Sự phát triển của Phật giáo ở Ayutthaya

Một phần của tài liệu Phật giáo ở ayutthaya và ảnh hưởng của nó đối với đời sống chính trị, xã hộị và văn hóa của vương quốc (1350 1767) (Trang 57)

7. Cấu trúc của Luận án

3.1.Sự phát triển của Phật giáo ở Ayutthaya

3.1.1. Pht giáo Ayutthaya t năm 1350 đến năm 1569

Năm 1350, sau khi kinh thành Ayutthaya được xây dựng, Phra U Thong đã lên ngôi, lấy hiệu là Ramathibodi I (1350 - 1369). Ramathibodi I là một nhà chính trị lớn. Sau khi lên ngôi, ông đã tiếp thu luật pháp của vương quốc Sukhothai và cả những luật lệ của người Khmer cũng như những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độđể xây dựng nên một hệ thống luật pháp mới, công chính, nghiêm minh, phù hợp với xã hội Ayutthaya lúc bấy giờ. Ramathibodi I đã cho xây dựng một bộ luật dựa trên một bộ luật cổ của Ấn

Độ giáo là Dhasmashastra cộng với luật tục Thái để thiết lập nên pháp chế của hoàng gia,

đồng thời cũng tạo cho Phật giáo một sức mạnh của “thần linh” để cai trị dân chúng. Cộng thêm các quy định hoàng gia, bộ luật này về cơ bản được sử dụng cho đến tận thế kỉ XIX.

Bên cạnh đó, Ramathibodi I còn được coi là một tín đồ cuồng nhiệt của Phật giáo Lankavamsa, mặc dù trong giai đoạn đầu của lịch sử Ayutthaya, những ghi chép về Phật giáo không nhiều [117, tr.56].

Không giống như Phật giáo Đại thừa, không cần công nhận đệ tử xuất gia, chỉ

cần tâm hướng Phật là đã có thể tham gia vào việc thờ phụng đức Phật (nghĩa là mở

rộng đối tượng theo đạo). Ngược lại, Phật giáo Theravada rất đề cao vai trò của người xuất gia, đồng thời có những quy định khắt khe với tăng sư theo đạo. Vì phải xuất gia, quy y nơi cửa Phật mới được công nhận là tín đồ Phật giáo nên tu viện,

giới sư tăng. Số lượng chùa chiền càng nhiều chứng tỏ số lượng sư tăng xuất gia càng lớn. Đây cũng có thể là một trong những tiêu chí lớn để cho thấy sự phát triển của Phật giáo Theravada tại Ayutthaya nói riêng và các nước theo dòng Phật giáo này nói chung.

Biểu hiện sự phát triển của Phật giáo trong giai đoạn đầu (1350 - 1569) chính là việc nhà vua và các quan lại, triều thần, quý tộc ủng hộ và đóng góp nhiều tiền của để xây dựng chùa chiền, đền tháp trong kinh thành và các vùng phụ cận.

Ngay khi lên ngôi, năm 1353, vua Ramathibodi I đã cho xây dựng ba ngôi wat được cho là quan trọng nhất trong toàn bộ vương quốc mà phế tích còn tồn tại

đến ngày nay là Nopphatthat (Nappetad) năm 1353, Wat Ratchaburana cùng kích thước và hình dạng như Napphatthat và Wat Doem (Wat Ayotthaya) [117, tr.58]. Trong đó, quan trọng nhất là Nopphatthat (Wat Mahathat) - một ngôi wat là nơi trụ

trì của các nhà sư thuộc dòng Aryanawasi, có ảnh hưởng ở phần phía Đông và hầu hết kinh thành Ayutthaya.

Cũng trong giai đoạn trị vì của mình, Ramathibodi I còn cho xây dựng Wat Sisanphet và Wat Pakaew để dành riêng cho các nhà sư trong dòng truyền thừa Phra Maha Thera Watnaratna sau khi đã nghiên cứu và học tập kinh Phật tại Sri Lanka trở về và phong tặng danh hiệu Somdet Phra Watnaratna (Tăng Vương - Vua Sư) cho vị sư đứng đầu dòng này và đổi tên Wat Pakaew thành Wat Chao Phraya Thai nghĩa là “Đền thờ của Đức Thượng Phụ tối cao” [135, tr.11].

Như vậy, ngay sau khi lên ngôi, vua Ramathibodi I đã lựa chọn dòng Phật giáo Lankavamsa hay dòng Phật giáo Theravada từ Sri Lanka tới và đã từng hưng thịnh trên lãnh thổ Sukhothai làm quốc giáo. Điều này cho thấy, Ayutthaya vừa là một vương quốc của người Thái (giống người đồng tộc Sukhothai) vừa là sự tiếp nối và phát triển liên tục của văn hóa Thái Lan qua các triều đại phong kiến theo hướng ngày càng hoàn bị và phát triển hơn so với giai đoạn trước. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của Ayutthaya tính từ thời vua U Thong cho đến vua Rama Ratchathirat không có nhiều công trình chùa, tháp được xây dựng.

Sang giai đoạn trị vì của vua Intharacha I (1409 - 1424), Phật giáo lại có nhiều

điều kiện để phát triển. Thời kì trị vì của vua Intharacha I cũng là giai đoạn có sựổn

Các ngôi chùa được phục hồi và xây dựng thêm như các chùa tại tỉnh Suphannabhum và Suphanburi. Việc xây dựng các stupa thành các chedi diễn ra trong thời kì đầu Ayutthaya và phổ biến trong cả vương quốc và tại các tỉnh lớn như Ratchburi, Phetchaburi, Suphanburi, Singburi, Sawankhalok...Việc sử dụng đồ gốm sứ tráng men làm đồ trang trí kiến trúc trong tôn giáo như gạch, ngói, chóp ở đầu hồi mái nhà cho

đến gạch lát nền được tìm thấy tại các wat lớn ở tỉnh Sukhothai, Srisatchanalai và các nơi khác đều thuộc giai đoạn này.

Sự hưng thịnh về nghệ thuật và sựổn định về kinh tếđược thể hiện rất rõ trong giai đoạn này thông qua các hiện vật tìm thấy tại Wat Ratchaburana. Đây chính là ngôi wat mà vua Phraborom Ratchathirat II (Chaosam Phraya) đã cho xây dựng trong lễ hỏa táng vua cha của mình là vua Intharacha I.

Thời kì trị vì của vua Intharaja (Intharacha) I (1409 - 1424) cũng là giai đoạn nhà Minh sai Trịnh Hòa xuất dương tuần du xuống phương Nam lần hai đến tận Ayutthaya. Quan tùy tùng Mã Hoan đã biên soạn Doanh nhai thắng lãm, phần ghi chép về Phật giáo viết: “Tin sùng đạo Phật, những người trong vương thất đều theo đạo

Phật. Số người làm tăng, ni rất nhiều. Sắc phục tăng ni rất giống của Trung Quốc, cũng ở am quán, trì trai thụ giới” [159, tr.32]. Còn Minh sử quyển 388 phần Ngoại quốc truyện cũng ghi tương tự và cho biết thêm: những người giàu sang lại càng tin sùng đạo Phật, gia sản trăm lạng vàng có thể dùng một nửa để bố thí [45, tr.28].

Dưới sự bảo trợ của vương triều, Phật giáo rất thịnh hành, Ayutthaya trở thành trung tâm Phật giáo quan trọng của cả nước. Tiếp nối các vị vua Sukhothai, các vị vua Ayutthaya tiếp tục duy trì và phát triển mối liên hệ tôn giáo và văn hóa với đảo quốc Sri Lanka, đồng thời khuyến khích phát triển và kiện toàn Tăng đoàn theo hệ phái Sinhalese tại Ayutthaya.

Vào năm 1423, một sự kiện Phật giáo quan trọng đã diễn ra dẫn đến những chuyển biến căn bản đối với Phật giáo Ayutthaya, đó là việc hai nhà sư Ayutthaya là Soma và Brahmanuni cùng với các nhà sư Chiang Mai, Campuchia và Miến Điện sang Sri Lanka tu học và thọ giới tỳ kheo (tỳ khưu). Sau khi thọ giới, họđã đến chiêm bái thánh tích Răng Phật tại Wat Mahavihara (Đại tự) và 16 thánh tích khác tại Sri Lanka rồi lên đường trở vềđể truyền bá Phật pháp và phát triển dòng truyền thừa Mahathera của Sri Lanka tại đất nước mình.

Jinakalamali đề cập đến việc chư tăng người Môn từ Ramana đến Tích Lan

(Sri Lanka) năm 1423. Họ đã ở lại Tích Lan nghiên cứu Tam Tạng, học nghi lễ tại

Yapappatana năm 1424, dưới sự hướng dẫn của 20 cao tăng Tích Lan, trong đó đại sư Vanaratana Mahasami và Dhama Cariya làm Giáo Thọ và Tôn chứng. Sử liệu Jinakalamali ghi chép phái đoàn Miến Điện cùng phái đoàn Siam đến Tích Lan tu học và sau khi thọ đại giới tại Tích Lan, chư tăng người Siam trở về nước thành lập giáo phái Sinhalese Sangha tại Bắc và Nam Xiêm vào thế kỉ thứ 15” [122, tr.150].

Somboon Suksamran cũng nói đến sự kiện này: “Năm 1422 ở Ayutthaya đã có hai vị tỳ khưu là Brahmanuni và Sôma cùng với 7 vị tỳ khưu của Chiang Mai, 1 vị tỳ khưu của Campuchia sang Sri Lanka thụ giới và được dạy bảo nhiều năm ở đó. Sau

khi quay về, họ đồng thời lại mời được hai vị tỳ khưu của Sri Lanka là

Mahavikramabahu và Uttempanna cùng đi. Đầu tiên, họ đến Ayutthaya, sau đó phát

triển thành một tăng đoàn thuộc hệ phái Sri Lanka, giữ gìn giới luật rất nghiêm, được nhân dân tin theo” [143, tr.23]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, mặc dù các sự kiện trên về năm tháng, tên gọi có thể không hoàn toàn chính xác, nhưng nó phản ánh một sự kiện có thật, rất quan trọng đối với sự phát triển của Phật giáo thời kì này tại Ayutthaya. Đó là, một đoàn các nhà sư sau khi thọ giới tại Sri Lanka trở về năm 1423 đã dừng chân tại Ayutthaya và thiết lập tại đây một Tăng

đoàn Phật giáo theo hệ phái Sri Lanka với vai trò thuộc về các nhà sư dòng Gammavasin chai hay những người sống chủ yếu tại các đô thị, làng quê và chuyên giảng dạy về kinh điển Phật giáo.

Khi dừng chân tại kinh thành Ayutthaya, đoàn chư tăng Sri Lanka đã truyền thọ đại giới cho hai chư tăng Ayutthaya là Saddhammakovida và Silavisuddhi theo kiểu Sri Lanka. Sau 5 mùa kiết hạ tại Ayutthaya, các chư tăng đã tới Lanna, truyền giới cho chư

tăng tại đây, đồng thời thành lập hệ phái Sinhalese và Tăng đoàn cho Phật giáo Lanna. Nhờ vậy, Phật giáo Lanna được khôi phục và phát triển theo hệ phái Lankavamsa của Sri Lanka. Vào thời điểm này, vương quốc Lanna ở miền Bắc Thái đã tồn tại được 7 thế kỉ, đã từng là một quốc gia theo Phật giáo, nhưng do gián đoạn bởi chiến tranh nên Phật giáo cũng suy yếu theo.

Trên lãnh thổ Thái Lan khi đó vẫn tồn tại hai vương quốc đồng tộc độc lập là Lanna ở phía Bắc và Ayutthaya ở phía Nam. Tuy nhiên, vào năm 1424, sau sự kiện của

phái đoàn Phật giáo trở về từ Sri Lanka thì cả Bắc và Nam Thái đều thống nhất và lựa chọn dòng Phật giáo Theravada từ Sri Lanka làm quốc giáo, Tăng đoàn đều được cải tổ

và hoàn thiện theo hệ phái Sinhalese.

Chính nhờ sự kiện này mà Phật giáo Theravada Sri Lanka ngày càng có điều kiện củng cố và phát triển trên khắp đất Thái, được vương triều và nhân dân hết sức tin theo và ủng hộ, nhưng cũng là giai đoạn diễn ra chiến tranh liên miên giữa vua Boromotrailokanat của Ayutthaya và vua Tilok của Lanna.

Nhiều tên tuổi của các vị sư nổi tiếng cũng được nhắc tới trong lịch sử Phật giáo Ayutthaya thời kỳ này là Tăng Thống Tanhankara Mahathera (sau Tăng Thống Padumuttara Mahathera dưới triều vua Intharaja I). Rất nhiều chư tăng cư trú tại Ayutthaya lúc bấy giờ, trong đó có những vị nổi danh như Sumangala; Khemamangala; Dharmaglosa Nanagam bhira; Sumanadeva; Buddhavamsa; Suriya; Ramarasi; Dhammasenapati; Ananda; Dharmakitti Mahathera...Giáo hội tăng già được tổ chức nghiêm chỉnh dưới sự lãnh đạo của Sangharaja (Tăng Thống, Vua Sãi, Vua Sư), chư tăng hành trì giới luật nghiêm minh, tinh thông Tam Tạng [122, tr.153].

Vua Intharaja I cũng đã cho xây dựng Tu viện Lankarama tại Ayutthaya cho các chư tăng tới thuyết giảng Phật pháp, trong đó có chư tăng nổi tiếng là Dhammakittithera đã thụđại giới tại Sri Lanka.

Về cơ bản, đến nửa đầu thế kỉ XV, Tăng đoàn Phật giáo Ayutthaya đã được hoàn thiện và kiện toàn về tổ chức từ trung ương tới địa phương, mặc dù hệ thống này lệ thuộc vào sự ràng buộc về mặt hành chính của các công quốc đối với chính quyền Trung ương. Nhưng điều này cũng cho thấy sự lớn mạnh của Tăng đoàn Phật giáo Ayutthaya sau khi hoàn toàn tiếp thu và được tổ chức theo hệ phái Sri Lanka.

Năm 1448 được coi là mốc đánh dấu một sự kiện quan trọng không chỉđối với lịch sử Ayutthaya mà còn đối với sự phát triển Phật giáo của vương quốc này. Vào năm này, một vị vua thuộc dòng dõi triều đại Sukhothai lên ngôi đã tạo nên những thay đổi to lớn đối với vương quốc Ayutthaya, đó là vua Boromotrailokanat (Trailok). Nhà vua

đã cho kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước theo hệ thống cấp bậc trong xã hội gọi là

Sakdina,đồng thời là người nối lại mối quan hệ giữa cung đình và Phật giáo cũng như định ra cách phân định trong hệ thống Tăng đoàn Samanasak.

Trailok là một vị vua rất anh minh và đầy tài năng. Nhà vua đã có một cuộc sống tốt đẹp hơn các bậc tiền bối của mình. Ông có tình thương sâu sắc đối với nhân dân và luôn cố gắng đảm bảo cho họ một cuộc sống tốt đẹp và bình an cho đất nước. Ông trở thành người đứng đầu về Phật giáo, lấy tình thương xoa dịu những nỗi đau của nhân dân và ra sức phát triển Phật pháp [117, tr.105].

Khi Trailok lên ngôi thì Tăng đoàn Phật giáo Ayutthya đã được thiết lập tại Ayutthaya hơn 10 năm. Trailok đã tiến hành rất nhiều cải cách quân sự, hành chính, thiết lập một chếđộ cai trị theo thể chế trung ương tập quyền tại Ayutthaya. Nhà vua đã cho xây dựng rất nhiều chùa chiền, bảo tháp trong hoàng cung. Ngay khi vừa lên ngôi, nhà vua đã cho tu bổ Wat Si Sanphet có từ thời Ramathibodi I thành một tu viện hoàng gia và đổi tên thành Wat Phra Si Sanphet.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo thời kì Ayutthaya có một vị vua đã hiến đất cung điện của mình để xây dựng chùa thờ Phật, đồng thời cũng là lần đầu tiên hoạt động tôn giáo của Hoàng cung được tách riêng giữa cung đình và các khu vực khác trong kinh thành. Sự kiện này cũng cho thấy vua Trailok đã rất ưu ái và tạo điều kiện cho Phật giáo Theravada phát triển tại vương quốc Ayutthaya. Trước thời trị vì của vua Trailok, chùa không được coi là một phần của cung điện vì trung tâm kinh thành cũng chính là chùa, đặc biệt là chùa Phrasrirattanamahathat ở Sukhothai.

Các nơi khác như Nakhon Si Thammarat, Phetburi, Suphanburi và Lopburi đều có chùa Phrasisrimahathat là trung tâm chính. Vào năm 1450, nhà vua lại cho xây dựng một tu viện mới đặt tên là Wat Phra Ram [135, tr.16].

Trailok cũng đã cử các sứ thần sang Sri Lanka để thỉnh các cao tăng Sri Lanka trong đó có ngài Mahasami sang Ayutthaya để giúp mở mang và phát triển Tăng đoàn Phật giáo Lankavamsa tại Ayutthaya. Năm 1458, nhà vua đã ra lệnh cho các nghệ nhân tại Ayutthaya đúc các tượng đồng thể hiện 500 tiền kiếp của đức Phật [135, tr.16]. Nhà vua và hoàng tộc đã cúng dường và bố thí cho tất cả các nhà sư, các tu sĩ Bàlamôn và tất cả những người ăn xin có mặt trong kinh thành khi đó [135, tr.17]. Sự kiện này vừa cho thấy sựưu ái của vua Trailok đối với Phật giáo, vừa là biểu hiện sự phát triển rực rỡ của Phật giáo Lankavamsa tại Ayutthaya.

Sau một thời gian lên nắm quyền, chiến tranh giữa Ayutthaya và người đồng tộc Lanna ở phía Bắc bùng nổ dữ dội. Vua Trailok đã nhiều lần đem quân tiến đánh Lanna trong các năm 1451, 1456, 1457 và 1459 nhưng các cuộc tấn công này đều bịđẩy lùi.

Ngược lại, quốc vương Tilok của Chiang Mai cũng mang quân tấn công trở lại Ayutthaya năm 1459 tại Phitsanulok, sau đó là Kamphaengphet năm 1460. Tuy nhiên, cả hai cuộc tấn công trên đều thất bại và Tilok buộc phải quay trở về Chiang Mai. Cuộc chiến tranh giữa Ayutthaya và người đồng tộc Lanna có thể coi là cuộc chiến tranh lớn nhất trong toàn bộ giai đoạn tồn tại của vương quốc Ayutthaya. Đây là cuộc chiến giữa hai vương quốc đồng tộc trên cùng lãnh thổ muốn sáp nhập phần còn lại để thống nhất toàn bộ vương quốc, đồng thời muốn khẳng định sức mạnh của từng vương quốc tại các thời điểm nhất định.

Nhận thấy được vị trí chiến lược quan trọng của khu vực phía Bắc đồng bằng miền Trung Thái Lan cũng như việc cần duy trì một lực lượng quân sự và chính trị

mạnh mẽ tại khu vực này, vua Trailok của Ayutthaya đã quyết định dời đô từ

Ayutthaya đến Phitsanulok vào năm 1463, sống ởđó 27 năm, đồng thời bổ nhiệm con trai mình là Hoàng tử Intharacha (sau này là vua Boromracha III) làm nhiếp chính tại Ayutthaya và xây Wat Culamani vào năm 1464 [135, tr.17]. Một nguyên nhân nữa

được cho là rất phù hợp với việc dời đô của Trailok đến Phitsanulok là do: Trong giai

đoạn trị vì của vua Trailok, Ayutthaya không phải là một thành trì nhỏ mà đang trỗi dậy thành một nơi tụ họp của các thương nhân và nhiều nhóm người di chuyển vềđây. Ayutthaya trở thành trung tâm về thương mại, giao thông liên lạc, dân cưđông đúc nên rất khó bảo đảm an toàn cho nhà vua và hoàng tộc khi có chính biến hoặc xảy ra chiến tranh [154, tr.34]. Chính việc di dời cung điện về phía Bắc nên nhà vua đã hiến đất trong cung điện cũ để xây dựng và mở rộng Wat Phra Si Sanphet, đưa ngôi chùa này trở thành một trong những ngôi chùa hoàng gia quan trọng nhất tại Ayutthaya.

Một phần của tài liệu Phật giáo ở ayutthaya và ảnh hưởng của nó đối với đời sống chính trị, xã hộị và văn hóa của vương quốc (1350 1767) (Trang 57)