat MahaThat; Wat Ratchaburana; Wat Brah Rama; Wat Sriratana MahaThat tại Suphanburi …
Nét nổi bật và rất đặc trưng cho kiến trúc Phật giáo giai đoạn này là, trung tâm của các wat đều là một ngôi tháp lớn kiểu Pra Prang thuộc phong cách Lopburi. Thế
nhưng các Pra Prang trong giai đoạn đầu thường thon cao hơn với phần lõi ngô và tiền sảnh phía Đông kéo dài. Một trong những công trình tiêu biểu nhất thời kỳ này chính là Wat Mahathat. Không giống như các tổ chức không gian hình học và đặc điểm của các ngôi chùa Khmer được bao quanh bởi các bức tường và hào, không gian của Wat Mahathat là sự pha trộn phong cách kiến trúc của Campuchia, Sri Lanka và Miến với phong cách đặc biệt của người Thái bản địa dẫn đến sự tự do hơn trong việc bố trí xây dựng một loạt công trình kiến trúc với nhiều chức năng tôn giáo khác nhau như bảo tháp, viharn, ubosoth và tháp chuông [104, tr.231].
Wat Mahathat có nghĩa là “Khu di tích vĩđại”. Ngoài ra, wat còn được biết đến với tên gọi Wat Phra Si Mahathat hoặc Wat Phra Si Ratana Mahathat.
Wat Mahathat là một trong những khu phức hợp đền thờ lớn nhất và quan trọng nhất của vương quốc Ayutthaya. Wat Mahathat được xây dựng theo phong cách kiến trúc Khmer với chất liệu chủ yếu là đá ong, gạch và rất nhiều vữa. Trung tâm của Wat là một Pra Prang lớn tượng trưng cho núi vũ trụ Meru (theo truyền thống Ấn Độ giáo) cao 46m, được bao quanh bởi 4 prang nhỏđại diện cho 4 lục địa ở bốn mặt Đông, Tây, Nam, Bắc [157, tr.155].
Trong Wat Mahathat có một tu viện lớn được xây dựng gọi là Viharn Luang
nằm ở phía trước Pra Prang chính, là sự hòa trộn của hai phong cách Ayutthaya và Lanna. Kiểu Lanna được biểu hiện ở bộ mái thấp nhiều lớp xếp chồng lên nhau ở cuối
đầu hồi. Kiểu Ayutthaya ởđầu cột hình hoa sen và ởđầu hồi có hình thần Vishnu cưỡi chim thần Garuda. Trong Viharn Luang đặt một pho tượng Phật lớn bằng đồng trong tư
là thanh tú nhất và được tôn kính nhất tại Thái Lan bên cạnh tượng Phật Ngọc tại Bangkok.
Đây là ngôi wat lưu giữ rất nhiều các bức tượng Phật và các kiến trúc tôn nghiêm của Phật giáo được kế thừa từ các vương triều trước hoặc từ các cuộc chiến tranh đánh thắng các nước láng giềng xung quanh. Hơn thế nữa, Wat Mahathat còn là ngôi wat mà hầu hết các triều vua đều phải quan tâm tu bổ và cho xây dựng thêm các bảo tháp để tưởng nhớ các bậc cha anh đã mất hoặc để cho chính bản thân nhà vua.
Đến giai đoạn trị vì của vua Trailok, Wat Mahathat đã giảm bớt phần nào vai trò quan trọng của mình khi Wat Phra Si Sanphet trở thành một ngôi wat hoàng gia và là công trình gắn liền với cố cung Ayutthaya.
Hầu hết tất cả các công trình kiến trúc trong giai đoạn này tại Ayutthaya đều có
đặc trưng là được xây dựng trên những khu đất rộng rãi, bằng phẳng, cạnh bờ sông. Các công trình được xây dựng hết sức cân đối, quy tụ thành từng cụm hài hòa. Giai
đoạn này được G. Coedes và Hoàng thân Damrong coi là “phong cách U Thong” để
vinh danh vua Ramathibodi I - người sáng lập vương quốc và còn vì đây là phong cách sẽđược kế thừa vào các thế kỉ XIV, XV để hình thành nên một phong cách kiến trúc quốc gia còn gọi là “phong cách Ayutthaya” [101, tr.23].
* Giai đoạn hai được tính từ khi vua Trailok dời đô về Phitsanulok năm 1463
đến hết triều đại của vua Song Tham (1610 - 1628). Đây là giai đoạn nghệ thuật kiến trúc Ayutthaya chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của phong cách Sukhothai.
Trong 140 năm cho đến khi kết thúc triều đại của vua Song Tham, thay vì
Prang, tất cả các công trình kiến trúc chính trong các wat được xây dựng trong giai
đoạn này đều là các bảo tháp (chedi) thuộc phong cách Sri Lanka. Loại hình kiến trúc này là sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc Ấn với phong cách kiến trúc của người Môn và người Miến truyền lại. Cũng vẫn là các tháp chuông, nhưng có đặc trưng là
đỉnh chóp được tạo bởi nhiều đường gờ hình vành khăn nhỏ chồng dần lên nhau, càng lên cao càng nhỏ dần và tạo thành một nút thắt trên đỉnh chóp.
Nếu như các chediở giai đoạn Sukhothai thường trang nhã, nhỏ nhắn với hàng lan can bao quanh thì đến chedi Ayutthaya, thân tháp ngày càng được nâng lên thêm
nhiều tầng bậc, đỉnh tháp được kéo dài hơn, nhọn hơn và cao hơn. Xung quanh bảo tháp lớn còn có các hốc khám và lối vào hầm mộ bên trong - nơi để xá lị hoặc tro xương hỏa táng của các vị vua và hoàng tộc. Tiêu biểu cho loại hình kiến trúc này là 3 bảo tháp được xây dựng tại Wat Phra Si Sanphet dưới triều vua Ramathibodi II (1491 - 1529) đểđựng tro cốt của cha và anh trai là vua Trailok, vua Boromracha II.
Năm 1499, vua Ramathibodi II đã cho xây dựng một am thờ Phật nằm ở phía
Đông của bảo tháp chính và một năm sau (1500), nhà vua cho đúc bức tượng Phật
đứng cao 16m, chiều ngang 5,5m đặt ở trong am. Lõi của tượng Phật bằng đồng nặng 20,5 tấn và phải sử dụng tới 347,7kg vàng ròng để mạ bên ngoài [157, tr.68]. Nhà vua
đặt tên là wat Phraputtha Si Sanphet Dayan và từ đó wat mới có tên là Wat Phra Si Sanphet. Năm 1767 khi quân Miến chiếm được kinh thành đã cho đốt tượng và lấy đi toàn bộ số vàng mạ bên ngoài. Đến thời vua Phra Phuttayodfa Chulalok Maharat đã cho rước phần lõi đồng đến đặt ở tòa tháp lớn tên là Phra Si Sanphet Dayan vềđặt tại wat Chetuphon tại Bangkok.
Sau khi vua Trailok lên ngôi, Wat Phra Si Saphet đã trở thành ngôi wat Hoàng gia vô cùng quan trọng, chiếm địa vị cao hơn wat MahaThat và còn là một ngôi wat nổi tiếng với 4 bức tượng Phật là: Tượng Phật Lokanat; Tượng Phật Si Sanphet Dayan; Tượng Phật Sihing bằng vàng và bức tượng Phật Palelai làm bằng vữa, bên ngoài mạ
vàng. Đây là ngôi wat kiểu mẫu của wat Phra Si Rattana Satsadaram (Chùa Phật Ngọc) tại thủđô Bangkok.
Giai đoạn này còn có một bảo tháp lớn được xây dựng và được coi là biểu tượng của kinh thành Ayutthaya. Đó chính là bảo tháp lớn tại Wat Yai Chaimongkol mô phỏng theo phong cách kiến trúc Sri Lanka. Bảo tháp không chỉ là niềm tự hào của người dân Ayutthaya mà còn được coi như một sự trấn áp đối với bảo tháp Phu Khao Thong do vua Bayin Naung của Miến Điện xây dựng khi chiếm được kinh thành Ayutthaya vào năm 1565.
Trong Wat Yai Chaimongkol, chedi lớn được xây dựng trên nền đất hình vuông có chiều cao 62,10m và có sức nặng lên tới 28,15 tấn với bốn chedi nhỏ hơn ở mỗi góc [157, tr.72]. Ở phía trước cầu thang dẫn tới bảo tháp chính là một sân thượng hình bát
giác, nơi đặt tháp chuông (hỏ rạ khăng) với mái hình vòm và chóp của bảo tháp. Hai bên của bảo tháp chính có hai mondop, bên trong chứa hai bức tượng Phật lớn với tư
thế “anh hùng”. Phía trước cổng chính dẫn vào bảo tháp trung tâm là bức tượng Phật nằm lớn Mongkol Bophit. Bức tượng Phật nằm có chiều dài 16m trong tư thế gối tay lên tòa sen.
* Giai đoạn thứ ba trong phong cách kiến trúc Ayutthaya được tính từ triều đại vua Prasat Thong năm 1630 đến khi kết thúc triều vua Thai Sa (1733). Phong cách nghệ thuật giai đoạn này chịu ảnh hưởng sâu sắc của nghệ thuật Khmer - Angkor do Campuchia trở thành thuộc quốc của Ayutthaya trong triều đại của vua Naresuan và Prasat Thong.
Để kỉ niệm chiến thắng, vua Prasat Thong đã cho xây dựng một Prang lớn mang phong cách Khmer tại Wat Jayavadhanna Rama tại Ayutthaya. Prasat Thong
đồng thời còn cho xây dựng Nagara Luang nằm ở phía bắc của kinh thành Ayutthaya (Phra Nagara Luang hay Nakhon Luang là tên tiếng Thái để chỉ Angkor Thom). Đồng thời, phong cách tạc tượng cũng có sự thay đổi. Nguyên liệu chính không phải là vữa hoặc đồng như giai đoạn trước mà chủ yếu bằng đá sa thạch, mô phỏng theo nghệ thuật
điêu khắc tại Angkor Wat và Angkor Thom.
Tiêu biểu cho kiểu Prang Khmer xây dựng trong giai đoạn này là Wat Lokayasutharam. Wat Lokayasutharam nằm trên một khu đất rộng với nhiều công trình phức hợp bao quanh như ba mondop, các tòa bảo tháp, khu chính điện, dãy tháp phụ, am thờ và các công trình khác được xây dựng trên cùng một nền móng. Nền wat được lát bằng một loại gạch tráng men làm từ lò gạch của làng Bankonoi thuộc huyện Srisatnalai thuộc tỉnh Sukhothai [157, tr.74].
Trong giai đoạn này, mối quan hệ giữa Ayutthaya với các nước ngoài, đặc biệt là với Trung Quốc được đẩy mạnh ,vua Prasat Thong cho xây dựng nhiều công trình mang phong cách của nghệ thuật kiến trúc Trung Hoa như ngôi tháp bằng gỗđược xây dựng tại Bang Pa - In. Đây là một tòa tháp gỗ 12 tầng, ở mỗi tầng có mái nhà cong nhô ra. Lòng tháp rỗng có cửa sổ trổ ra các phía. Chân tháp được trang trí rất nhiều tượng người và tượng các con vật do các thương nhân Ayutthaya mang về từ Trung Hoa.
Ngoài ra, Wat Borom Phuttharam dưới triều vua Phetracha (1688 - 1733) cũng hoàn toàn sử dụng nguyên liệu ngoại nhập là gạch men từ Trung Hoa nên còn được gọi là Wat Krabuang Khluab (Tu viện gạch men).
* Giai đoạn thứ tư: từ khi vua Boromakot lên ngôi năm 1733 đến khi Ayutthaya bị hủy diệt bởi quân đội Miến vào năm 1767.
Vua Boromakot được coi là ông vua kiệt xuất trong giai đoạn hậu kỳ của Ayutthaya. Nhà vua đã cho xây dựng thêm một số tu viện mới, đẹp và rất tinh tế như
Wat Kuti Tav…nhưng chủ yếu là nhà vua thích khôi phục và tu bổ lại những ngôi chùa cổđã có từ các giai đoạn trước.
Theo Hoàng thân Damrong, vua Boromakot phục hồi các tu viện tại Phetburi nhiều hơn bất kỳ vị vua nào khác của Ayutthaya [101, tr.25]. Rất nhiều chùa lớn được phục hồi trong giai đoạn này như Wat Pa Mok, Wat Phra Ram, Wat Mongkol Bophit,