Vương quốc Ayutthaya trong lịch sử Thái Lan

Một phần của tài liệu Phật giáo ở ayutthaya và ảnh hưởng của nó đối với đời sống chính trị, xã hộị và văn hóa của vương quốc (1350 1767) (Trang 35 - 40)

7. Cấu trúc của Luận án

2.1.2.Vương quốc Ayutthaya trong lịch sử Thái Lan

Vương quốc Ayutthaya nằm ở trung tâm bán đảo Trung Ấn, phía Bắc giáp vương quốc đồng tộc Lanna, có đường biên giới chung với Lào ở phía Đông và

Đông Bắc, Campuchia ở phía Nam, Miến Điện ở phía Tây và Malaysia ở phía Tây Nam. Biển Amanda và Vịnh Thái Lan bao bọc toàn bộ dải đất cực Nam Ayutthaya.

Việc thành lập vương quốc Ayutthaya gắn liền với vị vua đầu tiên là Phra U Thong. Khi nhận thấy vùng đất U Thong hạn chế sự phát triển và khả năng phòng thủđất nước, U Thong đã quyết định di cư về phía Nam. Tại đây, họ nhìn thấy một hòn đảo xinh đẹp, mịn, tròn, sạch sẽ đứng ở trung tâm của khu vực. Phra U Thong

đã quyết định vượt sông và xây dựng thành phố tại hòn đảo này [135, tr.10]. Hòn

đảo là nơi hợp lưu của ba con sông Chaophraya, Pasak và Lopburi đã được Phra U Thong lựa chọn để xây dựng một kinh đô mới vào năm 1349 với tên gọi Ayutthaya nghĩa là “Vương quốc Thái trường tồn” (tiếng Sanscrit, Ayodhya nghĩa là “tòa thành không thể phá vỡ”, người Hoa kiều gọi là Đại Thành).

Cho đến đầu thế kỉ XIV, miền Trung và miền Nam Thái Lan ngày nay đều nằm dưới quyền kiểm soát của vương quốc Sukhothai. Tuy nhiên, sau cái chết của người anh hùng Ramkhamhaeng vào năm 1317, Sukhothai trở nên khủng hoảng và

suy yếu, nhất là trong giai đoạn trị vì của vua Lơ Thay (1317 - 1347). Lợi dụng tình hình đó, các công quốc chư hầu của Sukhothai trong đó có Ayutthaya đã nổi dậy chống lại chính quyền và thoát khỏi tầm kiểm soát của Sukhothai. Kết quả là Phra U Thong đã thống nhất toàn bộ miền Nam dưới quyền lực của mình và tuyên bố thành lập vương quốc Ayutthaya vào ngày 04 tháng 03 năm 1350 (năm 712 theo lịch

Chulakassat)2 [135, tr.10]. Phra U Thong sau đó lên ngôi và lấy hiệu là Rama Thibodi I (1350-1369), tên đầy đủ là Somdet Phra Racha Ramathibodi Sisurintha Borommachakkaphat Thianracha Ramesuan Thammikarat (thi) Chao Si Aiyaboromathip Siphuwanatthibet Borommabophit Phra Thảo U Thong [117, tr.58].

Rama Thibodi I trở thành người mở đầu cho một vương triều mới hùng mạnh trong lịch sử chế độ phong kiến Thái Lan, tồn tại trong 417 năm từ 1350 đến khi bị

thiêu hủy bởi quân đội Miến Điện vào ngày 07 tháng 04 năm 1767 vào triều đại của vua Ekathat. Ayutthaya được cai trị bởi 35 vị vua thuộc 5 triều đại: U Thong, Suphanburi, Sukhothai, Prasat Thong và Ban Phlu Luang.

Như vậy, sự hình thành vương quốc Ayutthaya là kết quả hội tụ không chỉ

của yếu tố ngoại sinh mà còn cả yếu tố nội tại bên trong lãnh thổ. Sự hình thành của vương quốc Ayutthaya diễn ra trong bối cảnh lịch sử khu vực đang có nhiều biến

động. Sau một thời gian phát triển hưng thịnh, một số quốc gia đã trở nên suy yếu như Campuchia sau thời kì Angkor, Indonesia sau thời kì phát triển của vương triều Majapahit…Song đánh giá một cách toàn cục, thế kỉ XIV - XV là giai đoạn phát triển toàn thịnh của các quốc gia Đông Nam Á. Trong quá trình đó, mỗi quốc gia dân tộc luôn muốn tự khẳng định mình về lãnh thổ và quyền lực, chính điều đó dẫn tới các cuộc chiến tranh liên tiếp giữa các quốc gia ở giai đoạn này. Trong khi đó, tại lưu vực Chaophraya, Sukhothai sau giai đoạn hoàng kim đã bắt đầu khủng hoảng về mọi mặt, khả năng chèo lái đất nước không còn sau cái chết của Ramkhamhaeng. Mặt khác, nam Miến tách khỏi vương quốc Miến Điện và hình thành một đạo quân rất mạnh tràn xuống và tấn công Sukhothai. Hơn nữa, các công quốc của Sukhothai trên lãnh thổ Lào và miền Nam Thái Lan đều tách khỏi vương quốc và tuyên bố nền

độc lập của mình. Ayutthaya đã lợi dụng điều này để không ngừng lớn mạnh và quay trở lại tấn công Sukhothai, khẳng định vị trí “bá quyền” của mình tại lưu vực

sông Chaophraya. Ayutthaya cũng giống như các vương quốc khác chịu ảnh hưởng của Ấn Độ trong việc thiết lập ra các tiểu quốc ở 4 hướng, bao gồm Lopburi ở phía Bắc, Phrapradaeng ở phía Nam, Nakornnaiyok ở phía Đông và Suphanburi ở phía Tây. Trong thời kì này, các hoàng tử hoặc những người thân cận của nhà vua sẽ được cửđi cai trị tại các tiểu vương quốc trên [154, tr.173].

Nhà nước Ayutthaya được thiết lập theo mô hình nhà nước Quân chủ phong kiến. Trong khoảng một thế kỉ đầu tiên, tổ chức bộ máy nhà nước, kết cấu hành chính Aytthaya còn khá sơ khai. Trung tâm của vương quốc là khu hoàng cung và các lãnh địa bao quanh. Bên ngoài được mở rộng theo trục đồng tâm gồm bốn nội tỉnh và tiếp đến là các công quốc chư hầu theo hệ thống Mandala. Cấu trúc nhà nước đã cho thấy sự thiếu chặt chẽ bởi dễ bị chia cắt thành các lãnh địa nhỏ khi có tác động mạnh từ bên ngoài hoặc chấn động lớn từ bên trong. Từ giữa thế kỉ XV, tổ

chức bộ máy nhà nước Quân chủ phong kiến đã được hoàn thiện theo hướng tập trung quyền lực, đặc biệt trong giai đoạn trị vì của vua Boromotrailokanat (Trailok) (1448 - 1488). Dưới triều vua Trailok, bộ máy nhà nước đã có một cấu trúc khá phức tạp nhưng tương đối rõ ràng và được chia làm hai bộ phận: dân sự và quân sự. Các đơn vị hành chính cũng được tổ chức chặt chẽ hơn. Bên cạnh bộ máy chính quyền dân sự và quân sự, Ayutthaya còn có một hệ thống phân cấp Phật giáo tương

đương để giúp nhà vua trong việc giám sát hoạt động của nhà nước và duy trì ổn

định và trật tự xã hội.

Ayutthaya là một quốc gia Phật giáo, chủ yếu theo dòng Phật giáo Theravada nhưng vạn vật hữu linh vẫn duy trì tầm quan trọng của nó trong đời sống của cư dân bên cạnh những dấu vết của Phật giáo Đại Thừa và Ấn Độ giáo [94, tr.19]. Ngay từ

khi mới hình thành, vương triều Ayutthaya đã sử dụng Ấn Độ giáo như một công cụ

thống trị tinh thần, nhằm thể chế hóa quyền lực của nhà vua. Các vị vua Ayutthaya

đã tiếp thu các nghi thức cung đình và tín ngưỡng Thần - Vua từ Campuchia. Các tu sĩ Bàlamôn chính là những người điều hành nghi lễ phong vương hết sức trang trọng và phức tạp trong vương triều Ayutthaya. Những nghi lễ này đã thần thánh hóa các vị vua Ayutthaya, biến nhà vua trở thành một vị thánh, có quyền lực tối cao và hết sức thiêng liêng, tôn kính, khác biệt trước thần dân. Quan hệ giữa vua và dân chúng bị ngăn cách bởi một hố sâu những nghi lễ cung đình và một hệ thống quan lại quan liêu [102, tr.45]. Tuy nhiên, Ấn Độ giáo chỉđược sử dụng và có ảnh hưởng

trong cung đình chứ không chi phối tới đời sống của đa số dân cư trong xã hội. Ngược lại, Phật giáo là tôn giáo của quần chúng nhân dân, được vua và hoàng tộc tạo điều kiện phát triển trong những điều kiện cụ thể của đất nước. Sự dung hòa giữa hai tôn giáo này được thể hiện rất rõ thông qua chính sách của các vị vua Ayutthaya, đó là lý do khiến cho Phật giáo luôn là tôn giáo chủ đạo của toàn bộ

vương quốc và giữa hai tôn giáo cũng không xảy ra mâu thuẫn và xung đột lẫn nhau [102, tr. 44].

Ayutthaya có những điều kiện rất thuận lợi cho kinh tế nông nghiệp và thương nghiệp phát triển. Không chỉ là nơi hợp lưu của ba con sông Chaophraya, Pasak, Lopburi trong đó châu thổ sông Chaophraya dài 365km, bồi tụ lên những cánh đồng bằng phẳng phì nhiêu với diện tích bằng 1/9 cả nước, nhưng lại là nơi tập trung dân cư đông nhất. Trong thời cổ đại, những con sông ngập nước mang theo phù sa màu mỡ tạo nên những cánh đồng trù phú. Ayutthaya sản xuất đủ gạo để

nuôi một số lượng dân lớn. Cơ sở nông nghiệp này là một yếu tố quan trọng cho sự

xuất hiện của vương quốc vào thế kỉ XIV.

Không những thế, Ayutthaya lại nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo nên cơ sở kinh tế của đất nước là kinh tế nông nghiệp. Ngoài cung cấp nhu cầu trong nước, sản phẩm nông nghiệp của Ayutthaya còn trở thành mặt hàng trọng yếu cho xuất khẩu. Ayutthaya là một trung tâm cung cấp lúa gạo và các sản phẩm như cá, thịt…cho các nước trong khu vực nhưẤn Độ, Trung Quốc, Malacca. “Vào những năm đầu thế kỉ XVI, mỗi năm Ayutthaya xuất sang Malacca khoảng 10.000 tấn gạo” [140, tr.250]. Bên cạnh đó, nhà nước Ayutthaya còn thực hiện những chính sách khuyến khích ngành thủ công nghiệp phát triển như: thành lập các xưởng thủ

công do nhà nước quản lí, tuyển chọn và thu hút những thợ thủ công giỏi, có tay nghề cao từ những nước có trình độ phát triển như Trung Quốc, Miến Điện, Campuchia. Nhiều mặt hàng thủ công của Ayutthaya có giá trị xuất khẩu lớn như (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

gốm, sứ, các loại hương liệu, gỗ quý…Sự hiện diện của người phương Tây đã đem

đến cho người dân Ayutthaya kỹ thuật đóng thuyền lớn và tri thức về hàng hải. Điều này vừa giúp cho ngành đóng thuyền trong nước phát triển vừa thúc đẩy nền kinh tế

thương nghiệp phát triển nhanh chóng.

Ayutthaya có vai trò như một trạm trung chuyển trên con đường thương mại

Trung Quốc, Nhật Bản ở phía Đông và một bên là Ấn Độ, Ả Rập và thế giới Địa Trung Hải ở phía Tây. Ayutthaya có vị trí địa lý thuận lợi. Ayutthaya là cầu nối giữa vùng nội địa rộng lớn và vùng biển. Ayutthaya cách vịnh Thái Lan 100km. Từ đầu, khi vùng đất trở thành nơi có thể cư trú được, đây là vị trí thiên phú cho trung tâm thương mại hình thành và phát triển. Hàng hóa từ nội địa có thểđược mang tới và đóng kho ở đây để chuẩn bị cho các tàu viễn dương, các hàng hóa nhập khẩu dễ

dàng và sau đó được phân phối từ Ayutthaya tới các nơi trên nội địa bao gồm cả lưu vực sông Mêkong [123, tr.55]. Nhờ đó, Ayutthaya có điều kiện tiếp nhận nhiều nền văn hóa khác nhau, đa dạng, phong phú. Đặc điểm này sẽ là yếu tố tạo nên sự cởi mở của người Thái khi tiếp nhận các tôn giáo khác nhau, nhất là làm phong phú hơn cho dòng Phật giáo Theravada và góp phần không nhỏ tạo nên dòng Phật giáo Theravada của riêng người Thái.

Chính sự phát triển kinh tế, sự ổn định về chính trị và nhà nước đã tạo nên những điều kiện thuận lợi để người Thái phát triển một nền văn hóa phong phú, đa dạng và Ayutthaya chính là thời kỳ định hình một nền văn hóa hoàn toàn mang những nét đặc trưng Thái.

Về mặt lịch sử, vương quốc Ayutthaya được chia làm hai thời kì liên quan

đến cuộc chiến tranh thôn tính của Miến Điện.

Giai đoạn thứ nhất từ năm 1350 đến năm 1569 là giai đoạn xây dựng và củng cố

vương triều. Giai đoạn thứ hai từ năm 1569 đến năm 1767 đánh dấu bằng chiến thắng vĩ đại của vua Naresuan Đại đế trước quân đội Miến cũng như sự xuất hiện ngày càng nhiều các nước tư bản phương Tây tại Ayutthaya. Ayutthaya chính là giai đoạn phát triển lớn mạnh của phong kiến Siam nhờ chính sách ngoại giao khôn khéo, mềm dẻo tạo nên tiềm lực to lớn giúp Ayutthaya duy trì được nền độc lập của mình cho đến khi bị sụp đổ bởi cuộc tấn công của quân đội Miến Điện vào năm 1767.

Việc hình thành vương quốc Ayutthaya là một quá trình diễn biến phức tạp do ảnh hưởng của nhiều tộc người, nhiều thành phần dân cư nhưđã trình bày ở trên. Tuy nhiên, vương quốc Ayutthaya đã không ngừng lớn mạnh, khẳng định được những tiềm năng to lớn của mình với vị trí thuận lợi và chính sách ngoại giao khôn khéo. Các vị vua Ayutthaya đã thực sự đưa vương triều phát triển tới đỉnh cao quyền lực theo thể chế nhà nước quân chủ cũng như thống nhất được phần lớn lãnh thổ (trừ Lanna ở phía Bắc).

Điều làm nên sự lớn mạnh và phát triển rực rỡ của vương triều Ayutthaya chính là do các vị vua Ayutthaya đã phát huy được nội lực vốn có của người Thái, xây dựng được một chính quyền hùng mạnh, tận dụng được vị trí “vùng đệm” tuyệt vời cùng với những nhà lãnh đạo kiệt xuất để đưa vương quốc phát triển ở đỉnh cao toàn diện. Một trong những nguyên nhân cơ bản nhất làm nên sự lớn mạnh của Ayutthaya chính là sựđồng lòng của nhân dân Thái và điều tạo nên sự đồng lòng, thống nhất tộc người đó chính là nền tảng tư tưởng của người Thái - Phật giáo.

Một phần của tài liệu Phật giáo ở ayutthaya và ảnh hưởng của nó đối với đời sống chính trị, xã hộị và văn hóa của vương quốc (1350 1767) (Trang 35 - 40)