Phật giáo chỗ dựa của chính quyền phong kiến Ayutthaya

Một phần của tài liệu Phật giáo ở ayutthaya và ảnh hưởng của nó đối với đời sống chính trị, xã hộị và văn hóa của vương quốc (1350 1767) (Trang 102 - 107)

7. Cấu trúc của Luận án

4.1.1. Phật giáo chỗ dựa của chính quyền phong kiến Ayutthaya

Bản chất của Phật giáo là không nhằm mục đích chính trị. Tâm Phật từ bi mong muốn hóa độ hết thảy chúng sinh, không phân biệt giai cấp, địa vị, sang hèn. Trung đạo Phật là con đường giải thoát vô chấp, vô trụ, vươn lên trước mọi đối nghịch cuộc đời. Tuy nhiên, cũng giống như tất cả các tôn giáo khác, Phật giáo xâm nhập sâu vào đời sống cá nhân. Mặc dù bản thân Phật giáo không mang màu sắc chính trị, nhưng khi nằm trong tay giai cấp thống trị, Phật giáo cũng phát huy vai trò là công cụđắc lực của giai cấp cầm quyền. Chính vì vậy, ngay khi vương quốc Ayutthaya được thành lập, giai cấp cầm quyền đã sử dụng Phật giáo như một phương tiện để thống nhất đất nước về

mặt tư tưởng.

Các vị vua Ayutthaya tìm thấy trong giáo lý của Phật giáo Theravada những

điểm phù hợp để có thể cai trị được quần chúng nhân dân và cố kết cộng đồng tộc người. Việc sử dụng Phật giáo vào mục đích chính trị của chính quyền Ayutthaya được thể hiện trên nhiều khía cạnh:

Thứ nhất, Phật giáo góp phần to lớn vào việc nâng cao quyền uy của các vị vua Ayutthaya.

Mặc dù trong giai đoạn Ayutthaya, các truyền thống Ấn Độ giáo Khmer được thực hiện trong các nghi lễ hoàng gia như lễđăng quang, nghi lễ nông nghiệp...nhưng các ý kiến của các tu sĩ Bàlamôn chưa bao giờ có khả năng ảnh hưởng đến quyết định của các vị vua Ayutthaya. Các vị vua Ayutthaya thích nghi với các truyền thống Hinđu nhằm nâng cao tuyệt đối sự bí ẩn, linh thiêng của bản thân chứ không nhằm sửa đổi các truyền thống Phật giáo. Họ kết hợp giữa các yếu tố này để hợp thức hóa vị trí của nhà vua như một vị Bồ Tát, từ chối sự siêu thoát lên cõi Niết Bàn để ở lại cứu độ chúng sinh. Vừa kết hợp và tiến hành các nghi lễẤn Độ giáo nhưng những yếu tố Phật giáo

nhưđạo Pháp, Tăng đoàn lại được viện dẫn để hoàn thành những nghi lễ này và làm cho những nghi lễ Phật giáo trở nên linh thiêng hơn, tách nhà vua ra khỏi xã hội thế

tục, đưa nhà vua trở thành một nhân vật thiêng liêng không thể với tới. Vì thế, từ giai

đoạn Ayutthaya, các nghi lễ này đều được thực hiện trong các tu viện Phật giáo.

Một khía cạnh khác của việc khai thác yếu tố chính trị của Phật giáo được thể

hiện rõ nét trong sự thống nhất của Ayutthaya và Sukhothai dưới triều đại của vua Boromotrailokanat (1448 - 1488).

Sukhothai vốn là vương quốc độc lập đầu tiên của người Thái, thống nhất một vùng đất đai rộng lớn dưới triều đại của Ramakhamhaeng. Tuy nhiên, khi Ayutthaya

được thành lập ở phía Nam đã thôn tính vương quốc này và sáp nhập vào lãnh thổ

Ayutthaya năm 1378. Đã từng là một vương quốc có thời gian tồn tại hơn 100 năm nên các quý tộc Sukhothai đều tìm mọi cách chống lại chính quyền mới và mong muốn khôi phục lại triều đại của mình. Nhận thức được điều đó, vua Trailok đã có nhiều việc làm tìm kiếm được sự đồng thuận của các quý tộc cũ tại Sukhothai, đồng thời thống nhất Tăng đoàn Phật giáo về một mối.

Trailok đã rất thành công trong việc thống nhất các công quốc chư hầu vào lãnh thổ Ayutthaya vì ông hiểu rõ tầm quan trọng của Phật giáo Theravada và nhận ra rằng, sự thống trị nếu chỉ sử dụng con đường vũ lực là không có hiệu quả. Nhà vua đã sử

dụng rất nhiều biện pháp nhằm thu phục được lòng dân Sukhothai bằng cách thống nhất và đặt ra hệ thống cấp bậc trong Tăng đoàn (Samanasak) từ Trung ương tới địa phương, đồng thời xây dựng một bộ lịch tôn giáo Chulakasat - là cơ sở chính trị để đảm bảo nhận được sựủng hộ của tầng lớp sư tăng trong cả nước.

Sự thành công trong việc cai trị của vua Trailok là kết quả từ việc nhà vua nắm bắt được tinh thần cốt lõi của đạo Phật. Trong giai đoạn trị vì từ 1448 đến 1463, nhà vua đóng đô ở Ayutthaya và đã đưa tinh thần đạo Phật vào việc gây dựng cơ sở tôn giáo, chính trị một cách hiệu quả bằng cách dựa vào sự hỗ trợ của các nhà sư trong khi việc liên lạc giữa các vùng vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là khi nhà nước vẫn chưa thể

cai quản được tầng lớp nông dân vốn đang sống phân tán. Phương pháp tốt nhất để nhà nước có thể tiếp cận các vùng nông thôn là thông qua con đường tôn giáo. Hầu hết các vùng nông thôn Ayutthaya khi đó đều có chùa. Chùa chính là trung tâm của làng và các nhà sư chính là người dẫn đường về mặt tinh thần của xã hội làng quê. Các nhà sư

chính là mắt xích quan trọng trong việc kết nối giữa người dân vùng nông thôn với chính quyền. Vua Trailok nhận thấy, phương pháp tốt nhất để những người cầm quyền nhận được sựủng hộ và hợp tác từ quần chúng nhân dân chính là thông qua con đường Phật giáo.

Có thể nói rằng, sự thành công của chính quyền ở các quốc gia Phật giáo phụ

thuộc nhiều vào mối quan hệ tốt đẹp với nhà sư - những người đứng đầu không chính thức trong các xã hội nông thôn. Để giành được “trái tim và khối óc” của người dân Sukhothai, nhà vua đã thực hiện những nỗ lực tuyệt vời như khôi phục và xây dựng các tu viện tại phía Bắc. Một trong những hoạt động đặc biệt của vua Trailok khiến cho danh tiếng của một nhà vua Phật giáo - một Phật tửđược nâng cao, đó là việc nhà vua

đã noi gương vua Lithay của Sukhothai, nhường ngôi cho con trai và xuất gia đi tu tại wat Culamani (Phitsanulok) - thủ phủ của Sukhothai trước đó. Việc làm này của vua Trailok cùng với những hoạt động tôn giáo khác như xây nhiều chùa chiền, bảo tháp, hiến đất cung điện xây chùa... (đặc biệt là khôi phục lại wat Jinarat - trung tâm tôn giáo của Sukhothai với bức tượng Phật Jinnasi nổi tiếng) [135, tr.256] càng làm cho nhân dân mến phục và tin yêu vị vua tài giỏi và anh minh, đồng thời càng thể hiện nhận thức và hiểu biết sâu sắc của vua Trailok đối với Phật giáo.

Những việc làm này của vua Trailok, ngoài lí do chính trị, còn mang một ý nghĩa tôn giáo sâu sắc. Việc vua Trailok thọ giới tỳ khưu và trị vì tại Phitsanulok trong 23 năm là tất cả những việc làm được người dân Sukhothai, Ayutthaya và cả nhiều quốc gia láng giềng như Lanna, Pêgu và Luang Prabang mến phục và kính trọng. Không những thế, việc xuất gia đi tu của nhà vua còn nhằm thực hiện một kế hoạch to lớn hơn đối với Phật giáo Sukhothai chính là thâm nhập và có quyền kiểm soát Tăng

đoàn Sukhothai. Vì thế, ngoài việc thụ giới tỳ khưu, nhà vua còn đưa 2.388 thanh niên [135, tr.257] cùng được thụ giới với nhà vua ở lại Sukhothai tạo thành một liên kết quan trọng giữa quyền lực chính trị và kiểm soát người dân ở miền Bắc. Không phải ngẫu nhiên mà vua Trailok quyết định nhường ngôi cho con trong khi đang có giao tranh ác liệt với Lanna. Bởi vì, vào thời điểm đó, Sukhothai đang là phên dậu phía bắc bảo vệ cho kinh thành Ayutthaya nên chỉ có xuất gia, thâm nhập vào hàng ngũ Tăng

đoàn Sukhothai thì Trailok mới có khả năng kiểm soát được chính trị, tôn giáo vừa thống nhất được đất nước và thu phục lòng dân quy thuận và ủng hộ chính quyền.

Hành động tôn giáo này của vua Trailok là cách hợp pháp hóa vương quyền theo truyền thống Phật giáo Theravada được thể hiện trong những truyền thuyết Jataka

liên quan đến kiếp sinh cuối của đức Phật trước khi tái sinh. Nhà vua cùng với các triều thần đã cho ra đời tác phẩm Mahảxạt (Đại kiếp) giống như vua Lithay của Sukhothai

đã sáng tác Traiphum (Ba thế giới)...

Mọi việc làm của vua Trailok đều chứng tỏ nhà vua đã cai trị đất nước theo

đúng tinh thần của một vị vua Phật giáo, công bình, khoan dung. Đồng thời, còn cho thấy một khả năng chính trị nhạy bén khi biết sử dụng tôn giáo như một công cụđể thu phục lòng người, góp phần tạo điều kiện đưa Ayutthaya và Phật giáo Theravada bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ khi đó.

Thứ hai, đôi khi Phật giáo cũng được sử dụng để hợp pháp hóa việc chiếm đoạt ngai vàng. Đây là một ví dụ điển hình khác cho thấy Phật giáo đã được các vị vua Ayutthaya sử dụng triệt để nhằm thực hiện các mục đích chính trị của mình.

Vua Song Tham là một trong những vị vua khá nổi tiếng trong nửa đầu giai

đoạn hai của Phật giáo Ayutthaya. Vì không phải là con chính cung nên Song Tham không được lên ngôi. Để hợp pháp hóa quyền lực của mình, nhà vua đã tiến hành các hoạt động tôn giáo để nhận được sựủng hộ của một bộ phận lớn quý tộc. Ngay từ nhỏ, Song Tham đã xuất gia đi tu tại Wat Rakhang và đạt tới danh hiệu Tịnh Pháp Somdet Phra Phimontham - danh hiệu cao quý dành cho các nhà sư thuộc phái Aranyawasi.

Sau khi vua Ekathotsarot qua đời, hoàng tử Sisaowaphak lên ngôi (1610 - 1611), nhưng với quyền lực của mình, Song Tham đã cướp ngôi và lên nắm quyền. Đấy cũng là lí do tại sao vào thời kì này có 400 thương nhân Nhật Bản đã nổi loạn tại kinh thành

để chống đối lại việc Song Tham lên ngôi nhưng bất thành [135, tr.354].

Để củng cố quyền lực và nhận được sự ủng hộ của Tăng đoàn cũng như thu phục được lòng dân, Song Tham đã phải làm rất nhiều việc tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển. Nhà vua khuyến khích các hoạt động giáo dục của Tăng đoàn, sửa đổi và bổ

triều thần tuân thủ theo đạo Pháp của đức Phật, sống tu thân, khoan dung và công bằng

để mong muốn giải thoát khỏi luân hồi, lên cõi Niết Bàn. Song Tham cũng ra lệnh cho các sư tăng trong triều biên soạn lại bộ Tam Tạng kinh phục vụ cho việc giảng dạy và học tập kinh Phật. Bản thân nhà vua cũng thường xuyên tham gia các buổi giảng kinh vừa thể hiện sự mộđạo, vừa là tấm gương của một vị vua Phật giáo.

Tuy nhiên, với một quốc gia theo Phật giáo Theravada, việc thay đổi các triều

đại bằng cách này hay cách khác thực sự không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng.

Đối với người dân Ayutthaya, việc người nào lên nắm quyền cũng nhận được sự kính trọng như nhau, miễn là họ quan tâm phát triển Phật giáo và chăm lo tới đời sống của nhân dân. Vì theo quan niệm của Phật giáo Theravada, một vị vua mới lên ngôi có nghĩa là kiếp trước, vị vua ấy đã tích được nhiều công đức, còn vị vua bị phế truất đến

đây cũng là hết phúc, hết phận nên phải chấp nhận sự thất bại ấy. Có lẽ đó là lí do khiến xã hội Ayutthaya khá ổn định, yên bình và ít có những biến động lớn.

Thứ ba, Phật giáo là một trong những nhân tố góp phần bảo vệ nền độc lập dân tộc của Ayutthaya trước sự tấn công ngày càng mạnh mẽ của các nước thực dân phương Tây.

Dưới triều Narai, để duy trì nền độc lập của mình, Narai đã dựa vào Pháp để

kiềm chế Anh và Hà Lan. Nhà vua đã tạo điều kiện cho người Pháp, đặc biệt là các giáo sĩ Công giáo được xây dựng nhà thờ, trường học...tại kinh thành Ayutthaya. Điều này khiến các giáo sĩ Pháp đánh giá không đúng tình hình tôn giáo tại Ayutthaya khi mong muốn cải giáo trên toàn vương quốc. Thực tế cho thấy, vào thời điểm này, đạo Phật đã trở thành tôn giáo chính tại Ayutthaya và các tín đồ Phật giáo hầu như không chịu tác động của việc truyền bá Công giáo. Bản thân vua Narai cũng chưa bao giờ có ý định bỏđạo Phật theo Công giáo, nên nhà vua đã kiên quyết từ chối việc cải đạo.

Tuy nhiên, để hạn chế sự “nhập thế” của Tăng đoàn, Narai và chính sách thân Pháp của ông đã vấp phải sự kháng cự của các tầng lớp xã hội, nhất là các tín đồ Phật giáo. Chính Phetracha là người đã thay Narai thực hiện những chính sách ngoại giao cứng rắn để loại trừảnh hưởng của Pháp và các nước phương Tây tại Ayutthaya, thực chất là chính sách “đóng cửa” của Ayutthaya. Và một trong những điều làm nên sức

mạnh này chính là việc vua Phetracha nhận thức được vị trí và ảnh hưởng của Phật giáo - nhân tố cố kết và là nền tảng tư tưởng cho sựđộc lập của người Thái. Sự tham gia của Giáo hội Phật giáo chống lại sự xâm nhập của người Pháp và Công giáo, sự ủng hộ của nhân dân Ayutthaya chống Pháp đã giúp vua Phetracha thực hiện được những chính sách ngoại giao cứng rắn với phương Tây. Cuộc cách mạng năm 1688 đã làm thay đổi căn bản cách nhìn nhận của người Thái về người châu Âu. Các vị vua Thái từ Phetracha trởđi cũng nhận thức được rằng, điều duy trì và góp phần giúp người Thái giữđược độc lập chính là sựđồng lòng, nhất trí và điều làm nên sựđồng lòng đó chính là Phật giáo. Do đó, Phật giáo lại càng được chính quyền trung ương chú trọng hơn bao giờ hết. Bản thân các giáo sĩ Pháp ở lại Ayutthaya cũng đã bị nền văn hóa Phật giáo Ayutthaya dung hòa. Sau năm 1688, người ta thấy cảnh “các thầy tu dòng Tên có vẻ ngoài lạ lẫm, họ mặc quần áo kiểu nửa đạo Phật, khoác áo choàng Phật giáo và đội mũđặc trưng của giáo phái dòng Tên” [102, tr.127].

Một phần của tài liệu Phật giáo ở ayutthaya và ảnh hưởng của nó đối với đời sống chính trị, xã hộị và văn hóa của vương quốc (1350 1767) (Trang 102 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)